Tư liệu và việc tạo phần mềm kế toán

  • Thread starter Thang_MADI
  • Ngày gửi
T

Thang_MADI

Trung cấp
13/5/05
99
0
8
Hanoi
www.1vs.vn
Xin được đăng một tư liệu hướng dẫn lý thuyết chung để tạo dựng một phần mềm kế toán.

Đối với người lập trình, mức độ phức tạp khi đặt vấn đề và giải quyết bài toán tự động hoá công tác kế toán thường tỷ lệ thuận với việc thiếu kiến thức sâu rộng về chuyên ngành kế toán. Kết quả là các giải pháp đưa ra có thể không được hợp lý, hoặc thậm chí, không chính xác. Vì vậy, cần thiết có một chút khái niệm và kiến thức sơ bộ về các thuật ngữ kế toán. Trong bài viết này, tôi không đề cập sâu đến kế toán như một giáo trình kinh tế, mà chỉ giới thiệu sơ qua về các thành phần chính cần thiết để có thể hình dung tổng thể về phần mềm kế toán. Những vấn đề kế toán chuyên sâu có thể xem trong các tài liệu chuyên ngành. Trước tiên, chúng ta cùng xem xét các dạng kế toán.
Các dạng kế toán
Có thể tiến hành nhiều cuộc tranh luận về việc phân loại các dạng kế toán, tuy nhiên, đó không phải là mục đích chính của chúng ta. Ở đây, chung ta cần hiệu các đặc thù chính của các dạng kế toán, trên cơ sở đó để lựa chọn cơ cấu thích hợp để tự động hoá công tác kế toán sau này. Hãy cùng xem xét một số dạng kế toán sau:
Kế toán công việc: được hạn chế trong giới hạn của một công việc cụ thể, dùng cho công tác quản lý các nhiệm vụ hiện thời của doanh nghiệp. Ví dụ: kế toán thời gian làm việc của nhân viên, kế toán số lượng nguyên vật liệu còn tồn trong kho. Khi tự động hoá kế toán công việc, chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ quản lý các nguồn lực sẵn có (tài chính, nhân lực...) trong một mảng công việc. Đối với kế toán công việc, cần tập trung chú ý vào các hoạt động chính của công ty. Đây là mảng đòi hỏi nhiều công sức lao động, đồng thời cần chú tong trong việc tự động hoá nó. Ví dụ, đối với doanh nghiệp thương mại: kế toán hàng trong kho, kế toná bán hàng, kế toán mua hàng. Đối với doanh nghiệp sản xuất: kế toán giá thành, kế toán nguyên vật liệu...
Kế toán tổng hợp: nghiên cứu các hiện tượng có tính chất đại trà. Dạng kế toán này sử dụng dữ liệu của kế toán doanh nghiệp và kế toán công việc.
Kế toán doanh nghiệp: là quá trình phản ánh một cách liên tục, không bị ngắt quãng, có liên quan lẫn nhau của toàn bộ các hoạt động trong doanh nghiệp. Việc này được tiến hành trên cơ sở các chứng từ mà trong đó có thể hiện các giá trị bằng tiền liên quan đến các đối tượng kế toán.
Trong một số các tài liệu có chia kế toán doanh nghiệp thành các dạng nhỏ hơn như: kế toán quản trị, kế toán tài chính và kế toán thuế.
Kế toán quản trị: dùng để tập trung và hình thành các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, dùng cho người sử dụng nội bộ (chủ sở hữu, người quản lý, nhân viên). Công tác kế toán được tiến hành độc lập và không hề bị ràng buộc bởi các quy trình bắt buộc, ngoại trừ ý muốn của tổng giám đốc, giám đốc tài chính, giám đốc sản xuất, người phụ trách bộ phận...). Như vậy, không có nghĩa rằng không thể sử dụng các chuẩn mực khi soạn thảo các chính sách kế toán nội bộ doanh nghiệp. Hoàn toàn có thể sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc gia hoặc quốc tế.
Kế toán tài chính: hướng tới việc nhập các thông tin cần thiết để lập các báo báo tổng hợp, dùng cho người sử dụng ngoài doanh nghiệp (người đầu tư, nhà nước, các ban ngành kiểm tra). Công tác kế toán dạng này được tiến hành cần phù hợp với các chuẩn mức quốc giá (ví dụ VAS) hoặc quốc tế (ví dụ IAS, US GAAP...).
Kế toán thuế: cũng giống như kế toán tài chính (dùng cho người sử dụng bên ngoài), đối tượng sử dụng là các cơ quan thuế, nhưng công việc này được tiến hành phù hợp với pháp luật về thuế.Vai trò của kế toán thuế trong bảng phân loại này có thể gây ra nhiều tranh cãi. Nhiệm vụ chính của kế toán thuế là dùng để xác định cơ sở tính thuế. Một trong những loại thuế chính là thuế lợi nhuận doanh nghiệp, có thể tính trên cơ sở lợi tức của kế toán quản trị, nhưng được chỉnh sửa theo quy định của pháp luật thuế. Có thể coi kế toán thuế là một trong các dạng độc lập của kế toán doanh nghiệp, ngang hàng với kế toán tài chính.
Kế toán tài chính và kế toán thuế có thể hợp lại với nhau thành kế toán theo quy định của nhà nước.
Trong bài viết này, mục đích chính mà tôi muốn đưa ra là tiến hành tự động hoá công tác kế toán quản trị, vì nó được tiến hành trên nguyên tác ghi chép và thâu tóm toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

Thang_MADI

Trung cấp
13/5/05
99
0
8
Hanoi
www.1vs.vn
Đối tượng và các phương pháp kế toán
Đối tượng của kế toán là toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Phương pháp kế toán được sử dụng là: kiểm kê (kiểm tra sự tồn tại thực tế của đối tượng kế toán cụ thể), văn bản hoá (chứng nhận bằng giấy tờ) và ghi kép trên tài khoản.
Tài khoản: là bảng dùng để nhóm các giao dịch đồng nhất với nhau, bao gồm 2 phần: bên nợ (Debit) và bên có (Credit) dùng để ghi lại giá trị giao dịch bằng tiền. Tài khoản có thể có chia thành 2 dạng: Active và Passive. Tài khoản Active là tài khoản mà số tồn đầu và tồn cuối bao giờ cũng nằm ở bên nợ, tài khoản Passvie có số tồn đầu và cuối nằm ở bên có. Ngoài 2 dạng tài khoản trên, có thể có tài khoản hỗn hợp, có nghĩa là tài khoản này vừa có tính Active, vừa có tính Passive, phụ thuộc vào vị trí của số tồn nằm ở bên nợ hay bên có.
Giao dịch: dùng để phản ánh các hoạt động trong chu kỳ sống của doanh nghiệp.
Trong việc tự động hoá công tác kế toán của chúng ta, 1 giao dịch gồm nhiều bút toán, được hình thành trên cơ sở 1 chứng từ điện tử, tương tự như một chứng từ giấy mà chúng ta thường gặp trong kế toán thường ngày.
Bút toán: là một bút ghi kế toán thể hiện chi tiết một công việc cụ thể, thông thường bao gồm 2 phần: Có và Nợ. Khi tổ chức kế toán như vậy, giá trị số iền bao giờ cũng nằm ở bên có của tài khoản này và bên nợ của một tài khoản khác. Việc này được gọi là ghi kép. Quy tắc “ghi kép” minh hoạ cho chân lý: “không có gì tự nhiên sinh ra, không có gì tự nhiên mất đi”.
Có thể tồn tại một hình thức tổ chức kế toán khác được ứng dụng trong hệ thống các nước phương Tây, khi mà giá trị 1 bút toán có thể ghi theo bên có của một tài khoản, và nhiều nợ của các tài khoản khác, hoặc ngược lại, một nợ - nhiều có. Tuy nhiên, điều này không vi phạm quy tắc ghi kép vì giá trị tổng vẫn được kiểm tra theo một giao dịch.
Một điểm ngoại trừ của quy tắc ghi kép là nó không được áp dụng cho các tài khoản ngoại bảng. Khi hình thành các bút toán theo tài khoản ngoại bảng, không nhất thiết cần phải ghi lại các tài khoản đối ứng. Tài khoản ngoại bảng, ví dụ, có thể dùng để tiến hành kế toán các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, như tài sản đi thuê, hàng hoá nhận bán ký gửi...
Nếu theo cách thức nhóm và tổng hợp thì tài khoản có thể chia thành 2 dạng: tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích (chi tiết)
- tài khoản tổng hợp dùng để tính số tổng theo giá trị bằng tiền
- tài khoản phân tích dùng để lưu trữ các thông tin chi tiết. Tài khoản phân tích dùng để chi tiết hoá các thông tin của tài khoản tổng hợp theo các dạng đối tượng kế toán, đơn vị tính với các số liệu theo giá trị bằng tiền hoặc các số đo tự nhiên.
Mối liên hệ giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích như sau: tồn của tài khoản tổng hợp bao giờ cũng bằng với tổng số tồn của các tài khoản phân tích trực thuộc tài khoản tổng hợp đó. Tương tự như vậy cũng giống như số liệu phát sinh.
Tất cả các tài khoản trong doanh nghiệp tập trung lại tạo thành hệ thống tài khoản.
Kết quả thông tin về hoạt động của doanh nghiệp có thẻ được in ra để sử dụng dưới các dạng báo cáo. Các thông tin này được hình thành từ các nhóm dữ liệu trên tài khoản kế toán. Các dạng báo cáo chính của doanh nghiệp bao gồm: bảng cân đối tài sản, báo cáo lỗ-lãi, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo dư nợ với đối tác và khách hàng, báo cáo về thay đổi vốn chủ sở hữu... Báo cáo chủ đạo – bảng cân đối tài sản (balance) – là báo cáo lập trên cơ sở ghi kép.
Mức độ đầy đủ và chi tiết của các báo cáo trên phụ thuộc vào mức độ cần thiết thâu tóm các hoạt động của doanh nghiệp trong công tác kế toán (kế toán quản trị và kế toán tài chính).
 
Sửa lần cuối:
T

Thang_MADI

Trung cấp
13/5/05
99
0
8
Hanoi
www.1vs.vn
Kỹ thuật và hình thức kế toán
Kỹ thuật kế toán được hiểu là phương pháp tiến hành kế toán, có nghĩa là cách thức ghi nhận các bút ghi (record) kế toán. Trong kế toán tay, có hệ thống các sổ sách ghi chép (tổng hợp) chứng từ. Hình thức kế toán được hiểu là cách kết hợp các sổ ghi chép chứng từ, đánh số thứ tự, sử dụng các phương pháp ghi nhận và nhóm các thông tin. Trên thực tế, trước khi ra đời việc tin học hoá kế toán, có các hình thức kế toán sau: “Chứng từ ghi sổ”, “Nhật ký sổ cái”, “Sổ nhật ký chung”. Các hình thức kế toán trên có các chức năng chính là: là cơ sở lập các báo cáo tổng hợp, phân nhóm và kiểm tra.
Đối với chúng ta, chuyên mục về hình thức kế toán chỉ để nâng cao sự hứng thú của người đặt hàng, bởi vì chúng ta chỉ sử dụng một hình thức duy nhất: tin học hoá.
Các hình thức kế toán tay khác nhau trước hết là hệ thống các sổ ghi chép (các dạng bảng khác nhau), mà trong đó ghi nhận các dữ liệu từ các chứng từ gốc. Thông thường, việc phân loại các số ghi chép được tiến hành theo ý nghĩa sử dụng và có thể bao gồm các tính chất sau:
- tính liên tục: các dữ liệu được ghi nhận theo trình tự thời gian nảy sinh
- tính hệ thống: các dữ liệu được nhóm theo một dấu hiện chung nào đó
- tính hỗn hợp: kết hợp các tính chất bên trên
Hình thức kế toán tự động có điểm khác biệt là các sổ ghi chép được tạo nên trên cơ sở các bảng dữ liệu và được giảm bớt đi một số các chức năng, cụ thể là: phân nhóm và kiểm tra. Việc phân nhóm dữ liệu do máy tính thực hiện, còn việc kiểm tra tính đúng đắn của các tính toán thì không cần thiết, vì máy tính không thể làm sai các phép tính số học. Nhiệm vụ chính của nó là đưa ra các dữ liệu cho người sử dụng dưới các dạng bảng biểu thuận tiện.
Trong nhiều trường hợp, bạn cần phải thuyết phục người làm kế toán rằng, không cần thiết phải in ra bảng bảng biểu của hình thức kế toán tay, bởi vì không cần phải kiểm tra lại độ chính xác các phép tính tổng hợp theo tài khoản này hay tài khoản kia. Tất cả các báo cáo trong chương trình hoàn toàn đảm nhiệm được các chức năng của nó.

Kế toán doanh nghiêp: các dạng và mức độ chi tiết
Dạng kế toán bắt buộc trong công tác kế toán doanh nghiệp là kế toán tổng hợp trên các tài khoản theo các một dạng tiền tệ. Đối với kế toán tài chính và kế toán thuế ở Việt nam là Đồng VN (VND). Theo loại tiền tệ này, chúng ta sẽ lập ra bảng cân đối tài sản và các báo cáo khác.
Một số tài sản doanh nghiệp đòi hỏi cẩn được lưu trữ lại theo số lượng hoặc theo số đo tự nhiên. Ví dụ: nguyên vật liệu, hàng hoá... Việc kế toán theo số đo tự nhiên được hiểu là tiến hành theo các tài khoản riêng biệt. Chúng ta sẽ lưu trữ thông tin kế toán theo một dạng nữa: kế toán theo số lượng (kế toán số lượng hoặc đôi khi còn gọi là kế toán theo hiện vật).
Một số tài khoản liên quan đến kế toán tiền tệ vay nợ cần được thể hiện không chỉ theo một loại tiền tệ mà có thể theo nhiều loại tiền tệ khác (riêng biệt theo từng loại ngoại tệ), cũng như giá trị tương đương theo dạng tiền tệ kế toán. Ví dụ, trong Quỹ tiền mặt có thể có nhiều loại tiền tệ khác nhau, và khi đó cần biết xem trên tài khoản có bao nhiêu tiền Việt, tiền USD, tiền EUR, giá trị tương đương tiền Việt của chúng là bao nhiêu. Đây chính là kế toán theo nhiều dạng tiền tệ.
Chúng ta cũng cần chú ý xem xét một nhiệm vụ kế toán nữa - kế toán theo ngoại tệ thứ 3 (“Thứ nhất” là tiền tệ kế toán chính, “Thứ hai” là tiền tệ dùng cho việc kế toán nhiều ngoại tệ). Ví dụ, ngoại tệ thứ 3 có thể dùng cho một tập đoàn lớn liên quốc gia, khi mà cần lập ra 2 báo cáo: báo cáo theo tiền tệ địa phương (VND) và báo cáo theo USD.
Nếu như cần chi tiết hoá một số tài khoản theo các mục (danh sách hàng hoá hoặc theo đối tác) thì dạng kế toán này được tiến hành song song với kế toán tổng hợp và được gọi là kế toán phân tích. Việc quản lý danh sách các đối tượng phân tích (đối tượng chi tiết) được thực hiện trên cơ sở khái niệm Extra-Dimension type. Một đối tượng phân tích của kế toán phân tích được gọi là “Extra-Dimension”. Khác với tài khoản con, khi mà việc kế toán được chi tiết hoá theo cả tài khoản, kế toán phân tích cho phép chi tiết hoá theo một hay nhiều dạng Extra-Dimension. Ví dụ, hàng hoá và kho bãi: một mặt hàng có thể có trong nhiều kho, và ngược lại, trong một kho có thể có nhiều mặt hàng.
 
Sửa lần cuối:
T

Thang_MADI

Trung cấp
13/5/05
99
0
8
Hanoi
www.1vs.vn
Hệ thống tự động hoá công tác kế toán cần đảm bảo cơ cấu sau:
Biểu ghi kế toán
Các chức năng ghi nhận, phân nhóm và kiểm tra dữ liệu trên cở sở các hình thức kế toán tay được tiến hành theo các bảng mà có thành phần phụ thuộc vào hình thức được chọn. Khi tiến hành kế toán trên cơ sở tin học hoá, các bút toán được ghi vào biểu ghi kế toán. Biểu ghi kế toán cho phép lưu trữ thông tin của các giao dịch với mức độ chi tiết hoá cần thiết, đồng thời có thể phân nhóm dữ liệu theo các dấu hiệu cần thiết. Điều kiện bắt buộc của dữ liệu trong biểu ghi kế toán là số tài khoản. Bổ sung thêm có thể tiến hành kế toán theo các dạng khác. Có thể có nhiều biểu ghi kế toán. Sự cần thiết tạo dựng nhiều biểu ghi kế toán là do nhu cầu tiến hành kế toán theo nhiều sơ đồ khác nhau (Kế toán 1 TK nợ - 1 TK có, hoặc 1 TK có - nhiều TK nợ), hoặc theo nhiều hệ thống tài khoản khác nhau (theo VAS, IAS, US GAAP).
Kế toán tổng hợp
Nền tảng của kế toán doanh nghiệp là hệ thống tài khoản. Hệ thống tài khoản là tập hợp các tài khoản tổng hợp (tài khoản chính và tài khoản con) dùng để nhóm các dữ liêu. Có thể có nhiều hệ thống tài khoản, mỗi hệ thống tài khoản có thể bao gồm số lượng tài khoản không hạn chế, tài khoản có thể được xác định từ trước, hay người dùng bổ sung thêm trong quá trình sử dụng.
Kế toán phân tích
Việc tiến hành kế toán phân tích có sử dụng khái niệm Đối tượng phân tích (Extra-Dimension). Mỗi tài khoản có thể xác định trước một hay nhiều dạng Đối tượng phân tích.
Kế toán hợp nhất
Cần thiết cho việc lập báo cáo tổng hợp cho một nhóm các doanh nghiệp hoặc một tập đoàn.
Các dạng kế toán khác
Ngoại trừ các dạng kế toán trên, trong hệ thống cần cho phép tiến hành các dạng kế toán khác nữa như:
- kế toán nhiều dạng tiền tệ
- kế toán theo ngoại tệ thứ 3
 
Sửa lần cuối:
N

nxskien

Guest
4/11/04
2
0
0
51
HN
Thanks...!
Bác cho tui hỏi chút nhé !
Đọc thông tin của Bác tui thấy Bác có kiến thức sâu về KT. Nhưng tui vẫn thấy mập mờ về các khái niệm phân chia :
KT Tổng hợp - KT Chi tiết thì OK tui hiểu
KT Tài chính - KT quản trị Ok
Đó là cách phân biệt theo tính chất nghiệp vụ để quản lý và báo cáo, phân tích. Mọi cách phân loại khác đều thuộc vào 2 loại trên.
 
T

Thang_MADI

Trung cấp
13/5/05
99
0
8
Hanoi
www.1vs.vn
nxskien ah!

Ngay từ đầu tôi đã nói, đưa ra bảng phân loại các dạng kế toán sẽ có thể gây ra nhiều tranh cãi. Bài viết này không nhằm mục đích để đưa ra một lý thuyết mới về kế toán đại cương mà chỉ để cho người đọc hiểu rõ hơn về các dạng kế toán khác nhau, trên cơ sở đó, hiểu rõ về các yêu cầu khi xây dựng phần mềm kế toán.
Điều tôi muốn hướng tới là để cho những chuyên gia lập trình có thể đưa ra một mô hình phần mềm tổng quát, bao quát được hết tất cả các dạng kế toán được đưa ra trong bảng phân loại.
Qua nghiên cứu một số phần mềm kế toán của Việt nam (PMKT VN), tôi thấy tuy đã góp rất nhiều công sức và trí tuê, góp phần tự động hoá được phần lớn công việc kế toán, tuy nhiên chúng còn rất thô sơ và chỉ đảm nhận được một trong số các dạng kế toán trên. Ví dụ:
- Hầu hết các chương trình, ngay cả các chương trình có tiếng ở Việt nam như MISA, FAST, SAS... đều không đảm bảo được công tác kế toán song song như: kế toán thuế và kế toán quản trị. Điều này cũng dễ hiểu vì đối với các doanh nghiệp, công tác kế toán hiện tại thường chỉ nhằm mục đích lập báo cáo thuế do bộ phận kế toán thuế làm riêng, hầu như không liên quan đến công việc của bộ phận kế toán nội bộ. Thông thường, kế toán nội bộ bao trùm lên kế toán thuế, vì vậy, nên tiến hành ghi chép song song, từ một bút toán, có thể ghi vào 2 hệ thống: kế toán quản trị và kế toán thuế, khi đó, sẽ tiết kiệm được công sức của bộ phận kế toán khi lập báo cáo tách biệt theo 2 hệ thống.
- PMKT VN không thể tiến hành một lúc cho nhiều doanh nghiệp (pháp nhân). Đây là điều còn thiếu khi tiến hành công tác kế toán hợp nhất cho một tập đoàn (Holding) hay một nhóm các doanh nghiệp.
- Kế toán theo nhiều dạng ngoại tệ cũng là một vấn đề cần phải xem xét trong các PMKT Việt nam. Bên cạnh đó, nên xem xét việc lập báo cáo theo ngoại tệ khác với Đồng VN (VND), để làm được việc này, cần thực hiện công tác theo mô hình kế toán 3 ngoại tệ

Để có thể giải quyết được vấn đề trên, đòi hỏi cần phải một mô hình lập trình hợp lý, có nghĩa là cần phải có một cách nhìn tổng quát trong việc xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu.
Trên đây chỉ là một số gợi ý nhỏ. Về việc tạo dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu cho phần mềm kế toán không đơn giản, nhưng nếu đi theo một suy nghĩ có logic hệ thống thì cũng không phải là không làm được. Nếu nxskien hoặc bạn nào khác quan tâm, chúng ta cùng có thể thảo luận.
Thanks
 
T

Thang_MADI

Trung cấp
13/5/05
99
0
8
Hanoi
www.1vs.vn
Trong bài viết dưới, tôi có đưa ra 2 khái niệm: đối tượng kế toánđối tượng phân tích (hay còn gọi là đối tượng chi tiết). Xin được giải thích thêm về hai khái niệm này:
- Đối tượng kế toán là một dạng hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, Tài sản cố định của doanh nghiệp là đối tượng kế toán, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp liên quan tới tài sản cố định đều liên quan tới tài khoản Tài sản cố định. Suy luận tiếp, tài sản cố định có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn như Bất động sản, Máy móc thiết bị, Phương tiện vận tải. Các đối tượng này chính là tên của các tài khoản cấp 2 trong bảng hệ thống tài khoản. Mở rộng ra, có thể hiểu Đối tượng kế toán là khái niệm dùng cho một tài khoản, không quan trọng là tài khoản cấp 1, cấp 2...
- Đối tượng phân tích là danh mục chi tiết của đối tượng kế toán. Ví dụ, Bất động sản có thể là một danh sách nhiều khu nhà, đất của doanh nghiệp. Để tiến hành kế toán đối với từng đơn vị bất động sản (khi mua mới, tính khấu hao, thanh lý...), hoặc hạch toán với khách hàng (giao hàng, nhận tiền thanh toán, nhận hàng trả lại, đền bù...) ... thì cần sử dụng đến khái niệm Đối tượng phân tích.
 
Sửa lần cuối:
N

nguoingoaihanhtinh

Guest
31/10/05
17
0
0
Sao Thổ
To Thang_MADI!
Em nghe thấy bác nói tư liệu và cách tạo PMKT cũng có vẻ hay đấy nhỉ? Bác cho em hỏi một chút được không bác? Đấy là kinh nghiệm bác đã làm PMKT hay bác đọc được đấy ạh!
 
T

Thang_MADI

Trung cấp
13/5/05
99
0
8
Hanoi
www.1vs.vn
nguoingoaihanhtinh nói:
To Thang_MADI!
Em nghe thấy bác nói tư liệu và cách tạo PMKT cũng có vẻ hay đấy nhỉ? Bác cho em hỏi một chút được không bác? Đấy là kinh nghiệm bác đã làm PMKT hay bác đọc được đấy ạh!

Không rõ nguoingoaihanhtinh đưa câu hỏi riêng tư này ra với mục đích gì, nhưng dù sao cũng thổ lộ cho bạn biết:
Mình đã trực tiếp tham gia tạo dựng phần mềm kế toán, tổ chức công tác kế toán cho 1 Holding với nhiều loại hình kế toán khác nhau. Để lập ra một chương trình kế toán, không chỉ đơn thuần "cắm đầu" vào coding mà còn phải đọc và nghiên cứu nhiều tư liệu khác nhau, bao gồm tư liêu chuyên ngành, các tư liệu khác về tạo dựng phần mềm quản lý, tiếp thu các kinh nghiệm thực tiễn... Như vậy, thì nếu xét theo câu hỏi của nguoingoaihanhtinh thì không thể trả lời chính xác được: kinh nghiệm đã làm hay đọc được.
Nếu như nguoingoaihanhtinh có điều gì thắc mắc hay muốn cùng thảo luận, mình luôn sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm của minh. Còn nếu có vấn đề nào chưa trải qua thực tiễn thì cần phải đọc thôi, kiếm tài liệu mà đọc. Không ai là người luôn tỏ tường mọi chuyện, đúng không.
 
N

nxskien

Guest
4/11/04
2
0
0
51
HN
Thang_MADI nói:
Để lập ra một chương trình kế toán, không chỉ đơn thuần "cắm đầu" vào coding mà còn phải đọc và nghiên cứu nhiều tư liệu khác nhau, bao gồm tư liêu chuyên ngành, các tư liệu khác về tạo dựng phần mềm quản lý, tiếp thu các kinh nghiệm thực tiễn...
Ui.. lâu rùi mình không vô mạng nên không tham gia được hehe... Mình làm PMKT đã rất lâu rùi, từ năm 1997. Bên mình viết cho tổng công ty BC-VT, hiện giờ là tập đoàn BC-VT. Mình cũng đã viết cho cả khối HCSN, các TCT ngoài nữa. Mọi cái bên mình viết thấy cũng được. Nhưng chết nỗi nó lớn quá, mô hình chỉ có thể áp dụng cho các công ti lớn, nhiều bộ phận KT độc lập. Nếu ĐV có vài người KT thì triển khai hơi mệt hihihi :pepsi: vậy nên mình đang chuyển nó xuống PC để làm sao cho các cty vừa và nhỏ có thể sài được :biggrinda khi nào xong có lẽ để bác Thang_MADI sài thử ha. Cái này mục đích của mình là miễn phí một số phân hệ cơ bản :pepsi:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA