Hạch toán vốn góp thành lập Công ty

  • Thread starter Buongbinhcom
  • Ngày gửi
B

Buongbinhcom

Guest
22/7/05
13
0
1
46
Ha Noi
Cho mình hỏi là với phần vốn góp thành lập Công ty bằng tiền mặt, khi bắt đầu hạch toán sẽ coi đó là số dư đầu kỳ hay lúc ấy mới viết phiếu thu tiền và hạch toán như là số phát sinh trong kỳ? ( Mình hỏi vậy là vì không hiểu theo quy định thì số vốn này phải có trước khi thành lập Công ty hay sau khi thành lập Công ty các thành viên mới phải góp vốn theo tỷ lệ đã định sẵn khi làm các thủ tục thành lập Công ty?)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
D

Do_Ngoc_Anh2002

Guest
7/5/05
32
1
0
Hanoi
Buongbinhcom nói:
Cho mình hỏi là với phần vốn góp thành lập Công ty bằng tiền mặt, khi bắt đầu hạch toán sẽ coi đó là số dư đầu kỳ hay lúc ấy mới viết phiếu thu tiền và hạch toán như là số phát sinh trong kỳ? ( Mình hỏi vậy là vì không hiểu theo quy định thì số vốn này phải có trước khi thành lập Công ty hay sau khi thành lập Công ty các thành viên mới phải góp vốn theo tỷ lệ đã định sẵn khi làm các thủ tục thành lập Công ty?)
Khi các thành viên góp vốn bạn phải cấp cho các thành viên giấy chứng nhận vốn góp và khi đấy bạn phải viết phiếu thu và hạch toán như số phát sinh trong kỳ. Theo quy định thì khi làm thủ tục thành lập công ty các thành viên sẽ phải cam kết về phần vốn góp, thời gian góp vốn chứ chưa cần góp ngay khi làm thủ tục thành lập Công ty.
 
L

LuongKhanhToan

Cao cấp
30/5/05
217
0
16
Ha Noi
Số vốn các thành viên góp này được hạch toán như là số phát sinh trong kỳ. Bạn xem lại trong tờ "Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần" hoặc "Danh sách thành viên công ty TNHH có hai thành viên trở lên" có mục "Thời điểm góp vốn" đấy.
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Hi ban,
gop vốn thì coi như là nghiệp vụ phat sinh bình thường và phải hạch toán theo từng thời điểm phát sinh (đều phải lập phiếu thu)

Tuy nhiên có những trường hợp luu ý sau:
Góp vốn 1 lần thì dễ rồi: chỉ cần hạch toán No 111/có 411 hoặc Nợ 138/có 411 sau khi góp vốn thì bạn hạch toán Nợ 111/Có 138 đúng số tiền góp vốn lần đó.

Góp vốn làm nhiều lần thì bạn chỉ việc hạch toán thêm những lần thành viên đó góp là Nợ 111/ có 138 thôi.

Tuy nhiên có trường hợp, số góp vốn lại lớn hơn số đăng ký trên giấy phép kinh doanh. Neu bạn gặp trường hợp này thì mình sẽ thảo luận sau nhe.
 
L

LuongKhanhToan

Cao cấp
30/5/05
217
0
16
Ha Noi
AC3K nói:
Tuy nhiên có trường hợp, số góp vốn lại lớn hơn số đăng ký trên giấy phép kinh doanh.
Mình cho rằng trong trường hợp này thì công ty nên tiến hành thay đổi vốn điều lệ cho phù hợp với tình hình kinh doanh. Nếu không ta có thể hạch toán vay tiền của cá nhân cũng được.
 
loboglory

loboglory

Cao cấp
17/12/04
286
2
18
40
Ha noi
Khi thời gian góp vốn diễn ra trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Doạnh nghiệp chưa có phiếu thu. Kế toán sẽ phải làm gì?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Thì chờ khi nào DN hoạt động, kế toán sẽ làm phiếu thu .
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Hòan toàn đồng ý với Luong Khanh Toàn Và Tú Anh
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Thông thường khi mới thành lập doanh nghiệp bạn phải ghi các bút toán mở sổ kế toán :

Góp bằng tiền :Nợ Tiền mặt, tiền ngân hàng/ Có vốn chủ sở hữu (Vốn kinh doanh, vốn cổ đông ...)
Góp bằng TSCĐ: Nợ TSCĐ/ có Vốn chủ sở hữu ...
Góp bằng miệng (Chưa thu được, đã có khế ước): Nợ các khoản phải thu- góp vốn/ Có vốn chủ sở hữu.

Căn cứ : Biên bản góp vốn, biên bản họp hội đồng sáng lập ....

Thu tiền : Viết phiếu thu
Nhận tài sản góp vốn : Biên bản giao nhận tài sản góp vốn
Bằng cứ kế toán khác : Chứng nhận cổ đông, chứng từ của TSCĐ nếu góp vốn bằng TS.

Sau đó hạch toán bình thường

Bảng cân đối kế toán và sổ cái tài khoản sẽ có số dư đầu kỳ bằng 0

Hết
 
T

the7habitsman

Guest
10/9/05
89
0
0
Hà nội
Cám ơn bác VuaLua và mọi người :)
Tớ thích cách viết theo kiểu bản chất của bác Vualua ghê. (đỡ phải dùng memory để nhớ lại số TK hoặc vào phần mềm tra lại số tài khoản, he he he :)). Ngày trước tớ học Accounting, thầy cô giáo chỉ dạy là
Cr Tiền mặt
---Dr Vốn chủ sở hữu
rồi bảo bọn tớ là các anh các chị đang học, chỉ nên nhớ bản chất thôi (để memory mà nghĩ về những cái khác sáng tạo hơn). Rồi về sau khi đi làm thì bọn tây nó dạy mấy phần mềm ERP của nó cũng chẳng phải nhớ mấy cái số TK, sướng ghê. Giờ khi định khoản thực tế, chỉ cần nhớ theo nhóm thôi, rồi gõ vài ký tự đầu là phần mềm kế toán của các bác làm phần mềm nó cứ tự nhảy đến ngay mấy Tài Khoản mà mình định chọn (Giỏi ghê nhỉ). :)

Cảm ơn bác VL về vụ này nhé.
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Chào các bạn,
Tiện đây mình có trường hợp này nhé.
Cty TNHH A đầu tư mua một DNTN (DNTN). Sau đó thành lập một công ty TNHH B Hoàn toàn mới

Cty B có 2 thành phần góp vốn như sau: tổng vốn 3 tỷ đồng

Cty A góp 70%
Người chủ của DNTN góp 30% (cá nhân)

Khi mua DNTN Thì cty mình (cty A) trả là 200 ngàn usd.
Đồng thời góp 2.1 tỷ góp vốn vào cty B.

Vậy là cty A thì hạch toán các khoản chi ra làm sao?
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
the7habitsman nói:
Cám ơn bác VuaLua và mọi người :)
Tớ thích cách viết theo kiểu bản chất của bác Vualua ghê. (đỡ phải dùng memory để nhớ lại số TK hoặc vào phần mềm tra lại số tài khoản, he he he :)).
Trời, thì có ai dùng memory để mà nhớ mấy cái con số ấy đâu (chắc chỉ có bác :p), tự nhiên nó chạy vào đầu đấy chứ, nhiều lúc muốn xóa bớt để dành chỗ cho cái khác bổ ích hơn mà có bỏ được đâu, ăn sâu như là gốc rễ ý!

To AC3K,

1. Mua DNTN: Nợ tài sản (nhà cửa, máy móc, CCDC, HH,...., lợi thế thương mại nếu có)/ Có tiền.

2. Góp vốn thành lập B: Nợ 221,222,223,228 (tùy theo qhệ giữa A và B, bạn có thể tham khảo TT23 về liên doanh, liên kết)/ Có tiền.
 
A

aiki

Guest
20/2/08
17
0
0
Hanoi
Hi ban,
gop vốn thì coi như là nghiệp vụ phat sinh bình thường và phải hạch toán theo từng thời điểm phát sinh (đều phải lập phiếu thu)

Tuy nhiên có những trường hợp luu ý sau:
Góp vốn 1 lần thì dễ rồi: chỉ cần hạch toán No 111/có 411 hoặc Nợ 138/có 411 sau khi góp vốn thì bạn hạch toán Nợ 111/Có 138 đúng số tiền góp vốn lần đó.

Góp vốn làm nhiều lần thì bạn chỉ việc hạch toán thêm những lần thành viên đó góp là Nợ 111/ có 138 thôi.

Tuy nhiên có trường hợp, số góp vốn lại lớn hơn số đăng ký trên giấy phép kinh doanh. Neu bạn gặp trường hợp này thì mình sẽ thảo luận sau nhe.

Công ty mình gặp trường hợp như phần bôi đỏ, vậy bên mình phải hạch toán làm sao ?
 
H

hongkho

Guest
18/3/10
1
0
0
bacgiang
xin chào anh "vua lua"
em muốn hỏi anh là:. khi mới thành lập công ty, ngoài việc góp vốn bằng tiền mặt, tscđ, hàng hóa... thì ta định khoản như ở trên. sẽ có 2 hay nhiều thành viên cùng góp vốn và khi định khoản thì ta sẽ chi tiết cho từng thành viên: Ví dụ: Nợ tk1111(cty A)/ có tk 411. Phải Không hả anh?
đó là với các loại tài sản. NHưng mà đối với các khoản vốn góp,( ở đây là 2 thành viên cùng góp vào công ty liên kết ngoài tài sản ra còn có các khoản nợ phải trả) cụ thể các khoản "nợ phải trả" VD: Phải trả cho nhà cung cấp hay các khoản " vay dài hạn, vay ngắn hạn" thì ta định khoản như thế nào hả anh? mong anh và mọi người chỉ giúp em
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA