Chi phí khả biến và bất biến

  • Thread starter Xitin
  • Ngày gửi
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Cái step cost trong một phạm vi nhất định là chi phí bất biến (bất biến ở đây là với hàm ý tổng chi phí trong kỳ). Tuy nhiên trong một phạm vi rộng hơn (ví dụ từ chiếc xe 1001 trở đi) nó lại trở thành một chi phí cố định ở mức cao hơn. Nếu xét phạm vi từ chiếc xe 1000- 2000, chi phí này không phải mà cũng chẳng phải khả biến theo đúng nghĩ của từ khả biến.

Chi phí khả biến trên một đơn vị là không bất biến (tức là có thay đổi) do năng suất lao động của người lao động thay đổi. Một người lao động may 3 chiếc áo đầu hết 1 giờ một chiếc, nhưng 3 chiếc áo sau có khi chỉ mất 0.75 giờ một chiếc (do lúc ấy anh ta thạo việc rồi năng suất tăng lên), nhưng ở 3 chiếc ao sau nữa có khi lại mất 1.25 giờ một chiếc, do ngày lao động quá dài, lúc ấy anh ta mỏi mệt. Chi phí lao động trực tiếp (là chi phí khả biến) tính theo số tiền công phải trả cho mỗi một đơn vị sản phẩm (mỗi cái áo) do đó đâu có là bất biến.

Trong dài hạn, không có chi phí nào là bất biến (không thay đổi khi số lượng sản phẩm thay đổi). Trong trung hạn và dài hạn, người ta phải căn cứ vào tính hiệu quả kinh tế để quyết định có đầu tư thêm nhà máy, dây chuyền sản xuất hay không. Ví dụ xét một năm, chi phí được gọi là bất biến là chi phí thuê nhà xưởng chẳng hạn không thay đổi. Nhưng cái chi phí thuê nhà xưởng trong 10 năm tới chẳng hạn rõ ràng là hoàn toàn có thể thay đổi do chúng ta thuê thêm nhà xưởng hoặc giảm bớt diện tích thuê, lúc ấy chi phí thuê nhà xưởng sẽ biến động theo mức thay đổi của sản lượng đầu ra.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

Babyaccountant

Guest
23/3/06
3
0
0
40
Tp.HCM
Chào mọi người, em đang tìm thông tin về phân tích mối quan hệ C - V - P, mọi người có thể chỉ cho em có thể tìm ở đâu không? Cám ơn cả nhà!
 
B

Babyaccountant

Guest
23/3/06
3
0
0
40
Tp.HCM
Phân tích "độ nhạy"???

:wall: Mọi người ơi! Độ nhạy là gì vậy, em có đọc mục "Phân tích độ nhạy" trong cuốn KTQT của tác giả Nguyễn Tấn Bình, nhưng không hiểu nhiều! Giúp em với!
 
S

sinbadtien

Guest
25/12/07
1
0
0
36
Long Xuyên - An Giang
Một VD về phân tích CVP, bác nào giải quyết dc thì pót lên cho mọi người tham khảo nha:

Carbex, Inc., produces cutlery sets out of high-quality wood and steel. The company makes a stan- dard cutlery set and a deluxe set and sells them to retail department stores throughout the country. The standard set sells for $60, and the deluxe set sells for $75. The variable expenses associated with each set are given below (in cost per set):


Standard Deluxe

Production costs . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . $15.00 $30.00
Sales commissions (15% of sales price) . . . . . $9.00 $11.25

The company’s fixed expenses each month are:
Advertising . . . . . . . . . . . $105,000
Depreciation . . . . . . . . . . $21,700
Administrative . . . . . . . . $63,000

Salespersons are paid on a commission basis to encourage them to be aggressive in their sales ef- forts. Mary Parsons, the financial vice president, watches sales commissions carefully and has noted that they have risen steadily over the last year. For this reason, she was shocked to find that even though sales have increased, profits for the current month—May—are down substantially from April. Sales, in sets, for the last two months are given below:

Standard Deluxe Total
April . . . . . . . . . . . 4,000 2,000 6,000
May . . . . . . . . . . . . 1,000 5,000 6,000

Required:
1. Prepare contribution format income statements for April and May. Use the following headings:
Standard Deluxe Total
AmountPercent AmountPercent Amount Percent
Sales . . . .
Etc . . . . . .

Place the fixed expenses only in the Total column. Do not show percentages for the fixed ex-
penses.
2. Explain why there is a difference in net operating income between the two months, even though the same total number of sets was sold in each month.
3. What can be done to the sales commissions to optimize the sales mix?
4. a. Using April’s figures, what was the break-even point for the month in sales dollars?
b. Has May’s break-even point gone up or down from that of April? Explain your answer without calculating the break-even point for May.
 
Đ

Đỗ Thị Thanh Hà

Guest
Nếu điện phục vụ cho sản xuất thì là khả biến, vì nó còn ảnh hưởng tới sản lượng sản xuất, còn phục vụ chi dùng, ánh sáng thì nên coi là bất biến vì sự thay đổi số tiền hàng tháng không đáng kể.
 
ruadangyeu

ruadangyeu

Guest
30/9/06
143
1
0
Hanoi
my.opera.com
Thực ra một chi phí bất biến khi xét nó trong một giới hạn nhất định.

Ví dụn như phòng làm việc chứa được 20 người thì khi số lượng nhân viên từ 1->20 thì chi phí thuê nhà là bất biến, còn nếu tuyển thêm 1 người nữa và phải thuê thêm 1 phòng nữa thì lúc này chi phí thuê nhà lại biến đổi.

Mọi thứ đều là tương đối!


Chúc vui!
 
H

HAILONGNGUYENBA

Guest
24/11/07
94
1
0
45
Ha noi
lâu lắm rồi mới vào, thấy đề tài cũ nhwng cũng tham gia một số ý kiến thế này.
Về mặt lý thuyết, chi phí không chỉ chia thành chi phí khả biến (biến phí) và chi phí bất biến (định phí) mà còn có thêm chi phí hỗn hợp (là loại chi phí vừa có tính chất định phí vừa có tính chất biến phí. ở mức độ hoạt động cơ bản nó thể hiện tính chất định phí, vượt quá mức đó nó thể hiện tính chất biến phí) ngoài ra còn có thêm một loại chi phí nữa có thể gọi là biến phí cấp bậc ( Đây là loại chi phí nằm giữa ranh giới của biến phí và định phí. Giống biến phí ở điểm nó thay đổi theo mức đội hoạt động nhưng khác ở chỗ mức độ hoạt động phải thay đổi nhiều, rõ ràng. Giống định phí ở chỗ nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhưng khác ở chỗ mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi hẹp).
Về thực tế, chi phí phát sinh nhiều và chủ yếu là chi phí hỗn hợp. Để quản lý và kiểm soát chi phí chặt chẽ cần phân tích chi phí hỗn hợp thành hai yếu tố định phí và biến phí theo một số phương pháp như Cực đại-Cực tiểu, Bình phương nhỏ nhất... Tuy nhiên việc phân biệt một chi phí là Định phí hay Biến phí còn tuỳ thuộc vào đối tượng và chế độ. Chẳng hạn chi phí tiền điện thoại thuê bao trả trước: Gọi nhiều mất nhiều, gọi ít mất ít, không gọi không mất chi phí --> là Biến phí (theo lý thuyết). Thực tế phải tuỳ thuộc vào cơ chế thanh toán tiền điện thoại của công ty. Nếu công ty khoán trả mỗi tháng 300K --> là định phí. Nếu công ty trả theo thực tế --> là biến phí. Nếu công ty khoán trả mỗi tháng 500K và tăng thêm 100K với mỗi mức doanh thu vượt định mức 100triệu --> Chi phí hỗn hợp.
Do vậy cùng một loại chi phí, ở công ty này là biến phí, công ty khác là định phí, thậm chí bộ phận này là định phí, bộ phận khác là biến phí. Muốn nhận định rõ phải căn cứ vào nguyên nhân phát sinh chi phí và cách ghi nhận chi phí.
Vài lời mong mọi người đóng góp thêm!
 
Z

zangmsb

Guest
29/8/09
2
0
0
43
hanoi
Tiện thể cho em hỏi lãi vay hàng năm trong thời gian khai thác dự án được tính vào Định phí hay Biến phí?
 
P

picoplaza

Guest
16/4/09
3
1
0
43
Ha Noi
Phân loại chi phí theo cách ứng xử và ứng dụng cách phân loại này trong thực tế tại Công ty TNHH KMV (Việt Nam) nhằm giúp Công ty phân loại chi phí cho hợp lý, tránh các chi phí lãng phí, không đáng có, đồng thời áp dụng để định giá bán cho sản phẩm từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm giúp Công ty hoạt động đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian sắp tới.

1. THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ TẠI CÔNG TY TNHH KMV (VIỆT NAM) HIỆN NAY:
1.1. Chi phí bất biến :
Chi phí bất biến hay còn gọi là định phí đó là các khoản chi phí thường không thay đổi trong phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động, nhưng chi phí trung bình của một đơn vị hoạt động thì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức biến động của mức hoạt động. Chi phí cố định không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động, nhưng nếu mức độ hoạt động tăng vượt quá phạm vi phù hợp đó thì chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ tăng vì phải đầu tư thêm máy móc thiết bị sản xuất. [1]
Qua khảo sát thực tế tại Công ty TNHH KMV (Việt Nam) có thể kể ra một số chi phí bất biến như sau: Chi phí khấu hao tài sản cố định, Chi phí thuê đất, Chi phí quản lý cơ sở hạ tầng, Chi phí bảo vệ, Chi phí bảo hiểm nhà xưởng, tài sản, ..... Bên cạnh đó còn có các khoản chi phí cố định có tính chất ngắn hạn và trong một số trường hợp cần thiết Công ty có thể tiết giảm. Tùy vào tình hình sản xuất, mỗi năm Công ty đều có kế hoạch cho loại chi phí này, có thể kể ra các loại chi phí này như sau: Chi phí điện thoại, fax, kết nối internet, Chi phí tiếp khách, công tác phí, Chi phí nghiên cứu, đào tạo nghiệp vụ, Chi phí thuê bồn chứa gas, hoá chất, Chi phí thuê xe đưa rước cán bộ công nhân viên, xe công tác, Chi phí thuê phòng ở cho chuyên gia người nước ngoài...
Tổng chi phí bất biến phát sinh 6 tháng đầu năm 2008 tại Công ty TNHH KMV (Việt Nam) là : 10.540.955.704 đồng. Chi tiết như sau :

CHI PHÍ BẤT BIẾN SỐ TIỀN CHI PHÍ BẤT BIẾN SỐ TIỀN
Chi phí khấu hao TSCĐ 2.414.025.010 Chi phí thuê phòng 680.811.946
Chi phí thuê đất 255.123.210 Chi phí văn phòng phẩm 133.891.009
Chi phí quản lý cơ sở hạ tầng 246.898.374 Chi phí lãi vay 1.855.289.758
Chi phí bảo vệ 106.233.535 Chi phí tiền lương 1.977.492.275
Chi phí điện thoại, fax, kết nối internet 56.834.093 Chi phí đóng BHXH, BHYT 111.864.676
Chi phí tiếp khách, công tác phí 231.382.420 Chi phí đồng phục, đồ bảo hộ 4.575.481
Chi phí nghiên cứu, đào tạo 1.863.767.756 Chi phí tiền cơm 67.255.422
Chi phí thuê bồn chứa gas, hoá chất 98.667.665 Chi phí nước uống 4.498.571
Chi phí thuê xe 318.824.066 Các loại chi phí quản lý khác 113.520.437
Bảng1: Chi phí bất biến 6 tháng đầu năm 2008 tại Công ty TNHH KMV (Việt Nam) [2]

1.2. Chi phí khả biến :
Chi phí khả biến là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Tuy nhiên có loại chi phí khả biến tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp... nhưng có chi phí khả biến chỉ thay đổi khi mức hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị...Biến phí rất đa dạng, tuỳ thuộc vào từng loại hình sản xuất- kinh doanh, từng phạm vi, mức độ hoạt động, quy trình sản xuất...của từng doanh nghiệp.[3]
Tại Công ty TNHH KMV (Việt Nam) có lĩnh vực sản xuất- kinh doanh là khung đế của xe nâng, xe cơ giới và máy công nghiệp. Do yêu cầu của sản phẩm, các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất là rất lớn, bao gồm các chi phí như : chi phí nguyên vật liệu chính, chí phí nhiên liệu, chi phí vật liệu phụ, chi phí công cụ dụng cụ, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí đóng BHXH, BHYT...
Qua tìm hiểu thực tế tổng biến phí sản xuất 6 tháng đầu năm tại Công ty TNHH KMV (Việt Nam) là : 28.907.383.979 đồng.

1.3. Chi phí hỗn hợp :
Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của Chi phí bất biết và chi phí khả biến. Yếu tố bất biến của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì và luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ. Yếu tố khả biến thường phản ánh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng quá định mức. [4]
Một số chi phí hỗn hợp có thể kể ra là chi phí điện thoại, Fax, chi phí tiền điện dùng thắp sáng văn phòng và điện phục vụ phân xưởng sản xuất, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị dùng để giữ cho máy móc luôn ở tình trạng sẵn sàng hoạt động và chi phí bảo dưỡng máy móc khi tăng ca, sản lượng sản xuất tăng....).
Hiện nay, Công ty đã dùng phương pháp bình phương bé nhất để phân loại chi phí hỗn hợp thành yếu tố khản biến và bất biến, điển hình là chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị và chi phí điện tiêu thụ, nhưng do các nhà quản lý thấy phần yếu tố bất biến trong hai loại chi phí này không đáng kể và do đã đi vào sản xuất liên tục theo kế hoạch đã đề ra nên phòng kế toán tính chi phí này như là chi phí khả biến và tính cho từng sản phẩm trong biến phí sản xuất chung.

1.4. Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí :
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
TỪ NGÀY 01/01/2008 ĐẾN 30/06/2008
(Theo số dư đảm phí)
CHỈ TIÊU
SỐ TIỀN (VNĐ)
TỶ LỆ (%)

Doanh thu thuần
33.354.232.074
100%
Biến phí sản xuất kinh doanh
19.473.331.264
58,38%
Số dư đảm phí
13.880.900.810
41,62%
Định phí sản xuất kinh doanh
10.540.955.704

Lợi nhuận sản xuất kinh doanh
3.339.945.106

Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí [5]

Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo số dư đảm phí chúng ta tính được những chỉ tiêu sau :
 Tỷ lệ số dư đảm phí là : 41,62%.
 Doanh thu hoà vốn : 25.328.722.368 (đồng)
 Doanh thu an toàn : 8.025.509.706 (đồng)
 Đòn bẩy hoạt động là : 4,16
1.5. Về việc định giá bán của sản phẩm:
Giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ phải cao hơn chi phí biến đổi để sản xuất và bán sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Tất cả những đơn đặt hàng sẽ góp phần thanh toán các khoản chi phí cố định và tạo ra lợi nhuận. Trong trường hợp không thể định giá cao hơn, ví dụ như nếu muốn có thêm một khách hàng mới - người rất quan tâm tới giá cả thì có thể đưa ra mức giá thấp hơn giá thông thường nhưng ít nhất là phải bằng chi phí biến đổi. [6]

Phiếu định giá được lập theo mẫu sau :
Đơn vị tính : đồng Việt Nam
PHIẾU ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM
Loại sản phẩm : Linh kiện PC200-8 LH
Chi phí nền
- Biến phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.460.825
- Biến phí nhân công trực tiếp 75.497
- Biến phí sản xuất chung 64.857
- Biến phí bán hàng và quản lý 36.905
Cộng 1.638.084
Giá trị tăng thêm 1.198.416
Giá bán 2.836.500
Bảng 3: Phiếu định giá sản phẩm [7]

2. VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ TẠI CÔNG TY TNHH KMV (VIỆT NAM) HIỆN NAY:

• Bộ máy kế toán của công ty tuy ít nhân sự nhưng cung cấp thông tin tốt tuy nhiên việc phân loại chi phí theo cách ứng xử chưa được quan tâm đúng mực.
• Chi phí hỗn hợp phát sinh thường bị bỏ qua tính chất của nó và được đưa hết vào chi phí khả biến.
• Tại Cty việc ứng dụng việc phân loại chi phí theo cách ứng xử chủ yếu để phân tích điểm hòa vốn và lựa chọn các phương án kinh doanh .
• Việc tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty chưa được quan tâm đúng mức.
3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
• Cần chú trọng việc phân loại chi phí theo cách ứng xử chi tiết hơn nữa.
• Công ty cần quan tâm việc phân loại chi phí hỗn hợp va đưa vào chi phí theo đúng yếu tố khả biến và bất biến để xác định giá bán được chính xác.
• Công ty cần xem xét lại định mức phân bổ định phí cho hợp lý hơn trong thời gian tới khi đã ổn định sản xuất.
• Để quản trị chi phí tốt, công ty nên tổ chức các bộ phận thành các trung tâm chi phí, là trung tâm mà trong đó người quản lý chỉ chịu trách nhiệm về chi phí.
• Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời kỳ.
• Kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.
• Lập định mức chi phí cụ thể, thu thập thông tin về chi phí thực tế, phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ.
• Công ty cần vận dụng phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận vào việc lựa chọn các phương án kinh doanh, lựa chọn mặt hàng, dây chuyền sản xuất.
• Cần chú trọng việc phân loại chi phí theo cách ứng xử và ứng dụng phân loại chi phí theo cách ứng xử để xác định giá bán.
• Cần tiến hành tổ chức tốt công tác Kế toán quản trị bằng cách đào tạo nguồn nhân lực, nhanh chóng phát triển và kiện toàn hệ thống xử lý thông tin .
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI :
Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất biến, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định. Khi có báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí sẽ giúp rất nhiều cho các nhà quản lý trong việc nhận biết mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận, tạo điều kiện tốt hơn trong việc hoạch định chi phí, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn hoặc hoạch định cơ cấu chi phí thích hợp trong môi trường kinh doanh. Do đó ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận.

Việc phân loại chi theo cách ứng xử là một trong những cách phân loại cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho nhà quản trị, qua đó sẽ giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Tại Công ty TNHH KMV (Việt Nam) đã ứng dụng cách phân loại này trong việc phân tích điểm hoà vốn, đồng thời áp dụng cách phân loại này trong phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một việc làm thiết thực đối với mỗi công ty bởi vì nó giúp cho nhà quản lý thấy được sự liên quan giữa 3 yếu tố quyết định sự thành công của công ty mình. Từ khối lượng bán ra và các chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận. Và để tối đa hoá lợi nhuận, một vấn đề quan trọng nằm trong tầm tay của doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí. Muốn vậy, Công ty phải nắm rõ kết cấu chi phí của mình, biết được ưu và nhược điểm của nó để có những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát và cắt giảm chi phí. Mặt khác, Công ty sẽ dựa trên mô hình chi phí - khối lượng - lợi nhuận để đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
 
  • Like
Reactions: quynhlemon
A

anhtieptlcc

Guest
23/7/11
6
0
0
39
Nam Đàn - Nghệ An
Chi phí điện khả biến hay bất biến bạn phải xét trên mối quan hệ với sản lượng (dịch vụ) sản xuất (cung cấp) trong kỳ. Ở một số ngành điều này cũng khó có thể xác định. Khi không sản xuất vẫn phải tốn cp điện để quản lý, bảo trì..., hoặc trong một khoảng sản lượng nào đó cp điện không thay đổi (thường là dưới công suất máy hoặc trong một dây chuyền khép kính...). Để phân tích các cp này bạn có thể dùng 1 trong 3 phương pháp:
- Dùng đồ thị phân tán y= ax+b (ít dùng)
- PP cực đại cực tiểu
- PP bình phương bé nhất (chính xác nhất)
∑xy = b∑x-a∑x2
∑y = n.b + a∑x
y: biến số phụ thuộc, b: yếu tố bất biến, a: yếu tố khả biến, n: phần tử quan sát, x mức độ hoạt động.

xin giải thích thêm về PP thứ 3, làm sao để xđ nó là CP khả biến hay bất biến... trong môn Kinh tế lượng người ta có trình bày công thức này nhưng thực tình tôi chưa hiểu nhiều
 
K

khanggiath

Guest
9/10/13
1
0
0
Quận 9
Ðề: CP khả biến và bất biến

Mình cũng đang đau đầu vì cái này. thanks!
 
D

dankt

Guest
25/11/05
23
4
3
Ha Noi
Muốn nói đến biến đổi hay cố định thì phải so với cái gì đã. Không thể nói chung chung được. Đối với chi phí điện trong một nhà máy thì thường là chi phí hỗn hợp (gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi) nếu so với sản lượng sản phẩm. Trong đó, chi phí điện thắp sáng là cố định, chi phí điện chạy máy là biến đổi. Nếu theo số giờ máy chạy thì tất cả là biến đổi, v.v...
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA