Tại sao chỉ vốn hóa lãi vay với Đầu tư XD hoặc SX TS dở dang nhỉ???

  • Thread starter thekt81
  • Ngày gửi
T

thekt81

Trung cấp
15/5/09
56
0
6
43
Thái Bình
Công ty mình đang đầu tư xây dựng và mua sắm TSCĐ phục vụ sản xuất. Mình đang nghiên cứu thông tư 105, hướng dẫn chuẩn mực kế tóan đợt 2, mục vốn hóa chi phí đi vay. Việc vốn hóa chỉ được áp dụng đối với việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang, trong khi đó công ty mình có nhiều khỏan vay liên quan đến việc mua máy móc, dây truyền sản xuất. Việc lắp đặt chạy thử kéo dài trong khoảng thời gian 03 tháng.
Vì công ty mình vẫn chưa đi vào sản xuất nên nếu tính hết vào 635 thì không ổn lắm, mà để phân bổ dần trong 3 năm thì cũng không hợp lý vì công ty mình không phải là công ty mới, chỉ là dự án mới thôi, ngòai dự án này ra, công ty không còn hoạt động nào khác. Đưa vào chi phí khác để tính vào nguyên giá TSCĐ có được không nhỉ?
Mình chỉ là kế tóan trình độ trung bình nên có nhiều khỏan chưa được thấu hiểu và làm chưa đúng lắm. Bạn nào có cao kiến thì giúp mình giải đáp nhé :015:
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hoamoclan1

I'm coming back...
9/4/10
377
4
0
40
HCM
Công ty mình đang đầu tư xây dựng và mua sắm TSCĐ phục vụ sản xuất. Mình đang nghiên cứu thông tư 105, hướng dẫn chuẩn mực kế tóan đợt 2, mục vốn hóa chi phí đi vay. Việc vốn hóa chỉ được áp dụng đối với việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang, trong khi đó công ty mình có nhiều khỏan vay liên quan đến việc mua máy móc, dây truyền sản xuất. Việc lắp đặt chạy thử kéo dài trong khoảng thời gian 03 tháng.
Vì công ty mình vẫn chưa đi vào sản xuất nên nếu tính hết vào 635 thì không ổn lắm, mà để phân bổ dần trong 3 năm thì cũng không hợp lý vì công ty mình không phải là công ty mới, chỉ là dự án mới thôi, ngòai dự án này ra, công ty không còn hoạt động nào khác. Đưa vào chi phí khác để tính vào nguyên giá TSCĐ có được không nhỉ?
Mình chỉ là kế tóan trình độ trung bình nên có nhiều khỏan chưa được thấu hiểu và làm chưa đúng lắm. Bạn nào có cao kiến thì giúp mình giải đáp nhé :015:

Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.

Và có một điểm cần lưu ý là trong chuẩn mực cũng định nghĩa tài sản dở dang:
Tài sản dở dang: Là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán.

Kết luận: Đối với những tài sản đó thì vốn vay là vốn trung và dài hạn; còn bạn mua máy móc thiết bị thường dùng nguồn vốn vay ngắn hạn; và mục đích vay vốn có thể có khả năng không phải dùng để đầu tư tài sản cố định mà chỉ là vốn lưu động nên việc vốn hóa lãi vay là không đựơc
 
T

thekt81

Trung cấp
15/5/09
56
0
6
43
Thái Bình
Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến cho mình nhé.
Tại mình nói chưa rõ nên bạn hiểu chưa đúng ý mình. Cty mình đang làm dự án mới, trong đó tòan bộ chi phí cho việc xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc đều được dùng bằng vốn vay dài hạn, chính vì thế mình mới hỏi. Hơn nữa bạn cũng lại nhầm, vì với những tài sản như otô, máy móc dây truyền sản xuất các ngân hàng đều cho vay bằng vốn trung và dài hạn đấy chứ, vay ngắn hạn thường được dùng phục vụ cho việc mua sắm nguyên vật liệu, nhân công... cho sản xuất thôi, mình chưa từng thấy vay mua TSCĐ bằng vốn vay ngắn hạn, hiii
Cái mình hỏi là "Vì công ty mình vẫn chưa đi vào sản xuất nên nếu tính hết vào 635 thì không ổn lắm, mà để phân bổ dần trong 3 năm thì cũng không hợp lý vì công ty mình không phải là công ty mới, chỉ là dự án mới thôi, ngòai dự án này ra, công ty không còn hoạt động nào khác. Đưa vào chi phí khác để tính vào nguyên giá TSCĐ có được không nhỉ? "
Vì đây là mục thắc mắc về chuẩn mực kế tóan nên mình đặt tiêu đề trên. Mình cũng thắc mắc vì mình nghĩ điều kiện được vốn hóa vẫn còn hẹp quá, như vậy liệu có khó cho DN?
 
H

hoamoclan1

I'm coming back...
9/4/10
377
4
0
40
HCM
thekt81
Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến cho mình nhé.
Tại mình nói chưa rõ nên bạn hiểu chưa đúng ý mình. Cty mình đang làm dự án mới, trong đó tòan bộ chi phí cho việc xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc đều được dùng bằng vốn vay dài hạn, chính vì thế mình mới hỏi. Hơn nữa bạn cũng lại nhầm, vì với những tài sản như otô, máy móc dây truyền sản xuất các ngân hàng đều cho vay bằng vốn trung và dài hạn đấy chứ, vay ngắn hạn thường được dùng phục vụ cho việc mua sắm nguyên vật liệu, nhân công... cho sản xuất thôi, mình chưa từng thấy vay mua TSCĐ bằng vốn vay ngắn hạn, hiii
Cái mình hỏi là "Vì công ty mình vẫn chưa đi vào sản xuất nên nếu tính hết vào 635 thì không ổn lắm, mà để phân bổ dần trong 3 năm thì cũng không hợp lý vì công ty mình không phải là công ty mới, chỉ là dự án mới thôi, ngòai dự án này ra, công ty không còn hoạt động nào khác. Đưa vào chi phí khác để tính vào nguyên giá TSCĐ có được không nhỉ? "
Vì đây là mục thắc mắc về chuẩn mực kế tóan nên mình đặt tiêu đề trên. Mình cũng thắc mắc vì mình nghĩ điều kiện được vốn hóa vẫn còn hẹp quá, như vậy liệu có khó cho DN?

Mình không hiểu lắm; Dự án của bạn là xây dựng nhà máy sản xuất đúng không ? Vậy tại sao khi đi vay không vay tổng thể luôn. mà lại tách ra làm chi; nếu bạn vay tổng thể thì sẽ được kết chuyển khi dự án đã hòan thành vào đưa vào sử dụng.
Vì nếu không vốn hóa được vào máy móc thì vốn hóa vào việc xây dựng; đâu có mất mát đi đâu. Còn chuyện chuẩn mực kế toán mà bạn nghĩ hẹp thì mình nghĩ không phải vậy vì nó phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, thứ hai tài sản của bạn đã hòan thành rồi thì phải xác định giá đúng không? thì tại thời điểm đó là giá gốc của tài sản rồi còn việc chưa sử dụng là việc của doanh nghiệp mà.
 
deepblue

deepblue

Guest
22/7/04
182
1
0
46
Mù Cang Chải
Cái vụ này thì bạn nên làm như sau: Nếu bạn không muốn 635 quá nhiều thì phải vốn hóa nó vào trong công trình -> muốn vốn hóa thì công trình phải đang trong quá trình xây dựng, chạy thử -> delay vụ nghiệm thu bàn giao lại một thời gian, khi nào thấy hợp lý thì nhờ nhà thầu nó xác nhận cho cái bàn giao, nghiệm thu. Tất nhiên là cũng chỉ ở mức độ thôi, đừng nên tham quá, lộ hết.
 
T

thekt81

Trung cấp
15/5/09
56
0
6
43
Thái Bình
Mình cũng đâu có tách. Ngân hàng cho vay tổng thể đấy chứ. Có điều mỗi một lần rút vốn đều có chứng từ cụ thể => có thể coi là khoản vốn vay riêng biệt. Mình cũng muốn vốn hóa lắm, nhưng mà vì các loại giấy tờ nhà mình nó cứ loạn hết cả lên, do mình mới về cty làm nên như người đánh rắn giữa khúc vậy. Hơn nữa nhà thầu của cty mình không đồng ý cho mình modify tài liệu (sửa thời gian cho hợp lý) dù mình đã đề nghị được giúp đỡ. Tóm lại là mình sẽ chỉ vốn hóa được rất ít thôi, số còn lại thì treo vào 635 vậy. Cảm ơn bạn đã trợ giúp nhé
 
H

hoamoclan1

I'm coming back...
9/4/10
377
4
0
40
HCM
Mình cũng đâu có tách. Ngân hàng cho vay tổng thể đấy chứ. Có điều mỗi một lần rút vốn đều có chứng từ cụ thể => có thể coi là khoản vốn vay riêng biệt. Mình cũng muốn vốn hóa lắm, nhưng mà vì các loại giấy tờ nhà mình nó cứ loạn hết cả lên, do mình mới về cty làm nên như người đánh rắn giữa khúc vậy. Hơn nữa nhà thầu của cty mình không đồng ý cho mình modify tài liệu (sửa thời gian cho hợp lý) dù mình đã đề nghị được giúp đỡ. Tóm lại là mình sẽ chỉ vốn hóa được rất ít thôi, số còn lại thì treo vào 635 vậy. Cảm ơn bạn đã trợ giúp nhé

Đúng là bạn không được phép modify tài liệu đâu; tôi nghĩ bạn nên thống kê lại từ đầu đi; nhiều khi kế toán trước tính nhầm; bạn nên kiểm tra lại.

Chúc bạn thành công
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA