Khi Thích Ca Mâu Ni còn là Hoàng Tử Tất Đạt Đa, ngài nhìn thế giới xung quanh chỉ đơn thuần là Cõi Vô Minh. Ngài muốn tìm ra chân lý để độ chúng sinh thoát ra khỏi bể khổ mà về với Thế Giới Cực Lạc.
Ngài gặp khó khăn trong việc tìm ra đường đi đúng đắn nên mới tọa thiền dưới Gốc Bồ Đề. Khi Ngài thiền dưới Gốc Bồ Đề, Thân Ngài là bất định còn Tâm Ngài thì hòa vào với Bồ Đề.
Sau này những chúng sinh đi theo Đạo Phật, việc trước tiên là phải xuất phát từ Bồ Đề Tâm.
Bước vào Thiên Niên Kỷ mới ngôi vị Giáo Chủ của Phật Giáo không còn nằm trong tay của Như Lai Thích Ca Mâu Ni Phật nữa. Ngôi vị được dịch chuyển cho người kế nhiệm là Di Lặc Phật.
Người đời chỉ diện kiến chân diện của Thích Ca. Chưa ai thấy chân diện thực của Di Lặc bao giờ. Người đời chỉ biết tính tình ngài luôn vui vẻ hoạt bát và đôi chút bông đùa của trẻ con.
Hình dung vị Di Lặc bụng phệ, tay cầm túi vải lớn, miệng luôn cười, và lúc nào cũng ban phát cho chúng sinh tài lộc chính là Bố Đại Hòa Thượng. Đó là số ít lần Ngài ngao du trong nhân thế.
Di Lặc Phật không phải là đệ tử của Thích Ca. Bối phận Ngài cao hơn Thích Ca. Điều gì lạ lùng vậy nhỉ?
Hoàng Tử Tất Đạt Đa ngồi dưới gốc cây Bồ Đề Thiền Định bao nhiêu năm mới Khai Quang ra Phật Giáo, Ngài phải là vị Tổ đầu tiên, Ngài đứng cao nhất, làm gì có ai đứng trên Ngài nhỉ?
Quay về với Gốc Bồ Đề hơn 2500 năm trước.
Hoàng Tử Tất Đạt Đa thiền định dưới gốc bồ đề để tìm ra con đường độ chúng sinh vượt qua bể khổ.
Gốc Bồ Đề thật lớn, hàng ngàn hàng vận chiếc lá khẽ rung rinh lay động. Chiếc lá tưởng chừng sẽ giống hệt nhau nhưng hóa ra lại không phải. Mỗi chiếc lá có đường gân khác nhau. Chúng hướng về đâu?
Vạn diệp đồng nguyên.
Theo đường gân lá lần tìm về nguồn mới lấy rằng chúng xuất phát từ một gốc. Quay ngược lại thấy rằng những chiếc lá cùng một gốc nhưng lại có những cung bậc khác nhau. Có chiếc lá bóng mượt, có chiếc lá xác sơ, có chiếc bị sâu ăn, có chiếc bị kiến đục.
Sự khác biệt của từng chiếc lá chỉ chấm dứt khi chúng lìa cành về với cội nguồn.
Lạc diệp quy căn.
Hoàng Tử Tất Đạt Đa ngộ thấy rằng chiếc Lá Bồ Đề giống hệt kiếp người. Nó mới vô minh làm sao. Lá mọc ra từ gốc, gốc gắn liền với rễ. Lá rụng rồi lá lại về với rễ. Lá hóa thành mùn rồi thẩm thấu vào rễ, đưa lên thân rồi hóa thành lá.
Đạo Phật ra đời điều đầu tiên chú trọng chính là Nhân Quả Luân Hồi. Lá Bồ Đề là Nhân hay là Quả? Vòng phát triển của Bồ Đề là Luân Hồi?
Muốn thoát được Nhân Quả Luân Hồi chỉ có cách biến mình thành Bồ Đề Tâm để độ chúng sinh vượt qua bể khổ.
Tất Đạt Đa thành Phật như vậy đó. Ngài tìm ra Nhân Quả Luân Hồi chính là cõi Vô Minh. Ngài ngược về quá khứ, hay tìm đến tương lai chính nhờ bánh xe Luân Hồi vận chuyển.
Thế Giới Thực Tại trong Đạo Phật chỉ là đơn chiếc trong Hằng Hà Sa Số Thế Giới đang tồn tại, đã tồn tại và sẽ tồn tại. Và nó cũng chỉ là 1 tầng nhỏ trong 20 Hoa Tầng của Thế Giới. Đạo Phật trong thế giới hiện tại cũng chỉ là số nhỏ trong Hằng Hà Sa Số Phật Sát.
Thế Giới Hiện Hữu có Thích Ca Mâu Ni. Những Thế giới khác cũng có Tất Đạt Đa của riêng mình. "Họ" có chung nhiệm vụ độ người hữu duyên thoát ra ngoài Lục Đạo.
Tất Đạt Đa trong Thế Giới Hiện Hữu cũng chỉ là Hóa Thân của Lô Xá Na Phật trong Cực Lạc Giới mà thôi.
Khi Thích Ca thiền định dưới gốc Bồ Đề, Ngài phát kiến ra Tứ Thiền và Tứ Không. Ngài ngộ ra rằng Thế Giới là Sắc Không Không Sắc. Nhân Quả luân Trầm Luân trong Lục Đạo. Chỉ thoát khổ ải trong Lục Đạo mới về với Cực Lạc - tầng trên cùng của Thất Giới Truyền Thuyết.
Ở Thế Giới Cực Lạc, mọi thứ đều Vô Tướng Vô Thanh. Tâm tưởng ra sao thì tướng hình như vậy. Phật Âm Uy Vương chính là người đứng đầu Cực Lạc Giới. Kế tiếp là Nhiên Đăng Cổ Phật, Di Lặc Phật Tổ...
Phật Âm Uy Vương là vị Độc Giác đâu tiên tìm ra con đường đi tới Cực Lạc Giới. Ngài không còn hình dạng, không tơ tưởng tới lạc thú nhân gian. Ngài chỉ dùng tiếng để độ người hữu duyên.
Nhiên Đăng Cổ Phật là người kế tiếp lên tới Cực Lạc Giới. Cổ Phật thấy rằng Thanh Âm thôi chưa đủ dẫn độ chúng sinh vượt bến mê. Ngài trở thành ngọn Tâm Đăng Hữu Hình xuất hiện trong tâm thức dẫn chúng sinh vượt qua Khổ Hải.
...
Tôi đọc sách Nhà Phật để thấy rằng kiến thức mình nông cạn. Nhưng đôi khi tôi vẫn tự hỏi mình: những giáo lý đầu tiên của Nhà Phật chỉ là Vô Tướng Vô Thanh, nếu Đức Thích Ca không ngồi dưới Gốc Bồ Đề để thấu triệt Bồ Đề Tâm, nếu Ngài chỉ ngồi dưới tán cây Dương Liễu hay chỉ là đám Cỏ Lau thì ngài sẽ ngộ ra điều gì nhỉ?
Chúng chắc chắn có Luân Hồi Nhân Quả có da có thịt bề ngoài giống nhau. Nhưng Tâm của Bồ Đề và Tâm của Dương Liễu, Lau Sậy chắc chắn sẽ khác nhau.
Đạo Phật coi 6 Thế Giới: Âm Giới, Quỷ Giới, Súc Sinh Giới, Nhân Giới, Thiên Giới và A Tu La Giới là Lục Đạo là Vô Minh. Chỉ có Cõi Niết Bàn mới đích thực là Cực Lạc Giới.
Cực Lạc đâu khác gì Vô Vi?
Bánh xe luân hồi quay để Nhân Sinh Quan mở rộng. Chúng sinh là bình đẳng: Âm Giới, Thiên Giới hay Nhân Giới chắc chắn cũng phải bình đẳng. Liệu Cực Lạc Giới có Bình Đẳng hay không?
Nếu Bình Đẳng sao Cực Lạc lại coi 6 Thế Giới còn lại là Lục Đạo?
Đọc sách Phật thấy thật hay, nhưng để từ bỏ đi tất cả thì có lẽ không bao giờ tôi theo Đạo Phật.
Bồ Đề Đạt Ma khi truyền Giáo Lý Đại Thừa vào Trung Hoa, ngài chưa đắc đạo. Lên Đỉnh Thiếu Thất quay mặt vào Vách Đá diện bích suốt 9 năm, khiến cho hình dung in hằn lên trên vách đá mà ngộ ra triết lý. Ngài quay về Tây Phương bằng cách vượt Biển Đông trên cọng Lau.
Lại thêm một chữ Nếu. Nếu Bồ Đề Đạt Ma ngồi trước mặt hồ nước thì sao nhỉ? Liệu Tâm Ngài có như Thủy?
Tôi chẳng ngộ ra điều gì cao siêu, cũng chẳng cố mơ tưởng mình trở thành một vị Độc Giác nào đó tự tìm kiếm ra chân lý cho riêng mình.
Tôi chỉ có những câu hỏi cho chính mình. Những câu hỏi đó xuất phát từ Bồ Đề Tâm hay Dương Liễu Tâm, Cát Bụi Tâm hay gì nhỉ?
Mặc kệ nó đi. Tôi chưa muốn "đắc đạo" vào lúc này. Đối với tôi Bể Khổ còn nhiều đam mê và cuốn hút lắm!!!!
Ngài gặp khó khăn trong việc tìm ra đường đi đúng đắn nên mới tọa thiền dưới Gốc Bồ Đề. Khi Ngài thiền dưới Gốc Bồ Đề, Thân Ngài là bất định còn Tâm Ngài thì hòa vào với Bồ Đề.
Sau này những chúng sinh đi theo Đạo Phật, việc trước tiên là phải xuất phát từ Bồ Đề Tâm.
Bước vào Thiên Niên Kỷ mới ngôi vị Giáo Chủ của Phật Giáo không còn nằm trong tay của Như Lai Thích Ca Mâu Ni Phật nữa. Ngôi vị được dịch chuyển cho người kế nhiệm là Di Lặc Phật.
Người đời chỉ diện kiến chân diện của Thích Ca. Chưa ai thấy chân diện thực của Di Lặc bao giờ. Người đời chỉ biết tính tình ngài luôn vui vẻ hoạt bát và đôi chút bông đùa của trẻ con.
Hình dung vị Di Lặc bụng phệ, tay cầm túi vải lớn, miệng luôn cười, và lúc nào cũng ban phát cho chúng sinh tài lộc chính là Bố Đại Hòa Thượng. Đó là số ít lần Ngài ngao du trong nhân thế.
Di Lặc Phật không phải là đệ tử của Thích Ca. Bối phận Ngài cao hơn Thích Ca. Điều gì lạ lùng vậy nhỉ?
Hoàng Tử Tất Đạt Đa ngồi dưới gốc cây Bồ Đề Thiền Định bao nhiêu năm mới Khai Quang ra Phật Giáo, Ngài phải là vị Tổ đầu tiên, Ngài đứng cao nhất, làm gì có ai đứng trên Ngài nhỉ?
Quay về với Gốc Bồ Đề hơn 2500 năm trước.
Hoàng Tử Tất Đạt Đa thiền định dưới gốc bồ đề để tìm ra con đường độ chúng sinh vượt qua bể khổ.
Gốc Bồ Đề thật lớn, hàng ngàn hàng vận chiếc lá khẽ rung rinh lay động. Chiếc lá tưởng chừng sẽ giống hệt nhau nhưng hóa ra lại không phải. Mỗi chiếc lá có đường gân khác nhau. Chúng hướng về đâu?
Vạn diệp đồng nguyên.
Theo đường gân lá lần tìm về nguồn mới lấy rằng chúng xuất phát từ một gốc. Quay ngược lại thấy rằng những chiếc lá cùng một gốc nhưng lại có những cung bậc khác nhau. Có chiếc lá bóng mượt, có chiếc lá xác sơ, có chiếc bị sâu ăn, có chiếc bị kiến đục.
Sự khác biệt của từng chiếc lá chỉ chấm dứt khi chúng lìa cành về với cội nguồn.
Lạc diệp quy căn.
Hoàng Tử Tất Đạt Đa ngộ thấy rằng chiếc Lá Bồ Đề giống hệt kiếp người. Nó mới vô minh làm sao. Lá mọc ra từ gốc, gốc gắn liền với rễ. Lá rụng rồi lá lại về với rễ. Lá hóa thành mùn rồi thẩm thấu vào rễ, đưa lên thân rồi hóa thành lá.
Đạo Phật ra đời điều đầu tiên chú trọng chính là Nhân Quả Luân Hồi. Lá Bồ Đề là Nhân hay là Quả? Vòng phát triển của Bồ Đề là Luân Hồi?
Muốn thoát được Nhân Quả Luân Hồi chỉ có cách biến mình thành Bồ Đề Tâm để độ chúng sinh vượt qua bể khổ.
Tất Đạt Đa thành Phật như vậy đó. Ngài tìm ra Nhân Quả Luân Hồi chính là cõi Vô Minh. Ngài ngược về quá khứ, hay tìm đến tương lai chính nhờ bánh xe Luân Hồi vận chuyển.
Thế Giới Thực Tại trong Đạo Phật chỉ là đơn chiếc trong Hằng Hà Sa Số Thế Giới đang tồn tại, đã tồn tại và sẽ tồn tại. Và nó cũng chỉ là 1 tầng nhỏ trong 20 Hoa Tầng của Thế Giới. Đạo Phật trong thế giới hiện tại cũng chỉ là số nhỏ trong Hằng Hà Sa Số Phật Sát.
Thế Giới Hiện Hữu có Thích Ca Mâu Ni. Những Thế giới khác cũng có Tất Đạt Đa của riêng mình. "Họ" có chung nhiệm vụ độ người hữu duyên thoát ra ngoài Lục Đạo.
Tất Đạt Đa trong Thế Giới Hiện Hữu cũng chỉ là Hóa Thân của Lô Xá Na Phật trong Cực Lạc Giới mà thôi.
Khi Thích Ca thiền định dưới gốc Bồ Đề, Ngài phát kiến ra Tứ Thiền và Tứ Không. Ngài ngộ ra rằng Thế Giới là Sắc Không Không Sắc. Nhân Quả luân Trầm Luân trong Lục Đạo. Chỉ thoát khổ ải trong Lục Đạo mới về với Cực Lạc - tầng trên cùng của Thất Giới Truyền Thuyết.
Ở Thế Giới Cực Lạc, mọi thứ đều Vô Tướng Vô Thanh. Tâm tưởng ra sao thì tướng hình như vậy. Phật Âm Uy Vương chính là người đứng đầu Cực Lạc Giới. Kế tiếp là Nhiên Đăng Cổ Phật, Di Lặc Phật Tổ...
Phật Âm Uy Vương là vị Độc Giác đâu tiên tìm ra con đường đi tới Cực Lạc Giới. Ngài không còn hình dạng, không tơ tưởng tới lạc thú nhân gian. Ngài chỉ dùng tiếng để độ người hữu duyên.
Nhiên Đăng Cổ Phật là người kế tiếp lên tới Cực Lạc Giới. Cổ Phật thấy rằng Thanh Âm thôi chưa đủ dẫn độ chúng sinh vượt bến mê. Ngài trở thành ngọn Tâm Đăng Hữu Hình xuất hiện trong tâm thức dẫn chúng sinh vượt qua Khổ Hải.
...
Tôi đọc sách Nhà Phật để thấy rằng kiến thức mình nông cạn. Nhưng đôi khi tôi vẫn tự hỏi mình: những giáo lý đầu tiên của Nhà Phật chỉ là Vô Tướng Vô Thanh, nếu Đức Thích Ca không ngồi dưới Gốc Bồ Đề để thấu triệt Bồ Đề Tâm, nếu Ngài chỉ ngồi dưới tán cây Dương Liễu hay chỉ là đám Cỏ Lau thì ngài sẽ ngộ ra điều gì nhỉ?
Chúng chắc chắn có Luân Hồi Nhân Quả có da có thịt bề ngoài giống nhau. Nhưng Tâm của Bồ Đề và Tâm của Dương Liễu, Lau Sậy chắc chắn sẽ khác nhau.
Đạo Phật coi 6 Thế Giới: Âm Giới, Quỷ Giới, Súc Sinh Giới, Nhân Giới, Thiên Giới và A Tu La Giới là Lục Đạo là Vô Minh. Chỉ có Cõi Niết Bàn mới đích thực là Cực Lạc Giới.
Cực Lạc đâu khác gì Vô Vi?
Bánh xe luân hồi quay để Nhân Sinh Quan mở rộng. Chúng sinh là bình đẳng: Âm Giới, Thiên Giới hay Nhân Giới chắc chắn cũng phải bình đẳng. Liệu Cực Lạc Giới có Bình Đẳng hay không?
Nếu Bình Đẳng sao Cực Lạc lại coi 6 Thế Giới còn lại là Lục Đạo?
Đọc sách Phật thấy thật hay, nhưng để từ bỏ đi tất cả thì có lẽ không bao giờ tôi theo Đạo Phật.
Bồ Đề Đạt Ma khi truyền Giáo Lý Đại Thừa vào Trung Hoa, ngài chưa đắc đạo. Lên Đỉnh Thiếu Thất quay mặt vào Vách Đá diện bích suốt 9 năm, khiến cho hình dung in hằn lên trên vách đá mà ngộ ra triết lý. Ngài quay về Tây Phương bằng cách vượt Biển Đông trên cọng Lau.
Lại thêm một chữ Nếu. Nếu Bồ Đề Đạt Ma ngồi trước mặt hồ nước thì sao nhỉ? Liệu Tâm Ngài có như Thủy?
Tôi chẳng ngộ ra điều gì cao siêu, cũng chẳng cố mơ tưởng mình trở thành một vị Độc Giác nào đó tự tìm kiếm ra chân lý cho riêng mình.
Tôi chỉ có những câu hỏi cho chính mình. Những câu hỏi đó xuất phát từ Bồ Đề Tâm hay Dương Liễu Tâm, Cát Bụi Tâm hay gì nhỉ?
Mặc kệ nó đi. Tôi chưa muốn "đắc đạo" vào lúc này. Đối với tôi Bể Khổ còn nhiều đam mê và cuốn hút lắm!!!!