Thảo luận về GAAP

  • Thread starter nedved
  • Ngày gửi
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Thể theo yêu cầu của anh Vualua, tôi mở topic này để mọi người cùng thảo luận.

Bắt đầu từ cái ví dụ như thế này của anh Vualua:

" Xin kể một câu chuyện tương tự để bạn hình dung (cái này chắc ketoan@ cũng biết, k biết có dính chưởng k, hehe):Nhập thép cuộn khổ rộng 1200mm về kho. Trong một đơn hàng lớn số thép này dùng để sản xuất ra sản phẩm mà chỉ sử dụng hết khổ 1150mm. Còn một dải mép thép rất nhỏ k có thể tận dụng được đã thành phế liệu và bán. Tuy nhiên khi hệ thống BOM chạy xác định giá vốn chỉ nhận theo định mức là 1150mm, số 50mm còn lại nó vẫn nằm chình ình trên sổ dưới dạng nguyên vật liệu, có mã cuộn hẳn hoi. Sơ xuất là do dự án kéo dài và khối lượng là rất lớn nên k kịp điều chỉnh kho.

Kết quả là khi kiểm toán nội bộ đến kiểm kho không thấy mấy cuộn thép đó đâu cả, thấy hụt mất độ chục tấn. Suýt nữa nó vu cho mình là thằng ăn cắp, may mà chứng minh được. Sơ xuất nằm ở chỗ khi ra SP không xoá cái 50mm kia đi luôn vào giá thành. Thực chất lô SP này phải được tính tiêu hao hết cả khổ 1200mm thay vì định mức là 1150mm. "


Vấn đề đặt ra là cái 50mm thừa kia vào Giá thành hay vào Chi phí trong kỳ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Đây là bài viết của bác Vualua"

Theo GAAP (Nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc trọng yếu), kế toán có thể căn cứ xác định việc đưa trị giá này vào thẳng chi phí trong kỳ hay không. Việc xác định này dựa trên một số vấn đề sau :

- Nếu là trọng yếu, có thể phản ánh sai lệch KQKD trong kỳ :
Lô hàng này nếu xác định doanh thu trong kỳ : Đó là chi phí hạn kỳ
Nếu chưa xác định doanh thu, kể cả còn nằm kho thành phẩm hay đã giao đến dự án : Trị giá thể hiện trên BS như một khoản mục tồn kho (Một khoản mục tài sản xác định trong các kỳ sau)

- Nếu là k trọng yếu : Đưa thẳng vào chi phí hạn kỳ (Ghi nhận như một khoản stock adjustment trên P/L)

Dựa vào những vấn đề trên, trị giá 10tấn thép kia có trị giá khá lớn (8000) và được coi là trọng yếu, nếu k trọng yếu thì ghi thẳng vào chi phí hạn kỳ- P/L.

Tại sao nó vào giá thành?
Cũng như ketoan@ trước đây theo dõi về giá thành cho từng project, số NVL kia thường sản xuất và tiêu thụ cho một dự án triển khai qua nhiều kỳ kế toán.Có thể sản xuất giao hàng lắp đặt xong khách hàng ký nghiệm thu mới có thể ra hoá đơn và xác định doanh thu được. Dĩ nhiên k ghi nhận khoản chi phí kia như chi phí hạn kỳ vì nó phản ánh sai kết quả kinh doanh của dự án đó (Chưa xác định doanh thu và trị giá này là trọng yếu). Nó sẽ ảnh hưởng đến thưởng trong kỳ của nhân viên (Vì công ty dựa vào trị giá gross Margin để xây dựng chính sách thưởng).

Về mặt thực tế, khi sản xuất hết 1150mm cho sản phẩm, thì giá thành định mức NVL cho 1 đơn vị SP là : số KG thép sử dụng thực tế x giá 1Kg thép/1 SP (Mang cái SP đó lên bàn cân).VD một M dài SP khổ thép 1150mm nặng 5Kg théo giá 700USD/T thì giá thành định mức NVL cho 1m dài SP là 3.5 USD.

Khi xác định giá thành thực tế, tính số tiêu hao trên 1 đơn vị SP tính gộp phần 50mm kia :nó sẽ bằng 1200/1150 x 5kg x 700/1000=3.65 USD/1SP. Số 50mm kia bán phế liệu thu hồi.

Nhiệm vụ của kế toán : Xây dựng định mức NVL làm sao cho hai cái này tiệm cận nhau

Đó là cách tính mang tính học thuật, nếu có BOM tốt khi cài công thức nó cũng có thể cho một kết quả sử lý khá tốt bài toán này.

Về mặt hạch toán, nếu nedved quan tâm mình có thể trao đổi tiếp vấn đề này, cũng như các vấn đề write off, write on để hạch toán hàng tồn kho một cách khoa học nhất.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Còn cái này là ý kiến của tôi:

Cũng theo GAAP, có một nguyên tắc quan trọng mà tự dưng em không nhớ tiếng Việt nó dịch là gì. Đó là Frudence principle. Thông thường khi đứng giữa lựa chọn một trong 2 quyết định ảnh hưởng đến Frudence principle và matching concept, thì người ta nghiêng về lựa chọn làm sao cho không bị ảnh hưởng đến tính Thận trọng (em dịch mãi mới được). Frudence principle override matching concept.

Trong trường hợp này, nếu ghi nhận khoản chi cho 50mm thép vào Hàng tồn kho thì đảm bảo được tính Phù hợp nhưng tính Thận trọng bị phá vỡ. Khoản này đã chi ra rồi có đem lại được lợi ích gì cho DN nữa đâu.

Xét trên góc độ tài chính, khoản chi này cần được đưa vào P/L ngay khi phát sinh. Còn trên góc độ quản trị, phục vụ cho việc tính kết quả theo Lô thì có thể theo dõi riêng cho mục đích quản lý.

Vấn đề này sẽ còn phải thảo luận nhiều ..
 
L

Lan-Giao

Guest
8/6/04
113
2
0
42
HCMC
Trong trường hợp ghi cost của 50mm thép này vô COGS hay period cost ngay tại thời điểm kết thúc sx muh chưa bán phế liệu, vậy thì không theo dõi được khỏan này trong kho (vì nó =0 mất rồi) và khi bán phế liệu thì ta ghi nhận tòan bộ doanh thu bán phế liệu coi như là lợi nhuận bán phế liệu hết à? (vì chi phí mua đã bị bỏ vô COGS/period cost hết trơn rồi) --> như vậy thì có match không?

Theo tớ thì trong bất cứ trường hợp nào thì 50mm đó sau khi sx lô hàng xong cũng nên nằm trên inventory (có thể dùng 1 logistic warehouse, vd: scrap warehouse, để theo dõi riêng), khi bán phế liệu ra mới xuất nó đi thành period cost.

Nếu lập luận rằng cái 50mm phế liệu này là chi phí sx, phải ghi nhận nó vào COGS thì tớ nghĩ giá trị ghi nhận phải = giá bán phế liệu - giá mua 50mm, chứ không chỉ đơn thuần là giá mua không thui. Vi` tớ nhớ COGS được offset = scrap sales nữa.

Anyway, nếu tớ sai thì sửa cho tớ nhá.
 
Sửa lần cuối:
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
OK, mình đồng ý là phải ghi nhận giá trị phế liệu vào kho để theo dõi tồn, nhưng mà ghi nhận bằng giá nào? Nếu ghi nhận theo giá xuất xưởng như cách làm của Lan-Giao thì sẽ dẫn tới lỗ khi xuất bán phế liệu, điều đó lại vi phạm nguyên tắc thận trọng ở trên.
 
L

Lan-Giao

Guest
8/6/04
113
2
0
42
HCMC
Vậy ghi giá trị phế liệu trong inventory = fair value tại thời điểm hòan nhập kho. Chênh lệch giữa carrying amount & fair value thì trace theo batch đó mà bỏ vào COGS & Finished goods inventory. Như vậy có được không?
 
E

echop

Guest
25/8/04
53
0
0
113
vietnam
Hì, tham gia tí :)

Theo tôi, xét trên quan điểm nhà quản trị, nếu 50mm thép kia là trọng yếu, không hiểu người ta có quyết định dùng loại thép khổ 1200 kia để rồi phải vứt đi 50mm không nhỉ?

Lại giả sử rằng, nếu 50mm là trọng yếu thật và người ta bắt buộc phải dùng thép 1200 để sx sp, vì sự cấp thiết của Dự án chẳng hạn, và 50mm kia không thể dùng làm gì khác được mà chỉ có thể bán phế liệu (tôi cũng chẳng hiểu như thế thì giá trị thực của nó ntn mà được coi là trọng yếu???) thì trong trường hợp này, cần tuân thủ nguyên tắc thận trọng và ghi nhận toàn bộ vào chi phí. Hoặc cũng có thể đánh giá nó theo giá trị phế liệu thu hồi ước tính để ghi nhận tồn kho.

Theo ý kiến của nedved, ghi nhận ngay 50mm thép vào p&l như là một khoản mục điều chỉnh inventory cũng có phần hợp lý, các bạn có thể tham khảo thêm VAS về hàng tồn kho, VAS-trong trường hợp chi phí sx lớn hơn mức bình thường, ghi nhận ngay phần chênh lệch vào p&l.
Tuy nhiên, nếu nedved nói rằng nó là phần chi phí thực tế DN đã bỏ ra và không thu được lợi ích gì thì tôi không đồng ý. Vua lúa có đưa ra quan điểm là nó được phản ánh vào giá thành sp (mức giá thành 3.65$) thì khi đó, nó đã được cấu thành nên sp và sp này sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai khi bán đi đấy chứ? (xét trên quan điểm quản trị, mức giá thành này chắc chắn vẫn sẽ có lãi nên DN mới quyết định làm)

Nếu để mức giá thành sp là 3.65$ thì nó lại có vẻ...cao hơn mức bình thường :). Xét cho cùng thì cái thuật ngữ "mức bình thường" này cũng là do DN thôi, nếu buộc phải sx sp bằng laọi thép 1200mm thì mức giá thành 3.65$ là hoàn toàn phù hợp.

Do vậy, nguyên tắc thận trọng trong VAS về hàng tồn kho còn phụ thuộc vào yếu tố đó nữa - "công xuất sx bình thường" .
Cũng có thể xem xét một phương án khác, giá thành được tính trên cơ sỏ giá thành thực tế (3.65$) trừ đi giá trị thu hồi ước tính của 50mm thép thừa, số thép thừa được nhập kho theo giá trị ước tính này, vậy là dung hoàn cả kế toán lẫn quản trị. Tuy nhiên, cái này liệu có lằng ngoằng quá không? Hay là mình lại lẫn lộn giữa phương pháp tính giá thành sp với GAAP?

Túm lại là có chuẩn mực đấy rồi, cứ thế mà áp dụng thôi :)
 
L

Lan-Giao

Guest
8/6/04
113
2
0
42
HCMC
^^
Tu'm lại là để prudent thì không thể hòan lại mớ phế liệu đó vào kho với full giá. Tớ đồng ý.

Còn ghi vào production cost như thế nào cũng được à? Ghi tất giá phế liệu vào & clear nó trên kho luôn, hay chỉ ghi phần giá - fair value/scrap sales vào? Rủi phần fair value/scrap sales no' cũng được kha kha' thì 2 cách trên cho kq chênh lệch nhiều --> làm sao? Vậy best practice thì ta nên làm như thế nào?

Mà trong trường hợp batch thành phẩm đó chỉ xuất bán 1 phần thì cái chi phí phế liệu này có phân bổ cho cả COGS lẫn FG inventory hay không? hay là cho hết vào P&L?
 
Sửa lần cuối:
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Đọc bài của mọi người tôi có thể đưa ra trường hợp như thế này:

Book value: 100
Fair value: 20
Diff: 80

Có thể ghi nhận như sau:

Inventory: 20
Khi nào bán ta có Scrap sale / cost of inventory => matching

Period cost: 80 => frudence (cái này theo tôi không để trên COGS được vì nó không cấu thành nên giá trị sản phẩm)
 
E

echop

Guest
25/8/04
53
0
0
113
vietnam
nedved nói:
Đọc bài của mọi người tôi có thể đưa ra trường hợp như thế này:

Book value: 100
Fair value: 20
Diff: 80

Có thể ghi nhận như sau:

Inventory: 20
Khi nào bán ta có Scrap sale / cost of inventory => matching

Period cost: 80 => frudence (cái này theo tôi không để trên COGS được vì nó không cấu thành nên giá trị sản phẩm)

To Nedved: Nếu nói phần thép thừa là không tạo nên giá trị sản phẩm là không hoàn toàn chính xác trong 1 vài trường hợp. Để sản xuất bất kỳ một laọi sản phẩm nào, người ta vẫn phải chấp nhận một tỷ lệ hao hụt vật tư nào đó dưới dạng phế liệu (định mức tiêu hao). Phần hao hụt trong định mức này vẫn được tính vào giá thành sản phẩm một cách bình thường. Trong trường hợp này cũng vậy. Nếu giả sử DN không còn loại thép 1150mm mà hoàn toàn phải dùng thép 1200 thì sao?? Khi đó DN không còn cách nào khác là buộc phải chấp nhận phần phế liệu 50mm để sx sp đó. Khi đó 50mm lại trở thành mức hao hụt ...bình thường :) và nó phải được phản ánh trong giá thành sp. Chỉ lưu ý rằng, nếu fair value của phần 50mm này là trọng yếu, có thể xem xét việc laọi nó ra khỏi giá thành sp sx và ghi nhận vào hàng tồn kho :dzo:
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
echop nói:
To Nedved: Nếu nói phần thép thừa là không tạo nên giá trị sản phẩm là không hoàn toàn chính xác trong 1 vài trường hợp. Để sản xuất bất kỳ một laọi sản phẩm nào, người ta vẫn phải chấp nhận một tỷ lệ hao hụt vật tư nào đó dưới dạng phế liệu (định mức tiêu hao). Phần hao hụt trong định mức này vẫn được tính vào giá thành sản phẩm một cách bình thường. Trong trường hợp này cũng vậy. Nếu giả sử DN không còn loại thép 1150mm mà hoàn toàn phải dùng thép 1200 thì sao?? Khi đó DN không còn cách nào khác là buộc phải chấp nhận phần phế liệu 50mm để sx sp đó. Khi đó 50mm lại trở thành mức hao hụt ...bình thường :) và nó phải được phản ánh trong giá thành sp. Chỉ lưu ý rằng, nếu fair value của phần 50mm này là trọng yếu, có thể xem xét việc laọi nó ra khỏi giá thành sp sx và ghi nhận vào hàng tồn kho :dzo:

Thì đúng rồi, chúng ta đang xem xét nó trên giả định là trọng yếu đấy chứ. Nếu không thì nói làm gì. Nó vẫn tồn tại, nhập lại kho, có giá trị, bán được thì mới đáng đề bàn chứ.

Như vậy cứ coi khoản này là chi ngoài định mức đi
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Abnormal losses

Khoản chi ngoài định mức thì nghĩa là quá trìng sản xuất bình thường có vấn đề (abnormal losses) rồi. Nếu là có vấn đề khác thường thì không thể cho vào Production Cost (tức là cho vào inventory) được mà phải cho vào một hạng mục riêng trên Profit and Loss account. Tuy nhiên ở đây có lưu ý là:

1. Phần abnormal losses được xác định chi phí như bình thường. Giả sử bạn sản xuất vỏ lon bia từ nhôm, trong quá trình sản xuất, có phế phẩm (Sản xuất 1000 vỏ lon, định mức phế phẩm là 100, sản phẩm đầu ra trong điều kiện bình thường là 900, đầu ra thực tế là 850, vậy 50 là hao hụt bất thường, được tính chí phí như chi phí dành để sản xuất ra thành phẩm). Phần chi phí này sẽ được net-off với scrap value (giá trị bán đồng nát của phế phẩm), phần chênh cho vào P&L.

2. Trong ví dụ về thép của echop, nếu là hao hụt trong định mức, thì tính vào hàng tồn kho, nếu là hao hụt ngoài định mức thì cho vào P&L, sau khi net off với scrap value.

3. Thực ra cho vào đâu thì cũng vậy, nếu giá trị không trọng yếu, vì đằng nào cũng charge hết vào P&L. Nếu xét trên bình diện của Financial Management thì cho vào đâu cũng thế hết!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA