CV của Bộ Tài chính số 7250/BTC-TCT ngày 07/06/2010 ? - Đến chết với các bác thuế nhà mình thôi

  • Thread starter bichvan.tax06
  • Ngày gửi
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,115
514
113
Thủ Đô
Công văn của Bộ Tài chính số 7250/BTC-TCT ngày 07/06/2010 về việc một số nội dung cần lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2009



Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 3/6/2008, Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) số 14/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Năm 2009 cũng là năm Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Để việc quyết toán thuế TNDN năm 2009 được thực hiện theo đúng quy định của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008; Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Theo ý kiến phản ánh những vướng mắc trong quá trình quyết toán thuế TNDN, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung cần lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2009 như sau:
1. Về xác định các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, chênh lệch tỷ giá; thu nhập từ thanh lý tài sản, thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm:
1.1. Về xác định các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn:
- Trong năm tính thuế Doanh nghiệp có phát sinh thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và chi phí trả lãi tiền vay theo quy định thì thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn được xác định như sau:
+ Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn khoản chi phí trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác để tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
+ Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn khoản chi phí trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
Ví dụ 1: Trong năm tính thuế 2009, Doanh nghiệp phát sinh thu lãi tiền gửi ngân hàng và lãi cho vay vốn (bao gồm cả lãi phải thu) là: 100 triệu đồng, đồng thời có phát sinh chi phí trả lãi tiền vay là 80 triệu đồng, theo đó thu nhập khác từ lãi tiền gửi, lãi tiền vay là 20 triệu đồng (100 triệu – 80 triệu). Như vậy khoản chi phí trả lãi tiền vay 80 triệu đồng sẽ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Ví dụ 2: Trong năm tính thuế 2009, Doanh nghiệp phát sinh thu lãi tiền gửi ngân hàng và lãi cho vay vốn (bao gồm cả lãi phải thu) là: 100 triệu đồng, đồng thời có phát sinh chi phí trả lãi tiền vay là 130 triệu đồng, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại 30 triệu đồng (100 triệu – 130 triệu) tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.


....................còn nữa.............................
Táo chỉ copy đoạn này, vì đọc thấy có sự vô lý !
:wall:

Công văn của Bộ Tài chính số 7250/BTC-TCT ngày 07/06/2010 về việc một số nội dung cần lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2009
1)Thời gian ban hành CV.
2)
Theo tinh thần của đoạn trích trên thì Dn fải làm cái bước bù trừ giữa 515 với 635. Nếu 515>635 : hạch toán vào thu nhập khác (711) ?:wall:
Nếu 515<635 như cái ví dụ cuối cùng : < 30tr thì hạch toán vào chi phí...= >chắc DN tự hiểu 811 cho fù hợp với CV HD bên trên :wall:
Cũng theo tinh thần này, chắc DN nào đã hạch toán khác với HD của CV trên thì làm lại báo cáo tài chính ?và nộp lại...
ÔI ! Sao các bác lại ban hành văn bản vào lúc này để HD cho năm 2009 ?
http://gdt.gov.vn/
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Công văn của Bộ Tài chính số 7250/BTC-TCT ngày 07/06/2010 về việc một số nội dung cần lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2009

Theo tinh thần của đoạn trích trên thì Dn fải làm cái bước bù trừ giữa 515 với 635. Nếu 515>635 : hạch toán vào thu nhập khác (711) ?:wall:
Nếu 515<635 như cái ví dụ cuối cùng : < 30tr thì hạch toán vào chi phí...= >chắc DN tự hiểu 811 cho fù hợp với CV HD bên trên :wall:
Cũng theo tinh thần này, chắc DN nào đã hạch toán khác với HD của CV trên thì làm lại báo cáo tài chính ?và nộp lại...
ÔI ! Sao các bác lại ban hành văn bản vào lúc này để HD cho năm 2009 ?
http://gdt.gov.vn/

Lãi thu được bù trừ với lãi trả (và trường hợp ngược lại) sau đó mới hạch toán -> bù trừ kiểu gì, có phải chỉ hạch toán số chệnh lệch vào TN khác hoặc chi phí, có phải không sử dụng 515,... ???:wall::wall:

:)wall: phụ với táo sống rồi đó nhe...hihi... làm lại BCTC theo CV này thì...phạt không ?)
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,115
514
113
Thủ Đô
Lãi thu được bù trừ với lãi trả (và trường hợp ngược lại) sau đó mới hạch toán -> bù trừ kiểu gì, có phải chỉ hạch toán số chệnh lệch vào TN khác hoặc chi phí, có phải không sử dụng 515,... ???:wall::wall:

:)wall: phụ với táo sống rồi đó nhe...hihi...)
Em ko nghĩ thế !
lãi thu vẫn hạch toán lãi thu
lãi trả vẫn hạch toán lãi trả
=>cuối kỳ xem ông nào " to " hơn ông nào thì dùng 711 or 811 fản ánh, ko hạch toán sao so sánh được !
Ví dụ ông 515 to hơn ông 635 hạch toán : Nợ 711/Có 515= số chênh lệch !và ngược lại.
 
T

Trnghia

Trung cấp
29/11/08
134
1
18
40
Vung Tau
Cái này bác nói hay đấy! giờ nộp hết BCTC rùi sao còn điều chỉnh, không hiểu nội dung công văn này có ýgì nữa. thanks bác
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Em ko nghĩ thế !
lãi thu vẫn hạch toán lãi thu
lãi trả vẫn hạch toán lãi trả
=>cuối kỳ xem ông nào " to " hơn ông nào thì dùng 711 or 811 fản ánh, ko hạch toán sao so sánh được !
Ví dụ ông 515 to hơn ông 635 hạch toán : Nợ 711/Có 515= số chênh lệch !và ngược lại.
CV 7250/BTC-TCT
+ Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn khoản chi phí trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác để tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
+ Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn khoản chi phí trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
...sau khi bù trừ, vậy còn trước khi thì bù trừ kiểu nào...hihi...
Ví dụ ông 515 to hơn ông 635 hạch toán : Nợ 711/Có 515= số chênh lệch !và ngược lại.

...khà...khà..., bút toán trên thuộc loại hàng hiếm...:wall:
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,115
514
113
Thủ Đô
...sau khi bù trừ, vậy còn trước khi thì bù trừ kiểu nào...hihi...


...khà...khà..., bút toán trên thuộc loại hàng hiếm...:wall:

Hiếm gì anh khỉ này, !
Em nhầm rồi, tự hỏi rồi tự trả lời vậy.
Kính thưa các bác :

CV này ra nhằm mục đích :
NGUYÊN TẮC MIỄN GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP :
7/ Việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không áp dụng đối với:
a) Các khoản thu nhập khác (18 khoản) quy định tại mục V Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC.
Trích tiếp TT130/2008/TT_BTC như sau ạ :
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]V. THU NHẬP KHÁC
[/FONT][FONT=arial,helvetica,sans-serif]5. Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm: lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.[/FONT]

Liên quan tới việc xác định ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN ạ !
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,115
514
113
Thủ Đô
Công nhận VN mình fản ánh tính " KỊP THỜI " thì không đâu bằng :D
Hay " Hồi tố " nhỉ ! :D
 
W

wen

Trung cấp
7/1/10
172
3
18
Hà Nội
Các bác thuế nhà mình cứ đưa người ta vào "sự đã rồi" thì không biết phải làm thế nào nưa
 
P

phi_yen

Trung cấp
15/1/05
110
0
0
Web Kế Toán
Cái này là "kính gửi: các cục thuế..." mà. DN coi ké để biết mà...phòng thân thui chứ có ai bắt làm lại BCTC đâu. Nói chung khi KTQT 2009 là mệt với mấy ông thuế nữa rùi.
 
R

Roadbrowser

Trung cấp
19/9/04
128
2
18
46
Far from Thanh Hóa City.
Mình đọc hướng dẫn trong công văn này vẫn thấy một số điểm chưa được rõ ràng nhờ mọi người giải thích giùm:

1. Về xác định các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, chênh lệch tỷ giá; thu nhập từ thanh lý tài sản, thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm:
1.2. Về xác định các khoản thu nhập từ chênh lệch tỷ giá:
- Trong năm tính thuế Doanh nghiệp có phát sinh khoản lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính và lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính, thì được xác định như sau:
+ Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trực tiếp từ doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hạch toán vào doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứng để xác định thu nhập doanh nghiệp.
+ Khoản lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được bù trừ với khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ nếu còn lãi chênh lệch tỷ giá thì tính vào thu nhập khác, nếu lỗ chênh lệch tỷ giá thì tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

Khoản chênh lệch tỉ giá được hướng dẫn trong dấu cộng (+) thứ nhất và thứ hai khác nhau thế nào? Có thể hiểu chênh lệch tỉ giá trong dấu (+) thứ hai là từ hoạt động khác (VD hoạt động tài chính). Và ở đây cũng không thấy nói đến chênh lệch tỉ giá từ đánh giá lại các khoản phải thu và tiền mặt.


8. Về trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm:
Căn cứ các quy định nêu trên thì: Hàng năm doanh nghiệp được trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm với mức trích từ 1% - 3% trên quỹ lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội. Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ của doanh nghiệp; số dư lũy kế của quỹ không bị khống chế.
Như vậy có nthể hiểu nhu ví dụ sau đây được ko: tiền lương cơ sở đóng BHXH của hai năm 2008 và 2009 đều bằng 1tỉ đồng. Như vậy mức trích quỹ này tối đa cho năm 2008 là 30tr VND và năm 2009 cũng là 30tr VND và số dư luỹ kế qua hai năm là 60tr VND.

Xin cảm ơn mọi người đã đọc.

RB.
 
Z

zoro

Cao cấp
1/8/06
255
2
0
webketoan
Như vậy có nthể hiểu nhu ví dụ sau đây được ko: tiền lương cơ sở đóng BHXH của hai năm 2008 và 2009 đều bằng 1tỉ đồng. Như vậy mức trích quỹ này tối đa cho năm 2008 là 30tr VND và năm 2009 cũng là 30tr VND và số dư luỹ kế qua hai năm là 60tr VND.

Đúng vậy số dư lũy kế không bị khống chế. Cái này tui đã từng bị yêu cầu hoàn nhập khi KTQT các năm trước. Nhưng khi mang TT82 lên Cục thuế khiếu nại thì OK.
 
K

kinggai

Guest
3/10/04
49
0
0
40
YB
Mấy bác hiểu công văn ấy chưa hết, theo em phải hiểu là Bù trừ thu nhập khác và chi phí khác để tính thuế TNDN, còn việc hạch toán thì các bác vẫn theo kế toán.
Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn khoản chi phí trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác để tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
.
--> Chắc chắn là mẫu biểu quyết toán năm sau phải thay đổi cho phù hợp.
2. Các bác đọc đoạn này thấy nó có "trái" Luật không nhé:
- Thu nhập từ thanh lý tài sản được xác định bằng (=) doanh thu thu được do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản. Trường hợp phát sinh các khoản thu nhập từ thanh lý tài sản không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh được ưu đãi thì doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập này theo mức quy định, không được áp dụng ưu đãi.

- Thu nhập từ việc bán phế liệu, phế phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm được xác định bằng (=) doanh thu bán phế liệu, phế phẩm trừ (-) chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ. Trường hợp phát sinh các khoản thu từ bán phế liệu, phế phẩm mà không liên quan trực tiếp lĩnh vực sản xuất kinh doanh được ưu đãi thì doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập này theo mức quy định, không được áp dụng ưu đãi.
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,115
514
113
Thủ Đô
Mấy bác hiểu công văn ấy chưa hết, theo em phải hiểu là Bù trừ thu nhập khác và chi phí khác để tính thuế TNDN, còn việc hạch toán thì các bác vẫn theo kế toán.
.
--> Chắc chắn là mẫu biểu quyết toán năm sau phải thay đổi cho phù hợp.
2. Các bác đọc đoạn này thấy nó có "trái" Luật không nhé:
[/B]
Có gì mà trái luật?
Trái như thế nào?bạn fải chỉ ra chứ?ví dụ, luật thế này - cv thế kia, ko đồng nhất ?:wall:
Cái CV này đưa ra mục đích DN xác định thu nhập nào thì được ưu đãi miễn giảm thuế TNDN, thu nhập nào thì không thôi.
 
K

kinggai

Guest
3/10/04
49
0
0
40
YB
Thế này nhé, tại thông tư 130 quy định:
2.6. Việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không áp dụng đối với:
a) Các khoản thu nhập khác quy định tại mục V Phần C Thông tư này.
b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác.
c) Thu nhập từ kinh doanh trò chơi có thưởng, cá cược theo quy định của pháp luật.
d) Thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản.
*** Tại công văn 7250 lại viết:
hu nhập từ thanh lý tài sản được xác định bằng (=) doanh thu thu được do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản. Trường hợp phát sinh các khoản thu nhập từ thanh lý tài sản không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh được ưu đãi thì doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập này theo mức quy định, không được áp dụng ưu đãi.
-- Đoạn in đậm nếu hiểu tiếp: Nếu tài sản đó liên quan trực tiếp đến lĩnh vực KD được ưu đãi thì thu nhập khác (Thanh lý tài sản) được áp dụng ưu đãi thuế TNDN. Điều này có mẫu thuẫn với thông tư ko? ^^
 
P

puma2006

Sơ cấp
27/1/07
10
0
1
Ha Noi
Thì công văn đã hướng dẫn để bổ sung thông tư còn gì hehe. Còn nhiều vấn đề trong công văn 7250 các bác ạ.
 
H

hoamoclan1

I'm coming back...
9/4/10
377
4
0
39
HCM
Thế này nhé, tại thông tư 130 quy định:
*** Tại công văn 7250 lại viết:
Thu nhập từ thanh lý tài sản được xác định bằng (=) doanh thu thu được do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản. Trường hợp phát sinh các khoản thu nhập từ thanh lý tài sản không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh được ưu đãi thì doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập này theo mức quy định, không được áp dụng ưu đãi.
-- Đoạn in đậm nếu hiểu tiếp: Nếu tài sản đó liên quan trực tiếp đến lĩnh vực KD được ưu đãi thì thu nhập khác (Thanh lý tài sản) được áp dụng ưu đãi thuế TNDN. Điều này có mẫu thuẫn với thông tư ko? ^^

Điều này không mâu thuẫn đâu mà chỉ làm rõ thêm thông tư; vì theo thông tư hiểu là toàn bộ thu nhập thanh lý đều không được hưỡng ưu đãi; nhưng như vậy thì không phù hợp vì những tài sản đó dùng để sản xuất hoạt động kinh doanh mà không được tính vào trong hoạt động kinh doanh thì không phù hợp nên các bác thuế mới làm rõ hơn trong công văn thôi ==> có lợi cho doanh nghiệp mà.
 
cachep87

cachep87

chief accounting
6/3/10
1,210
22
38
TP Hà Nội
www.ketoanxanh.com
Điều này không mâu thuẫn đâu mà chỉ làm rõ thêm thông tư; vì theo thông tư hiểu là toàn bộ thu nhập thanh lý đều không được hưỡng ưu đãi; nhưng như vậy thì không phù hợp vì những tài sản đó dùng để sản xuất hoạt động kinh doanh mà không được tính vào trong hoạt động kinh doanh thì không phù hợp nên các bác thuế mới làm rõ hơn trong công văn thôi ==> có lợi cho doanh nghiệp mà.

Vậy là các khoản thu nhập từ thanh lý tài sản liên quan và không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh phải nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập này theo mức quy định, không được áp dụng ưu đãi?
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
CV 7250
...Trường hợp phát sinh các khoản thu nhập từ thanh lý tài sản không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh được ưu đãi thì doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập này theo mức quy định, không được áp dụng ưu đãi.

Điều này không mâu thuẫn đâu mà chỉ làm rõ thêm thông tư; vì theo thông tư hiểu là toàn bộ thu nhập thanh lý đều không được hưỡng ưu đãi; nhưng như vậy thì không phù hợp vì những tài sản đó dùng để sản xuất hoạt động kinh doanh mà không được tính vào trong hoạt động kinh doanh thì không phù hợp nên các bác thuế mới làm rõ hơn trong công văn thôi ==> có lợi cho doanh nghiệp mà.

Chính xác.
Vậy là các khoản thu nhập từ thanh lý tài sản liên quan và không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh phải nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập này theo mức quy định, không được áp dụng ưu đãi?

VD: DN của bạn thuộc lĩnh vực xây dựng (ưu đãi) và Thương mại (không ưu đãi)
+ Khi thanh lý chiếc xe đào đất => thu nhập này liên quan trực tiếp với lĩnh vực xây dựng => TN được ưu đãi thuế TNDN.

+ Khi thanh lý chiếc xe tải nhẹ (dùng cho viêc giao hàng) => thu nhập này không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh được ưu đãi => doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập này theo mức quy định, không được áp dụng ưu đãi.
 
T

trangtran_bt

Guest
21/12/06
44
0
6
40
binh duong
Cho mình hỏi ké với.

Bên cty mình sản xuất sợi và có 2 khoản thu nhập khác. Thứ nhất là phế liệu bông (nguyên liệu sx sợi), thứ hai là bao nylon, dây đai, giấy vụn (vật liệu để đóng gói).

Theo mình hiểu phế liệu bông có liên quan trực tiếp đến hđộng sxkd => được ưu đãi thuế TNDN.
Còn phế liệu thứ 2 thì có được ưu đãi k?

Mình không rỏ vấn đề này? Mong mọi người cho ý kiến giúp. Cảm ơn nhiều.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA