Vốn trong đăng ký kinh doanh

  • Thread starter TuanAnh80
  • Ngày gửi
T

TuanAnh80

Guest
18/9/05
12
0
0
43
Ha Noi
Công ty minh khi đăng ký kinh doanh ghi vốn là 3 tỷ thì khi báo cáo tài chính cuối năm cơ cấu tổng nguồn vốn và tổng tài sản trong báo cáo tài chính có bắt buộc phải là 3 tỷ hay không, và sẽ căn cứ chính xác vào đâu. Có trường hợp nào bắt buộc Tổng nguồn vốn và tài sản trong báo cáo tài chính phải bằng vốn đã ghi trong đăng ký kinh doanh do sở kế hoặch đầu tư cấp không
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Công ty của bạn đăng ký vốn kinh doanh với Sở KHDT là 3tỷ thì cuối năm trên bảng CĐKT, vốn chủ sở hữu của bạn phải thể hiện số 3 tỷ này.

Cuối năm, trên bảng CĐKT: tài sản nợ = tài sản có, đây là nguyên tắc khi lập bảng CĐKT.

Tổng tài sản nợ có thể tăng lên vì nó được hình thành từ nhiều nguồn: vốn chủ sở hữu, vốn vay....Nó cũng có thể giảm đi so với ban đầu vì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
Tôi nghĩ, cách tốt nhất là bạn TuanAnh80 và cả bạn Virgin nữa nên nghiên cứu lại các khái niệm căn bản:
Tài sản - Nguồn vốn
Vốn đăng ký, vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn kinh doanh.
Khi đó, tôi tin là bạn sẽ không hỏi những câu như vậy, và càng không nhận được những câu trả lời như thế này.
Tôi thực sự xin lỗi, vì có lẽ câu trả lời này của tôi hơi xấc xược, và nếu đọc vào nó, thì nghe rất khó chịu. Mong các bạn hết sức thông cảm.
Thực sự đây chỉ là vấn đề lý thuyết thuần túy. theo tôi, để làm 1 nhà kinh tế, chúng ta ko nên mất căn bản như thế này.
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
" Công ty làm ăn một là thua lỗ hai là lãi chứ đâu có dậm chân tại chỗ đâu mà con số 3 cứ theo từ đầu đến cuối " Hì
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Bác Gialinh dạy phải xem lại sách, sau khi xem lại sách thì Virgin xin trả lời lại câu hỏi của batn Tuananh80

Công ty của bạn đăng ký vốn kinh doanh với Sở KHDT là 3tỷ thì cuối năm trên bảng CĐKT(mục 411) nguồn vốn kinh doanh phải thể hiện số 3 tỷ này.

Cuối năm, trên bảng CĐKT: Tổng tài sản = tổng nguồn vốn, đây là nguyên tắc khi lập bảng CĐKT.

Tổng tài sản có thể tăng lên vì nó được hình thành từ nhiều nguồn: nguồn vốn kinh doanh, vốn vay ngắn hạn, dài hạn....Nó cũng có thể giảm đi so với ban đầu vì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ

Trả lời như vậy đã đúng chưa Gialinh ? có điểm nào sai thì bác cứ nói thẳng, chứ bác bảo về đọc sách lần nửa thì chắc là thua.
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
hìhì! có thế mới ổn.
Bài trước bạn viết thế này:
Cuối năm, trên bảng CĐKT: tài sản nợ = tài sản có, đây là nguyên tắc khi lập bảng CĐKT
còn bài sau, bạn viết thế này:
Cuối năm, trên bảng CĐKT: Tổng tài sản = tổng nguồn vốn, đây là nguyên tắc khi lập bảng CĐKT.
Rõ ràng là có sự khác biệt mà.
Bài trước đúng trong quá khứ ( về thuật ngữ) còn bài sau mới đúng cho hiện tại.
Tôi nói vậy, bạn có hiểu ý tôi ko? :biggrin:
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Gialinh nói vậy không đúng rồi, đâu có phải Virgin mất căn bản và chắc gì Virgin tự nhận mình là Nhà Kinh tế. Cuộc sống đôi lúc có thể ta quên, có thể ta chưa biết, đôi khi ta nói bậy ....
Còn bạn Tuananh80 không biết thì bạn ấy mới hỏi, nếu Gialinh nói thế thì chẳng ai dám hỏi trên diễn đàn nữa.

Về vấn đế Vốn đăng ký, vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn kinh doanh.
Virgin bị chóang hay sao mà vẫn chưa thấy bình tĩnh lại.
"Công ty của bạn đăng ký vốn kinh doanh với Sở KHDT là 3tỷ thì cuối năm trên bảng CĐKT(mục 411) nguồn vốn kinh doanh phải thể hiện số 3 tỷ này."
Lỡ cuối năm theo lộ trình góp vốn của các thành viên (ghi trong điều lệ) vẫn chưa góp đủ theo đăng ký thì TS=NV=Vốn đăng ký có đúng không?
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
Vivavina nói:
Gialinh nói vậy không đúng rồi, đâu có phải Virgin mất căn bản và chắc gì Virgin tự nhận mình là Nhà Kinh tế. Cuộc sống đôi lúc có thể ta quên, có thể ta chưa biết, đôi khi ta nói bậy ....
Còn bạn Tuananh80 không biết thì bạn ấy mới hỏi, nếu Gialinh nói thế thì chẳng ai dám hỏi trên diễn đàn nữa.

Về vấn đế Vốn đăng ký, vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn kinh doanh.
Virgin bị chóang hay sao mà vẫn chưa thấy bình tĩnh lại.
"Công ty của bạn đăng ký vốn kinh doanh với Sở KHDT là 3tỷ thì cuối năm trên bảng CĐKT(mục 411) nguồn vốn kinh doanh phải thể hiện số 3 tỷ này."
Lỡ cuối năm theo lộ trình góp vốn của các thành viên (ghi trong điều lệ) vẫn chưa góp đủ theo đăng ký thì TS=NV=Vốn đăng ký có đúng không?
hìhìhì!
Tôi đâu có nói virgin mất căn bản đâu, mà chỉ nói virgin nghiên cứu về cái khái niệm TS có và TS nợ, nó là khái niệm quá cũ rồi, nay ko dùng tới nữa.
còn bạn tuananh80, tôi có nói bạn ấy đừng có hỏi đâu. Bản chất câu hỏi thực ra ko phải vấn đề lớn, nhưng cách hỏi hơi lủng củng, và hầu như tất cả các vấn đề trong câu hỏi đó, và các vấn đề cần trả lời đều là nguyên lý thuần tuý.
Còn phần trả lời của bạn, tôi cũng có chút thắc mắc, thực ra tôi ko dám chắc chắn. Nhưng có chút gợn thế này:
- nếu cuối năm, theo lộ trình góp vốn, chưa góp đủ vốn theo đăng ký thì có bị phạm quy hay không?
- và cam kết góp vốn có phải đã ràng buộc trách nhiệm pháp lý của những người tham gia góp vốn hay không?
- Việc định khoản kế toán tại thời điểm mở sổ sách kế toán có thể định khoản như sau hay không:
Nợ 111/112: Phần góp = tiền
Nợ 211 : Phần góp = TSCĐ
Nợ 156....: Phần góp = hàng hoá
Nợ 138: Phần còn lại chưa góp, sẽ góp theo cam kết
......và đối ứng với Có 411: 3 tỷ
Điều này tôi cũng không chắc chắn lắm. Nhưng có lẽ nên làm như vậy.
Mong các bạn bổ xung thêm tính logic, tính hợp pháp, và tính chuẩn mực cho định khoản này.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Theo mình biết, trừ một số ngành cần phải có vốn pháp định , còn lại, khi thành lập doanh nghiệp bạn có thể đăng ký vốn thỏai mái trong khi thực tế vốn để kinh doanh ban đầu không đạt mức dộ đó, bạn chỉ đăng ký lộ trình (hoặc chẳng cần đăng ký) góp vốn là được.
do vậy, có thể đến cuối năm tài chính, TS=NV khác Vốn đăng ký, nhưng = nguồn Vốn kinh doanh trên BCĐKT
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Tôi đâu có nói virgin mất căn bản đâu, mà chỉ nói virgin nghiên cứu về cái khái niệm TS có và TS nợ, nó là khái niệm quá cũ rồi, nay ko dùng tới nữa.

hehe...đợi bác Gialinh nói, thế nào cũng có cơ hội "trả thù" vụ chê Virgin mất căn bản.
Xin thưa với bác, cái khái niệm tài sản nợ, tài sản có thật ra thì Virgin chẳng được học ở trường mà chính là do Virgin đọc từ một văn bản của Bộ kế hoạch đầu tư huớng dẫn về việc lập hồ sơ dự thầu năm 2002 và vẫn còn hiệu lực đến bây giờ (chẳng biết bác Gialinh đã dự thầu lần nào chưa nhỉ ), họ sử dụng nguyên văn cụm từ Tài sản nợ, tài sản có. Không biết cụm từ này cũ cỡ nào, nhưng khi đọc văn bản trên, Virgin tìm mãi mới quy đổi thành cụm từ tài sản, nguồn vốn. Như vậy thì cụm từ "Tài sản nợ, tài sản có" vẫn có hiệu lực cho đến bây giờ, không biết Gialinh có đồng ý không ?

Virgin bị chóang hay sao mà vẫn chưa thấy bình tĩnh lại.
"Công ty của bạn đăng ký vốn kinh doanh với Sở KHDT là 3tỷ thì cuối năm trên bảng CĐKT(mục 411) nguồn vốn kinh doanh phải thể hiện số 3 tỷ này."
@VIVavina, Virgin không biết các công ty lớn thì như thế nào, chứ theo bài học Luật mà mình mới được học, Sở kế hoạch đầu tư họ không cho thiếu nợ đâu. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM này nếu làm đúng thì phải góp đủ số tiền vốn đăng ký kinh doanh cho công ty. Làm cách này hay cách khác để thiếu lại số tiền đăng ký ban đầu đều là làm sai luật thôi.
 
S

Soapberry

Guest
13/6/05
2
0
0
Hà Nội
Một số công ty sản xuất có thời gian hoàn thiện nhà xưởng từ 1-3 năm thì các thành viên không cần phải đóng góp vốn cam kết ngay từ lúc đầu. Việc đóng góp cam kết căn cứ trên tiến độ xây dựng nhà máy, như vậy sẽ hiệu quả hơn nhiều. Vì vậy có thể trong thời gian từ 1 thậm chí tới 2 năm, vốn kinh doanh của khách hàng thấp hơn vốn đăng ký. (Vì việc hạch toán vốn vốn kinh doanh sẽ căn cứ trên biên bản góp vốn của các thành viên). Đây là thực tế mà soapberry đã học được khi xử lý các hồ sơ vay vốn của khách hàng.
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
Virgin nói:
hehe...đợi bác Gialinh nói, thế nào cũng có cơ hội "trả thù" vụ chê Virgin mất căn bản.
Xin thưa với bác, cái khái niệm tài sản nợ, tài sản có thật ra thì Virgin chẳng được học ở trường mà chính là do Virgin đọc từ một văn bản của Bộ kế hoạch đầu tư huớng dẫn về việc lập hồ sơ dự thầu năm 2002 và vẫn còn hiệu lực đến bây giờ (chẳng biết bác Gialinh đã dự thầu lần nào chưa nhỉ ), họ sử dụng nguyên văn cụm từ Tài sản nợ, tài sản có. Không biết cụm từ này cũ cỡ nào, nhưng khi đọc văn bản trên, Virgin tìm mãi mới quy đổi thành cụm từ tài sản, nguồn vốn. Như vậy thì cụm từ "Tài sản nợ, tài sản có" vẫn có hiệu lực cho đến bây giờ, không biết Gialinh có đồng ý không ?
Vụ này thì Gia Linh không thể đồng ý với Virgin được rồi.
Theo chuẩn mực kế toán: TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH tại thông tư 23/2005/ TT-BTC của BTC ban hành ngày 30/5/2005 hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC
ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì trong đó đã phản ánh cực kỳ rõ ràng.
Làm sao mà Gia linh có thể đồng thuận quan điểm được.
Thậm chí theo các tài liệu còn sớm hơn như vậy thì các khái niệm TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ đã trở thành dĩ vãng rồi.
ko biết virgin có ý kiến gì không?
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Lần này thì Gialinh nói đúng rồi, và Virgin chày cối quá.

Chúng ta đang đừng ở đây và thời điểm này thì ngôn ngữ phải sử dụng đúng theo nghề nghiệp chuyên môn.
Theo mình biết từ khi có BCĐKT, người ta đều dùng Tài sản và Nguồn vốn, không bao giờ sách kế tóan lại dạy là Tài sản nợ, tài sản có. Từ này trong văn bản của Bộ KH&ĐT mình không nhớ rõ lắm, nhưng hình như là : Tài sản có tức là tài sản của DN, tài sản nợ là các tài sản đi vay, thuê... Nhưng chắc chắn không phải họ muốn nói đến Tổng tài sản và tổng nguồn vốn như chúng ta đang bàn ở đây.

Một điều nữa là ngay trong các văn bản chính thức cấp bộ của Nhà nước cũng hay sử dụng sai thuật ngữ, ví dụ trong các Phiếu giá của các công trình lớn (lúc trước, nơi mình làm cách đây 2 năm) người ta vẫn để dòng : Thuế VAT thay vì Thuế GTGT hay VAT.

Còn việc vốn đăng ký KD, mình vừa đi đăng ký cho 1 cty TNHH mới thành lập, vốn đang ký là 500 trịêu, nhưng vốn thực tế góp vào chỉ 200 triệu thôi. Vồn thêếu sẽ được góp đủ vào thời điểm thích hợp..
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
Vivavina nói:
...Theo mình biết từ khi có BCĐKT, người ta đều dùng Tài sản và Nguồn vốn, không bao giờ sách kế tóan lại dạy là Tài sản nợ, tài sản có. Từ này trong văn bản của Bộ KH&ĐT mình không nhớ rõ lắm, nhưng hình như là : Tài sản có tức là tài sản của DN, tài sản nợ là các tài sản đi vay, thuê... Nhưng chắc chắn không phải họ muốn nói đến Tổng tài sản và tổng nguồn vốn như chúng ta đang bàn ở đây.
Ngày xưa ( đã nhiều năm rồi) người ta thường dùng khái niệm TÀI SẢN CÓ và TÀI SẢN NỢ bạn ạ, và nó đồng nghĩa với khái niệm TÀI SẢN và NGUỒN VỐN mà chúng ta đang thảo luận ở đây đấy.
Chứ không phải là KHÔNG BAO GIỜ đâu.
Còn nữa:
Lần này thì Gialinh nói đúng rồi,
thế còn những lần trước thì GIA LINH nói sai ạ? :error:
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Gia Linh nói:
Ngày xưa ( đã nhiều năm rồi) người ta thường dùng khái niệm TÀI SẢN CÓ và TÀI SẢN NỢ bạn ạ, và nó đồng nghĩa với khái niệm TÀI SẢN và NGUỒN VỐN mà chúng ta đang thảo luận ở đây đấy.
Chứ không phải là KHÔNG BAO GIỜ đâu.
Còn nữa:

thế còn những lần trước thì GIA LINH nói sai ạ? :error:
Tớ học từ hồi hệ thống kế tóan 2 số hình như vẫn chưa biết khái niêm TÀI SẢN CÓ và TÀI SẢN NỢ, hay già rồi trí nhớ lú lẫn nhỉ ?

Rõ ràng có lần sai, thì mới có lần đúng, hehehe
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
Vivavina nói:
Tớ học từ hồi hệ thống kế tóan 2 số hình như vẫn chưa biết khái niêm TÀI SẢN CÓ và TÀI SẢN NỢ, hay già rồi trí nhớ lú lẫn nhỉ ?

Rõ ràng có lần sai, thì mới có lần đúng, hehehe
hehehe, cuộc thảo luận vẫn còn tiếp diễn. Nhà bác mới 30 tuổi mà đã bản lĩnh nói tớ học từ hồi.....
Nhà em kính tặng bác cái này:
http://72.14.203.104/search?q=cache...sản+có"++"+tài+sản+nợ"&hl=vi&client=firefox-a
bác check thử xem cái khái niệm đó căn nguyên là gì nhé.

Còn đối với hệ thống ngân hàng, nhà em chẳng biết, nhưng họ còn sử dụng các thuật ngữ này gần đây lắm:
http://72.14.203.104/search?q=cache...sản+có"++"+tài+sản+nợ"&hl=vi&client=firefox-a
Đó là Luật hẳn hoi đấy.

Có lẽ nhà bác quá trẻ, chưa được tiếp cận những vấn đề ngày xưa xưa.....
Mong tiền bối lượng thứ, nhà em nhỏ dại, đùa chút cho vui vẻ. :biggrin:
 
Sửa lần cuối:
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
1/ Dạ thưa bạn, cứ cho em 18 tuổi vào Đại học thì cách nay cũng đã 12 năm, lúc đó vẫn dùng hệ thống tài khỏan cũ.
2/ Bạn nghĩ gì khi cho rằng khái niệm TÀI SẢN CÓ và TÀI SẢN NỢ trong kế tóan (cụ thể là vấn đề đang nói trong topic này) và khái niệm TÀI SẢN "CÓ" và TÀI SẢN "NỢ" như bạn nêu tương đồng nhau? (Tớ chỉ thấy khác nhau mỗi cái dấu ngoặc kép thôi)
Điều này để cho các bạn khác tự đánh giá nhé. Có lẽ Finish here
 
Sửa lần cuối:
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
Vivavina nói:
. Có lẽ Finish here
Có lẽ chưa nên kết thúc topic này, giờ này tôi lại hứng thú với nói. Nếu bạn ko còn hứng thú thì thôi vậy, tôi xin độc diễn thêm 1 chút nữa.
Tháng 9/1994, khi đó chế độ kế toán cũ đã chuẩn bị được thay đổi. lúc đó có 1 dự thảo chế độ kế toán mới được ban hành. và sau 1 thời gian ngắn áp dụng thì ( khoảng hơn 1 năm) thì quyết định 1141 ra đời, ban hành chế độ kế toán mới.
tại chế độ kế toán trước quyết định 1141, thì 2 thuật ngữ TÀI SẢN NỢ và TÀI SẢN CÓ được sử dụng một cách phổ biến, và khái niệm TÀI SẢN và NGUỒN VỐN chưa từng được sử dụng.
Các khái niệm này được sử dụng để ánh xạ tới kết cấu bảng cân đối kế toán bây giờ ( trước đó gọi là bảng cân đối tài sản).
Rất tiếc là tôi đã ko giữ lại được báo cáo khoa học, trực tiếp tôi làm tháng 12/1994, đánh giá về mặt lý thuyết sự thay đổi chế độ kế toán trong giai đoạn chuyển giao này. Mọi phân tích chỉ có tính lý thuyết, vì lúc đó, việc chuyển đổi hệ thống sổ sách kế toán mới chỉ ở giai đoạn chuẩn bị, các khái niệm mới mới được đưa ra trên lý thuyết, còn trên thực tế dân kế toán lúc bấy giờ thì chưa hề cảm nhận. và ngày đó, máy tính ko hề có để giúp cho dân kế toán. Lúc đó, chi phí tập huấn cho việc chuyển đổi hệ thống kế toán này diễn ra vô cùng sôi động và tốn kém tiền cho nhà nước. hầu hết các đơn vị lúc đó là đơn vị nhà nước, các DN dân doanh chưa có bao nhiêu.
Nếu bạn cần, thì tôi sẽ đi tìm sách ( giấy, trong mấy trường đại học Kinh tế) để làm dẫn chứng, chứ thực ra search trên mạng thì chẳng thể có được. Các khái niệm được trích dẫn ở bài bên dưới, tôi cũng chưa có đọc, chỉ tìm xem có thuật ngữ đó có hay ko thôi.
Tôi nghĩ, chúng ta có thể thảo luận các vấn đề thuộc về quá khứ của các chế độ kế toán thì thật thú vị.
 
C

cottage

Guest
12/10/05
16
0
0
vietnam
Híc, mọi người lại đi tranh luận về cái vần đề con con đấy làm gì, khổ quá.

Cái vấn đề góp vốn nó như thế này (Luật doanh nghiệp - Số 13/1999/QH10)

Điều 27: Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận góp vốn

1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết. Trường hợp có thành viên không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết...

Các đồng chí xem lại chi tiết trong luật này nhé (tôi chi type được thế thôi, mỏi tay lắm )

Căn cứ như trên thì chắc vấn đề hạch toán kế toán thế nào khỏi cần bàn nữa, luật cũng nói rất rõ trong thời hạn nhất định, nếu không góp đủ vốn thì xử lý như thế nào... các bác cứ thế mà làm.

P/s: Vấn đề gì mang tính giải đáp pháp luật thì các bác reply nên trích dẫn căn cứ cụ thể, không nên trả lời theo suy nghĩ của riêng mình :)
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
cottage nói:
Híc, .....
P/s: Vấn đề gì mang tính giải đáp pháp luật thì các bác reply nên trích dẫn căn cứ cụ thể, không nên trả lời theo suy nghĩ của riêng mình :)
Cái đó, người ta gọi là mở rộng phạm vi đề tài.
híc híc híc!!!!!!!!! :error:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA