Bài 1: Tại sao lại là Thứ Hai mà không phải Thứ Nhất?
Lịch chúng ta (Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Châu Á khác) sử dụng bây giờ có tên là Âm Dương Đối Lịch.
Còn trong lịch sử về các nền Văn Minh Cổ, có rất nhiều loại lịch khác nhau được ứng dụng. Lịch của người Do Thái, Lịch của người Maya, Lịch của La Mã, lịch Trung Hoa, ....
TAT chỉ biết và bàn tới 2 loại lịch gần gũi với Người Việt nhất. Đó chính là Dương Lịch và Âm Lịch.
Dương Lịch được du nhập từ Phương Tây vào Việt Nam qua con đường truyền giáo của các Giáo Sĩ. Trong thời kỳ Pháp Thuộc, nó chính thức thay thế Âm Lịch truyền thống.
Dương Lịch còn có tên gọi là Thái Dương Lịch - Lịch Mặt Trời. Nó chính là 1 vòng quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời (Nó khoảng 365 ngày).
Còn Âm Lịch là Lịch Mặt Trăng - Thái Âm Lịch. Nó lại là chu kỳ của Mặt Trăng quay quanh trái đất (nằm trong khoảng 29 - 30 ngày).
Âm Dương Đối Lịch là sự kết hợp giữa Dương Lịch và Âm Lịch mà ra như bây giờ.
Người Phương Tây áp dụng Tuần 7 ngày trước Phương Đông rất nhiều. Bởi họ dùng Thái Dương Lịch. 365 ngày là Chu Kỳ của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Người Xưa, mới xác định được "7 Hành Tinh" trong Hệ Mặt Trời bao gồm: Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Kim, Sao Thổ, Sao Mộc, Sao Thủy và Sao Hỏa. (Sao Diêm Vương và Sao Hải Vương mãi tới thế kỷ 16, 17 mới xác định được chính xác sau khi Galilei tìm ra kính thiên văn).
Lý giải thêm 1 chút về Thiên Văn Học: Hành Tinh, Định Tinh, Vệ Tinh qua nhiều thời kỳ khác nhau, quan niệm khác nhau mà chúng thay đổi.
Có học thuyết cho rằng Mặt Trời là Trung Tâm, nhưng cũng có thuyết cho rằng Trái Đất mới là Trung Tâm của Vũ Trụ. Hành Tinh - Định Tinh - Vệ Tinh vì thế mà thay đổi qua từng thời kỳ khác nhau.
Người Phương Tây chia 365 cho 7 mới ra con số 52 tuần như ngày nay. Và 7 cũng chính là số ngày trong một tuần.
Khi mới lập ra Lịch Tuần 7 ngày, người ta gọi là Ngày Mặt Trời, Ngày Mặt Trăng, Ngày Sao Hỏa, Ngày Sao Thủy, Ngày Sao Kim, Ngày Sao Mộc và Ngày Sao Thổ.
Không có Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật.
Người ta gọi chúng là Sunday - Ngày Mặt Trời, Moonday - Ngày Mặt Trăng....
Moonday về sau đơn giản gọi là Monday.....
Không có ngày nào là Đầu Tuần và Cuối Tuần cả. Chúng chỉ là một chuỗi các chu kỳ nối tiếp nhau.
Đó là Lý giải cho "Tuần" trong Dương Lịch, còn trong Âm Lịch thì sao nhỉ?
Âm Lịch chỉ tính theo Tháng, không quan trong tới năm. Bởi vậy Người Phương Đông tính Tuần theo chu kỳ Trăng Mọc và Lặn. Một Tháng có 3 tuần là vì thế: Thượng Tuần, Trung Tuần và Hạ Tuần, mỗi tuần có từ 9 - 10 ngày.
Con số 7 tương ứng với Dương Lịch lại căn cứ trên Nhị Thập Bát Tú mà hình thành. Nhị Thập Bát Tú chia làm bốn phương, mỗi phương có 7 ngôi sao, an theo Đông Phương Thanh Long, Tây Phương Bạch Hổ, Bắ Phương Huyền Vũ và Nam Phương Chu Tước.
Trong quan niệm về Thiên Văn Học của Phương Đông cũng khá giống với Phương Tây. Tuy nhiên, họ lại lấy Con Người làm Trung Tâm của Vũ Trụ.
Còn người có Thất Khiếu nên Vũ Trụ cũng có Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Kim, Sao Thủy và Sao Hỏa.
Cái Rốn là Trung Tâm của Con Người. Mặt Trời là Trung Tâm của Vũ Trụ. Về quan điểm Trung Tâm Vũ Trụ, người Phương Đông đi trước người Phương Tây 1 bước.
Người Phương Đông gọi 7 ngày trong chu kỳ đó là Thất Diệu: Nhật Diệu, Nguyệt Diệu, Hỏa Diệu, Kim Diệu, Mộc Diệu, Thủy Diệu và Thổ Diệu.
Ngày Chủ Nhật trong lịch 7 ngày Phương Đông nằm chính giữa, kế tiếp là Nguyệt Diệu đứng thứ 2, Hỏa Diệu đứng thứ 3 (Sao Hỏa gần Trái Đất nhất), theo thứ tự này thì Thứ Bảy là Thổ Diệu (gần mặt trời nhất và xa trái đất nhất).
Lịch của Phương Đông cũng không qui định đâu là Đầu Tuần và đâu là Cuối Tuần.
Vậy Đầu Tuần và Cuối Tuần gắn với Thứ Hai và Thứ Bảy từ đâu mà có?
Bước sang Thế Kỷ 16, ở Châu Âu có một giáo sĩ cải tiến Dương Lịch một lần nữa, sau khi cải tiến thì Dương Lịch còn có tên là Công Lịch - Lịch của Công Giáo.
Đức Chúa Trời giống như Mặt Trời nằm ở Trung Tâm của Vũ Trụ, mọi vật, mọi hành tinh đều thần phục quay xung quanh. Ngày Mặt Trời trở thành Ngày Chúa Nhật từ lúc này.
Sunday trở thành ngày nghỉ để tôn vinh Đức Chúa, mọi người đều được nghỉ để đi Nhà Thờ. Trước đó 1 ngày là Cuối tuần, còn ngày kế tiếp là ngày đầu tuần.
Trong Tiếng Anh: Sunday, Monday, Tuesday, Wednesday, Thursday, Friday và Saturday đều có ý nghĩa riêng (TAT trình bày sau).
Trong Tiếng Trung: Tinh Kỳ Nhật, Tinh Kỳ Nhất, Tinh Kỳ Nhị, Tinh Kỳ Tam, Tinh Kỳ Tứ, Tinh Kỳ Ngũ và Tinh Kỳ Lục là tên gọi 7 ngày trong tuần. Nó chỉ là thứ tự các hành tình quay quanh mặt trời.
Còn tiếng Việt tại sao lại là Thứ Hai? Giờ thì mọi người đã có thể suy diễn để trả lời rồi nhỉ?