Một nét khác biệt kế toán VN-Mỹ-Pháp

  • Thread starter CNN
  • Ngày gửi
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
Ở VN có nguyên tắc ghi nhận tăng giảm tài khoản tiền gửi ngân hàng tại doanh nghiệp: Chỉ khi nào nhận được giấy báo Nợ hoặc Có của ngân hàng mới được ghi tăng hay giảm tài khoản 112 tại DN.
Với Kế toán Mỹ thì không như vậy. DN có thể không cần chờ giấy báo từ ngân hàng đã có thể ghi sổ. Chính vì thế cuối kỳ có thể có sự chênh lệch giữa số liệu tại sổ DN và ngân hàng -----> DN phải lập bảng điều hoà số dư lược đi những séc chưa được ghi nhận.
Với kế toán Pháp, về cơ bản giống như VN, chỉ được ghi sổ sau khi có giấy báo Nợ, Có của ngân hàng.
Tuy nhiên, trong kế toán VN thì số tiền ghi trên séc phát hành phải nhỏ hơn số dư tài khoản 112( Ngân hàng bao giờ cũng trừ bớt ra một khoản nhỏ cho các loại phí dịch vụ ngân hàng...). Còn kế toán Pháp chấp nhận số dư Có tài khoản 512- tiền gửi ngân hàng . Số này được coi như một khoản nợ của DN đối với ngân hàng và phải trả lãi.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
R

richarddang

Guest
Đề nghị bạn hãy xem kỹ thêm, trong kế toán Mỹ cũng có 2 hệ thống khác biệt như sau:

1- Hệ thống kế toán theo hình thức tiền mặt (Cash basic system) tất cả các khoản chi hoặc thu chỉ được ghi chép vào sổ khi nó đã được thực sự nhận hay thu, với hình thức này rất đơn giản doanh nghiệp nhỏ chỉ cần có một sổ nhật ký thu và chi chung (Cashbook) điều cần lưu ý là với hệ thống này cho dù hóa đơn đã cấp cho khách hàng nhưng nếu chưa nhận được tiền thì chưa phải là lợi tức (income) hoặc là cho dù đã nhận được hóa đơn của nơi cung cấp mà doanh nghiệp của ta chưa trả tiền thì chưa được kể là chi phí thực thụ cho đến khi nào mọi việc được chi thu đầy đủ .

2- Hệ thống kế toán theo hình thức tín dụng (Accruals system) tất cả các khoản chi hoặc thu mặc dù chưa thực sự thanh toán chúng vẫn phải được ghi vào sổ sách một khi doanh nghiệp của ta đã cấp hóa đơn cho khách hàng hay nhận được hóa đơn từ nơi cung cấp . Với hệ thống này chúng ta có 2 phương thức ghi sổ chính, một là Nhật ký tổng quát (General journal) thông thường cách này chỉ dùng cho những chuyên gia kế toán tài chính vì nó không thực hiện đầy đủ chi tiết mà các nhà quản trị hay ban quản lý cần . Phương thức thứ hai là 7 sổ nhật ký cùng một bộ sổ cái sau này để đơn giản hóa nó đã được rút lại còn 5 sổ nhật ký và một bộ sổ cái mà thôi, Lưu ý với hệ thống này kế toán rất là vất vả vì nó phức tạp vô cùng nhưng vì tính chất chính xác và đầy đủ mọi thông tin mà ban quản trị của những doanh nghiệp vừa và lớn rất cần nên kế toán quản trị rất nên tìm hiểu và học hỏi .

Cũng như bạn đã biết vì nó tính toán ngay cả khi doanh nghiệp chưa thực thu hay thực chi nên hàng tháng kế toán phải lập bảng so sánh cũng như điều chỉnh giữa báo cáo xuất nhập của ngân hàng (Bank statement) và nhật ký chi và thu bằng tiền mặt (Cash receipts journal & Cash payments journal), bảng này tiếng Anh gọi là (Bank Reconciliation).
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Mình xin góp một chút vào chủ đề này .

Chúng ta có hai cách thức hạch toán là hạch toán accruals và hạch toán theo thời điểm phát sinh thực tế (có chi trả), tức là hạch toán như bạn richardang đã đề cập . Mức độ phổ biến trong hạch toán thường áp dụng theo hình thức accruals (Điều này vẫn áp dụng tại VN chứ đừng phân biệt đó là kế toán quốc tế mới có ). Điểm đặc biệt của hạch toán accruals là chúng ta không đợi cứ có đầy đủ chứng từ chi trả mới tiến hành hạch toán. Nó mang lại sự chủ động nhiều hơn và hạch toán chính xác hơn các thông tin kế toán . Đặc biệt dữ liệu kế toán phục vụ công tác quản lý nội bộ cần nhứng thông tin từ hệ thống này .

Yêu cầu của hạch toán accruals là phải tập hợp được các bằng cứ kế toán chứng tỏ nghiệp vụ đó đã có phát sinh (VD có phát sinh chi phí nhưng chưa được chi trả, có bằng cứ chuyển tiền của khách hàng nhưng tiền chưa về đến nơi, có phiếu báo giao hàng xuống tàu nếu mua CIF nhưng hàng chua về đến kho ....) . Điều này rất quan trọng cho công tác kiểm toán và kiểm soát nội bộ , tránh gian lận ....

Quay trở lại vấn đề chủ đề đã nêu, thực chất kê stoans VN vẫn hạch toán tiền ngân hàng theo nguyên lý accruals . Có nghĩa là bạn chỉ cần một bản UNC đã đóng đấu chuyển của ngân hàng A vẫn có thể ghi nhận như một khoản thu hay tiền đang chuyển trên sổ NK tiền ngân hàng (Vì thực sự khách đã trả) . Hoặc bạn viết séc trả ai đó vào ngày cuối tháng hoặc phát hành 1 secs bảo chi nhưng vì lý do nào đó khách hàng chưa lấy tiền vần ghi nhận môt khoản đã chi trả trên sổ NK. Vì những lý do này, bạn có những bằng cứ phát sinh những khoản trên là có thể mang đi hạch toán được rồi . Bước còn lại là làm bank reconciliation để xác định những khoản tăng giảm trên sổ NK ngân hàng mà chưa xuất hiện trên TK . Cũng tương tự vậy với các khoản tiền lãi mà chỉ xuất hiện vào cuối tháng trên chi tiết ngân hàng nếu bạn đóng sổ vào trước 5h chiều ngày cuối tháng . Mình xin nhắc lại, không phải kế toán quốc tế mới có chuyện này mà ngay kế toán tại VN vấn có thể áp dụng hình thức hạch toán này .

Vấn đề chi phí cũng vậy, bạn có thể hạch toán theo accruals nếu không có mục đích về thuế . Thực chất khi hạch toán bạn tự loại bỏ các bút toán accruals thì có nghĩa bạn đã làm thay công việc của thuế (Điều mà thuế loại những cái này và bạn tự loại có kết quả về mặt thuế như nhau) Có điều nếu hạch toán accruals thì kết quả của bạn sẽ chính xác hơn vì ghi nhận được những khoản chi phí và doanh thu thực tế đã phát sinh trong kỳ vào trong các báo cáo tài chính .

Về mức độ khó hay dễ hạch toán phụ thuộc vào việc bạn thiết lập hệ thống hạch toán hơn là sử dụng hình thức hạch toán accr hay cash acc . Nói chung tính minh bạch thì không có liên quan nhiều lắm, nếu bạn làm reconciliation vào cuối tháng, mọi cái hoàn toàn minh bạch vì bạn làm reconcile sẽ phát hiện được các lỗi hạch toán trong kỳ .
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Xin nói thêm là cách hạch toán dự phòng theo quy định hiện hành (Không phải trước đây) cũng là một cách hạch toán áp dụng theo hình thức accruals
 
R

richarddang

Guest
Cảm ơn bạn Vualua đã góp ý, tuy nhiên đề nghị bạn xem kỹ lại trong bài viết trên đây tôi đâu có nói đây là một hệ thống kế toán quốc tế mới, tôi chỉ trả lời bạn CNN là trong hệ thống kế toán Mỹ cũng có cách tính như tại VN hay Pháp mà thôi, lẽ dĩ nhiên tôi cũng giống như bạn mình không phải là loại người muốn nói gì thì cứ việc phang đại cho nên tôi mới giải thích thêm về hai hệ thống như trên, còn riêng chữ system thì theo tự điển nếu tôi dịch là cách thức tôi cảm thấy không ổn vì nếu ta gọi là phương pháp hay cách thức thì nó phải là method hoặc way chứ phải không bạn? Thực sự mà nói cho đến bây giờ tôi cũng chưa hiểu rõ rất nhiều từ chuyên môn mà các bạn đang sử dụng, cho nên tôi cũng mong các bạn chỉ giáo thêm cho tôi nhé
 
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
Xin được thanh minh vài lời với bạn richarddang
Bài viết trên đầu tiên được post tại Box Lý thuyết và bài tập chứ không phải tại Box Kế toán quốc tế. Lý do là đây chỉ là một vấn đề nhỏ CNN được nghe thầy giáo nói qua khi đang học Kế toán tài chính trên lớp.
Nhưng CNN cũng rất vui vì chủ đề lại được quan tâm trả lời như thế.
Thanks a lot!
 
N

nmtri

Guest
Trình bày về khác nhau tổng thể của các hệ thống kế toán của các quốc gia là công việc tốn nhiều thời gian, trong phạm vi diễn đàn, nên trao đổi sự khác nhau về một vấn đề cụ thể.


Ở VN có nguyên tắc ghi nhận tăng giảm tài khoản tiền gửi ngân hàng tại doanh nghiệp: Chỉ khi nào nhận được giấy báo Nợ hoặc Có của ngân hàng mới được ghi tăng hay giảm tài khoản 112 tại DN.
Với Kế toán Mỹ thì không như vậy. DN có thể không cần chờ giấy báo từ ngân hàng đã có thể ghi sổ. Chính vì thế cuối kỳ có thể có sự chênh lệch giữa số liệu tại sổ DN và ngân hàng -----> DN phải lập bảng điều hoà số dư lược đi những séc chưa được ghi nhận.
Với kế toán Pháp, về cơ bản giống như VN, chỉ được ghi sổ sau khi có giấy báo Nợ, Có của ngân hàng.

Câu in đậm cần được xem xét lại : ví dụ chỉ cần nhận được giấy chứng nhận chuyển khoản của khách hành, kế toán doanh nghiệp Pháp đã kết toán nợ khánh hàng vào tài khoản ngân hàng rồi. Cụ thể :
- bán hàng trả chậm

Nợ : TK 7... (bán hàng)
Có : TK 411 (nợ khách hàng)

- nhận được séc hay giấy chứng nhận chuyện khoản từ khác hàng

Nợ : TK 411
Có : TK 512 (ngân hàng)

Sau đó, nếu là secs, kế toán gửi séc đến ngân hàng.
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
To Richardang : Mình không tệ để bắt bẻ câu chữ đâu. Có điều nếu bạn là người VN chắc cũng hiểu ngôn ngữ VN. Nếu nói đó là hệ thống sẽ làm ngay với việc xây dựng một hệ thống hạch toán gồm máy tính, phần mềm, nhân sự, sổ sách và quy trình xử lý thông tin để có các dữ liệu kế toán đã được xử lý. Hai hình thức hạch toán trên có thể cùng dùng một hệ thống kế toán chung. Cũng không dịch từ sát nghĩa như system dứt khoát phải là hệ thống thì mình nghĩ có thể chính xác hơn. Có thể gọi rất đơn giản là accruals Accounting and Cash basic accounting .

To nmtri :Đúng là có chuyện hạch toán trực tiếp như vậy nhưng chưa có đạt đến nguyên tắc như bạn đề cập tại VN này.Các quy định này du di và hoàn toàn được BTC chấp thuận cả hai cách mà không có khiếu kiện (Mình nói ở dây là nếu BTC không cho phép thì mình cũng khiếu kiện cho bằng được)

Nếu hạch toán qua cách của bạn, phải sử dụng tiền đang chuyển . Cách này thực sự ấu trĩ về hạch toán mà lỗi từ các nhà lập chính sách cho đến những người dạy SV ở trong trường (Ngày xưa mình cũng được dạy dỗ như vậy)

Cách thứ hai khả dĩ hơn rất nhiều, tính minh bạch chẳng hề thua kém.

Chung quy lại là quan điểm bạn hạch toán cho công ty hay hạch toán cho nhà nước xem?Nếu hạch toán cách thứ nhất, BTC chưa sờ đến tui thì công ty tui đã cho tui đứt đầu rùi vì chẳng bao h có cái chuyện họ cho mở cái tài khoản trung gian như kiểu tiền đang chuyển. Có trong hệ thống kế toán VN thì mở cho vui thôi chứ còn có số dư thì chỉ suốt ngày ngồi giải trình với sếp TC trên và kiểm toán nội bộ cũng đủ chết rồi.Với lại tui ăn lương công ty trả thỉ phải chọn cách tốt nhất thui. BTC giả định không cho tui cũng đòi bằng được vì chúng tui không gian lận. Làm reconciled xong đâu có phải là bỏ đấy, sếp ký duyệt hẳn hoi đâu có nhờ BTC trông tiền hộ chúng tôi. Với lại cái này chẳng có động gì đến lỗ lãi cả nên ok . Các bác nào làm ngân hàng thì lại khác nhé , Hi`

Còn chuyện có giấy báo nợ hay có, tui chỉ cần bằng cứ kế toán là món tiền đó đã và đã không thuộc của mình thôi. VD như chiều cuối tháng mà khách hàng cho tui cái UNC của ngân hàng họ đóng mộc là tui ghi liền khoản nhận vì tiền có cách cũng chẳng về đến ngân hàng tui trong ngày. Hơn nữa khách hàng họ căn cứ ngày trả nên nếu không cấn nợ cho họ, kiểm toán họ hỏi khách hàng về nợ hóa ra lệch đối trừ nợ nần tháng đó. Tui lại mất công giải thích mệt lắm.

QUAN ĐIỂM CUỐI CUUNGF : Ngoại trừ ba vấn đề gian lận , trốn thuế vi phạm pháp luật nói chung. Những cái gì ta thấy hay thì lấn rào BTC cũng không tệ đâu , có điều phải cho họ biết. Không hẳn chuyện BTC ra cái gì ta cứ hùi hụi làm theo là tốt mà phải là BTC>DN và DN>< BTC nếu họ không đúng, không khoa học và giảm mất quyền lợi của DN vô cớ.Cuối cùng là ăn nồi nào thì trông nồi đó và công việc trôi chảy mà thui
 
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
Những thuật ngữ khi dịch ra tiếng Việt không phải tất cả mọi người đều thống nhất. Mình dịch từ nguyên bản là thế này, người khác dịch ra lại sử dụng một từ khác. Cách gọi Bảng điều hòa số dư cũng chỉ là một cách gọi nôm na theo nội dung của nó. Để tránh hiểu sai thì chắc mỗi lần nhắc đến thuật ngữ thì phải mở ngoặc ra một cái mất...
 
N

nmtri

Guest
To nmtri :Đúng là có chuyện hạch toán trực tiếp như vậy nhưng chưa có đạt đến nguyên tắc như bạn đề cập tại VN này.Các quy định này du di và hoàn toàn được BTC chấp thuận cả hai cách mà không có khiếu kiện (Mình nói ở dây là nếu BTC không cho phép thì mình cũng khiếu kiện cho bằng được)

Nếu hạch toán qua cách của bạn, phải sử dụng tiền đang chuyển . Cách này thực sự ấu trĩ về hạch toán mà lỗi từ các nhà lập chính sách cho đến những người dạy SV ở trong trường (Ngày xưa mình cũng được dạy dỗ như vậy)

Cách thứ hai khả dĩ hơn rất nhiều, tính minh bạch chẳng hề thua kém.

À quên, mình ko định trình bày hai cách hạch toán, đó là nguyên tắc của kế toán Pháp (PCG) đối với các gioa dịch mua (bán) trả chậm. Qua kinh nghiệm thực tế của bản thân trong các công ty của Pháp tại Pháp, ai cũng phải tôn trọng nguyên tắc như vậy.
 
F

fidele

Guest
Mình xin được góp ý kiến chút. Phần trình bày của anh Trí có những cái đúng với thức tế xong có những cái cũng chưa thật chính xác. Cũng như bài của Vualua, mình nghĩ là bạn trình bày theo cách nhìn tổng quan. Biết rằng đây là Box Lý thuyết và kế toán VN khác kế toán Pháp, xong mình xin được trao đổi vài điểm.

Nguyên tắc chung của kế toán Pháp đó là phải có chứng từ mới được quyền nhập vào sổ các chi phi. Có thể chia làm 3 giai đoạn
1. Giai đoạn đặt hàng: giai đoạn này không phải nhập sổ bất cứ một chi phí cũng như lợi nhuận nào trừ khi có tiền trả trước.
2. Giai đoạn nhận được hóa đơn: bên mua khi nhận được hóa đơn thì sẽ phải ghi vào tài khoản nhưng chi phí có trên hóa đơn; cũng như bên bán phải nhập các sản phẩm bán ra. Vidu: Bên A bán cho bên B một cái bàn làm việc với giá 1 triệu, thuế VAT là 2 trăm nghìn.Thế thì
Bên A sẽ phải ghi
TK411: Khách hàng
TK 7: Hang bán ra
TK 4: Thuế VAT
3. Giai đoạn thanh toán tiền:
a. Nếu trả bằng cách chuyển khoản hoặc séc: bên A chờ giấy thông báo của nhà băng để có thể ghi vào sổ.
b. Nếu trả bằng tiền mặt thì đầu tiên sẽ qua một bước trung gian đó là nhập tiền vào quỹ cua công ty rồi sau dẩy mới chuyển vào ngân hàng.
c. Trả bằng hối phiếu : hình nhũ cái này thì chưa phổ biến lắm ở Việt Nam. Khi có loại hình chi trả này thì công ty sẽ phải thành lập tài khoản trung gian và để nhập sổ phải qua ít nhât 3 bước.

Đấy là về nguyen tắc chung. Cuối tháng, cho dù là áp dung phương pháp nào đi chăng nữa cũng phải lập bảng so sánh để theo dõi sự chênh lệch.

Tuy nhiên, đấy là đối với các hóa đơn có giá trị nhỏ. Kế toán Pháp cũng cho phep trong một số trường hợp được quyền nhập sổ những chi tiêu hoạc sản phẩm bán ra ma chưa thực sự chi trả. Trường hợp đặ biệt này được áp dụng khi có các dự án lớn liên quan đến bất động sản.
 
A

account

Guest
Chao cac ban.
Tui xin gop mot y nho ve co so ke toan (tam dich).
Diem khac biet giua co so ke toan don tich (accrual acc.- dung theo chuan muc ke toan cua VN do nghe) va ke toan tren co so tien (Cash-based acc. system hoac cash basis of acc.) la van de xac dinh thu nhap. Co so don tich tuan thu nguyen tac Matching giua thu nhap va chi phi, trong khi do, ke toan tren co so tien vi pham nguyen tac nay (tai sao thi cac ban tu nghien cuu nhe). Chinh vi vay, co so tien hien nay chi ap dung cho cac to chuc hoat dong khong vi muc tieu loi nhuan (not- fot-profit organisations), tuc la cac don vi hanh chinh-su nghiep. Tuy nhien, o rat nhieu nuoc tren the gioi, cac don vi not for profit da chuyen dan sang van dung co so ke toan accrual. Lien doan ke toan quoc te (IFA) cung da ban hanh 8 chuan muc ke toan cho khu vuc cong (IPSAS) dua tren co so accrual. o VN, cac don vi HCSNghiep ap dung nguyen tac ke toan dua tren co so tien co sua doi (moddified cash basis) (giong voi Phap).

TK
 
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
Khác biệt giữa kế toán Việt Nam - kế toán Pháp là trong phần lập dự phòng phải thu khó đòi.


Nói chung việc lập dự phòng phải thu khó đòi tại Pháp và Việt Nam tương đối giống nhau về mục đích, thời điểm lập dự phòng,... nhưng cụ thể thì lại có điểm khác biệt.
Với kế toán Pháp cũng như Việt Nam, mức lập dự phòng được tính theo công thức:
Mức dự phòng phải thu khó đòi = Số nợ phải thu khó đòi x Số % có khả năng mất
Tuy nhiên, Pháp tính trên cơ sở số nợ phải thu ngoài thuế vì họ quan niệm rằng: TVA của hàng mua-bán chỉ là TVA trả hộ, thu hộ nhà nước. Vì thế, phần TVA của khoản phải thu khó đòi bị mất sẽ do Nhà nước chịu. Còn Việt Nam lại tính trên số có thuế, tức là DN phải chịu thêm % trên số thuế bị mất.
Điều này rõ ràng là thiệt cho DN. Nhưng tại sao lại vẫn để như thế. Mọi người đều chung ý kiến rằng trong điều kiện hiện nay, việc kiểm soát thuế VAT phải nộp còn nhiều hạn chế, tốt nhất là chưa nên thực hiện sửa đổi như đối với kế toán Pháp được, nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất thu thuế, chưa kể tới những việc gian lận thuế có rất nhiều khả năng xảy ra.
Ngoài ra, khi lập dự phòng, Việt Nam và Pháp đều ghi tăng chi phí. Nhưng tới lúc hoàn nhập thì Việt Nam trực tiếp ghi giảm chi phí với bút toán ngược lại, trong khi Pháp cho vào tài khoản thu nhập và kết chuyển cuối kỳ.
Tại Việt Nam, có một số khoản không được lập dự phòng như: rủi ro và tổn phí về tiền phạt, kiện tụng,... Pháp sử dụng một tài khoản riêng TK151- dự phòng rủi , và các tài khoản chi phí đặc biệt (TK687) và thu nhập đặc biệt (TK787) để phản ánh việc trích lập và hoàn nhập loại dự phòng này.
 
S

SuspenseAC

Guest
Reconciliation gọi là bản "đối chiếu"
 
N

Nguyen thu Hoan

Guest
Minh dang tim tai lieu de biet them ve su khac nhau giua chuan muc ke toan Anh và Mỹ, Duc va My. Cac anh (chi), ban coa the giup minh duoc khong?
 
K

Kim Liên

Guest
Chào các bạn.Các bạn có thể giúp mình "so sánh chuẩn mực kế tóan việt nam và chuẩn mực kế tóan quốc tế về hàng tồn kho "được ko?Mình đang fải làm một đề tài về cái đó mà giờ chưa có gì hết.Càng nhanh càng tốt nhé,nếu có thể thì gửi giúp mình vào hộp mail:"whatbewillbewill83@yahoo.com".Bon mình fải viết 25 trang cơ nên khó tìm quá.Cảm ơn trước nhé!!!!!!!!!
 
M

mapdethuong

Guest
7/12/04
3
0
0
40
hue
Chào bà con !
tui cũng đang muốn tìm hiều về những nét khác nhau cơ bản giữa kế toán các nước trến thế giới với Việt Nam . Chỉ những điểm cơ bản chứ không phải là từng mảng cụ thể như tui đã được đọc trên diến đàn .Ai biết chỉ giùm tui với !
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
Vừa qua, Lão gia mới cãi nhau với sếp về ý nghĩa của hai từ "Chi phí" và "Chi tiêu".
Cuối cùng: Lão gia thắng, Xếp thua
Và kết quả: Lão gia ra đi, Xếp ở lại

Tóm lại thế này:
+ ke toan don tich (accrual acc) tất cả các khỏan (hao tổn) được gọi là chi phí khi và chỉ khi khỏan hao tổn đó gắn liền với họat động SXKD trong một thời gian nhất định.
+ Ke toan tren co so tien (Cash-based acc. system hoac cash basis of acc), đã từng được sử dụng: Xếp quen miệng gọi là "Chi tiêu". Trong cash basis of acc, Chi tiêu và chi phí có cùng nội dung nhưng trong accrual acc thì "Chi phí" khác với "Chi tiêu".
Rõ ràng, phải tiến tới thống nhất sử dụng cash basis of acc trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế để mong đạt được một sự thống nhất về chỉ tiêu để so sánh.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
To: Ketoangiachat

Quan niêm thống nhất sử dụng cash basis có lẽ chưa hợp lý lắm.

Trước hết đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục đích lợi nhuận cash basis sẽ không phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính tại một thời điểm. Các khoản doanh thu và chi phí sẽ không được ghi nhận một cách kịp thời.

Thứ 2 cash basis chỉ thích hợp với các đơn vị hoạt động không vì mục đích lợi nhuận như các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức từ thiện,... các đơn vị này có hoạt động tài chính tương đối đơn giản. Cash basis giúp cho họ dễ dàng hạch toán và quản lý được nguồn và chi tiêu một cách hợp lý.

Thứ 3: một số doanh nghiệp vẫn áp dụng cash basis trong quá trình hạch toán. Tuy nhiên tại thời điểm lập báo cáo tài chính họ tiến hành lập các bút toán điều chỉnh để lập báo cáo tài chính theo Accrual basis. Tuy nhiên các doanh nghiệp này thông thường chỉ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
 

Similar threads

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA