Cách thức thiết lập hệ thống Đơn đặt hàng

  • Thread starter HVUNG
  • Ngày gửi
H

HVUNG

Guest
7/1/04
56
0
6
EM chào các anh chị.
Công ty em đang phải giải quyết vấn đề về quy định về đơn đặt hàng. Ví dụ như:
1. Thống nhất phương thức đánh số Đơn đặt hàng.
Có anh chị nào có kinh nghiệm về vấn đề này giúp em với. Nhất là có bản quy định chuẩn của Công ty anh chị thì cho em xin 1 bản tham khảo :D.
Bởi vì em dùng PM Fast nhằm quản lý thanh toán theo Đơn đặt hàng, nên nếu anh chị nào có kinh nghiệm riêng về vấn đề này thì tư vấn giúp em với.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Hi bạn,
Bạn quy định chuẩn của công ty thì không có đâu bạn à.
Cách thống nhất đánh số đơn đặt hàng thì bên mình đánh như sau:
Nếu trong tháng phát sinh nhiều thì PO01001 Tương tự như phiếu thu chi vậy ( PO: PURCHASE ORDER, tiếp theo là tháng sau đó là số thứ tự, tháng 01 số thứ tự 001) Từ đó cứ việc thanh toán theo từng PO là bảo đảm chất lượng không sai sót.

có rất nhiều kiểu đánh số đơn đặt hàng ví dụ như đánh số PO theo mã khách cũng là một cách.

Tùy tình hình công ty bạn chọn đánh số cho phù hợp
 
H

HVUNG

Guest
7/1/04
56
0
6
OK. Nhưng ở chỗ anh Đơn Đặt hàng có sự thay đổi hay không. Ví dụ như khi khách hàng thay đổi số lượng thì ta cũng phải thay đổi số lượng trong Đơn đặt hàng đã phát hành? trong trường hợp này anh sẽ giai quyết vấn đề này như thế nào?
Ah, tiện thể cho em hỏi anh quản lý việc thanh toán theo đơn đặt hàng như thế nào? Anh dùng Exel hay Phần mềm kế toán?
Em còn nhiều câu hỏi lắm, nhưng em chỉ xin hỏi 2-3 vấn đề một, sắp tới đây em sẽ post mô hình quản lý đơn đặt hàng của công ty lên, mong rằng khi đó sẽ nhận được nhiều lời khuyên của các anh chị về vấn đề này.
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Mỗi một PO phải đáp ứng được 4 yêu cầu: Nhà cung cấp, chủng loại, giá cả và thời điểm giao hàng.
Khi thay đổi điều kiện của mỗi PO, thường phải lập lại PO mới. Trong quá trình quản lý PO bằng số chỉ áp dụng cho những PO đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đặt hàng.
Không biết ở công ty của bạn PO có thay thế cho hợp đồng mua hàng ở một số TH hay không? ở công ty mình nếu lập PO thì thôi hợp đồng và ngược lại, nên việc thảo luận PO thường là bản final khi gửi cho NCC. Đánh số cũng theo bản Final này ...
 
H

HVUNG

Guest
7/1/04
56
0
6
tranchan79 nói:
Mỗi một PO phải đáp ứng được 4 yêu cầu: Nhà cung cấp, chủng loại, giá cả và thời điểm giao hàng.
Khi thay đổi điều kiện của mỗi PO, thường phải lập lại PO mới. Trong quá trình quản lý PO bằng số chỉ áp dụng cho những PO đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đặt hàng.
Mẫu PO thì công ty em đã có sẵn rồi và áp dụng thống nhất cho tất cả các nhân viên phòng kinh doanh của công ty (nói to tát vậy thôi, chứ thực ra chỉ có 3 nhân viên kinh doanh ^^).
tranchan79 nói:
Không biết ở công ty của bạn PO có thay thế cho hợp đồng mua hàng ở một số TH hay không? ở công ty mình nếu lập PO thì thôi hợp đồng và ngược lại, nên việc thảo luận PO thường là bản final khi gửi cho NCC. Đánh số cũng theo bản Final này ...
Mỗi PO của công ty em được coi là 1 hợp đồng. Vì các PO thường chỉ xuất cho các cá nhân làm nghề mây tre đan. Nói chung việc thay đổi số lượng trong PO là thường xuyên nên công ty em dự kiến khi có thay đổi thì sẽ làm 1 bản phụ lục của PO. Nhằm giữ cho việc đánh số PO được ổn định và không chồng chéo. Ở công ty anh tranchan79, mỗi khi có sự thay đổi về PO thì anh lại làm cái PO khác thay cho cái cũ ah? Vậy anh quản lý việc thanh toán như thế nào, có phức tạp không? Công ty em trước đây khi chưa có việc đánh số thống nhất các PO thì mỗi khi thanh toán cho 1 người có khi mất mấy ngày :D! Cho nên vấn đề ở đây là có 1 hệ thống số PO tương đối chuẩn và cnàg ít biến động càng tốt. Khi đó, Mỗi khi làm phiếu chi thì chỉ việc khi vào dòng fiễn giải là chi tiền cho PO nào. Và khi NCC đến thanh toán, dùng PM Fast (Em dùng bản 2004.f), đưa ra báo cáo về công nợ của NCC đó. Đối chiếu, như vậy sẽ nhanh hơn phương pháp thủ công trước kia nhiều.
Tất nhiên, thực tế dặt ra một số sự thay đổi hay trường hợp ngoại lệ, tuy nhiên tỷ lệ này là không lớn. Và sẽ được giải quyết theo từng tình huống dưới sự bàn bạc của kế toán và NV kinh doanh, giám đốc.
Còn nữa. Nhưng em mới chỉ nghĩ ra có vậy thôi :D. Em sẽ kiểm trả lại và post tiếp. Mong nhân được sự quan tâm của các anh chị.
Một newbee như em, sẽ cân được sự chỉ bảo rất nhiều của các anh chị.
Thanks.
 
A

AiThy

Guest
19/10/06
99
0
0
Tp.HCM
HVUNG ơi! Vậy số lượng PO của mỗi tháng bạn sẽ đánh thứ tự như thế nào:
Vi dụ: Tháng 10 có 50 PO : Đánh số PO10001->PO10050 chẳng hạn
Sang tháng 11: PO11001 ->PO11050 hay là PO1151->PO11100. Ý mình muốn hỏi là STT của mỗi tháng mỗi đánh lại hay tiếp tục của tháng tiếp theo. Và có quy định nào về cách lập STT cho PO hay P.Thu & P.Chi không. Tư vấn cho mình với nhé. Về PO cũng như P.Thu tiền & P.Chi tiền
 
S

Sinh tố bơ

Guest
31/10/06
6
0
0
40
Trong lòng Địch!
AiThy nói:
HVUNG ơi! Vậy số lượng PO của mỗi tháng bạn sẽ đánh thứ tự như thế nào:
Vi dụ: Tháng 10 có 50 PO : Đánh số PO10001->PO10050 chẳng hạn
Sang tháng 11: PO11001 ->PO11050 hay là PO1151->PO11100. Ý mình muốn hỏi là STT của mỗi tháng mỗi đánh lại hay tiếp tục của tháng tiếp theo. Và có quy định nào về cách lập STT cho PO hay P.Thu & P.Chi không. Tư vấn cho mình với nhé. Về PO cũng như P.Thu tiền & P.Chi tiền
Em nghĩ sang tháng 11 thì đánh số lại từ đầu PO11001, như vậy mã PO sẽ gọn hơn mà vẫn ko bị trùng lắp. nếu cứ đánh tiếp là PO11051 thì cả năm chỉ có thể 999 PO.

Lập stt cho PO hay PT, PC sao cho dễ quản lý và ko trùng lắp. Và còn phụ thuộc vào cty bác làm phát sinh nhiều hay ít. Ví dụ mỗi tháng cty bác có khoảng trên 1000 PO thì lập POmmxxx là không ổn rồi. (nếu sử dụng phần mềm thì số ký tự phải thống nhất...)

Nói chung việc thay đổi số lượng trong PO là thường xuyên nên công ty em dự kiến khi có thay đổi thì sẽ làm 1 bản phụ lục của PO. Nhằm giữ cho việc đánh số PO được ổn định và không chồng chéo.
Bác HVUNG nói thêm rõ hơn đi ạ
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA