Kế toán trong doanh nghiệp sản xuất sữa có chăn nuôi bò????

  • Thread starter muabuon
  • Ngày gửi
M

muabuon

Guest
11/8/05
7
0
0
42
Ha Noi
Các bác giúp em với!
- Doanh nghiệp chăn nuôi bò lấy sữa thì họ hạch toán: Chi phí cho đồng cỏ, chi phí mua bò (bò có phải là TSCĐ ko?) như thế nào?
- Trong quá trình chăn nuôi đó bò cho bê, nghé thì hạch toán bê nghé như thế nào?
Cảm ơn các bác nhiều nhiều! :wall:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Trời, khó thật, nếu coi chú bò mua về là tài sản cố định thì sau này chi phí sửa chữa, nâng cấp tài sản sẽ rất lớn, hì hì vì con bò đó sẽ lớn lên mà. Đồng thời xét theo tiêu chí ghi nhận TSCĐ là phải phục vụ sản xuất ngay thì một con bê con mua về nuôi chưa cho sữa cũng không phải là một TSCĐ vì chưa cho ra ngay sản phẩm là sữa được, phải nuôi nó tới khi trưởng thành cơ mà. Ngoài ra còn vấn đề khấu hao tài sản cố định nữa, con bò chết rồi hay chuyển mục đích sử dụng sang bò thịt mà chưa khấu hao hết thì lại tiến hành thanh lý tài sản cố định? Vậy thì phải thanh lý xoành xoạch, cái này lý thú đây.

Tuy nhiên, đến khi con bò cho sữa thì đúng nó là TSCĐ được vì rất phù hợp với mọi tiêu thức để ghi nhận TSCĐ. Vậy với trường hợp nuôi bò sữa (kô phải bò thịt hoặc bò giống - hai loại này có thể coi là hàng hoá) chúng ta có thể ghi nhận giá trị mua bò vào chi phí xây dựng dở dang TK 241 (xin lỗi vì mình không làm trong ngành này, không biết các quy định cụ thể thế nào). Trong thời kỳ nuôi bê để trưởng thành thành bò sữa mọi chi phí phát sinh coi như chi phí đầu tư bổ sung để hình thành nên tài sản cố định, khi nào chú bê trưởng thành trở thành con bò có thể vắt sữa được khi đó mới kết chuyển từ TK 241 sang TK 211.

Chi phí cho đồng cỏ: chi phí này có thể coi là chi phí trực tiếp phục vụ sản xuất, do vậy nên ghi nhận vào các tài khoản 621, 627 để kết chuyển về TK 154. Tuy nhiên, do đồng cỏ để nuôi cùng cả bò sữa, bò giống và bê do vậy phải tiến hành phân bổ từ các tài khoản phí về TK 154 và TK 241 cho phù hợp.

Một chú nghé ra đời là kết quả lai giữa bò giống và bò cái (có thể cho sữa) mọi chi phí trong thai kỳ của bò cái, chi phí khấu hao từ con bò giống là giá trị hình thành nên chú bê, do vậy vẫn có thể ghi nhận giá trị ban đầu của chú bê trên cơ sở giá trị thực tế chứ không phải định ra một mức giá tưởng tượng nào cả.

Có ai có ý kiến gì hay hơn thì tiếp chiêu nào.
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
Bò cũng được coi là TSCĐ
Bạn hỏi chi phí đồng cỏ, chi phí mua bò, bê nghé có phải bạn muốn đi sâu về lĩnh vực tính giá thành trong DN sản xuất nông nghiệp không ?.
Chi phí đồng cỏ phục vụ sản xuất cho vào 621
Chi phí mua bò như bạn nói có phải dùng bò đẻ sản xuất, phục vụ SX không ? Chi phí đó cho vào 627
Bò cho sữa và cho bê nghé thì đó chính là sản phẩm của chăn nuôi. Vậy bạn tính giá thành của sữa và bê nghé và coi đó là thành phẩm ( 155 )
Bạn hỏi chung quá mình cũng không biết trả lời cụ thể như thế nào nũa. Mình chỉ tạm nói vậy thôi. Tính giá thành trong DN SX nông nghiệp cũng không đơn giản. Bạn đưa ra tình huống cụ thể đẻ diễn đàn cùng thảo luận.
 
M

muabuon

Guest
11/8/05
7
0
0
42
Ha Noi
Cảm ơn 2 bác đã có đôi lời trao đổi. Hiện nay tôi đang gặp bài toán theo dõi chi phí sản xuất trong 1 doanh nghiệp sản xuất sữa (sữa tươi tiệt trùng mà mọi người hay thấy trên thị trường đó) nhưng đơn vị này lại tự chăn nuôi bò để lấy sữa đưa vào chế biến nên tôi kô biết phải làm như thế nào. Điều tôi băn khoăn như sau:
- Nếu coi bò cho sữa là TSCĐ thì việc theo dõi chi phí nuôi trước đó hạch toán như thế nào? Tại sao mình kô coi là chi phí đầu vào và phân bổ dần trong kỳ? nếu là TSCĐ thì trong trường hợp đàn bò bị bệnh và thiệt hại thì khi đó mình sẽ hạch toán ra sao?
- Nếu đơn giản trong qúa trình nuôi bò lấy sữa mà bò cho nghé con thì hạch toán giá trị của con nghé con đó như thế nào? Tôi nhớ ngày xưa khi còn học thầy tôi có nói khi đó phải quy con nghé con đó ra sữa để tính giá trị thu hồi, như vậy có chính xác không, cách quy đổi ra sao và ngoài ra còn cách nào không?
- Sữa thu được lại đưa vào chế biến vì vậy hạch toán vào 154 hay 155 thì hợp lý?
Mọi người biết thì chỉ bảo thêm nhé!
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
muabuon nói:
- Nếu coi bò cho sữa là TSCĐ thì việc theo dõi chi phí nuôi trước đó hạch toán như thế nào? Tại sao mình kô coi là chi phí đầu vào và phân bổ dần trong kỳ? nếu là TSCĐ thì trong trường hợp đàn bò bị bệnh và thiệt hại thì khi đó mình sẽ hạch toán ra sao?
- Nếu đơn giản trong qúa trình nuôi bò lấy sữa mà bò cho nghé con thì hạch toán giá trị của con nghé con đó như thế nào? Tôi nhớ ngày xưa khi còn học thầy tôi có nói khi đó phải quy con nghé con đó ra sữa để tính giá trị thu hồi, như vậy có chính xác không, cách quy đổi ra sao và ngoài ra còn cách nào không?
- Sữa thu được lại đưa vào chế biến vì vậy hạch toán vào 154 hay 155 thì hợp lý?
Mọi người biết thì chỉ bảo thêm nhé!

Bạn có thể đọc lại bài viết trên của mình về những câu hỏi mà bạn đặt ra, trường hợp đàn bò bị bệnh và thiệt hại thì tiến hành thanh lý tài sản, tuy nhiên với việc đàn bò luôn luôn có nguy cơ bệnh, ốm và chết thì cần có dự phòng và trích lập dự phòng. Vấn đề trích lập dự phòng lại phải nghiên cứu quy định của nhà nước.

Quy con nghe ra sữa là quy thế nào? Mình nói ở trên là có thể tập hợp giá trị thực tế hình thành nên một con nghé từ các chi phí liên quan tới bò cha và bò mẹ trong thai kỳ như ở trên rồi mà.

Sữa được coi là nguyên liệu đầu vào do vậy khi tập hợp thành phẩm sữa từ chi phí nuôi bò sẽ kết chuyển vào TK 152 nguyên vật liệu cho công đoạn sản xuất kế tiếp. Nghĩa là có hai công đoạn sản xuất: 1. Công đoạn sản xuất sữa nguyên chất từ bò mẹ, 2. Công đoạn chế biến sữa từ sữa tươi nguyên chất. Hai công đoạn này là một dây chuyền liên hoàn, do vậy hạch toán theo dây chuyền sản xuất liên hoàn.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA