Xây dựng kế toán quản trị trong Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam

  • Thread starter HyperVN
  • Ngày gửi
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Thạc sĩ: Huỳnh Lợi

Những năm gần đây, các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm rất nhiều về kế toán quản trị để nâng cao chất lượng quản lý. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập, trao đổi và góp phần làm sáng tỏ thêm về lý luận, thực tiễn xây dựng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam.

Kế toán quản trị được định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên tất cả đều thống nhất chung mục đích kế toán quản trị cung cấp thông tin định lượng tình hình kinh tế - tài chính về hoạt động doanh nghiệp cho các nhà quản trị ở doanh nghiệp và kế toán quản trị là một bộ phận kế toán linh hoạt do doanh nghiệp xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật, tổ chức quản lý.

Lược sử về kế toán doanh nghiệp chứng minh kế toán quản trị tồn tại rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp; tuy nhiên, kế toán quản trị chỉ mới được hệ thống hoá và phát triển một cách hệ thống về lý luận và thực tiễn ở những thập kỷ gần đây trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô, sự tiến bộ nhất định về khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, điều kiện xử lý thông tin. Ở Việt Nam, kế toán quản trị cũng đã xuất hiện, phát triển gắn liền chính sách, chế độ kế toán áp dụng ở các doanh nghiệp; tuy nhiên, kế toán quản trị chỉ mới được đề cập một cách hệ thống vào đầu những năm 1990 trở về đây và trở thành yêu cầu cấp bách trong xây dựng hệ thống thông tin kế toán vào đầu những năm 2000 khi các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý để tăng năng lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh không những ở phạm vị thị trường Việt Nam mà còn mở rộng ra thị trường khu vực, thị trường thế giới. Về mặt luật pháp, thuật ngữ kế toán quản trị cũng chỉ vừa được ghi nhận chính thức trong luật kế toán Việt Nam ban hành ngày 17.5.2003.

Khảo sát kế toán quản trị ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cho đến thời điểm hiện nay, kế toán quản trị tồn tại dưới hai mô hình.

Với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hệ thống quản lý dựa chủ yếu trên nền tảng chuyên môn hoá sâu theo từng bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh, từng hoạt động quản lý thì nội dung kế toán quản trị được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin định lượng về tình hình kinh tế - tài chính theo từng bộ phận chuyên môn hoá để phục vụ hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định của từng nhà quản lý ở từng cấp quản trị. Nội dung mô hình kế toán quản trị này thường bao gồm những lý luận và nghiệp vụ kỹ thuật cơ bản về (1) :

- Phân loại, kiểm soát, đánh giá chi phí theo từng phạm vi chuyên môn hoá, cấp bậc quản trị.

- Xác định, kiểm soát, đánh giá giá thành sản phẩm, chủ yếu là giá thành sản phẩm của từng quá trình sản xuất.

- Dự toán ngân sách hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm theo từng bộ phận và đánh giá trách nhiệm quản lý ở từng cấp bậc quản trị.

- Thu thập, phân tích thông tin để thiết lập thông tin thích hợp xây dựng giá bán, phương án kinh doanh ngắn hạn, phương án kinh doanh dài hạn theo từng bộ phận, cấp bậc quản trị.

- Phân tích, dự báo một số chỉ số tài chính ở từng bộ phận, doanh nghiệp.

Với những doanh nghiệp có hệ thống quản lý dựa chủ yếu trên nền tảng từng “quá trình hoạt động” (2) nội dung kế toán quản trị được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin định lượng về tình hình kinh tế - tài chính từng “quá trình hoạt động” để phục vụ hoạch định, tổ chức phối hợp - thực hiện, đánh giá hiệu quả của từng “đội công tác quá trình” (2). Nội dung mô hình kế toán quản trị này thường gồm những lý luận và nghiệp vụ kỹ thuật cơ bản về (3):

- Phân loại, kiểm soát, đánh giá chi phí theo từng “quá trình hoạt động” (2). Quá trình hoạt động ở đây có thể hiểu một cách đơn giản là bao gồm tất cả các công đoạn, bộ phận như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất, dịch vụ, thiết kế tiến trình sản xuất, sản phẩm, Marketing, phân phối, dịch vụ sau phân phối cho khách hàng hoặc bao gồm một nhóm công đoạn, bộ phận gắn kết nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Dự toán ngân sách hoạt động của từng “quá trình hoạt động” và đánh giá hiệu quả của từng “đội công tác quá trình”. Đội công tác quá trình được tổ chức bao gồm nhiều người có chuyên môn khác nhau cùng thực hiện một quá trình kinh doanh.

- Thu thập, phân tích thông tin để thiết lập thông tin thích hợp phục vụ lựa chọn từng “quá trình hoạt động” và phối hợp thực hiện quá trình hoạt động của “đội công tác quá trình”.

- Phân tích, dự báo các chỉ số tài chính theo từng “quá trình hoạt động”, doanh nghiệp.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Mô hình kế toán quản trị với hệ thống quản lý theo “quá trình hoạt động” là một sự đổi mới, tái lập lại cơ bản mô hình kế toán quản trị với hệ thống quản lý theo chuyên môn hoá. Nội dung kế toán quản trị thay đổi từ thiết lập, cung cấp thông tin định lượng về tình hình kinh tế - tài chính theo hướng chuyên môn hoá sâu theo từng bộ phận, công đoạn giản đơn, từng nhà quản lý sang thiết lập, cung cấp thông tin định lượng về tình hình kinh tế - tài chính theo hướng liên kết các bộ phận, công đoạn thành “quá trình hoạt động”, từng “đội công tác quá trình”. Mô hình kế toán quản trị này được hình thành gắn liền với “cuộc cách mạng mới trong quản lý kinh doanh” (2) đang diễn ra trong một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Uc…như Công ty xe hơi Ford, hãng Kodak, Wall-Mart…trong những năm gần đây nhằm khắc phục những nhược điểm của mô hình quản lý theo hướng chuyên môn hoá trong môi trường sản xuất kinh doanh và cạnh tranh hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Qua phân tích lý luận, thực tiễn trên về kế toán quản trị và kết hợp với định hướng phát triển của chính sách kế toán Việt Nam, môi trường kế toán kế toán Việt Nam, theo chúng tôi xây dựng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam phải hướng đến tính linh hoạt, hữu ích và quyền lựa chọn ở doanh nghiệp. Để đảm bảo định hướng này, chúng ta cần phải phối hợp đồng bộ những giải pháp cơ bản sau :

- Về phía Nhà nước: không nên ràng buộc và can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ kỹ thuật kế toán quản trị ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bằng chính sách kế toán hay những quy định trong hệ thống kế toán doanh nghiệp mà chỉ nên dừng lại ở sự công bố khái niệm, lý luận tổng quát và công nhận kế toán quản trị trong hệ thống kế toán ở doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà nước cần hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong đào tạo nhân lực, nghiên cứu, triển khai, phát triển kế toán quản trị và về lâu dài Nhà nước cần tổ chức các ngân hàng tư liệu thông tin kinh tế - tài chính có tính chất vĩ mô để hỗ trợ tốt hơn trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán quản trị ở doanh nghiệp.

- Về phía các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để áp dụng kế toán quản trị cần phải giải quyết căn bản những cơ sở sau :

° Tổ chức và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh; từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản xuất kinh doanh.

° Xác lập hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh để làm cơ sở xác lập, định hướng thiết kế, xây dựng mô hình kế toán quản trị.

° Xác lập và cải tiến nội dung, mối quan hệ trong công tác kế toán hiện nay (đa số nội dung công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay chỉ tập trung vào công tác kế toán tài chính), cải tiến mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận quản lý, bộ phận sản xuất kinh doanh.

° Nhanh chóng tuyển dụng và đào tạo lại nhân sự kế toán với định hướng đa dạng hoá nghiệp vụ và sử dụng thành thạo các công cụ xử lý thông tin hiện đại.

° Nhanh chóng phát triển và kiện toàn hệ thống xử lý thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh tự động hoá. Đây là điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tiền đề áp dụng kế toán quản trị và kế toán quản trị chỉ có thể áp dụng, tác động tích cực, hiệu quả với điều kiện xử lý thông tin hiện đại.

- Về phía các tổ chức đào tạo, tư vấn về quản lý kinh tế, kế toán :

° Sớm đổi mới, hoàn thiện chương trình đào tạo kế toán quản trị (đa số các tổ chức đào tạo, tư vấn hiện nay của Việt Nam chỉ dừng lại mô hình kế toán quản trị trong các doanh nghiệp có hệ thống quản lý theo hướng chuyên môn hoá(4)), kịp thời cập nhật chương trình quản lý, kế toán quản trị trong mô hình tổ chức quản lý theo “quá trình hoạt động” của các nước phát triển như Uc, Mỹ, Canada, Pháp.

° Gắn liền đào tạo chuyên viên kế toán trên công cụ xử lý thông tin hiện đại.

· Phân định rõ chương trình, cấp bậc đào tạo từ thấp đến cao để giúp doanh nghiệp có một nhận định đúng về trình độ kế toán của người học trong việc xây dựng chiến lược nhân sự.

° Thực hiện phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn và phục vụ cho việc phát tiển thực tiễn thông qua tổ chức hội thảo kế toán, liên kết đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Chúng tôi hy vọng những ý kiến trên sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận, điều kiện áp dụng, định hướng xây dựng kế toán quản trị để nâng cao chất lượng hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam ª

Chú thích

(1) Anthony Atkinson, Rajiv D.Banker, Robert S.Kaplan, S.Mark Young, Management Accounting, nhà xuất bản Prentice Hall, 2001.

(2) Michael Hammer và James Champy, Tái lập công ty – Tuyên ngôn của cuộc cách mạng trong kinh doanh.

(3) Charles T. Horngren, Alnoor Bhimani, Srikant M.Datar, George Foster, Management and Cost Accounting, nhà xuất bản Prentice Hall, 2002.

(4) Chương trình đào tạo kế toán của Bộ tài chính, của Khoa kế toán trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Công ty AFC và một số trường đại học, công ty tư vấn tài chính – kế toán ở Việt Nam.
 
H

Hau_eros

Guest
12/11/06
28
0
0
43
TP.Vinh
Chao bác HYPERVN
Hau_eros chuẩn bị đảm nhiệm công tác kế toán quản trị tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xe máy. Bác HyperVN có kinh nghiệm , tài liệu hay mẫu biểu báo cáo quản trị gì không chia se giùm với. Cảm ơn bác nhiều nhiều!
 
H

Hoadautb

Guest
16/11/09
1
0
0
hoang mai
Chao các bác
em rất hân hạnh là thành viên của webketoan thực sự em mới nghiên cứu về kế toán nên rất mong các bác giúp đỡ
nhà em đang chuẩn bị thành lập công ty và muốn em làm kế toán nhưng em không biết làm từ đâu. công ty về sản xuất
Mong các bác góp ý cho em
 
K

kdvang5

Sơ cấp
14/1/13
4
0
0
28
Hai Phong
Ðề: Xây dựng kế toán quản trị trong Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam

Em rất hân hạnh là thành viên của webketoan thực sự em mới nghiên cứu về kế toán nên rất mong các bác giúp đỡ
nhà em đang chuẩn bị thành lập công ty và muốn em làm kế toán nhưng em không biết làm từ đâu. công ty về sản xuất
Mong các bác góp ý cho em
 
0

01672420316

Sơ cấp
16/1/13
4
0
1
28
Hai Phong
Ðề: Xây dựng kế toán quản trị trong Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam

Chao bác HYPERVN
Hau_eros chuẩn bị đảm nhiệm công tác kế toán quản trị tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xe máy. Bác HyperVN có kinh nghiệm , tài liệu hay mẫu biểu báo cáo quản trị gì không chia se giùm với. Cảm ơn bác nhiều nhiều!
 
itspecialist

itspecialist

Sơ cấp
Ðề: Xây dựng kế toán quản trị trong Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam

Chà, mình cũng chờ bác HyperVN lâu quá mà ko thấy bác í trả lời, nên đành google suốt một ngày trời. Kết quả là thế này:

Hầu hết các doanh nghiệp đều có kế hoạch. Tuy nghiên, có một sự khác biệt giữa một kế hoạch hoàn hảo và một kế hoạch không tốt. Ví dụ, một kế hoạch không tốt sẽ chỉ bao gồm các chi phí và doanh thu. Kế hoạch này không cung cấp bất kỳ hướng dẫn nào cho doanh nghiệp về vấn đề làm thế nào doanh nghiệo có thể đạt các mục tiêu doanh thu. Không có mối liên kết nào giữa các mục tiêu cao cấp và các hoạt động hằng ngày cần thiết để đạt được những mục tiêu đó.

Vì vậy, một kế hoạch tốt phải đóng vai trò như là một bản đồ định hướng trong việc làm thế nào doanh nghiệp có thể phát triển đến mức hiệu suất mong đợi, dựa trên những nhìn nhận về thị trường kinh tế.

Theo báo cáo nghiên cứu của tập đoàn Hackett, 8 phương pháp lên kế hoạch tốt nhất của các tổ chức có hiệu quả hoạt động cao thể hiện:

1. Kế hoạch tốt cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi định hướng chính. Ví dụ: "Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là gì?". "Làm thế nào có thể đạt được mục tiêu đó?" và "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mọi thứ không đi đúng theo kế hoạch?" Các tổ chức có hiệu quả hoạt động cao đã không giả định rằng Kế hoạch A sẽ luôn hiệu quả. Thay vào đó, họ chuẩn bị các kế hoạch dự phòng để có thể thay thế khi cần thiết.

2. Kế hoạch tốt phải chú trọng: Làm cách nào doanh nghiệp duy trì hoạt động hiện tại, làm cách nào để cải thiện hiệu quả của hoạt động hiện tại và những dự án/chính sách nào doanh nghiệp sẽ triển khai Bằng cách đó, mọi thay đổi trong hiệu suất hoạt động có thể được đánh giá dựa trên loại hình hoạt động.

3. Kế hoạch tốt và doanh nghiệp tốt đều có tính tập trung. Các doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao không lên kế hoạch cụ thể. Chi tiết hơn không đồng nghĩa với việc có được kết quả chính xác hơn. Mặt khác, chi tiết hơn mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến khoảng thời gian dành cho việc phân tích.

4. Kế hoạch tốt phải bao gồm tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Ngoài việc tập trung chi tiết vào việc làm thế nào để đạt được các mục tiêu, những kế hoạch tốn cần mô tả làm thế nào doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động hiệu quả và lập ra kế hoạch cho tương lai.

5. Kế hoạch tốt phải kết nối chiến lược với các hoạt động. Những hoạt động đó cũng như những ảnh hưởng của chúng lên việc đạt được những mục tiêu chiến lược sẽ được giám sát. Bằng việc am hiểu những mối quan hệ đó, các nhà quản lý sẽ bắt đầu nắm được và xây dựng các định hướng cho sự thành công của doanh nghiệp.

6. Kế hoạch tốt có thể đánh giá được. Các mục tiêu và chiến lược bao gồm những đánh giá cho sự thành công của doanh nghiệp, trong khi các hoạt động sẽ bao gồm những đánh giá cho việc triển khai các mục tiêu chiến lược trên. Bằng cách đó, tính hoàn thiện của những hoạt động sẽ gắn kết với sự thành công trong việc đạt được những mục tiêu đề ra.

7. Kế hoạch tốt bao gồm những phân bổ trách nhiệm rõ ràng. Trong những doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao, từng nhân viên cụ thể sẽ độc lập chịu trách nhiệm cho từng hoạt động cụ thể thông qua việc trao thưởng và trao quyền phân bổ nguồn lực.

8. Kế hoạch tốt bao gồm việc ghi chép và giám sát các giả định. Nếu doanh nghiệp phát hiện ra những giả định đó không chính xác, họ sẽ xem xét lại những mục tiêu kế hoạch liên quan và theo đó tiến hành điều chỉnh cho thích hợp.



Em thấy cũng hợp lý, nhất là với tình hình thắt lưng buộc bụng hiện nay thì tài chính phải luôn đi đôi với chiến lược và ngược lại thì mới mong có lợi nhuận đc. Các bác cho em ý kiến với :D
 
M

minhtuyen111

Guest
22/11/13
1
0
0
37
TP Ho Chi Minh
Ðề: Xây dựng kế toán quản trị trong Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam

Em thấy cũng hợp lý, nhất là với tình hình thắt lưng buộc bụng hiện nay thì tài chính phải luôn đi đôi với chiến lược và ngược lại thì mới mong có lợi nhuận đc.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Re: Ðề: Xây dựng kế toán quản trị trong Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam

Chà, mình cũng chờ bác HyperVN lâu quá mà ko thấy bác í trả lời, nên đành google suốt một ngày trời. Kết quả là thế này:

Hầu hết các doanh nghiệp đều có kế hoạch. Tuy nghiên, có một sự khác biệt giữa một kế hoạch hoàn hảo và một kế hoạch không tốt. Ví dụ, một kế hoạch không tốt sẽ chỉ bao gồm các chi phí và doanh thu. Kế hoạch này không cung cấp bất kỳ hướng dẫn nào cho doanh nghiệp về vấn đề làm thế nào doanh nghiệo có thể đạt các mục tiêu doanh thu. Không có mối liên kết nào giữa các mục tiêu cao cấp và các hoạt động hằng ngày cần thiết để đạt được những mục tiêu đó.

Vì vậy, một kế hoạch tốt phải đóng vai trò như là một bản đồ định hướng trong việc làm thế nào doanh nghiệp có thể phát triển đến mức hiệu suất mong đợi, dựa trên những nhìn nhận về thị trường kinh tế.

Theo báo cáo nghiên cứu của tập đoàn Hackett, 8 phương pháp lên kế hoạch tốt nhất của các tổ chức có hiệu quả hoạt động cao thể hiện:

1. Kế hoạch tốt cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi định hướng chính. Ví dụ: "Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là gì?". "Làm thế nào có thể đạt được mục tiêu đó?" và "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mọi thứ không đi đúng theo kế hoạch?" Các tổ chức có hiệu quả hoạt động cao đã không giả định rằng Kế hoạch A sẽ luôn hiệu quả. Thay vào đó, họ chuẩn bị các kế hoạch dự phòng để có thể thay thế khi cần thiết.

2. Kế hoạch tốt phải chú trọng: Làm cách nào doanh nghiệp duy trì hoạt động hiện tại, làm cách nào để cải thiện hiệu quả của hoạt động hiện tại và những dự án/chính sách nào doanh nghiệp sẽ triển khai Bằng cách đó, mọi thay đổi trong hiệu suất hoạt động có thể được đánh giá dựa trên loại hình hoạt động.

3. Kế hoạch tốt và doanh nghiệp tốt đều có tính tập trung. Các doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao không lên kế hoạch cụ thể. Chi tiết hơn không đồng nghĩa với việc có được kết quả chính xác hơn. Mặt khác, chi tiết hơn mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến khoảng thời gian dành cho việc phân tích.

4. Kế hoạch tốt phải bao gồm tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. Ngoài việc tập trung chi tiết vào việc làm thế nào để đạt được các mục tiêu, những kế hoạch tốn cần mô tả làm thế nào doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động hiệu quả và lập ra kế hoạch cho tương lai.

5. Kế hoạch tốt phải kết nối chiến lược với các hoạt động. Những hoạt động đó cũng như những ảnh hưởng của chúng lên việc đạt được những mục tiêu chiến lược sẽ được giám sát. Bằng việc am hiểu những mối quan hệ đó, các nhà quản lý sẽ bắt đầu nắm được và xây dựng các định hướng cho sự thành công của doanh nghiệp.

6. Kế hoạch tốt có thể đánh giá được. Các mục tiêu và chiến lược bao gồm những đánh giá cho sự thành công của doanh nghiệp, trong khi các hoạt động sẽ bao gồm những đánh giá cho việc triển khai các mục tiêu chiến lược trên. Bằng cách đó, tính hoàn thiện của những hoạt động sẽ gắn kết với sự thành công trong việc đạt được những mục tiêu đề ra.

7. Kế hoạch tốt bao gồm những phân bổ trách nhiệm rõ ràng. Trong những doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao, từng nhân viên cụ thể sẽ độc lập chịu trách nhiệm cho từng hoạt động cụ thể thông qua việc trao thưởng và trao quyền phân bổ nguồn lực.

8. Kế hoạch tốt bao gồm việc ghi chép và giám sát các giả định. Nếu doanh nghiệp phát hiện ra những giả định đó không chính xác, họ sẽ xem xét lại những mục tiêu kế hoạch liên quan và theo đó tiến hành điều chỉnh cho thích hợp.



Em thấy cũng hợp lý, nhất là với tình hình thắt lưng buộc bụng hiện nay thì tài chính phải luôn đi đôi với chiến lược và ngược lại thì mới mong có lợi nhuận đc. Các bác cho em ý kiến với :D

Chào bạn, theo nội dung của bạn post thì cái này lại là phần của tài chính. Kế toán quản trí thường thiên về quản trị chi phí của DN
 
N

nghiemvinh00

Guest
Ðề: Xây dựng kế toán quản trị trong Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam

Mình đang học quản trị, nhưng đang có cơ hội được làm kế toán cho 1 công ty, nhưng kinh ngiệm và kiến thức chưa có, không biết làm thực tế nó như thế nào và có làm nổi không
 
A

acneu

Trung cấp
6/8/08
99
1
18
Hà Nội_1,2,3,4,5,6,7
Ðề: Xây dựng kế toán quản trị trong Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam

Ông HyperVN đúng là nén đá ao bèo. Hãy nghiên túc trong vấn đề này vì đây là mảnh đất còn mới mẻ cho lý thuyết và thực hành tại VN
 
T

Thumiaa

Sơ cấp
20/2/14
0
0
0
Cau giay-Ha Noi
Ðề: Xây dựng kế toán quản trị trong Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam

Bác thử học khóa về Báo cáo quản trị của bên Viện quản trị tài chính AFC xem. Em có mấy người bạn học khóa học bên đấy hỏi được nhiều thứ lắm. Mấy cái quản trị này nó đặc thù nên cũng phải học hành tìm hiểu nó mới vỡ ra được nhiều thứ bác ạ ^^!
http://afc.edu.vn/Giám-đốc-tài-chính-CFO_n236.html
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA