Hàng tồn kho

  • Thread starter tungtt10
  • Ngày gửi
T

tungtt10

Guest
29/11/04
33
0
0
43
Hanoi
Xin chào các anh chị,
Hiện em đang gặp một vấn đề về kho. Hàng hoá trong kho của em là nhiên liệu. Hiện đang là Tháng 9/2005 nhưng khi kiểm tra lại kho nhiên liệu tháng 4/2005 thì em phát hiện thấy kho đang bị âm với số lượng tương đối lớn. Tức là đầu vào không thấy mà đầu ra thì vẫn bình thường. Rất mong anh chị đóng góp ý kiến để tháo gỡ vấn đề. Xin chân thành cảm ơn. :wall:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

metwametwa

Guest
6/8/05
20
0
0
40
hcm
ý bạn thế nào? kiểm tra lại kho t4/2005 nghĩa là sao? ktra trên excel ha????????????????
 
T

thanhhuongmau

Guest
20/7/05
7
0
0
42
Hanoi
Bạn kiểm kê kho hay là kiểm tra sổ sách. Nếu kiểm kê kho thấy thiếu thì bạn nên định khoản bổ xung Nợ Tk 1381/Có TK 152. Khi nào phát hiện ra nguyên nhân thiếu hụt thì và có quyết định xử lý thì bạn ĐK Nợ tK111,112,334/Có Tk 1381
 
Sửa lần cuối:
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
Bạn kiểm tra lại thẻ kho xem tồn bị âm vào ngày nào . Hàng không có trong kho mà vẫn có xuất là không được đâu. Trước mắt bạn nên kiểm tra lại thẻ kho, sổ chi tiết 152. Từ đó bạn mới biết được nguyên nhân để xử lý trong sổ kế toán như bạn thanhhuong ở trên.
 
N

nhungnhung

Guest
1/7/05
7
0
0
Hanoi
Việc đầu tiên là rà soát ngay thẻ nhập và xuất kho và sổ sách kế toán xem có vào sót thẻ xuất nhập nào không. Kiểm tra cả sổ chi tiết 152 và 6111. Hàng âm thì lấy gì mà xuất.
 
hat

hat

Đội ăn chơi
27/6/05
743
4
18
Hà nội
tungtt10 nói:
...Hiện đang là Tháng 9/2005 nhưng khi kiểm tra lại kho nhiên liệu tháng 4/2005
He he... chắc chắn là chỉ kiểm tra trên sổ sách được thôi, thời gian làm sao mà quay trở lại được. :biggrin:
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Theo phán đoán của mình thì có thể xảy ra một số trường hợp sau:

1. Quên chưa nhập kho một lô hàng nào đó.
2. Thực tế nhập kho trước nhưng hoá đơn về sau, kế toán ghi nhận ngày nhập kho là ngày trên hoá đơn.
3. Có sử dụng thêm nguồn hàng khác không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng lại cùng nằm trong kho.

Cách giải quyết: Tiến hành kiểm kê tại thời điểm hiện tại, rút số dư sổ kế toán, sổ kho tới ngày kiểm kê, đối chiếu sổ kho (thẻ kho) của thủ kho và sổ kế toán kho (chắc chắn khi nhập xuất kho đơn vị phải mở sổ theo dõi lượng thực tế nhập xuất) để kiểm tra xem tình huống của mình nằm trong trường hợp nào? Trường hợp số kiểm kê lệch so với sổ kho và sổ kế toán xác định là do thiếu hoá đơn thì phải kiểm tra lại hoá đơn và tiến hành điều chỉnh sổ kế toán. Trường hợp 2 thì do nguyên nhân ghi nhận ngày tháng, do vậy số liệu sẽ vẫn khớp đúng (số kiểm kê bằng số sổ sách) thì vấn đề chỉ còn là xem xét cách tính giá hàng tồn kho. Trường hợp 3 ít xảy ra nhưng nếu có thì cũng sẽ tương tự như trường hợp 2, đơn vị coi như mượn hàng hoá để xuất và tiến hành trả lại hàng.

Lưu ý: hàng hoá là nhiên liệu do đó sẽ nảy sinh vấn đề thừa thiếu hàng hoá do dung tích phụ thuộc vào nhiện độ và trọng lượng riêng (Density), nếu doanh nghiệp không quy về một nhiệt độ chuẩn (15 độ C) để hạch toán thì sẽ thường xuyên sảy ra tình trạng thừa thiếu hàng do độ dãn nở nhiệt độ vừa nói trên.
 
T

tungtt10

Guest
29/11/04
33
0
0
43
Hanoi
HyperVN nói:
Theo phán đoán của mình thì có thể xảy ra một số trường hợp sau:

1. Quên chưa nhập kho một lô hàng nào đó.
2. Thực tế nhập kho trước nhưng hoá đơn về sau, kế toán ghi nhận ngày nhập kho là ngày trên hoá đơn.
3. Có sử dụng thêm nguồn hàng khác không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng lại cùng nằm trong kho.

Cách giải quyết: Tiến hành kiểm kê tại thời điểm hiện tại, rút số dư sổ kế toán, sổ kho tới ngày kiểm kê, đối chiếu sổ kho (thẻ kho) của thủ kho và sổ kế toán kho (chắc chắn khi nhập xuất kho đơn vị phải mở sổ theo dõi lượng thực tế nhập xuất) để kiểm tra xem tình huống của mình nằm trong trường hợp nào? Trường hợp số kiểm kê lệch so với sổ kho và sổ kế toán xác định là do thiếu hoá đơn thì phải kiểm tra lại hoá đơn và tiến hành điều chỉnh sổ kế toán. Trường hợp 2 thì do nguyên nhân ghi nhận ngày tháng, do vậy số liệu sẽ vẫn khớp đúng (số kiểm kê bằng số sổ sách) thì vấn đề chỉ còn là xem xét cách tính giá hàng tồn kho. Trường hợp 3 ít xảy ra nhưng nếu có thì cũng sẽ tương tự như trường hợp 2, đơn vị coi như mượn hàng hoá để xuất và tiến hành trả lại hàng.

Lưu ý: hàng hoá là nhiên liệu do đó sẽ nảy sinh vấn đề thừa thiếu hàng hoá do dung tích phụ thuộc vào nhiện độ và trọng lượng riêng (Density), nếu doanh nghiệp không quy về một nhiệt độ chuẩn (15 độ C) để hạch toán thì sẽ thường xuyên sảy ra tình trạng thừa thiếu hàng do độ dãn nở nhiệt độ vừa nói trên.
Cảm ơn mọi người đã cho ý kiến đóng góp.
Thực sự là lý do trước đây nhân viên kế toán của Công ty còn yếu kém về nghiệp vụ nên không ghi chép đầy đủ các sổ sách kế toán cần thiết. Về lý thuyết thì bác HyperVN nói đúng nhưng vấn đề ở đây là:
Thứ nhất hàng hoá tồn kho là nhiên liệu và bị âm kho từ tháng 4 nên không thể kiểm tra được nên chỉ có thể kiểm tra trên sổ sách mà thôi.
Thứ 2 là hàng hoá nhập kho em đã kiểm tra trên chứng từ và đối chiếu với PNK thì đã khớp. Vấn đề là nhân viên KT cũ cứ áp theo định mức tiêu hao mà làm PXK cho từng chuyến vận tải nên mới dẫn tới tình trạng đó.
Thứ 3 là HTK được hạch toán theo phương pháp FIFO nên bây giờ không có số dư Nợ của HTK. Theo Sổ chi tiết nhiên liệu thì vẫn có số dư Nợ nhưng lý do là: Trên Sổ cái và các chứng từ kế toán có ghi xuất kho nhưng trên Số chi tiết thì không ghi xuất kho nên mới có số dư.
Em nghĩ là bây giờ các bác đã hiểu ý của em rồi chứ ạ???
 
E

echop

Guest
25/8/04
53
0
0
113
vietnam
Anh càng đọc càng thấy chả hiểu cậu viết cái gì :) (sozy anh hơi bị đầu đất)

tungtt10 nói:
Cảm ơn mọi người đã cho ý kiến đóng góp.
Thực sự là lý do trước đây nhân viên kế toán của Công ty còn yếu kém về nghiệp vụ nên không ghi chép đầy đủ các sổ sách kế toán cần thiết. Về lý thuyết thì bác HyperVN nói đúng nhưng vấn đề ở đây là:
Thứ nhất hàng hoá tồn kho là nhiên liệu và bị âm kho từ tháng 4 nên không thể kiểm tra được nên chỉ có thể kiểm tra trên sổ sách mà thôi.

--> cái này rõ rồi

Thứ 2 là hàng hoá nhập kho em đã kiểm tra trên chứng từ và đối chiếu với PNK thì đã khớp. Vấn đề là nhân viên KT cũ cứ áp theo định mức tiêu hao mà làm PXK cho từng chuyến vận tải nên mới dẫn tới tình trạng đó.

--> tức là đầu nhập vào ghi chép đủ, xuất theo định mức cụ thể là như thế nào, nói rõ hơn thì mới hiểu

Thứ 3 là HTK được hạch toán theo phương pháp FIFO nên bây giờ không có số dư Nợ của HTK.

--> chưa bao giờ thấy ai nói hạch toán HTK thoe FIFO thì không có số dư nợ của HTK cả, mới nghe chú nói lần đầu :)

Theo Sổ chi tiết nhiên liệu thì vẫn có số dư Nợ nhưng lý do là: Trên Sổ cái và các chứng từ kế toán có ghi xuất kho nhưng trên Số chi tiết thì không ghi xuất kho nên mới có số dư.

--> nếu ghi chép thiếu nghiệp vụ xuất kho thi làm sao dư âm???


Em nghĩ là bây giờ các bác đã hiểu ý của em rồi chứ ạ???
==> không hiểu :) đề nghị viết rõ hơn mới hiểu (anh IQ hơi thấp) :biggrin:
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Ngoài những khả năng Hyper nêu, có hai khả năng xảy ra em nên kiểm tra

1. Bị mất cắp và gian lận : Nên cẩn thận vấn đề này, rà soát lại quy trình và chứng từ để xem xét khả năng này có thể xảy ra hay không. Nếu thiếu hụt số lượng lớn thì khả năng này có thể xảy ra là rất lớn.

2. Sai lệch mang tính hệ thống : Vì vấn đề nêu ra có nói đến hình thức nhập xuất theo định mức. Điều này nếu khống duy trì hệ thống kiểm kê thường xuyên và các bút toán điều chỉnh kho write off, write on thì sẽ rất nguy hiểm.Về nguyên tắc thì khi xac định theo định mức thì bao giờ giữa định mức và thực tế cũng có sự chênh lệch nhất định, nếu không làm điều chỉnh kho thường xuyên thì qua một thời gian các chênh lệch này sẽ là rất lớn. Bên cạnh đó việc điều chỉnh định mức sát vơi thực tế và tiến hành điều chỉnh thường xuyên tồn kho là rất cần thiết.

Xin kể một câu chuyện tương tự để bạn hình dung (cái này chắc ketoan@ cũng biết, k biết có dính chưởng k, hehe):Nhập thép cuộn khổ rộng 1200mm về kho. Trong một đơn hàng lớn số thép này dùng để sản xuất ra sản phẩm mà chỉ sử dụng hết khổ 1150mm. Còn một dải mép thép rất nhỏ k có thể tận dụng được đã thành phế liệu và bán. Tuy nhiên khi hệ thống BOM chạy xác định giá vốn chỉ nhận theo định mức là 1150mm, số 50mm còn lại nó vẫn nằm chình ình trên sổ dưới dạng nguyên vật liệu, có mã cuộn hẳn hoi. Sơ xuất là do dự án kéo dài và khối lượng là rất lớn nên k kịp điều chỉnh kho.

Kết quả là khi kiểm toán nội bộ đến kiểm kho không thấy mấy cuộn thép đó đâu cả, thấy hụt mất độ chục tấn. Suýt nữa nó vu cho mình là thằng ăn cắp, may mà chứng minh được. Sơ xuất nằm ở chỗ khi ra SP không xoá cái 50mm kia đi luôn vào giá thành. Thực chất lô SP này phải được tính tiêu hao hết cả khổ 1200mm thay vì định mức là 1150mm.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Vualua nói:
Kết quả là khi kiểm toán nội bộ đến kiểm kho không thấy mấy cuộn thép đó đâu cả, thấy hụt mất độ chục tấn. Suýt nữa nó vu cho mình là thằng ăn cắp, may mà chứng minh được. Sơ xuất nằm ở chỗ khi ra SP không xoá cái 50mm kia đi luôn vào giá thành. Thực chất lô SP này phải được tính tiêu hao hết cả khổ 1200mm thay vì định mức là 1150mm.

Cái này vào chi phí không vào giá thành được đâu bác Vualua
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
nedved nói:
Cái này vào chi phí không vào giá thành được đâu bác Vualua

To Nedved : Trả lời phát trước khi đi Malaysia vậy (khoe khéo chưa :))

Vấn đề tồn kho và sản xuất có lẽ nedved tạo hẳn một cái thread để trao đổi về học thuật đị, khoản này Vualua cũng có khá nhiều thế mạnh có thể trao đổi cùng.

Quay lại chuyện vào chi phí (Xác định kết quả KD - P/L) hay là một khoản mục tài sản, chính xác là tồn kho (BS) khi xử lý vấn đề này còn phụ thuộc vào rất nhiều trường hợp cụ thể. Nếu coi chuyện này là không trọng yếu thì có thể coi đó là một khoản chi phí hạn kỳ và đưa thẳng vào chi phí. Nếu trị giá nó lớn thì dĩ nhiên không thể coi nó là chi phí khi hàng chưa bán.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Em thấy cũng nên mở hẳn một thread riêng về vấn đề này đi, bàn cãi tiếp ở đây mất tập trung và cũng không ý nghĩa mấy.

Riêng về vấn đề cái mép thép kia có đưa vào chi phí hay đưa vào giá thành thì đâu có thể quyết định ngay được, còn phải xem xét tình huống cụ thể: cái khổ 1.150 mm kia có nhà cung cấp nào sản xuất không? Hay là chỉ có duy nhất khổ 1.200 mm? Nghĩa là nó có đúng là lãng phí ngoài dự kiến hay là bắt buộc phải có khi sản xuất? Nếu bắt buộc phải có thì nên điều chỉnh lại định mức cho phù hợp.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Vualua nói:
To Nedved : Trả lời phát trước khi đi Malaysia vậy (khoe khéo chưa :))

Vấn đề tồn kho và sản xuất có lẽ nedved tạo hẳn một cái thread để trao đổi về học thuật đị, khoản này Vualua cũng có khá nhiều thế mạnh có thể trao đổi cùng.

Quay lại chuyện vào chi phí (Xác định kết quả KD - P/L) hay là một khoản mục tài sản, chính xác là tồn kho (BS) khi xử lý vấn đề này còn phụ thuộc vào rất nhiều trường hợp cụ thể. Nếu coi chuyện này là không trọng yếu thì có thể coi đó là một khoản chi phí hạn kỳ và đưa thẳng vào chi phí. Nếu trị giá nó lớn thì dĩ nhiên không thể coi nó là chi phí khi hàng chưa bán.

Chúc bác vualua đi mãlai gặp nhiều may mắn, khi nào bác về em xin hầu bác cái vụ: Tài sản hay P/L
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Sozi, đang viết thì phải chạy ra ngoài, tiếp nhé ..

Theo GAAP (Nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc trọng yếu), kế toán có thể căn cứ xác định việc đưa trị giá này vào thẳng chi phí trong kỳ hay không. Việc xác định này dựa trên một số vấn đề sau :

- Nếu là trọng yếu, có thể phản ánh sai lệch KQKD trong kỳ :
Lô hàng này nếu xác định doanh thu trong kỳ : Đó là chi phí hạn kỳ
Nếu chưa xác định doanh thu, kể cả còn nằm kho thành phẩm hay đã giao đến dự án : Trị giá thể hiện trên BS như một khoản mục tồn kho (Một khoản mục tài sản xác định trong các kỳ sau)

- Nếu là k trọng yếu : Đưa thẳng vào chi phí hạn kỳ (Ghi nhận như một khoản stock adjustment trên P/L)

Dựa vào những vấn đề trên, trị giá 10tấn thép kia có trị giá khá lớn (8000) và được coi là trọng yếu, nếu k trọng yếu thì ghi thẳng vào chi phí hạn kỳ- P/L.

Tại sao nó vào giá thành?
Cũng như ketoan@ trước đây theo dõi về giá thành cho từng project, số NVL kia thường sản xuất và tiêu thụ cho một dự án triển khai qua nhiều kỳ kế toán.Có thể sản xuất giao hàng lắp đặt xong khách hàng ký nghiệm thu mới có thể ra hoá đơn và xác định doanh thu được. Dĩ nhiên k ghi nhận khoản chi phí kia như chi phí hạn kỳ vì nó phản ánh sai kết quả kinh doanh của dự án đó (Chưa xác định doanh thu và trị giá này là trọng yếu).:) Nó sẽ ảnh hưởng đến thưởng trong kỳ của nhân viên (Vì công ty dựa vào trị giá gross Margin để xây dựng chính sách thưởng).

Về mặt thực tế, khi sản xuất hết 1150mm cho sản phẩm, thì giá thành định mức NVL cho 1 đơn vị SP là : số KG thép sử dụng thực tế x giá 1Kg thép/1 SP (Mang cái SP đó lên bàn cân).VD một M dài SP khổ thép 1150mm nặng 5Kg théo giá 700USD/T thì giá thành định mức NVL cho 1m dài SP là 3.5 USD.

Khi xác định giá thành thực tế, tính số tiêu hao trên 1 đơn vị SP tính gộp phần 50mm kia :nó sẽ bằng 1200/1150 x 5kg x 700/1000=3.65 USD/1SP. Số 50mm kia bán phế liệu thu hồi.

Nhiệm vụ của kế toán : Xây dựng định mức NVL làm sao cho hai cái này tiệm cận nhau

Đó là cách tính mang tính học thuật, nếu có BOM tốt khi cài công thức nó cũng có thể cho một kết quả sử lý khá tốt bài toán này.

Về mặt hạch toán, nếu nedved quan tâm mình có thể trao đổi tiếp vấn đề này, cũng như các vấn đề write off, write on để hạch toán hàng tồn kho một cách khoa học nhất.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
To bác Hyper, bác move giùm em mấy bài này sang một topic mới trong mục nghiên cứu thảo luận với. thanks

To bác Vualua: ý em thì như thế này.

Cũng theo GAAP, có một nguyên tắc quan trọng mà tự dưng em không nhớ tiếng Việt nó dịch là gì. Đó là Frudence principle. Thông thường khi đứng giữa lựa chọn một trong 2 quyết định ảnh hưởng đến Frudence principle và matching concept, thì người ta nghiêng về lựa chọn làm sao cho không bị ảnh hưởng đến tính Thận trọng (em dịch mãi mới được). Frudence principle override matching concept.

Trong trường hợp này, nếu ghi nhận khoản chi cho 50mm thép vào Hàng tồn kho thì đảm bảo được tính Phù hợp nhưng tính Thận trọng bị phá vỡ. Khoản này đã chi ra rồi có đem lại được lợi ích gì cho DN nữa đâu.

Xét trên góc độ tài chính, khoản chi này cần được đưa vào P/L ngay khi phát sinh. Còn trên góc độ quản trị, phục vụ cho việc tính kết quả theo Lô thì có thể theo dõi riêng cho mục đích quản lý.

Vấn đề này sẽ còn phải thảo luận nhiều ..
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Mình vừa mới đi KL về nên bận quá, có lẽ nedved nên tạo một thảo luận mới về học thuật cho vấn đề này đi ta cùng thảo luận : Nên lấy tên là thảo luận về GAAP .

Xin nói thêm là đúng là có như Nedved nói, nhưng chỉ có một số tình huống cụ thể thì matching concept mới bị phá vỡ mà thôi. VD như việc bồi thường bảo hiểm chẳng hạn .... Với trường hợp về cái 50mm thép kia thì lại k đúng.

Hẹn gặp lại sau nhé
 
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Tình trang thừa thép "tồn kho " Theo như bác Vualua phản ánh tôi cũng đã gặp trong sản xuất hàng mộc - đồ gỗ nội thất. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trên thiết kế (bản vẽ ) thường thì tính chính xác lượng gỗ tiêu hao cho từng sản phẩm. Nhưng khi nhận nguyên vật liệu để sản xuất thi nhận theo từng tấm lớn đã được cưa xẻ sẵn. Do vậy bao giờ cũng xuất hiện đầu thừa đuôi thẹo không đúng kích thước sử dụng làm các sản phẩm khác. Số nguyên liệu này đương nhiên thành phế liệu không dùng được.
Do vậy trước đây khi tính giá thành sản phẩm của những mặt hàng loại này chúng tôi cũng tính phần trăm hao hụt nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. VD: Định mức cho một cái bàn họp là 0,215 m3 gỗ bao gồm các loại gỗ nhóm 3 và nhom 4. Nhưng nó sẽ được tính thêm hao hụt NVL dự kiến từ 5-7 % chẳng hạn . Tổng chi phí nguyên liệu cho cái bàn lúc này sẽ là 0,225 - 0,2300m3 . Có nghĩa là số nguyên vật liệu dư thừa này được đã được tinh ngày vào giá thành của sản phẩm . Do vậy không biết bây giờ phần mềm kế toán các bác giải quyết vấn đề này thế nào nhỉ?
 
B

bmp

Guest
30/6/06
12
0
0
Tp. Hồ Chí Minh
Âm kho quá tài năng

Trường hợp này mới thê thảm, không mất cắp, không sơ suất nhập thiếu lô nào chỉ là tồn đầu kỳ 500, nhập 1000, nhưng xuất tới 2000 (vì lúc đó chắc ấm đầu quá), viết hóa đơn GTGT hẳn hoi cả 2000, không biết chạy hóa đơn đầu vào bằng cách nào đây vì đây là quá khứ.Xin vui lòng giúp đỡ.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA