Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ?

  • Thread starter lovely_kby
  • Ngày gửi
L

lovely_kby

Guest
28/2/04
8
0
0
tapchiketoan.info
Các bác cho em hỏi cầu này:
Nếu mà sau khi hoàn thành công việc mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ xong mà KTV cảm thấy không có những điểm yếu quan trọng nào trong hệ thống kiểm soát nội bộ thì liệu có cần thiết phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát không? Tại sao?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

lovely_kby

Guest
28/2/04
8
0
0
tapchiketoan.info
Cám ơn anh NED nhiều, nhưng anh có thể nói rõ và cụ thể hơn lý do tại sao lại cần thiết phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong trường hợp này không?
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Kiểm tra hệ thống kiếm soát nội bộ

NED nói như vậy là hoàn toàn chưa đầy đủ. Việc kiểm tra tính tin cậy của hệ thống kiếm soát nội bộ chỉ được thực hiện khi sau khi quá trình đánh giá ban đầu cho thấy là hệ thống có thể tin cậy được.

Quy trình như sau:
- Đầu tiên thu thập các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ (IC): phỏng vấn, đọc tài liệu, quan sát, v.v.
- Ghi chép, mô tả lại hệ thống kiểm soát nội bộ. Đánh giá sơ bộ tính tin cậy của IC xem là IC có đạt được mục tiêu kiểm soát hay không. Nếu đánh giá sơ bộ là Có, thì kiểm toán viên, với thái độ "hoà nghi nghề nghiệp" phải thực hiện các tests đề khẳng định là IC đáng tin cậy. Nếu đánh giá ban đầu là IC không có tính tin cậy, thì ngừng (vì có đáng tin đâu mà đánh giá).

Đánh giá được thực hiện với tất cả các yếu tổ cụa hệ thống IC, bao gồm 5 yếu tố;
1, Môi trường kiểm soát
2, Quản lý rủi ro
3, Hành vi kiểm soát
4, Giám sát các hành vi kiểm soát
5, Thông tin, báo cáo

(Đây là các yếu tố do COSO gợi ý và hiện tại được Big 4 áp dụng). Không hiểu là giáo trình kiểm toán của các trường của Việt Nam mình có viết thế này không nhỉ?!
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
To lovely

http://www.kiemtoan.com.vn/forum/showthread.php?t=158\

Bạn vào đây để tham khảo về IC,

To anh Cung,

Đúng là cách đây hơn một năm thì việc có test IC hay không nó phụ thuộc vào đánh giá ban đầu của KTV và KTV có plan to rely control hay không. Nhưng với điều kiện hiện nay, một số ISA có sửa đổi như ISA240 và những scandal như của KPMG, thì việc Test IC nó không còn là lựa chọn hay không của KTV mà dường như là bắt buộc.

Theo em biết thì các Big4 (không biết thông tin có chính xác), họ đã và đang thay đổi audit approach của mình để phù hợp với sự thay đổi của ISA. Theo đó, Việc test IC được thực hiện ngay trong khâu lập kế hoạch dưới dạng test Design and Implementation of IC. Và việc test IC này sẽ thực hiện xuyên suốt quá trình kiểm toán.

Trước kia, trong trường hợp Test IC đã mang lại mức độ đảm bảo cao về control assurance, thì có thể giảm thiểu mức độ kiểm tra chi tiết và kết quả kiểm tra chi tiết sẽ không dùng để đánh giá lại kết quả của Test IC. Bây giờ, ngược lại, kết quả Test of Detail sẽ dùng để xem xét lại kết luận về IC có hợp lý hay không, xem xét xem có cần phải mở rộng phạm vi kiểm toán hay không.

Mong nhận được sự góp ý ..
 
T

tinhdauthuha_kt

Guest
16/4/05
10
0
0
Ha Tinh
theo mình thì việc tiến hành các thử nghiệm ks là để đánh giá rủi ro kiểm soát. Do đó, dù cho hệ thống kiểm soát nội bộ không có vấn đề gì thì cũng phải thử nghiệm lại để đánh giá đúng rủi ro kiểm soát.
 
T

tinhdauthuha_kt

Guest
16/4/05
10
0
0
Ha Tinh
mình muốn hỏi có bạn nào biết đường dẫn nào về cách xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, cả áp dụng máy vi tính và ko áp dụng máy vi tính ko? giúp mình đi
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
Bạn có thể tham khảo sơ đồ xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong sách "lý thuyết kiểm toán" và "kiểm toán báo cáo tài chính" của ĐHKTQD.
 
A

act

Guest
29/11/05
85
1
0
TP Hồ Chí Minh
dayla mot bai viet hay ve kiem soat chat luong kiem toan moi moi nguoi tham khao
Một số vấn đề về kiểm soát chất lượng hoạt động của kiểm toán độc lập ở Việt Nam



Hoạt động kiểm toán độc lập hình thành, phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Hoạt động kiểm toán độc lập đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ở Việt Nam cho đến nay vẫn tồn tại nhiều bất cập. Để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, chúng ta phải thực hiện rất nhiều giải pháp khác nhau, cả về phía công ty kiểm toán và về phía Nhà nước.


Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán” : Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý.
Như vậy, chất lượng hoạt động kiểm toán có thể được xem xét dưới ba góc độ:
- Mức độ người sử dụng thông tin thoả mãn đối với tính khách quan và độ tin cậy của kết quả kiểm toán.
- Mức độ đơn vị được được kiểm toán thoả mãn về ý kiến đóng góp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo kiểm toán được lập và phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng kiểm toán và chi phí dịch vụ kiểm toán ở mức hợp lý.
Nội dung, quy mô và trình tự tiến hành thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được vận dụng tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, có những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán mà các công ty kiểm toán phải xây dựng và thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán để phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận. Đó là:
Thứ nhất, các công ty kiểm toán phải luôn xem xét về tính tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên của mình. Việc theo dõi, kiểm tra sự tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp bao gồm kiểm tra tính độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tư cách nghề nghiệp. Các công ty kiểm toán có thể yêu cầu cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp nộp bản giải trình về tính độc lập đối với khách hàng, phân công người có đủ thẩm quyền kiểm tra tính độc lập của các nhân viên. Trong quá trình đào tạo và hướng dẫn thực hiện, các công ty kiểm toán cần nhấn mạnh đến tính độc lập và tư cách nghề nghiệp.
Thứ hai, công ty kiểm toán phải xem xét đến kỹ năng và năng lực chuyên môn của các nhân viên chuyên nghiệp. Năng lực chuyên môn của các nhân viên này cần được xem xét không những trong quá trình thực hiện kiểm toán, mà phải được cân nhắc qua quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Thiết lập các tiêu chuẩn cho từng cấp bậc, chức danh và xác định cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho các nhân viên là cách thức hiệu quả để tăng động lực cho các kiểm toán viên không ngừng nâng cao khả năng chuyên môn. Hơn nữa, để góp phần nâng cao năng lực và kỹ năng cho các nhân viên, các công ty kiểm toán cần tiến hành đánh kết quả công tác và định kỳ thông báo cho họ triển vọng và cơ hội thăng tiến của từng cá nhân.
Thứ ba, công việc kiểm toán phải được hướng dẫn và giám sát thực hiện đầy đủ ở tất cả các cấp cán bộ, nhân viên. Đối với mỗi cuộc kiểm toán, thành phần trong nhóm kiểm toán bao giờ cũng được xác định cụ thể, phù hợp với đối tượng kiểm toán và yêu cầu pháp lý của cuộc kiểm toán, cơ cấu bao gồm: giám đốc (partner), chủ nhiệm kiểm toán (manager), giám sát kiểm toán (supervisor), kiểm toán viên chính (senior auditor) và các trợ lý kiểm toán. Cấp độ giám sát kiểm toán sẽ tăng dần lên theo phạm vi của đối tượng và tính chất pháp lý của cuộc kiểm toán. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định trong việc soát xét công việc kiểm toán của công ty trong từng nhóm kiểm toán, việc giám sát có thể do các kiểm toán viên trong các nhóm kiểm toán khác thực hiện.
Thứ tư, các công ty kiểm toán khi cần thiết có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn. Việc tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia sẽ tăng mức độ tin cậy của ý kiến kiểm toán về các lĩnh vực chuyên môn phức tạp, những ngành nghề kinh doanh phức tạp. Tuy nhiên, khi tham khảo ý kiến của chuyên gia, công ty kiểm toán luôn luôn phải xem xét đến năng lực chuyên môn và tính độc lập, khách quan của chuyên gia tư vấn.
Thứ năm, việc cân nhắc đến khả năng phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của nhà quản lý công ty khách hàng, là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng kiểm toán. Nếu công ty kiểm toán không có những nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng thì họ nên nghĩ đến quyết định không thực hiện kiểm toán toán đối với khách hàng đó. Nếu những nghi ngại về tính chính trực của nhà quản trị quá nghiêm trọng, công ty kiểm toán cũng có thể từ chối kiểm toán đối với khách hàng đó.
Thứ sáu, công ty kiểm toán phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty.
Trong thời gian gần đây, quy mô kinh doanh của các công ty và sự toàn cầu hoá hoạt động thương mại ngày càng phát triển. Sự phát triển đó kéo theo sự phức tạp của công tác kế toán, kiểm toán và làm nảy sinh không ít vụ kiện có liên quan đến trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán độc lập. Có thể minh chứng bằng vụ kiện điển hình của các cổ đông của tập đoàn Worldcom, tập đoàn Enron kiện công ty kiểm toán Arthur Andersen về tính độc lập và trung thực của kiểm toán viên. ở Việt Nam chưa có các vụ kiện lớn về kiểm toán, tuy nhiên cũng đã xuất hiện những sai phạm của công ty kiểm toán trong việc kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành, niêm yết chứng khoán: như các công ty kiểm toán phối hợp chưa tốt với các cơ quan quản lý; các công ty kiểm toán nhiều khi chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo của mình với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Có thể lấy trường hợp sai phạm của Công ty Kiểm toán AASC trong kiểm toán báo cáo tài chính năm 2001 của Công ty Canfoodco làm ví dụ. Trong quá trình kiểm toán và sau khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán mặc dù đã có những thông tin sai phạm về hoàn thuế giá trị gia tăng, nhưng đã không thông báo với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Thêm vào đó, kiểm toán viên đã không ngoại trừ những khoản mục có nghi vấn trong báo cáo kiểm toán sau khi đã yêu cầu Canfoodco điều chỉnh, nhưng khách thể đã không thực hiện.
Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một vụ kiện về trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và công ty kiểm toán. Không vì thế mà chúng ta có thể xem nhẹ việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Quá trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán hiện nay vẫn không tránh khỏi những bất cập.
Kinh nghiệm hành nghề, năng lực quản lí của nhiều doanh nghiệp kiểm toán còn hạn chế. Nhiều công ty kiểm toán đã cố gắng tăng sức cạnh tranh bằng cách hạ giá phí kiểm toán và đương nhiên, điều này sẽ làm giảm thời gian, giảm số lượng các thủ tục kiểm toán và làm giảm chất lượng của bằng chứng kiểm toán thu thập, nếu sự cắt giảm giá phí là quá mức. Hơn nữa, sức ép với các công ty kiểm toán ngày càng tăng trong điều kiện hiện nay, khi mà bản thân các khách hàng thường quá chú trọng vào tiêu thức giá phí thấp để lựa chọn công ty kiểm toán.
Một số ít các công ty kiểm toán để có thể tiếp tục tồn tại và hoạt động có lãi, họ đã cố gắng chiều theo ý khách hàng. Điều này sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi kiểm toán viên không có bản lĩnh, yếu kém về trình độ chuyên môn dẫn đến việc bỏ qua sai sót cần điều chỉnh, thậm chí có thể thay đổi ý kiến kiểm toán.
Bên cạnh những nhân tố chủ quan trên, còn không ít những nhân tố khách quan làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán. Hiện nay, chúng ta chưa có quy định bắt buộc mua bảo hiểm nghề nghiệp đối với hoạt động kiểm toán. Năm 2003 đã ban hành chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, nhưng hệ thống chế tài đánh giá chất lượng kiểm toán và giải quyết tranh chấp, kiện tụng khi xảy ra rủi ro chưa được hoàn thiện. ở Việt Nam vẫn chưa có cơ quan chuyên trách việc đánh giá chất lượng đối với hoạt động kiểm toán độc lập. (Trong bộ máy Kiểm toán Nhà nước hiện nay đã có một bộ phận chuyên trách thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán). Các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp đã hình thành, nhưng chưa hoạt động hiệu quả. Cho đến nay, Việt Nam mới xây dựng được Hội Kế toán và đang bước đầu xây dựng Hiệp hội Kiểm toán viên. Hoạt động của Hiệp hội Kế toán mới chỉ dừng lại ở việc nâng cao năng lực chuyên môn, chứ chưa đưa ra các giải pháp kiểm soát về đạo đức nghề nghiệp đối với những người hành nghề kế toán, kiểm toán.
Theo những phân tích trên, để nâng cao hiệu quả của quá trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, cần thực hiện các biện pháp sau:
Về phía các công ty kiểm toán:
- Không ngừng nâng cao trình độ của kiểm toán viên, thông qua các chính sách về tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, xử phạt.
- Thiết kế các quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán và thiết kế bộ máy tổ chức thực hiện chuyên trách nhiệm vụ này. Đồng thời, các công ty kiểm toán phải lưu trữ các thông tin, tài liệu liên quan đến quá trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán trong từng cuộc kiểm toán cụ thể. Việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán để lựa chọn khách hàng, mặc dù được tiến hành trước khi cam kết cung cấp dịch vụ, nhưng trên thực tế, nội dung này hầu như không được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán.
(Xem tiếp trang 49)

Một số vấn đề...
(Tiếp theo trang 45)
- Các công ty kiểm toán cần trao đổi với nhau về chuyên môn và các vấn đề về đào tạo, hợp tác kiểm toán.
Về phía các cơ quan nhà nước:
- Ban hành các văn bản pháp lý về trách nhiệm của các công ty kiểm toán đối với chất lượng hoạt động kiểm toán như Luật Kiểm toán, các quy định về bảo hiểm nghề nghiệp bắt buộc, tăng cường các chế tài xử phạt hành vi vi phạm đạo đức hành nghề của kiểm toán viên.
- Thúc đẩy tiến trình thành lập Hiệp hội Kiểm toán viên và giao cho Hiệp hội thêm nhiệm vụ đánh giá và kiểm tra chất lượng kiểm toán của các công ty, chất lượng của các nhân viên chuyên nghiệp trong các công ty kiểm toán và hỗ trợ đào tạo nhân viên cho các công ty.
- Hướng tới việc quốc tế hoá chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam cho phù hợp với xu hướng hội nhập.
Về phía các cơ sở đào tạo bồi dưỡng:
- Đối với các cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán, cần nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cơ hội cho học viên tiếp cận thực tế. Trong quá trình đào tạo, các cơ sở này nên chú trọng đến các chuyên đề về đạo đức nghề nghiệp cho các học viên.
Nền kinh tế càng phát triển thì đòi hỏi của người sử dụng thông tin từ kết quả kiểm toán ngày càng cao. Chính vì vậy, tăng cường và đổi mới cách thức kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của kiểm toán độc lập là một yêu cầu không thể thiếu được trong giai đoạn hiện nay. q
Tài liệu tham khảo:
1. Chuẩn mực kiểm toán VN (Đợt 4) - Chuẩn mực kiểm toán số 220 “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán”.
2. Bộ Tài chính, Đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập sau 10 năm thực hiện, 2001, HN.
Micheal Cain, 2004, Chuyên đề Đạo đức nghề nghiệp của kiểm soát viên.
 
C

chuotbachqn

Guest
12/11/05
1
0
0
39
qn
Cho minh hoi la trong truong hop rui ro tiem tang, rui ro kiem soat thap thi kiem toan vien can an dinh rui ro phat hien nhu the nao.Vi sao?
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
Câu hỏi này giống bài tập trắc nghiệm trong sách lý thuyết kiểm toán nhỉ?
Để trả lời câu hỏi này bạn nên xem lại định nghĩa về các loại rủi ro nêu trên. Theo mình nhớ thì rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là trường hợp kiểm toán viên không phát hiện ra các gian lận và sai xót. Như vậy nếu hai rủi ro này thấp thì nghĩa là khả năng kiểm toán viên không phát hiện ra các gian lận và sai xót thấp ( nghĩa là tìm ra các gian lận sai xót dể hơn ) thì rủi ro phát hiện ( rủi ro phát hiện là trường hợp kiểm toán viên không phát hiện ra các gian lận và sai xót ) sẽ thấp đi. Như vậy kiểm toán viên chỉ cần kiểm toán theo phương pháp chọn mẫu là được.
Lâu lắm không động đến mấy món này không biết nói vậy đã rõ ý bạn chưa ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA