Sản phẩm dở dang đầu kỳ trong Z

  • Thread starter ERPSolution
  • Ngày gửi
E

ERPSolution

Trung cấp
6/4/05
191
0
0
49
HCMC
Lúc tính giá thành, mỗi loại chí phí 621, 622, 627 có phương pháp phân bổ chi phí riêng. Thậm chí, chí tiết của mỗi loại Chi phí trên cũng có PP phân bổ riêng (Ví dụ: NVL chính phân bổ trực tiếp, NVL phụ phân bổ theo bộ hệ số A, 622 theo ...)

Như vậy, để tính giá thành chính xác, và biết được mỗi loại chi phí trong giá thành sản phẩm, cần phải xác định được mỗi loại CP tham gia tính giá thành trong kỳ theo công thức:

CPNVL tham gia tính giá thành = CPNVL DD đầu kỳ + CPNVL phát sinh – CPNVL DD cuối kỳ
CPNC tham gia tính giá thành = CPNC DD đầu kỳ + CPNC phát sinh – CPNC DD cuối kỳ
CPSXC tham gia tính giá thành = CPSXC DD đầu kỳ + CPSXC phát sinh – CPSXC DD cuối kỳ

(CThức này dựa trên cthức gốc chung cho các loại chi phí như trong sách)

Mình đang đau đầu ở SPDD đầu kỳ trong công thức trên


Về mặt hạch toán, SPDD lúc đó đang thuộc Nợ TK 154, chí phí phát sinh theo TK 621, 622, 627.
Nếu vậy, mình phải làm bút toán đảo SPDD đầu kỳ Có 154, Nợ 621, 622, 627 hả? nếu làm vậy có đúng không? còn nếu không làm thì làm sao mà tính được giá thành và biết được mỗi loại chi phí trong giá thành sản phẩm

Thanks & Regards

ERPS
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Câu hỏi của bạn khá rộng nên Mina cũng tham gia trả lời chung, nó còn đặc thù theo từng lọai sản phẩm. Theo nguyên tắc chung của kế tóan thì không làm bút tóan đảo đầu kỳ cho số dư 154 sang 621, 622, 627. Nhưng không biết trong tương lai khi đã dùng bằng phần mềm kế toán thì luật có để là đảo lại hay không? Vì máy móc sẽ tính hết....
Còn đối với kế toán làm truyền thống thì có thể mở sổ chi tiết cho từng lọai sản phẩm của 154 (nhưng không chi tiết đến từng 621, 622, 627 đầu kỳ), thường thì bản này dùng để sử dụng nội bộ nhiều hơn.
Mong các bạn tiếp tục tham gia.
 
E

ERPSolution

Trung cấp
6/4/05
191
0
0
49
HCMC
Xin các cao thủ có ý kiến giúp.

Công ty mình đang phát triển module Giá thành Sản phẩm tích hợp vào phần mềm kế toán tài chính. Nói thật, mình cũng đã làm tại nhiều cty phần mềm nhưng chưa thấy phần mềm nào giải quyết tốt vấn đề này, Khi Sếp y/c phân tích để chuyển sang phòng Phần mềm viết Module Giá Thành Sản Phẩm, mình muốn làm sao khi tính giá thành thì mỗi yếu tố chi phí chúng ta có quyền tự định nghĩa tên chi phí (Điện, Nước, NVL chính, NVL phụ ...) và tự định nghĩa PP phân bổ riêng cho từng yếu tố này.
Để làm được, mình thấy nhất thiết phải làm bút toán đảo từ 154 sang 621, 622, 627 của CP SPDD đầu kỳ.

Rất mong nhận được ý kiến của các bạn, các chuyên gia kế toán giá thành

ERPS
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Mình không phải dân làm phần mền nên mình không hiểu nhiều lắm vếf cách xử lý trong phần mền. Nhưng theo mình, với hệ thống kế toán thủ công có kết hợp giá thành với KT tài chính thì để hạch toán giá thành theo từng khoản mục thì TK 154 sẽ mở chi tiết theo từng khoản mục chi phí. SDDK chi tiết là GTSPDD ĐK theo từng khoản mục, N154/C621,522,623,627 là CPSX theo từng khoản mục....Bạn thử áp dụng trong phần mền của bạn xem sao.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
ERPSolution nói:
Công ty mình đang phát triển module Giá thành Sản phẩm tích hợp vào phần mềm kế toán tài chính. Nói thật, mình cũng đã làm tại nhiều cty phần mềm nhưng chưa thấy phần mềm nào giải quyết tốt vấn đề này, Khi Sếp y/c phân tích để chuyển sang phòng Phần mềm viết Module Giá Thành Sản Phẩm, mình muốn làm sao khi tính giá thành thì mỗi yếu tố chi phí chúng ta có quyền tự định nghĩa tên chi phí (Điện, Nước, NVL chính, NVL phụ ...) và tự định nghĩa PP phân bổ riêng cho từng yếu tố này.

ERPS

Em thử tham khảo phần mềm của Fast xem. có ý tưởng gì không, trong đó có danh mục về các khoản phí như em nói đó. Đường link này:

http://webketoan.com/forum/showthread.php?t=8588
 
Lostly

Lostly

Trung cấp
ERPSolution nói:
Mình đang đau đầu ở SPDD đầu kỳ trong công thức trên[/B]

Về mặt hạch toán, SPDD lúc đó đang thuộc Nợ TK 154, chí phí phát sinh theo TK 621, 622, 627.
Nếu vậy, mình phải làm bút toán đảo SPDD đầu kỳ Có 154, Nợ 621, 622, 627 hả? nếu làm vậy có đúng không? còn nếu không làm thì làm sao mà tính được giá thành và biết được mỗi loại chi phí trong giá thành sản phẩm

Thanks & Regards

ERPS
Điểm mấu chốt ở đây là bạn phải xem xét 154 của khách hàng họ đánh giá theo tiêu thức nào: VD: 155 SP A = 621 + 622 + 627A +627B + 627C.
154 SP A = 70% ( 621+622+627 A +627B...)
hay 154 SP A = 621 +622
hay 154 SP A = 621 + 622 + 627A
.....
Từ đấy khi phân bổ để tính giá thành trong kỳ ta lập nên tiêu thức cho 155 và 154 và nếu muốn theo giõi trong sản phẩm A có bao nhiêu % của điện , nước, NVL chính, phụ ... thì 154 cũng phải phân ra giống như vậy.
 
E

ERPSolution

Trung cấp
6/4/05
191
0
0
49
HCMC
Dear all,

Trọng tâm mình nói về việc hạch toán bút toán của SPDD đầu kỳ trong tính Z chứ không phải làm sao phân bổ CP và tính Z một SP
Dĩ nhiên phải dùng khoản mục để phân biệt các chi phí ứng với 621, 622, 627 trong SPDD đầu kỳ.Tuy nhiên về mặt TK, lúc đó SPDD đầu kỳ là 154, Phát sinh trong kỳ là 621, 622, 627 nên không thể gộp chung theo TK được. Có 2 giải pháp đưa ra:
1.Làm quy trình ngược: Chúng ta cứ lấy theo khoản mục CP SPDD (621,622,627) đầu kỳ cộng với phát sinh (dĩ nhiên trừ đi SPDD cuối kỳ), sau khi tính được Z thì cứ kết chuyển hết 621, 622, 627 sang 154, Dựa theo SL nhập kho và đơn giá sau khi tính Z, tiến hành Nợ 155, có 154
2. Sử dụng bút toán đảo: Ứng với KM chi phí trong SPDD (621,622,627) đầu kỳ, dùng bút toán đảo từ Có 154 sang Nợ 621, 622, 627 của SPDD đầu kỳ để kết chuyển phần chi phí tương đương trong SPDD đầu kỳ về cộng với chi phí trong kỳ (dĩ nhiên trừ đi SPDD cuối kỳ), rồi sau đó mới phân bổ--> tính Z

Chắc mình phải làm cả hai giải pháp để khách hàng chọn lựa

Thanks & Regards

ERPS
 
Sửa lần cuối:
D

donjuan_acc

Guest
30/11/04
37
1
6
TP HCM
V/v SDDD 154 tính Z như thế nào?

Xin chào ERPSolution!
Đề tài này chắc vẫn còn thảo luận chứ!
Bạn nè, như tui thấy có bạn đã cho ý kiến rất đúng đó! Đó là, TK 154 bạn cũng phải mở chi tiết tương ứng cho từng mã SP (hoặc công trình). VD: 154 của SP A, 154 của SP B ...
Làm như vậy, khi có SDDK 154, bạn chắc chắn đã xác định được đó là số dư của SP (hay công trình) nào rồi! như vậy, tương ứng với từng SP (công trình) bạn sử dụng công thức mà bạn đã đề cập (= SDDK + Phát sinh - SDCK). Xin nhắc lại, bạn sử dụng công thức trên cho từng SP chi tiết tương ứng!
Là số dư đầu kỳ nhưng ta cũng phải xác định dư của ai chứ! Đúng không bạn! Không thì tranh chấp mệt đấy!
Và vấn đề trọng tâm (theo bạn): có cần làm bút toán đảo 154 (trong PM) không?
Bạn à, tui ví dụ nhé!
Tui gọi X là SDDK 154 của SPA.
Gọi Y là phát sinh trong kỳ 621 của SPA.
Gọi Z là phát sinh trong kỳ 622 của SPA.
Gọi W là phát sinh trong kỳ 627 của SPA. Và gọi V là SDCK SPA
Lúc này, bạn thấy sao? có nhất thiết phải chuyển 154 SPA về thành 621 đầu kỳ, 622 đầu kỳ, 627 đầu kỳ của SPA mới tính được Z SPA không? Tại sao ta không lấy X+Y+Z+W-V nhỉ?

Chúc bạn thành công! Biết đâu tui sẽ sử dụng và yêu thích PMKT của bạn đó!
 
Sửa lần cuối:
C

cá ngão

Guest
20/7/05
9
0
0
Bổ sung nhé: nếu tính giá thành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thế nào, làm già có 621, 622 chỉ có 154 thôi
bạn viết phần mềm mà chưa biết tính Z thế nào thì hơi khó đấy
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA