Xác định vốn góp bằng quan hệ ?

  • Thread starter Viva
  • Ngày gửi
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Minh có tình huống như thế này, mặc dù đã nghiên cứu luật Doanh nghiệp nhưng vẫn chưa thấy ổn, nhờ các cao thủ chỉ giáo, xin đa tạ trước.

Có 3 người bạn cùng thống nhất thành lập ra một công ty TNHH, thể thức góp vốn theo nguyên tắc: 3 phần đều nhau. Lúc đầu dự tính vốn kinh doanh là 150 triệu đ, mỗi người 50 triệu và ai cũng có khả năng góp đủ. Sau
đó thấy rằng vốn như vậy thì hơi ít, nên 1 người đề nghị tăng thêm 150 triệu (thành 300 triệu). Nhưng phương án này chỉ có 2 người có khả năng góp bằng tiền, một người không có đù tiền nhưng người này có kinh nghiệm và các mối quan hệ sâu rộng, giúp ích rất nhiều cho Công ty tương lai . Mà nguyên tắc lúc đầu đề ra là mỗi phần hùn = nhau, do vậy 2 người kia đồng ý góp thêm 50 triệu và quy đổi các kiinh nghiệm và quan hệ của người còn lại cũng là 50 triệu. Do vậy, vốn đăng ký kinh doanh là 300 triệu, nhưng thực tế tiền vốn hiện vật (tiền) chỉ có 250 triệu thôi.
Câu hỏi đặt ra là:
1/ Đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng (Sở KHĐT) vốn là 300 triệu có được không?
2/ Kế tóan phần vốn bằng kinh nghiệm đó như thế nào? Hạch tóan ra sao?
Hạch tóan 300 triệu hay 250 triệu vào 411?


Mình đọc các tài liệu thì thấy có nói đến việc góp vốn bằng tài sản cố định vô hình và được định giá, nhưng cũng phải có giấy tờ chứng minh (bằng cấp, chứng nhận...), trường hợp này có áp dụng được không?

Ghi chú: phương án quyền góp vốn bằng nhau đã được thông qua, các bạn đừng đề nghị một phương án khác về giảm nguồn hay phân chia lại tỉ lệ, chỉ tập trung giài quyết trường hợp trên thôi.
Rất mong được các bạn tư vấn

Chân thành đa tạ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

LuongKhanhToan

Cao cấp
30/5/05
217
0
16
Ha Noi
Đúng là ở VN ta vẫn còn cơ chế nhất thân nhì quen nên các mối quan hệ cũng là một lợi thế lớn của DN. Nhưng lợi thế này có được coi là một tài sản của DN hay không thì chưa có văn bản nào quy định cả.

Mình xin đưa ra một phương án giải quyết tình huống của trên của bạn:
Hai người kia đã nhất trí công nhận kinh nghiệm và các mối quan hệ của người thứ 3 là một tài sản của doanh nghiệp và định giá nó là 50 triệu; hai người này có thể góp thêm mỗi người 25 triệu nữa để vốn điều lệ của DN là 300 triệu và tỷ lệ vốn góp vẫn giữ nguyên là 1:1:1.
Bạn thấy phương án này có ổn không?
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
VVVN, Mina xin mạo muội được góp ý:
vẫn thông báo với Sở KHĐT với mức góp vốn 300T. Phần 50 triệu sẽ được tính bằng lương của người thứ ba (vì người này có nhiều kinh nghiệm và có thể giúp được công ty phát triển trong tương lai). Hiện nay VN chưa cấp chứng nhận tài sản vô hình của cá nhân nên không thể xem là tài sản vô hình. Theo Mina nghĩ, chỉ có thể tăng lương là cách hữu hiệu nhất.
Về kế toán vẫn hạch tóan là 300 Tr nhưng phần 50Tr được trừ dần vào lương của người thứ 3.
Nếu làm được như vậy thì vẹn cả đôi đường. Tại vì Mina cũng đã rơi vào tình huống này.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Cám ơn bạn Toàn,
Nhưng có một vấn đề ở đây là: 3 người bạn cảm thấy nhu cầu mở công ty là rất cần thiết, và là 3 người bạn thân với nhau, do đó họ thống nhất góp vốn với phần hùn bằng nhau để cân bằng quyền lợi - trách nhiệm. Nếu ở mức 150 triệu đã có thể họat động được rồi, nhưng họ muốn tăng vốn để làm tiền đề phát triển mạnh hơn nên mới phát sinh vấn đề.
Là những người bạn, họ không muốn mất lòng nhau vì chuyện tiền bạc, họ chỉ muốn ghi tăng giá trị vốn đều lệ thôi, nôm na là chấp nhận người bạn có 1 phần đóng góp để cân bằng lợi ích 1:1:1 khi chịu trách nhiệm hoặc chia lợi nhuận sau này thôi. Nếu như cách của bạn thì minh cũng có thể ghi vốn 250 triệu (100 triệu tăng thêm do 2 người góp, nhưng phải chia 3 phần), nhưng như vậy người góp và người được hưởng cũng không thỏai mái, và tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn.
Do vậy mình chỉ muốn hỏi : làm như phương án 300 tr có được không , và cơ sở pháp lý của việc này - cách thức hạch tóan như thế nào?
Rất mong các bạn giúp đỡ.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
MINA nói:
@Cu Xuan Thang, Mina xin mạo muội được góp ý:
vẫn thông báo với Sở KHĐT với mức góp vốn 300T. Phần 50 triệu sẽ được tính bằng lương của người thứ ba (vì người này có nhiều kinh nghiệm và có thể giúp được công ty phát triển trong tương lai). Hiện nay VN chưa cấp chứng nhận tài sản vô hình của cá nhân nên không thể xem là tài sản vô hình. Theo Mina nghĩ, chỉ có thể tăng lương là cách hữu hiệu nhất.
Về kế toán vẫn hạch tóan là 300 Tr nhưng phần 50Tr được trừ dần vào lương của người thứ 3.
Nếu làm được như vậy thì vẹn cả đôi đường.
Cám ơn bạn MINA rất nhiều, phương án rất hay, và khả thi
Nhưng vẫn còn một lăn tăn là: Họ muốn giải quyết tất cả mọi khía cạnh pháp lý và tiền nong trước khi đi vào họat động, vì nếu theo cách giải quyết này sẽ mất rất nhiều thời gian, gây trạng thái tâm lý không hay khi làm việc, người kia lúc nào cũng cảm thấy mình mắc nợ mọi người , bạn có cảm thấy như thế không?
Nếu không còn phương án nào khác thì phải dùng cách này thôi, nhưng phải giảm vốn xuống thấp hơn để phần hùn này chỉ còn khỏang 20 triệu có lẽ hay hơn.
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
VVVN, để tuyển một nhân viên giỏi (săn đầu người) thì người ta đã bỏ ra rất nhiều tiền huống chi đây là người góp vốn thành lập công ty, nên làm một văn bản thỏa thuận là trả lương cho nhân viên này chẳng hạn như ngay tháng đó mức lương thật cao và sau đó quyết định giảm lại mức lương, như vậy người thứ 3 chỉ có đóng thuế thu nhập cá nhân. Làm như vậy thì chẳng ai mắc nợ ai bất cứ cái gì và hạch tóan chi phí đối với kế tóan cũng là điều hợp lý.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Em thấy làm như chị Mina là ổn rồi, có gì đâu mà bác phải lăn tăn nữa. Người này có tài thì 2 người kia phải khâm phục mà chịu thiệt chứ, bù qua bù lại thì cũng ra công bằng mà, hiihi.
Nếu người này không muốn có cảm giác mình mắc nợ 2 người kia thì vay ở ngoài hay người thân gì đó để hùn vào cho bằng chị bằng em, không gây áp lực về mặt tiền nong. Sau khi cty đi vào họat động rồi thì....gây áp lực bằng...tài năng :biggrin:
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Mina nói:
Hiện nay VN chưa cấp chứng nhận tài sản vô hình của cá nhân nên không thể xem là tài sản vô hình.
Chị Mina có thể giải thích ý này rõ hơn tí được không? Em nghe không ổn. thks chị.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Cảm ơn các bạn nhiều lắm, mình xác định được phương hướng hạch toán rồi,
Chắc chẳng con phương án nào khả thi hơn nhỉ
Một lần nữa xin cảm ơn , cảm ơn rất nhiều.
 
N

NgânGiang

Cố lên! Cố lên...
10/5/05
202
0
0
21
Trong Mây mù
www.baominh.com.vn
Mình cũng xin góp ý, chẳng hiểu có được không.
Nguyên tắc: Tài sản - Nợ phải trả = Vốn
Bạn muốn vế bên phải là 300tr vậy thì phần 50tr còn thiếu sẽ nằm ở khoản mục nào đó của vế bên trái.
3 người bạn này thống nhất quyền lợi ngang nhau, lại chưa được thừa nhận (vốn kiến thức=50 tr) là tài sản vô hình. Vậy khoản nợ 50tr sẽ được thu hồi dần bằng lợi nhuận sau thuế.
 
T

tuankq

Cao cấp
27/4/05
245
2
0
Hanoi, Vietnam
Nếu như TV góp vốn bằng kinh nghiệm và các mối quan hệ kia ko tham gia quản lý điều hành Cty thì làm sao trả lương đc. Nếu anh ta chỉ đứng sau hậu trường dàn xếp, chỉ đạo các cuộc KD của cty bằng mối quan hệ và kinh nghiệm mà ko trực tiếp quản lý, điều hành công việc thì anh ta ko có tên trong sổ lương, ko nhận lương thì ko thể trả lương cho anh ta đc, có chăng chỉ có thể chia lãi sau thuế mà thôi.

Việc góp vốn thành lập DN bằng kinh nghiệm và các mối quan hệ của TV là một thực trạng phổ biến hiện nay ở VN. Về mặt pháp lý và chế độ kế toán hiện hành chưa thừa nhận loại hình vốn góp "vô hình" này nên ko thể ghi trên sổ sách kế toán đc trị giá 50tr mà tất cả các TV đề đồng thuận.

Nhưng do tất cả các TV đã đồng thuận định giá kinh nghiệm và các mối quan hệ của 1 TV kia là 50tr rồi thì bạn vẫn có thể hạch toán đc trên sổ sách. Theo tôi, bạn cứ coi như đó là một khoản tiền "ảo/vô hình" đã đc đóng góp mà tất cả đều chấp thuận.
Hoặc có thể hiểu cách khác, mỗi đồng vốn góp của TV kia có trị giá hay đc định giá bằng 2 lần mỗi đồng vốn của TV khác do nó đã bao gồm cả kinh nghiệm và các mối quan hệ của TV kia trong đó, mà việc định giá vốn này đều đc tất cả đồng thuận.
Nói nôm na ra là kế toán ghi khống thêm 50tr vào TK tiền mặt chẳng hạn. Như vậy trên sổ sách, vốn CSH vẫn là 300tr và cân đối với tiền mặt là 300tr. Như vậy tỷ lệ góp vốn vẫn ngang bằng nhau về cả mặt tình (tất cả đều đồng thuận) và lý (ghi sổ sách kế toán). Vốn điều lệ ĐK với cơ quan NN vẫn là 300tr và đc ghi trên ĐKKD.
Mong các bạn cho ý kiến về phương án của tôi.
 
C

Chiên da xốp

Cao cấp
Để không vi phạm luật về việc góp vốn, mình thấy như vầy là thích hợp :
-Số tiền tăng vốn thực sự vào thời điểm hiện tại ( 100 tr) cứ chia làm 3 phần
-Thành viên không góp bằng tiền sẽ nợ 2 thành viên còn lại một số tiền và trích từ lương để trả dần, nếu không có lương thì trích từ lợi nhuận sau thuế được chia để trả dần. Việc này lập bản thỏa thuận giữa 3 người là xong.
 
T

tuankq

Cao cấp
27/4/05
245
2
0
Hanoi, Vietnam
Chiên da xốp nói:
Để không vi phạm luật về việc góp vốn, mình thấy như vầy là thích hợp :
-Số tiền tăng vốn thực sự vào thời điểm hiện tại ( 100 tr) cứ chia làm 3 phần
-Thành viên không góp bằng tiền sẽ nợ 2 thành viên còn lại một số tiền và trích từ lương để trả dần, nếu không có lương thì trích từ lợi nhuận sau thuế được chia để trả dần. Việc này lập bản thỏa thuận giữa 3 người là xong.


Như vậy thì vốn ĐL ghi trong ĐKKD là 300 hay 250? và bạn sẽ ghi bút toán như thế nào?
 
T

the7habitsman

Guest
10/9/05
89
0
0
Hà nội
Cho mình hỏi cái, công ty này là loại hình gì thế nhỉ? TNHH hay CP? Nếu là cổ phần thì cứ lúc nào cũng bằng nhau về vốn thì ai làm Chủ tịch HĐ Quản trị?

À, còn trường hợp người ko có tiền đóng nhưng lại có 1 SP nào đó để đóng góp (có kinh nghiệm về nghiệp vụ, có sp & kỹ thuật) thì làm thế nào. Vì khi bán SP trên phương diện công ty bán hàng thì tiền thu về (ghi trên hóa đơn) sẽ phải ghi vào Doanh thu của công ty chứ ko thể là của cá nhân được. Như vậy giải pháp có nên để người đó có phải trích lại tiền lương và cổ tức (trường hợp cty cổ phần) để giữ lại coi như mua cổ phiếu dần dần của công ty ko (theo như thỏa thuận đăng ký là phải mua 1 lượng % cổ phiếu ban đầu để trở thành cổ đông chính)? Và làm gì phần đóng góp để lại của người đó hợp lý với những gì mà ban đầu người ta đóng góp (SP của cá nhân họ lúc ban đầu)


Helpppppppppp!
 
Sửa lần cuối:
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Cách giải quyết theo "tình cảm" mà các bạn vừa nêu trên thì chỉ phù hợp với trạng thái tâm lý và quan hệ hiện thời của ba người sáng lập viên kia thôi, khi đi vào làm ăn, cộng thêm thời gian sẽ làm mối quan hệ tình cảm biến đổi, lúc đó nếu xảy ra tranh chấp hay bất cứ một thay đổi nào trong doanh nghiệp sẽ đem đến bất lợi cho các thành viên sáng lập, tạo ra nhiều rắc rối cho hoạt động của công ty, cả ba người đó nên cân nhắc quyền lợi chung và riêng, đường hướng phát triển của Công ty, và quan trọng nhất là phải làm việc trên cơ sở đúng luật pháp, kể cả người được ưu tiên góp số vốn ít kia.

Theo mình thì trước mắt, ghi nhận đúng giá trị phần vốn góp của từng cá nhân, nghĩa là số vốn góp vẫn chỉ ghi nhận 250 triệu theo đúng số tiền thực tế các thành viên đóng góp, trong khi đăng ký kinh doanh bạn cứ đăng ký là 300 triệu đồng, cái này luật pháp cho phép, sau 3 năm hoạt động công ty có đủ số vốn đăng ký là được. Sau khi thành lập công ty, thu nhận thành viên có kinh nghiệm vào làm việc, xác định số lương trả cho nhân viên này, số lương phải trả có thể chia làm 2: lương cơ bản là một con số ấn định cụ thể (theo mặt bằng trả lương), lương hiệu suất dựa trên cơ sở tính toán cân đối lợi nhuận chia đều, trừ đi số lợi tức được hưởng của từng thành viên, số còn lại là lương bổ sung của người còn lại, thoả thuận trả lương này phải được lập thành biên bản thống nhất giữa các thành viên sáng lập (công ty TNHH) và có hạn định cụ thể, sau thời gian hiệu lực đó, doanh nghiệp xem xét lại để điều phối theo tình hình thực tế, có thể hạn định là 3 năm cho phù hợp với quy định về việc thay đổi, bổ sung vốn đăng ký kinh doanh. Sau thời gian 3 năm đăng ký kinh doanh, người góp vốn thiếu 50 triệu đó sẽ tự bổ sung vốn góp bằng nguồn thu từ lương lợi nhuận trên hay bằng cách nào tuỳ ý anh ta.

Làm như trên, các bạn vẫn thoả mãn được yêu cầu hiện thời là tỷ lệ chia chắc 1-1-1 và vừa thoả mãn được tính thay đổi của doanh nghiệp trong tương lai.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Tỉ lệ góp vốn ghi như thế nào?

Đọc cái topic này xong tôi không biết trong trường họp này sẽ ghi tỉ lệ góp vốn như thế nào ? Đâu có ghi tỉ lệ 1/3 cho mỗi người được phải không? Trước giờ tôi chỉ thấy ghi theo tỉ lệ % thôi. Nhưng trường hợp này phải ghi 1/3.

To the7habitman: CHủ tịch HĐQT thì do HĐQT thống nhất bầu ra thôi, chứ đâu nhất thiết phải là người đó có số cổ phần cao nhất đâu.
 
C

Chiên da xốp

Cao cấp
tuankq nói:
Như vậy thì vốn ĐL ghi trong ĐKKD là 300 hay 250? và bạn sẽ ghi bút toán như thế nào?
như vậy vốn sẽ chỉ là 250 tr và tỉ lệ vẫn là 1:1:1 . Đối với cty TNHH, vốn khống là phạm luật. Còn cty cổ phần thì có thể bán cổ phần để huy động vốn đầu tư sau khi thành lập.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
To : HyperVN
Bạn đúng là chuyên gia rất giỏi, cảm ơn bạn nhiều lắm
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA