Bao so 7 dang do bo vao dat lien....

  • Thread starter Tigon-ETC
  • Ngày gửi
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
Cơn bão số 7 đang đổ bộ vào đất liền mà Nam Định được xác định là vùng tâm bão đi qua. Hiện nay, tại Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá đã bị sạt lở đê. Hà nội cũng đang bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 7 mưa lớn gây ngập úng trên nhiều tuyến đường. Mặc dù đã có sự chuẩn bị ứng phó với bão lũ, nhưng thiệt hại do bão gây ra là rất lớn.
Các bạn phía Nam ơi hãy chia sẻ cơn bão số 7 cùng các tỉnh phía Bắc bị bão lụt bẳng hành động của các bạn nhé.
Các bạn hãy theo dõi tình hình cơn bão số 7 nghe.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,687
1,372
113
50
TP.HCM
Ừ. Mình cũng đang sốt ruột về tin báo bão đó. Bạn nào có thời gian đọc báo / web thì cập nhật tóm tắt vào đây để mọi người cùng chia sẻ nhé.

Bạn nào có gia đình nằm tại vùng ảnh hưởng của bão, gánh chịu thiệt hại, cần sự giúp đỡ gì thì thông báo tại đây. Mình sẽ vận động mọi người cùng giúp đỡ hết khả năng.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Sáng nay (27/9), bão số 7 - cơn bão mạnh nhất trong nhiều năm qua - đã tràn vào tỉnh Thái Bình với sức gió mạnh cấp 10, cấp 11. Bão cũng đổ bộ vào tỉnh Thanh Hóa, với sức gió mạnh cấp 11, cấp 12, kèm theo mưa lớn.


Sau khi vượt qua đảo Hải Nam (Trung Quốc), bão số 7 (có tên quốc tế là Damrey) đang tiến thẳng vào các tỉnh ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Tại hai huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy (Thái Bình), gió giật cấp 12 làm nước biển dâng cao 1,8m. Vào lúc 8h sáng nay, toàn tỉnh Thái Bình đã bị mất điện.

Từ trưa nay bão số 7 cũng đã chính thức đổ bộ vào Thanh Hóa với sức gió mạnh cấp 11, cấp 12, giật trên cấp 12, đúng vào lúc mực nước thủy triều lên mức đỉnh. Gió bão đã làm đổ, tốc mái hàng ngàn nhà dân. Hàng trăm ha lúa chín chưa kịp thu hoạch đã bị dập nát, điện thoại cố định tại các huyện, thị xã ven biển như Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, thị xã Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia... bị mất liên lạc hoàn toàn. Lượng mưa chưa nhiều (từ 50 đến 70mm) nhưng đã bắt đầu gây úng ngập tại một số điểm thấp, trũng ở thành phố Thanh Hóa.


Bão số 7 đã đổ bộ vào Thanh Hoá với sức gió giật trên cấp 11 kèm theo mưa lớn đã làm đổ và tốc mái hàng ngàn ngôi nhà, nhiều cột điện và cây xanh bị gãy đổ. Riêng tại huyện Hoằng Hóa có hơn một ngàn ngôi nhà xập và tốc mái, các huyện ven biển mất điện và mất liên lạc hoàn toàn. Trong ảnh: Cây xanh bị gãy đổ tại thành phố Thanh Hoá. Ảnh: Phạm Viên Tiếp - TTXVN



Lúc 9h15 sáng nay (27/9), nước biển đã tràn qua đoạn đê Thành Long (trước cửa Trung tâm đo sóng Nam Định). Phía ngoài đê, sóng dựng cao chừng 4m. Gió giật trên cấp 12, cây cối gãy đổ rất nhiều.

Đến 10h15 sáng nay, 300m đê ở xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) bị sóng biển phá tung. Những đợt sóng cao cả chục mét đổ ập vào khu dân cư ven đê, giật tung hàng chục mái nhà và kéo ngã hàng trăm cây cối ven đê. Lực lượng xung kích hộ đê đành bất lực, không thể cứu vãn trước giặc nước. Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo bắn súng báo động để sơ tán một số hộ còn sót lại trong xã Nghĩa Hưng và cư dân trong xã lân cận. Người dân đang chạy đua với giặc nước, tất cả đều hướng vào sâu nội động để thoát thân.

Vào lúc 10h45 hôm nay, 14m đê Ninh Phú thuộc xã Ngư Lộc, Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã bị vỡ, nước tràn sâu vào Ngư Lộc tới vài km. Tại 15m đê còn lại, khoảng 700 chiến sĩ quân đội và công an đang quyết liệt giành giật và chống đỡ với thủy thần bằng mọi biện pháp có thể. Theo nhận định của các lực lượng tại chỗ, việc bảo vệ 15m đê này là cực kỳ khó khăn. Đây là 15m đê cực kỳ quan trọng, nếu bị vỡ thì một loạt các xã như Ngư Lộc, Minh Lộc, Hòa Lộc sẽ bị chìm trong biển nước. (Theo Tiền Phong)

Đê Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, ngoài đoạn bị sạt 10m và đã được ứng cứu, lúc 10h30 sáng nay có thêm một đoạn sạt lở 23m, sâu vào thân đê 1,3m. Các đoạn đê Quần Khu, Nghĩa Sơn, nước biển dâng cao che lấp các đoạn sạt lở. Dù đã khắc phục, nhưng tình hình rất căng thẳng, lãnh đạo xã đã điện khẩn yêu cầu huyện Nghĩa Hưng tiếp viện.

Tại Đồ Sơn (Hải Phòng) từ 4h sáng nay gió bắt đầu mạnh lên, giật cấp 6 cấp 7. Ðến 9h sáng, đã có mưa to và gió giật lên tới cấp 8, cấp 9. Một số cây và cột điện bị đổ dọc đường từ khu 1 và khu 2. Nhiều nhà dân bị tốc mái. Gió lớn kết hợp với triều cường đã tạo những cột sóng cao từ 7-8m đánh vào bờ. Toàn bộ khu 1 thuộc bãi biển Đồ Sơn đã bị ngập sâu trong nước. Các tuyến đường nằm sát biển từ khu 1 vào khu 2 cũng đã bị sạt lở, cát phủ kín đường...

Đến 10h sáng nay, một số đoạn trên tuyến đê Hoàng Châu - Văn Chấn (Cát Hải - Hải Phòng) dài 8km đã bị vỡ. Nước biển tràn qua đê làm cho toàn bộ thị trấn Cát Hải ngập 50-70cm. Huyện đảo 14.000 dân này, người già, phụ nữ, trẻ em đã được sơ tán an toàn.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, hiện sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km/giờ), giật trên cấp 12. Bão số 7 đang ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh, gây ra gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 11, giật trên cấp 12; các tỉnh trong đất liền thuộc phía đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật trên cấp 8.


Sáng ngày 27/9/2005, cơn bão số 7 tràn vào trong thời điểm triều cường nước lên cao và sóng to làm tràn đê biển Bạch Long, huyện Giao Thủy (Nam Định). Ảnh: Hoài Nam - TTXVN



Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 7 di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 14-17km, đi sâu vào đất liền thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa.

Ngày hôm nay, ở Vịnh Bắc Bộ có gió bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 10. Biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh cần đề phòng nước biển dâng do bão kết hợp với thủy triều cao trong ngày (cao từ 3,5 đến 4,5 mét; đặc biệt từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, một số nơi có thể cao từ 4,5 đến 5,5 mét).

Ở các tỉnh thuộc phía đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Cần đề phòng úng ngập ở vùng thấp, vùng trũng; lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn thì mức nước biển hiện ở mức 2,91m so với 0 hải đồ (so với lịch thủy triều nước biển dâng khoảng 21cm). Dự báo từ 11h đến 13h hôm nay (27/9), bão sẽ gây ảnh hưởng mạnh nhất đến Quảng Ninh.

Nhiều người dân đã nghĩ đến cảnh tượng sóng thần khi sóng cao gần 10 mét đổ ầm ầm vào bờ biển, cuốn phăng đi tất cả những gì cơn sóng đi qua ...

Tiếp tục cập nhật.....
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Theo ghi quan sát tại Thanh Hóa thì đến 12h30 ngày 27/6, nhiều xe chở người dân chạy bão vẫn đang tiếp tục di chuyển từ Ngư Lộc đến Minh Lộc và thị trấn Hậu Lộc. Do đường trơn trượt cùng với gió lớn khiến cho việc di chuyển gặp rất nhiều khó khăn. Xe khách 29S-4294 đã bị trật bánh và đâm vào lề đường. Rất may người dân trên xe an toàn...
(Theo TNO)
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Nhiều tuyến đê biển bị vỡ

Sáng nay, bão số 7 tiến vào đất liền đã gây mưa to, gió giật cấp 11-12. Tại Nam Định, Hải Phòng, hàng loạt khúc đê bị vỡ. Nước tràn vào gây ngập trắng khắp nơi.
*Cơn bão mạnh nhất trong 9 năm qua

Nam Định: 300 m đê Nghĩa Phúc đã vỡ

10h15: Sau 30 phút cầm cự, 300 m đê ở xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng bị sóng biển phá tung. Những đợt sóng cao cả chục m đổ ập vào khu dân cư ven đê, giật tung hàng chục mái nhà đánh gục hàng trăm cây cối ven đê. Lực lượng xung kích hộ đê đành bất lực, không thể cứu vãn trước giặc nước. Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo bắn súng báo động để sơ tán một số hộ còn sót lại trong xã Nghĩa Hưng và cư dân trong xã lân cận. Người dân đang chạy đua với giặc nước, tất cả đều hướng vào sâu nội đồng để thoát thân.


Nước tràn ngập khắp nơi. Ảnh: Anh Tuấn

Đê Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, ngoài đoạn bị sạt 10 m và đã được ứng cứu, lúc 10h30 sáng nay có thêm một đoạn sạt lở 23 m, sâu vào thân đê 1,3 m. 50 người trong xã đã được huy động ra cứu hộ. Các đoạn đê Quần Khu, Nghĩa Sơn, nước biển dâng cao che lấp các đoạn sạt lở. Dù đã khắc phục, nhưng tình hình rất căng thẳng, lãnh đạo xã đã điện khẩn yêu cầu huyện Nghĩa Hưng tiếp viện.

Hải Phòng: Cát Hải chìm trong nước

10h: Một số đoạn trên tuyến đê Hoàng Châu - Văn Chấn (Cát Hải) dài 8 km đã bị vỡ. Nước biển tràn qua đê làm cho toàn bộ thị trấn Cát Hải ngập 50-70 cm. Huyện đảo 14.000 dân này, người già, phụ nữ, trẻ em đã được sơ tán an toàn.

Khu vực biển Đồ Sơn sóng cuồn cuộn dâng lên dữ dội tràn qua hàng loạt các thân đê, đánh gục hàng trăm cây xanh. Nhiều nhà hàng đã bị tốc mái. Nhiều khu vực đê vừa được gia cố bằng đá hộc đã bị bóc trắng. Lực lượng cứu hộ đã rút khỏi thân tuyến đê số 1 của Đồ Sơn để tiến sâu vào khoảng 2 km, giúp dân tiếp tục lùi sâu vào đất liền. Theo phó ban chỉ đạo phòng chống lụt bão thành phố Hải Phòng, với tốc độ ngày một tăng của sức gió, nhiều khả năng trưa nay nước sẽ tràn qua toàn bộ tuyến đê ven biển này.

Ngoài lực lượng công an, hải quân cũng đã được huy động ở mức cao nhất. 7 tàu, 9 xuồng và 26 ô tô lội nước, 282 phao cứu sinh đã sẵn sàng hoạt động. 200 chiến sĩ đã được huy động trợ giúp cho Cát Hải và 150 chiến sĩ tại Đồ Sơn.

Có mặt trực tiếp tại hiện trường, Phó thủ tướng Vũ Khoan yêu cầu, các đơn vị rời khỏi mặt đê, chuyển sang phương án cứu hộ và cứu nạn. Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão thành phố, 60.000 dân trong tổng số 61.000 dân tại huyện đảo Cát Hải, thị xã Đồ Sơn và một số vùng ven biển khác đã được di dời, 1.000 người dân còn lại đang được khẩn trương sơ tán.

Huyện đảo Bạch Long Vĩ, đã ghi nhận những thiệt hại đầu tiên về vật chất: 4 tàu thuyền bị hư hỏng, 200 nhà tốc mái, 5 cột điện bị gẫy. Hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn cho đến 9h sáng nay mới được khôi phục. Chưa có thông tin thiệt hại về người.

Trao đổi với VnExpress, Phó thủ tướng Vũ Khoan cho biết, phần lớn các tuyến đê ven biển của VN chỉ chống chọi được với sức gió cấp 9. Với những cơn bão có sức gió mạnh cấp 11-12 khả năng chống chọi của các tuyến đê là bất khả kháng. "Tôi đã yêu cầu các lực lượng tại các khu vực đê xung yếu chuyển sang phương án cứu hộ, sẵn sàng đối phó với khả năng xấu nhất có thể xảy ra", Phó thủ tướng nói.

Nhiều đoạn đê biển đã bị sạt sâu, có nguy cơ vỡ

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hoá cho biết, hiện nay toàn bộ tuyến đê biển của tỉnh đang bị uy hiếp nghiêm trọng. Đến 10h sáng nay, 3,6 km tuyến đê Ninh Phú huyện Hậu Lộc đã bị tràn. Lực lượng hộ đê gần như bó tay trước con nước cuồn cuộn dâng cao.

Toàn bộ hệ thống điện của tỉnh bị cắt vì các cột điện đã bị gió quật đổ. Nhiều nhà dân, công sở đã bị tốc mái hoặc đổ sập. Cây cối đổ ngổn ngang khắp nơi. Đường dây liên lạc chủ yếu hiện nay là điện thoại nhưng cũng thường xuyên gặp sự cố vì nhiều đoạn bị đứt dây, mất tín hiệu.

"Đã có những thiệt hại về người song chưa thể thống kê chính xác", một cán bộ ban chỉ đạo cho biết.

Hiện nay, những vùng ven biển chỉ còn thanh niên ở lại để cùng tham gia ứng cứu và đối phó với với các lực lượng xung kích, vũ trang. Còn 100 nghìn người dân chủ yếu là trẻ em, người già và phụ nữ tại các vùng bị bão uy hiếp đã được sơ tán đến nơi an toàn như trường học, bệnh viện tại thành phố và các vùng sâu trong đất liền từ chiều qua. Tỉnh cũng đã chuẩn bị sẵn các phương tiện cấp cứu, y tế, và thực phẩm để đảm bảo cho người dân trong những ngày lánh bão.

Nam Định, tỉnh được xác định là tâm bão có thể đi qua, theo ghi nhận của phóng viên VnExpress, tại 3 huyện ven biển gồm Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, gió rít rất mạnh, mưa xối xả, giật tung nhiều cây xanh.


Đê biển Nam Định được đánh giá là rất yếu, không đủ khả năng chống lại gió bão cấp 12. Ảnh: Anh Tuấn

9h30: tại huyện Nghĩa Hưng, gió giật cấp 11-12, nước biển dâng cao, sóng mấp mé thân đê. Đê biển Nghĩa Phúc bị sạt 100 m, chưa xác định độ sâu do nước biển dâng cao, sóng đánh tràn qua mặt đê. Lực lượng ứng cứu không thể tiếp cận được vị trí sạt lở, chỉ quan sát từ xa.

Đê Nam Điền cũng ở huyện Nghĩa Hưng bị sạt 1 đoạn 10 m. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh đã huy động lực lượng ứng cứu của Nông trường Rạng Đông gần đó, đến kết hợp với lực lượng hộ đê tại chỗ để đưa đá hộc, rọ thép, vải bạt để hàn khẩn. Đê Quần Khu, xã Nghĩa Sơn, phía sông Ninh Cơ bị sạt 3 hố, mỗi hố sâu 1 m. 2 trung đội của lực lượng quân đội đã được huy động để ứng cứu.

Tại huyện Giao Thuỷ, đê Cồn Tàu chạy qua xã Giao Lâm sạt 15 m, sâu 1,5 m. Tức là chỉ còn khoảng 0,5 m nữa là đoạn đê này bị sóng san phẳng. Tại huyện Hải Hậu, đê Cồn Tròn chạy qua xã Hải Hòa chuẩn bị vỡ. Tiếng kẻng báo động vang lên dồn dập khắp các tuyến ven biển. Lực lượng cứu hộ đang huy động ở mức tối đa nhằm đưa rọ đá, vải bạt lấp kín cho đê đang toác rộng. Rất may người dân ở xã Hải Hòa đã sơ tán vào sâu trong nội đồng từ hôm qua.

*Tiếp tục cập nhật.
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
Bão số 7 được coi là cơn bão mạnh nhất trong 9 năm qua. Sáng nay bão số 7 tiến vào đất liền gây mưa to gió giật cấp 11-12. Tại Nam Định, Hải Phòng, hàng loạt khúc đê bị vỡ. Nước tràn ngập trắng khắp nơi
Tại Nam Định được coi là tâm bão ở ba huyện ven biển Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng gió rít rất mạnh, mưa xối xả, giật tung nhiều cây xanh. Có 300m đê Nghĩa Phúc đã vỡ.
Tại Hải Phòng: Cát Hải chìm trong nước. 8Km đê Hoàng Châu - Văn Chấn đã bị vỡ. Khu vực biển Đồ Sơn sóng cuồn cuộn dâng lên dữ dội tràn qua hàng loạt các thân đê, đánh gục hàng trăm cây xanh.
Tại Thanh Hoá: 3.6 Km tuyến đê Ninh Phú huyện Hậu Lộc đã bị tràn.
Tại Thái Bình: Là tỉnh bị ảnh hưởng của cơn bão số 7, tuy nhiên là vùng thuần nông nên thiệt hại cho Thái Bình là rất lớn. Hiện Thái Bình đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch, nhưng bão số 7 tràn vào khiến những cánh đồng 50 triệu giờ ngập trong biển nước.
Đã có những thiệt hại về người song chưa thể thống kê chính xác.
Những bạn nào có gia đình trong vùng bão lũ bị thiệt hại, cần sự giúp đỡ hãy lên tiếng.
Thông tin về cơn bão sẽ được cập nhật thường xuyên để các bạn tiện theo dõi.

Trời Hà Nội: mới có 15h chiều mà trời như buổi tối âm u, mưa gió, mây đen giăng kín. Công việc ở chỗ mình đang bị đình trệ vì mưa nên không thể giao dịch được với khách hàng (họ không tới được mà hiiiii)
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
Khẩn cấp chi viện cho các tỉnh hứng chịu bão số 7


Đan rọ thép chống bão ở Nam Định. Ảnh: Anh Tuấn
Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương ngày 25/9 liên tiếp ra 10 công điện khẩn điều động vải bạt chắn sóng, rọ thép, bao tải cho các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Hải Phòng. Sau cơn bão số 6 cách đây 1 tuần, đê biển của 3 tỉnh này đã hư hỏng nặng, khó chống nổi gió bão cấp 12 nếu không được gia cố.


Hệ thống đê biển chạy qua các huyện ven biển Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng sau bão số 6 đã bị hư hỏng rất nặng. Nhiều đoạn bị gió bão bạt tung, chỉ còn lại nham nhở đất đá. Tỉnh này đã xuất gần hết vật tư dự phòng chống bão. Đối phó với bão số 7, cơn bão được đánh giá là rất mạnh, có khả năng đổ bộ vào Nam Định, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương đã yêu cầu Hà Tây xuất 3.300 rọ thép, Hà Nội xuất 1.000 rọ thép cho Nam Định để gia cố đê.


Bóng màu xanh là tâm bão có thể đi qua. Hình ảnh cập nhất lúc 11h ngày 26/9.

Ban quản lý công trình phân lũ sông Đáy hôm qua cũng nhận hai công điện khẩn xuất 100.000 bao tải, 20.000 m2 vải lọc trong kho dự trữ để ứng cứu cho Nam Định. Ngoài ra, Nam Định còn được chi viện 20.000 m2 vải bạt chống sóng từ Công ty 20, trực thuộc Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng để che phủ những đoạn đê đã gia cố, song còn yếu.

Hải Phòng với hệ thống đê biển của huyện Cát Hải, Kiến Thuỵ, thị xã Đồ Sơn bị hư hỏng nặng sau bão số 6, cũng nhận được sự cứu viện từ Hưng Yên 4.000 rọ thép; Ban quản lý công trình phân lũ sông Đáy 50.000 bao tải và Công ty 20, Tổng cục Hải Cần 17.000 m2 vải bạt chắn sóng. Tỉnh Quảng Ninh nhận cứu trợ từ Thái Nguyên 5.000 m2 vải bạt chắn sóng.

Việc gia cố đê phải hoàn tất muộn nhất vào chiều nay, đề phòng khi bão đổ bộ. Vì thế, các địa phương đang chạy đua với thời gian để gia cố đê, sơ tán dân vùng ven biển, vùng sạt lở đến nơi an toàn.

Quân đội sẵn sàng tác chiến khi bão đổ bộ


Quân đội khẩn trương ứng cứu. Ảnh: Anh Tuấn
Quân đội được xác định là lực lượng nòng cốt, chủ lực trong phòng chống lụt bão, nên hôm qua và hôm nay, Bộ Tổng tham mưu đã có các công điện gửi quân khu 1, 2, 3, 4, 5, Thủ đô, Quân chủng phòng không - không quân, Hải quân, Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng, quân đoàn 1, 2 và 6 binh chủng, các tổng cục yêu cầu: phối hợp với địa phương xác định khu vực đê dễ vỡ, các khu dân cư phải di dời để đưa đưa lực lượng đến trước sẵn sàng ứng cứu.

Thực hiện sự chỉ đạo trên, Quân chủng Phòng không không quân đã tổ chức 3 chuyến bay thông báo bão để kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn. Bộ tư lệnh biên phòng đôn đốc các đơn vị biên phòng tuyến biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi, trong đó tập trung là các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định, Hải Phòng tiếp tục bắn pháo hiệu, dùng máy thông tin thông báo cho tàu thuyền vào bờ hoặc tìm nơi tránh bão. Đến 18h ngày 25/9, đã gọi được 11.118 phương tiện đang hoạt động trên biển cùng hơn 19.050 ngư dân tìm nơi trú ẩn. Lực lượng này cũng vận động di dời hơn 2.800 hộ với 6.700 người ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 9 năm qua

Hoãn hội nghị do bão

Theo kế hoạch, ngày 28-29/9, tại Trung tâm hội nghị quốc tế (11 Lê Hồng Phong, Hà Nội) sẽ diễn ra hội nghị mô hình, điển hình phòng chống tệ nạn mại dâm và cai nghiện phục hồi trong toàn quốc. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã quyết định hoãn hội nghị. "Thời điểm tiến hành hội nghị vẫn chưa được xác định, do còn phụ thuộc vào việc khắc phục hậu quả cơn bão số 7", một cán bộ của Bộ Lao động, cho biết.

Theo ông Lê Văn Thảo, Trưởng phòng dự báo hạn ngắn, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, bão số 7 năm nay được đánh giá là mạnh nhất từ năm 1996 trở lại đây với sức gió cấp 12, giật trên cấp 12. Nó tương đương với bão số 2 và số 4 xảy ra vào năm 1996. "Bão mạnh, đi vào vịnh Bắc Bộ vào tháng 9 là rất hiếm. Trong tháng 9, bão phần nhiều đi vào Trung Bộ", ông Thảo nói.

Ông Thảo cho hay, khi đi vào đảo Hải Nam (Trung Quốc), bão số 7 đã yếu một chút. Nhưng ra khỏi đảo, bão lấy nguồn năng lượng từ vịnh Bắc Bộ và có thể mạnh thêm. Vì thế, gió vùng gần tâm bão sẽ vẫn duy trì ở cấp 12, giật trên cấp 12. Phạm vi ảnh hưởng của cơn bão này rất rộng, ở ngoài khơi, trong bán kính 400-500 km sẽ có gió mạnh cấp 6-7. Vùng tâm bão có thể đi qua, gió sẽ mạnh cấp 10-11, giật trên cấp 11.

Chuyên gia khí tượng này cho biết, hiện nay ở Bạch Long Vĩ gió bão đã mạnh lên cấp 8-9, vịnh Bắc Bộ cấp 11-12. "Nếu không có gì thay đổi lớn, gần sáng mai, bão số 7 sẽ đổ bộ đi vào địa phận các tỉnh Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An gây ra gió cấp 10-11, giật trên cấp 11. Các tỉnh ven biển còn lại từ Quảng Ninh đến Đà Nẵng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp của bão với gió mạnh, mưa to", ông Thảo nói.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
- Tuyến đê đoạn thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu, Nam Định) tiếp tục vỡ lên tới 100m ban chống lụt bão đã phải bỏ đê tập trung cứu người và di tản dân do gió to không thể cử người và xe lên đê được nữa.
- Tai Nghĩa Hưng tuyến đê 2 của xã Nghĩa phúc đã vỡ 30m và có khả năng vỡ
- Tại Hậu Lộc, Thanh Hóa, 12km tuyến đê huyện đã bị vỡ, nước tràn vào trong đê
Toàn bộ dân tại trường MINH lộc đang được sơ tán .
- Tại Đồ Sơn, Hải Phòng, bão đổ bộ vào từ buổi sáng với gió lớn nhưng đến hiện giờ bão đã tan.
( điện từ các nơi có bão)
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Huhu, nhìn thấy 1 tấm hình trên mạng đăng cảnh tuyến phố Trần Hưng Đạo bị ngập chìm trong nước mà thấy thương họ hàng nhà mình ngoài Nam Định. Bạn nào có thể cập nhật tình hình thì hãy post thông tin sớm nhé.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Theo thông tin mới nhất khu vực Nam định bão đã giảm dần gió chỉ còn cấp 7. cấp 8. Các nhà dân thuộc khu vực 10km sát biển bị bay và tốc mái khá nhiều. Hiện nay mưa đang rất to.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa: Nhiều tuyến đê bị vỡ


Bão làm thành những cột sóng cao ở bờ biển Đồ Sơn.
Đoạn đê chắn sóng cung 22 và 23 thuộc xã Thịnh Long (Hải Hậu) đã vỡ; đoạn đê cấp 2 xã Nghĩa Phúc (Nghĩa Hưng ) cũng đã bị sóng đánh vỡ, nước biển đã tràn vào khu dân cư. Tại Thanh Hóa, hầu hết tuyến đê chắn sóng của huyện Hậu Lộc đã bị vỡ.

* Quảng Ninh: trên 50 ngôi nhà bị tốc mái và đổ do bão số 7

Đến 12h nay (27-9), bão số 7 đã gây ảnh hưởng mạnh đến Quảng Ninh, làm tốc mái, sập tường của 30 nhà dân và một nhà sinh hoạt cộng đồng tại xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ, không gây thiệt hại gì về người.

* Tại huyện đảo Cô Tô, sức gió mạnh trên cấp 9, biển động mạnh, mưa và sóng to đã làm bóc và sạt lở gần 2 km đường xuyên đảo Thanh Lân; Cô Tô bị mát điện hoàn toàn.

* Bão số 7 còn làm tốc mái 18 gian nhà thuộc Khoa nội 2 của bệnh viện Tâm Thần tại Quang Hanh thị xã Cẩm Phả) nhưng rất may toàn bộ số bệnh nhân và toàn bộ trang thiết bị y tế đã được bệnh viện chuyển đến nơi an toàn. Hiện sóng to và gió lớn đã làm cho mực nước thuỷ triều lên cao hơn so với thông thường là 0,39 mét; dự báo sẽ tăng thêm từ 0,5 đến 0,75 mét. Hàng loạt cây xanh tại Thành phố Hạ Long, thị xã Cảm Phả, huyện Tiên Yên... bị gió lớn quật gãy.

* Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh đang tích cực phối hợp với các lực lượng quân đội, công an, nhân dân và chính quyền các địa phương giải quyết khắc phục nhanh các thiệt hại do bão số 7 gây ra; hỗ trợ các hộ dân dần ổn định cuộc sống. Đến 12 giờ trưa nay, Cụm phà Quảng Ninh đã điều 1 phà tự hành có công suất lớn nhằm vận chuyển phương tiện và hành khách qua sông Cửa Lục đảm bảo an toàn giao thông thông suốt giữa Bãi Cháy và Hòn Gai.

* Hải Phòng: Tập trung ứng phó với cơn bão số 7

Hơn 12 giờ trưa nay (27-9), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, Trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB &TKCN) thành phố, ông Nguyễn Văn Thành cho biết: toàn thành phố đang tập trung sức ứng phó với cơn bão số 7. Các khu vực có tuyến đê biển xung yếu như: Cát Hải, Bạch Long vĩ, Đồ Sơn và Kiến Thuỵ đã huy động toàn bộ nhân lực địa phương, cùng sự trợ giúp đắc lực của lực lượng vũ trang, thường trực 24/24 giờ tại các điểm xung yếu nhất để xử lý kịp thời khi sự cố xảy ra.

Tại tuyến đê biển 1 và 2, 500 cán bộ, chiến sỹ thuộc Trung đoàn 50 (Quân khu 3) cùng nhân dân dân địa phương đang túc trực, trải bạt, nilon chống sóng trên mái và sườn đê, chưa có hiện tượng sạt lở đê và nước tràn qua mặt đê. Thị xã Đồ Sơn đã xác định trận bão này đổ bộ khi triều cường ở mức cao, có khả năng nước ngập vào các khu nhà dân cư, công sở, nhà nghỉ, khách sạn... qua tầng 1. Theo đó, thị xã đã vận động các nhà nghỉ, khách sạn cao tầng trên địa bàn tạo mọi điều kiện cho người dân vào trú tạm. Tại huyện Cát Hải, do triều cường kết hợp với gió to, nước biển đã tràn qua một số điểm đê; toàn bộ nhân dân ở khu vực nguy hiểm và các điểm nuôi trồng thuỷ sản đã được đưa vào nơi tránh bão an toàn và ở Cát Hải chưa có sự cố vỡ, sạt lở đê.

Ở đảo tiền tiêu Bạch Long Vỹ, hiện sức gió khoảng cấp 7 kèm theo mưa to, âu cảng neo đậu tàu thuyền có hiện tượng bị lún sụt. Do gió to, các tàu, thuyền neo đậu trong âu cảng va đập mạnh, khiến 4 thuyền nhỏ bị hỏng nhẹ; 25 ha rừng trồng phi lao, chàm, keo... bị đổ gẫy nhiều; hơn 100 nhà của dân, trụ sở làm việc, trường học trên địa bàn huyện đã bị tốc mái, và chưa xảy ra sự cố nào về sạt lở, vỡ đê điều...
* 13g45: Tại Đồ Sơn, Hải Phòng, bão đổ bộ vào từ buổi sáng với gió lớn nhưng đến trưa thì bão đã tan. Vào lúc này đã không còn dấu hiệu của bão.

* 13g05: Tại Hậu Lộc, Thanh Hóa, 12km tuyến đê huyện đã bị vỡ, nước tràn vào trong đê, nhiều cây cối bị đổ. Tại trường tiểu học Minh Lộc, một khung cảnh hỗn loạn đang diễn ra do nước tràn vào đang dâng cao (đến đầu gối và có khả năng tiếp tục lên) khiến nhiều người lo lắng.

UBND huyện đã cho xe ôtô đưa người dân đi di tản vào các vùng cao hơn. Công tác đưa dân đi tránh bão vẫn tiếp tục diễn ra tại các vùng có nguy cơ cao. Những người dân đang trú tại các khu vực di dân đã được cấp lương thực.


* 12g45: Tuyến đê đoạn thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu, Nam Định) tiếp tục vỡ nặng, lên tới 100m.

* 11g30: Thông tin do PV điện về từ Hải Hậu (Nam Định): tuyến đê Thịnh Long đoạn thị trấn Thịnh Long đã bị vỡ dài 20m; nước biển đã tràn ngập nhà dân. Hệ thống giao thông của khu vực này bị đình trệ, không thể lưu thông. Ngoài ra, mốt số đoạn đê của các xã ven biển huyện Giao Thủy cũng bị vỡ, nước tràn vào.

Phương tiện giao thông tại Đồ Sơn bị đe dọa nghiêm trọng bên các cột sóng.


UBND huyện Hậu Lộc vừa cứu đói 500 thùng mỳ tôm đến các khu vực dân tạm trú. Đường vào xã Minh Lộc bị giám đoạn bởi cây đổ và cột điện. Còn tại các xã trọng yếu ven biển người dân vẫn di chuyển ra chuyến ngoài tránh bão.

* 10g10 đê xã Nghĩa Phúc (Nghĩa Hưng - Nam Định) bị sóng đánh vỡ một đoạn dài hơn 300m ( đoạn vỡ đã sâu vào chân đê tới 2/3) Ban chỉ huy phòng chống bão lụt đã phải bắn súng báo động sơ tán dân. Đây là tuyến đê cấp 2 đầu tiên bị bão số 7 đánh vỡ.

Nước biển đang tràn vào khu dân cư Hải Hậu

* Tại Hải Thịnh, Ban chỉ huy phòng chống bão lụt không tập trung sức hộ đê nữa mà dồn toàn bộ lực lượng giúp dân sơ tán. Nước biển đã tràn vào khu dân cư với tốc độ ngày càng mạnh.

* Tại Hải Phòng: Cát Hải chìm trong nước

10g sáng nay, một số đoạn trên tuyến đê Hoàng Châu - Văn Chấn (Cát Hải) dài 8 km đã bị vỡ. Nước biển tràn qua đê làm cho toàn bộ thị trấn Cát Hải ngập 50-70 cm. Huyện đảo 14.000 dân này, người già, phụ nữ, trẻ em đã được sơ tán an toàn.

Nước tràn ngập khắp nơi.

Khu vực biển Đồ Sơn sóng cuồn cuộn dâng lên dữ dội tràn qua hàng loạt các thân đê, đánh gục hàng trăm cây xanh. Nhiều nhà hàng đã bị tốc mái. Nhiều khu vực đê vừa được gia cố bằng đá hộc đã bị bóc trắng.

Lực lượng cứu hộ đã rút khỏi thân tuyến đê số 1 của Đồ Sơn để tiến sâu vào khoảng 2 km, giúp dân tiếp tục lùi sâu vào đất liền. Theo phó ban chỉ đạo phòng chống lụt bão thành phố Hải Phòng, với tốc độ ngày một tăng của sức gió, nhiều khả năng trưa nay nước sẽ tràn qua toàn bộ tuyến đê ven biển này.

Ngoài lực lượng công an, hải quân cũng đã được huy động ở mức cao nhất. 7 tàu, 9 xuồng và 26 ô tô lội nước, 282 phao cứu sinh đã sẵn sàng hoạt động. 200 chiến sĩ đã được huy động trợ giúp cho Cát Hải và 150 chiến sĩ tại Đồ Sơn.

Có mặt trực tiếp tại hiện trường, Phó thủ tướng Vũ Khoan yêu cầu các đơn vị rời khỏi mặt đê, chuyển sang phương án cứu hộ và cứu nạn. Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão thành phố, 60.000 dân trong tổng số 61.000 dân tại huyện đảo Cát Hải, thị xã Đồ Sơn và một số vùng ven biển khác đã được di dời, 1.000 người dân còn lại đang được khẩn trương sơ tán.

(Theo TTO)
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
* Tại Cẩm Phả (Quảng Ninh): BV Tâm thần cùng 15 gian nhà bị tốc mái, chưa có thiệt hại về người. Hệ thống điện tại khu vực có nhà bị tốc mái đã bị cắt.

Phà Bãi Cháy tiếp tục ngừng hoạt động đến 12g trưa. Do có thông báo từ trước nên không có tình trạng tắc nghẽn giao thông tại phà.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Bình Trầm, Giám đốc Sở NN&PTNT - Phó ban phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ninh cho biết: "Lúc 11g trưa (27-9), tôi đang đứng tại km15 thuộc tuyến đê Hà Nam. Nước biển kết hợp triều cường đã dâng 0,6-0,7m. Gió cấp 5-6, giật cấp 7-8, mưa nhẹ. Đến thời điểm này có thể nói tuyến đê của Quảng Ninh khá an toàn. Nước biển còn cách đê 3m".

Lúc 10g sáng, từ Thanh Hóa, phóng viên điện thoại về cho biết, tại xã Ninh Phú, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đê đã bị phá vỡ hoàn toàn. Phóng viên cho biết, với tình hình này, hệ thống đê ở xã Hòa Lộc, Như Lộc và Minh Lộc (cũng của huyện Hậu Lộc) có thể bị phá vỡ trong vài giờ tới.


Bão đã đổ bộ vào Hậu Lộc, gây ra vỡ đê. Ảnh: AP
Điều khó khăn là đường vào các xã này đang bị cô lập, do cây cối đổ nhiều nằm ngổn ngang chắn lối, và gió giật rất mạnh.

Thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơn bão khi vào đất liền vẫn ở cấp 11-12, giật trên cấp 12, bão vào cùng lúc với triều cường, khiến nước có khả năng dâng cao từ 4,5 đến 5,5m. Tỉnh đang khẩn trương lo các biện pháp hỗ trợ người bị nạn, vùng bị nạn. Tạm thời, huyện Hậu Lộc đang cứu trợ 200 thùng mỳ tôm cho người dân vùng bị ngập lụt. Gió lớn đã khiến nhiều cây bị đổ, nhiều nhà bị tốc mái.

Toàn thành phố Thanh Hóa đã ở trong tình trạng mất điện.


Gió lớn đã khiến nhiều cây bị đổ. Ảnh: AP

Vào lúc 9g40 sáng nay, ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu kiêm chỉ huy trưởng Cung phòng chống lụt bão xã Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định cho biết với tình hình bão lớn, sức gió cấp 12, giật trên cấp 12 như hiện nay thì nguy cơ vỡ đê là hoàn toàn có thể.

Vì bão quá to nên việc hộ đê đã hầu như bất lực. Do đó, nhiệm vụ của cung phòng chống lụt bão bây giờ là chuyển sang bảo vệ dân. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã chỉ đạo 100 bộ đội ra hộ đê được chừng nào hay chừng đó.

Riêng tại cung 22 và 23 thuộc xã Thịnh Long, huyện Hải Hậu, đê đã vỡ, nước tràn vào làm thiệt hại hoàn toàn hoa màu.


Cột điện đổ, gây tắc nghẽn giao thông và toàn TP Thanh Hóa mất điện. Ảnh: AP
Như vậy, lực lượng phòng chống lụt bão xã Thịnh Long, huyện Hải Hậu đã hoàn toàn bất lực trước sức mạnh của cơn bão số 7.

9g15 sáng nay, nước biển đã tràn qua đoạn đê Thành Long (trước cửa Trung tâm đo sóng Nam Định). Phía ngoài đê, sóng dựng cao chừng 4 m. Gió giật trên cấp 12, cây cối gãy đổ rất nhiều. Phóng viên có mặt tại đây cho biết: "Một thành viên của đội xung kích hộ đê dự đoán, chỉ 2g sau nước biển sẽ tràn qua đê chắn sóng tàn phá khu dân cư...".



Theo TTO
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Công điện khẩn của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TW: Không cho dân tránh bão tự động về nhà

Ban Chỉ đạo PCLB đã có công điện khẩn số 97 gửi Ban Chỉ huy PCLB các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Ban chỉ đạo nhấn mạnh, thời gian bão ảnh hưởng đến nước ta có thể kéo dài từ đêm 26-9 đến quá trưa ngày 27-9, đây là thời điểm thủy triều bắt đầu lên từ 0g ngày 27-9, đạt đỉnh vào lúc 9g và duy trì với đỉnh triều cao 3,3m kéo dài đến 13g chiều hôm nay.

Ban Chỉ đạo PCLB TW yêu cầu Ban chỉ huy PCLB các tỉnh tuyệt đối không cho phép người dân đã di dời trong đêm tự động trở về nhà vào sáng 27-9, cần có kế hoạch bảo vệ an ninh trật tự và chỉ cho phép dân được trở về khi bão đã đi qua; kiên quyết không cho dân quay trở lại những vùng nuôi trồng thủy sản ở ngoài đê vào lúc lặng gió tạm thời, vì đây chính là thời điểm tâm bão đang đi qua để đổi chiều gió.

Để chủ động đối phó với bão số 7, 14g30 ngày 26-9, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã trực tiếp chỉ đạo một số công việc cấp bách nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, như: Triệt để sơ tán dân, đặc biệt là những khu vực nguy hiểm nằm trong vùng tâm bão đi qua; Huy động tối đa phương tiện để phục vụ di dân, kiên quyết gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn và tổ chức neo đậu an toàn; Lực lượng công an, quân đội hỗ trợ địa phương đối phó ở vùng ven biển. Các địa phương phải chủ động đối phó trong mọi tình huống. Các cơ quan thông tấn báo chí, đặc biệt là đài phát thanh phát thông báo tin bão 30 phút/lần. Phải đáp ứng nhu cầu áo phao, lều bạt (nếu thiếu phải bổ sung ngay).

Cũng trong chiều 26-9, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đi kiểm tra và chỉ đạo trực tiếp tại thành phố Hải Phòng; Trưởng Ban chỉ đạo PCLBTW Lê Huy Ngọ đã đi kiểm tra và chỉ đạo trực tiếp tại tỉnh Ninh Bình; Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đi kiểm tra và chỉ đạo trực tiếp tại Nam Định; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Ngọc Thuật đã đi kiểm tra và chỉ đạo tại tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Việt Thắng đi kiểm tra và chỉ đạo tại Thái Bình, Quảng Ninh.

Sáng nay, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm cũng đã lên đường đi kiểm tra và chỉ đạo tại hai tỉnh Nam Định và Thái Bình.
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
Trong 12 giờ tới, bão số 7 tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh, gây ra gió mạnh, giật trên cấp 9.
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Sáng nay, bão số 7 tiến vào đất liền đã gây mưa to, gió giật cấp 11-12. Tại Nam Định, Hải Phòng, hàng loạt khúc đê bị vỡ. Nước tràn vào gây ngập trắng khắp nơi.
*Cơn bão mạnh nhất trong 9 năm qua

Nam Định: 300 m đê Nghĩa Phúc đã vỡ

10h15: Sau 30 phút cầm cự, 300 m đê ở xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng bị sóng biển phá tung. Những đợt sóng cao cả chục m đổ ập vào khu dân cư ven đê, giật tung hàng chục mái nhà, đánh gục hàng trăm cây cối ven đê. Lực lượng xung kích hộ đê đành bất lực, không thể cứu vãn trước giặc nước. Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo bắn súng báo động để sơ tán một số hộ còn sót lại trong xã Nghĩa Hưng và cư dân trong xã lân cận. Người dân đang chạy đua với giặc nước, tất cả đều hướng vào sâu nội đồng để thoát thân.
Đê Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, ngoài đoạn bị sạt 10 m và đã được ứng cứu, lúc 10h30 sáng nay có thêm một đoạn sạt lở 23 m, sâu vào thân đê 1,3 m. 50 người trong xã đã được huy động ra cứu hộ. Các đoạn đê Quần Khu, Nghĩa Sơn, nước biển dâng cao che lấp các đoạn sạt lở. Dù đã khắc phục, nhưng tình hình rất căng thẳng, lãnh đạo xã đã điện khẩn yêu cầu huyện Nghĩa Hưng tiếp viện.

Hải Phòng: Cát Hải chìm trong nước

10h: Một số đoạn trên tuyến đê Hoàng Châu - Văn Chấn (Cát Hải) dài 8 km đã bị vỡ. Nước biển tràn qua đê làm cho toàn bộ thị trấn Cát Hải ngập 50-70 cm. Huyện đảo 14.000 dân này, người già, phụ nữ, trẻ em đã được sơ tán an toàn.

Khu vực biển Đồ Sơn sóng cuồn cuộn dâng lên dữ dội tràn qua hàng loạt các thân đê, đánh gục hàng trăm cây xanh. Nhiều nhà hàng đã bị tốc mái. Nhiều khu vực đê vừa được gia cố bằng đá hộc đã bị bóc trắng. Lực lượng cứu hộ đã rút khỏi thân tuyến đê số 1 của Đồ Sơn để tiến sâu vào khoảng 2 km, giúp dân tiếp tục lùi sâu vào đất liền. Theo phó ban chỉ đạo phòng chống lụt bão thành phố Hải Phòng, với tốc độ ngày một tăng của sức gió, nhiều khả năng trưa nay nước sẽ tràn qua toàn bộ tuyến đê ven biển này.

Ngoài lực lượng công an, hải quân cũng đã được huy động ở mức cao nhất. 7 tàu, 9 xuồng và 26 ô tô lội nước, 282 phao cứu sinh đã sẵn sàng hoạt động. 200 chiến sĩ đã được huy động trợ giúp cho Cát Hải và 150 chiến sĩ tại Đồ Sơn.

Có mặt trực tiếp tại hiện trường, Phó thủ tướng Vũ Khoan yêu cầu, các đơn vị rời khỏi mặt đê, chuyển sang phương án cứu hộ và cứu nạn. Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão thành phố, 60.000 dân trong tổng số 61.000 dân tại huyện đảo Cát Hải, thị xã Đồ Sơn và một số vùng ven biển khác đã được di dời, 1.000 người dân còn lại đang được khẩn trương sơ tán.

Huyện đảo Bạch Long Vĩ, đã ghi nhận những thiệt hại đầu tiên về vật chất: 4 tàu thuyền bị hư hỏng, 200 nhà tốc mái, 5 cột điện bị gẫy. Hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn cho đến 9h sáng nay mới được khôi phục. Chưa có thông tin thiệt hại về người.

Trao đổi với VnExpress, Phó thủ tướng Vũ Khoan cho biết, phần lớn các tuyến đê ven biển của VN chỉ chống chọi được với sức gió cấp 9. Với những cơn bão có sức gió mạnh cấp 11-12 khả năng chống chọi của các tuyến đê là bất khả kháng. "Tôi đã yêu cầu các lực lượng tại các khu vực đê xung yếu chuyển sang phương án cứu hộ, sẵn sàng đối phó với khả năng xấu nhất có thể xảy ra", Phó thủ tướng nói.

Nhiều đoạn đê biển đã bị sạt sâu, có nguy cơ vỡ

Hồi 10h sáng nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ vĩ bắc; 105,6 độ kinh đông, trên đất liền tỉnh Thanh Hoá. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão tỉnh cho biết, hiện nay toàn bộ tuyến đê biển của tỉnh đang bị uy hiếp nghiêm trọng. 3,6 km tuyến đê Ninh Phú huyện Hậu Lộc đã bị tràn. Lực lượng hộ đê gần như bó tay trước con nước cuồn cuộn dâng cao.

Toàn bộ hệ thống điện của tỉnh bị cắt vì các cột điện đã bị gió quật đổ. Nhiều nhà dân, công sở đã bị tốc mái hoặc đổ sập. Cây cối đổ ngổn ngang khắp nơi. Đường dây liên lạc chủ yếu hiện nay là điện thoại nhưng cũng thường xuyên gặp sự cố vì nhiều đoạn bị đứt dây, mất tín hiệu.

"Đã có những thiệt hại về người song chưa thể thống kê chính xác", một cán bộ ban chỉ đạo cho biết.

Hiện nay, những vùng ven biển chỉ còn thanh niên ở lại để cùng tham gia ứng cứu và đối phó với các lực lượng xung kích, vũ trang. Còn 100 nghìn người dân chủ yếu là trẻ em, người già và phụ nữ tại các vùng bị bão uy hiếp đã được sơ tán đến nơi an toàn như trường học, bệnh viện tại thành phố và các vùng sâu trong đất liền từ chiều qua. Tỉnh cũng đã chuẩn bị sẵn các phương tiện cấp cứu, y tế, và thực phẩm để đảm bảo cho người dân trong những ngày lánh bão.

Nam Định, tỉnh được xác định là tâm bão có thể đi qua, theo ghi nhận của phóng viên VnExpress, tại 3 huyện ven biển gồm Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, gió rít rất mạnh, mưa xối xả, giật tung nhiều cây xanh.
9h30: Tại huyện Nghĩa Hưng, gió giật cấp 11-12, nước biển dâng cao, sóng mấp mé thân đê. Đê biển Nghĩa Phúc bị sạt 100 m, chưa xác định độ sâu do nước biển dâng cao, sóng đánh tràn qua mặt đê. Lực lượng ứng cứu không thể tiếp cận được vị trí sạt lở, chỉ quan sát từ xa.

Đê Nam Điền cũng ở huyện Nghĩa Hưng bị sạt 1 đoạn 10 m. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh đã huy động lực lượng ứng cứu của Nông trường Rạng Đông gần đó đến kết hợp với lực lượng hộ đê tại chỗ để đưa đá hộc, rọ thép, vải bạt để hàn khẩn. Đê Quần Khu, xã Nghĩa Sơn, phía sông Ninh Cơ bị sạt 3 hố, mỗi hố sâu 1 m. Hai trung đội của lực lượng quân đội đã được huy động để ứng cứu.

Tại huyện Giao Thuỷ, đê Cồn Tàu chạy qua xã Giao Lâm sạt 15 m, sâu 1,5 m. Tức là chỉ còn khoảng 0,5 m nữa là đoạn đê này bị sóng san phẳng. Tại huyện Hải Hậu, đê Cồn Tròn chạy qua xã Hải Hòa chuẩn bị vỡ. Tiếng kẻng báo động vang lên dồn dập khắp các tuyến ven biển. Lực lượng cứu hộ đang huy động ở mức tối đa nhằm đưa rọ đá, vải bạt lấp kín cho đê đang toác rộng. Rất may người dân ở xã Hải Hòa đã sơ tán vào sâu trong nội đồng từ hôm qua.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, sáng nay, bão đã gây ra mưa to, gió giật trên cấp 11 ở phía bắc Vịnh Bắc bộ và vùng biển Thái Bình - Thanh Hoá; giật trên cấp 9 ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá; riêng tại Văn Lý (Nam Định) đã có gió giật trên cấp 12. Tính đến 7h sáng nay, tổng lượng mưa đo được phổ biến ở mức 40 - 80 mm, một số nơi lớn hơn như: Văn Lý (Nam Định) 112 mm; Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 128 mm…

Trong 12 giờ tới, bão số 7 tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh, gây ra gió mạnh, giật trên cấp 9.

Thêm một thông tin ngoài lề về cơn bão số 7: Sáng nay đưa cháu đi học, vừa bước vào cửa lớp cô giáo đã thông báo: Anh đóng 10.000 VNĐ tiền ủng hộ nạn nhân của cơn bão Katrina ở Mỹ. Chợt giật mình: ai sẽ ủng hộ nạn nhân của bão số 7 đây ......
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
Gần 1.000 hành khách bị kẹt ở sân bay vì bão

Sân bay quốc tế Nội Bài sáng nay (27/9) chứng kiến cảnh nhốn nháo vì gần chục chuyến bay bị hủy do mưa bão. Nhiều hành khách đã nhận được thông báo lùi ngày bay hoặc phải sơ tán về khách sạn để chờ chuyến bay bù vào ngày mai.


Khách hàng của Vietnam Airlines xếp hàng mua vé.
Ông Phạm Văn Liệu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát khai thác Nội Bài, Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines) nhắc lại câu nói đã trở nên quá cũ mỗi khi hàng không hủy chuyến: Đây là sự cố bất khả kháng trong những ngày mưa bão. "Gió to, mưa lớn vượt ngưỡng cho phép, để đảm bảo an toàn cho hành khách, chúng tôi không còn cách nào khác là phải hoãn chuyến bay đến hôm sau. Chúng tôi rất mong hành khách thông cảm", ông Liệu nói.

Theo kế hoạch, máy bay VN311 chở theo 112 hành khách bay từ Hà Nội đi Đà Nẵng sẽ cất cánh lúc 6h30 sáng nay. Tuy nhiên, do gió lớn che khuất tầm nhìn, hàng không quyết định hủy toàn bộ chuyến bay đến sáng ngày mai. Nửa giờ sau, khoảng 300 hành khác khác tham gia chuyến bay VN 241 từ Hà Nội - Huế và Hà Nội - TP HCM cũng được thông báo sẽ phải lùi lịch bay. Toàn bộ hành khách được đưa về khách sạn bố trí chỗ nghĩ để chờ chuyến bay bù vào sáng hôm sau. Riêng các chuyến bay khác đi từ Hà Nội đi Cam Ranh và Đà Lạt do hành khách chưa làm thủ tục nên hàng không chỉ kịp gọi điện thông báo.

Khoảng 11h trưa nay, cường độ gió giảm dần, những chuyến bay đi quốc tế bằng máy bay B777 vẫn thực hiện bình thường. Lý giải điều này, ông Liệu cho rằng, loại máy bay này bay ở tầm cao thích hợp với đường dài nên không bị ảnh hưởng. Còn các đường bay khác sử dụng loại máy A320, AT ở tầm ngắn sẽ rất mạo hiểm nếu thực hiện những chuyến bay trong điều kiện thời tiết hiện nay.

Trong đợt bão này, theo ước tính của Vietnam Airlines ở các sân bay khác nhau sẽ có khoảng hơn 1.000 hành khách bị hoãn hoặc hủy chuyến.
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Cơn bão số 7 đã đi qua địa phận nước ta!!!!!!
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
3 người chết, 10 người bị thương do bão

Theo thống kê sơ bộ từ các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Ninh, bão số 7 đã cướp đi 3 sinh mạng: 1 người ở Quảng Ninh đi đãi than ở thị xã Cẩm Phả bị nước cuốn trôi, 1 người ở Thanh Hoá và 1 ở Ninh Bình bị ngã chết trong khi chằng chống nhà. Riêng 3 người mất tích ở Ninh Bình đã trở về nhà.


Sóng to tràn qua đê biển.
Số người bị thương do cây đổ, nhà sập là 10, trong đó Quảng Ninh 3, Thanh Hoá 5, Nghệ An có 2 người.

Tuyến đê biển bị thiệt hại nhiều nhất, tổng chiều dài vỡ là 1.250 m, tập trung ở 3 tỉnh Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hoá.

Riêng Nam Định, dù là nơi tâm bão đi qua nhưng hiện chưa phát hiện được thiệt hại về người. Trước đó, 80.000 người dân ở tỉnh này đã được sơ tán. Đây là đợt di dân lớn nhất từ trước tới nay tại tỉnh này.

Hôm nay tại Nam Định, Thanh Hoá, trời đã quang, không còn mưa to. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn phải tá túc trong các nhà thờ, trường học, trụ sở cơ quan bởi đê vỡ, thủy triều lên, nhà cửa vẫn đang ngập. Nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng và theo như Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN&PTNT) Cao Đức Phát, phải mất vài năm mới khôi phục được.

Bộ NN&PTNT sáng nay đã cử 3 đoàn công tác xuống 3 tỉnh bị vỡ đê (Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hoá), khẩn cấp hàn khẩu lại đê, chỉ đạo việc cứu đói, giúp dân trở lại sinh hoạt bình thường, khôi phục đời sống.

Việc hàn khẩu đê, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, là cấp bách nhưng không vì thế mà làm ẩu. ĐH Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, Viện Thủy lợi phải cử cán bộ về Nam Định, Thanh Hoá, Hải Phòng, để khảo sát và lên phương án khôi phục đê khẩn trương, đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Nhiệm vụ quan trọng nhất sau bão là khẩn cấp cứu đói cho dân, ông Phát khẳng định sáng nay.

Sau bão, hàng nghìn hộ dân sinh sống ven biển các tỉnh Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, trở thành trắng tay. Ông Phát cho hay, tối qua, trung ương đã khẩn cấp cứu trợ mì ăn liền cho những người dân đang tá túc trong các nhà thờ, trường học.

Về việc hỗ trợ người dân vùng bão, ông Đặng Quang Tính cho hay, Bộ Ngoại giao đã đặt vấn đề đề nghị bạn bè quốc tế giúp đỡ. "Chúng tôi cho rằng trước hết cần rà soát lại có bao nhiêu hộ cần cứu trợ khẩn cấp, sau đó mới tính đến vấn đề này", ông Tính nói. Hôm nay, đại diện của UNDP, Hội chữ thập đỏ, Bộ Nông nghiệp cũng đã đi thị sát ở một số địa phương để tìm cách hỗ trợ.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VN, tính hết ngày 27/9 có 8 tuyến truyền dẫn vi ba nội tỉnh bị hư hỏng làm mất liên lạc tại 12 trạm viễn thông, bao gồm 14 tổng đài vệ tinh và độc lập, 7 trạm BTS và trạm lắp di động của hai mạng VinaPhone và MobiFone.

Nhiều tuyến cột viễn thông ở các huyện ven biển bị gãy đổ, nhiều tuyến cáp, đường dây thuê bao bị đứt. Hầu hết điện thoại tại Thanh Hóa bị mất liên lạc.

Tại Quảng Ninh, tuyến vi ba từ Đèo Nai đi đảo Quan Lạn cũng bị sự cố, gây mất liên lạc khoảng 330 thuê bao điện thoại từ 4 giờ ngày 27/9. Tuy nhiên, tuyến vi ba này đã nhanh chóng được khôi phục.

Bưu điện Nam Định, Hà Tĩnh, Hải Phòng đã bảo đảm thông tin liên lạc bình thường.
 
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
Có mem nào ngòai Nam Định Thanh hóa không vậy tình hình thế nào rồi đã hết bão rồi. vậy thì công átc tổ chức khắc phục như thế nào. Ở miền Nam không có bão nhưng mỗi lần thấy có bão là thấy thương cho miền Bắc.
Thôi vậy nên chúc các mem nào có gia đình bị ảnh hưởng vì bão sớm vượt qua được khó khăn .
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA