Cách tính chênh lệch tỷ giá năm 2010

  • Thread starter Teinco2010
  • Ngày gửi
T

Teinco2010

Guest
9/6/10
1
0
0
Ha Noi
Công ty mình năm 2010 có mức chênh lệch tỷ giá quá lớn , mọi người có ai biết hạch toán vào đâu không , có quy định nào mới không vậy ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

ncdungkt

Trung cấp
18/11/03
117
2
0
44
Quận Long Biên - TP Hà Nội
Ngày 15/10/2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 201/2009/TT-BTC về hướng dẫn xử lý chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp. Theo đó, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập được phản ảnh lũy kế, riêng biệt trên bảng cân đối kế toán, và được phân bổ không quá 5 năm sau khi tài sản được đưa vào sử dụng.

- Đối với thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được ghi nhận là thu nhập tài chính hoặc chi phí tài chính.

- Đối với thời kỳ giải thể, thanh lý doanh nghiệp thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí thanh lý doanh nghiệp.

- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ của tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn có gốc ngoại tệ (1 năm trở xuống) tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xóa số dư.

- Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ có gốc ngoại tệ dài hạn (trên 1 năm), sau khi bù trừ chênh lệch được hạch toán vào doanh thu hoặc thu nhập tài chính. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần vào năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả năm đó. Thời gian phân bổ tối đa không quá 5 năm.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 44/TC-TCDN ngày 8/7/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp nhà nước và Thông tư số 38/2001/TT-BTC ngày 05/6/2001 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 44/TC-TCDN ngày 8/7/1997.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA