Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

  • Thread starter hoangthuy
  • Ngày gửi
H

hoangthuy

Guest
11/3/04
41
0
0
43
Binh Duong
- Nhờ các anh chị giúp em tình huống sau:

Điều 41 Bộ luật lao động có ghi: "Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).."
Vậy như thế nào là "đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật"?

Công ty vừa đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với một nhân viên. Do không báo trước một tháng nên công ty thanh toán các khoản trợ cấp cho nhân viên này như sau:
1. Lương cho tới ngày thôi việc.
2. Trợ cấp thôi việc
3. Phép năm chưa sử dụng.
4. Bồi thường tiền vi phạm thời gian báo trước 1 tháng lương.

Như vậy công ty đã làm đúng luật chưa? Người nhân viên này yêu cầu bồi thường 02 tháng lương. Yêu cầu này có hợp lý?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
hoangthuy nói:
- Nhờ các anh chị giúp em tình huống sau:

Điều 41 Bộ luật lao động có ghi: "Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).."
Vậy như thế nào là "đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật"?

Công ty vừa đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với một nhân viên. Do không báo trước một tháng nên công ty thanh toán các khoản trợ cấp cho nhân viên này như sau:
1. Lương cho tới ngày thôi việc.
2. Trợ cấp thôi việc
3. Phép năm chưa sử dụng.
4. Bồi thường tiền vi phạm thời gian báo trước 1 tháng lương.

Như vậy công ty đã làm đúng luật chưa? Người nhân viên này yêu cầu bồi thường 02 tháng lương. Yêu cầu này có hợp lý?

Hiện nay việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ có 2 trường hợp xảy ra đó là trường hợp tại điều 17 và điều 41.
- Do không rõ hợp đồng LĐ là loại nào, nguyên do cho nghỉ việc nên ta tạm dùng các điểm đền bù bạn đã nêu.
Theo qui định tại điều 41 và 42 bạn sẽ phải trả những khoản sau ( điều kiện là người lao động không được nhận lại làm việc).
1> Tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc .
VD nếu người sử dụng lao động không thông báo trước thì sẽ đền bù.
tiền lương 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn.
tiền lương 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng
tiền lương 3 ngày đối với hợp đồng mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
2> Hai tháng tiền lương và phụ cấp lương
3> Mỗi năm làm việc 1/2 tháng lương + phụ cấp nếu người lao động làm việc thường xuyên tại đơn vị từ đủ 12 tháng trở lên.
Vd người lđ đã làm việc ở công ty 3 năm thì mỗi năm được hưởng thêm 1/2 tháng lương + phụ cấp theo mức lương hiện hưởng. Tức là được 1,5 tháng lương + phu cấp hiện hưởng.
4> Khoản thoả thuận đền bù thêm ngoài qui định bắt buộc đã nêu tại 3 điểm trên.
 
H

hoangthuy

Guest
11/3/04
41
0
0
43
Binh Duong
Cám ơn lời giải đáp của Phihungvn.
Công ty kết thúc hợp đồng lao động với nhân viên này là do người nhân viên này không có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác. Đương nhiên lý do này không thể ghi trong quyết định thôi việc.
Em thấy yêu cầu trả 2 tháng lương là không hợp lý, vì theo điều 41 khi "đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật..." . Em hiểu đơn phương chấm dứt HĐ trái pháp luật như sau:
Điều 39 BLLĐ " Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hđlđ trong các trường hợp:
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc,...
2. Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng,..
3. Người lao động là nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi...

Như vậy trường hợp người nhân viên trên không thuốc những trường hợp trên, tai sao công ty em phải thanh toán 2 tháng lương?

Nhờ anh giúp đỡ.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
hoangthuy nói:
Cám ơn lời giải đáp của Phihungvn.
Công ty kết thúc hợp đồng lao động với nhân viên này là do người nhân viên này không có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác. Đương nhiên lý do này không thể ghi trong quyết định thôi việc.
Em thấy yêu cầu trả 2 tháng lương là không hợp lý, vì theo điều 41 khi "đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật..." . Em hiểu đơn phương chấm dứt HĐ trái pháp luật như sau:
Điều 39 BLLĐ " Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hđlđ trong các trường hợp:
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc,...
2. Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng,..
3. Người lao động là nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi...

Như vậy trường hợp người nhân viên trên không thuốc những trường hợp trên, tai sao công ty em phải thanh toán 2 tháng lương?

Nhờ anh giúp đỡ.

Có nghĩa là trong các trường hợp trên công ty bạn không được đơn phương chấp dứt HĐLĐ, mà phải tiếp tục sử dụng NLĐ này. Nếu cty mà chấm dứt HĐLĐ với các đối tượng trên là trái pháp luật

Còn việc thanh toán lương 2 tháng lương là do cty đơn phương chấm dứt HĐLĐ
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
hoangthuy nói:
Cám ơn lời giải đáp của Phihungvn.
Công ty kết thúc hợp đồng lao động với nhân viên này là do người nhân viên này không có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác. Đương nhiên lý do này không thể ghi trong quyết định thôi việc.
Em thấy yêu cầu trả 2 tháng lương là không hợp lý, vì theo điều 41 khi "đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật..." . Em hiểu đơn phương chấm dứt HĐ trái pháp luật như sau:
Điều 39 BLLĐ " Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hđlđ trong các trường hợp:

Nhờ anh giúp đỡ.
Theo như lý do bạn nói thì người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng theo điều 41.
hoangthuy nói:
Cám ơn lời giải đáp của Phihungvn.
Công ty kết thúc hợp đồng lao động với nhân viên này là do người nhân viên này không có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác.
Nhờ anh giúp đỡ.
Bạn đọc điều 39 mà quên đọc điều 38 và 85 theo đó đã qui định rõ người sử dụng lao động chỉ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào.
Việc người lao động không vi phạm điểm nào tại điều 38 và 85 mà chỉ là không có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. đơn vị tự ý sa thải là sai qui định. Vì vậy nên có cuộc thương thảo để chấm dứt hợp đồng và việc cá nhân yêu cầu hai tháng lương theo điều 41 là hoàn toàn hợp lệ.
Bộ luật LĐ ban hành ra là với mục đích bảo về quyền lợi người lao động. Do vậy các đơn vị" chỉ được làm những điều gì nhà nuớc cho phép" còn người lao động được phép " làm những điều nhà nước không cấm"
 
H

hoangthuy

Guest
11/3/04
41
0
0
43
Binh Duong
Em đã hiểu vấn đề. Cám ơn các anh chị đã giúp đỡ. Nhưng tiết kiệm thêm chút thời gian giúp em nhé:

- Ngày 10/10/2005 Công ty ra quyết định thôi việc đối với nhân viên trên. Ngay khi nhận được quyết định thôi việc người nhân viên đó đã có 1 cuộc họp với BGĐ trình bày rõ quan điểm không đồng ý nghỉ việc trước khi hết hạn hợp đồng. BGĐ sau khi nghe ý kiến của nhân viên trên đã đồng ý và chấp nhận cho người nhân viên này tiếp tục làm việc (cuộc họp không có lập biên bản và yêu cầu từ phía BGĐ là bằng miệng). Nhưng nhân viên này lại không đồng ý tiếp tục làm việc mà cầm quyết định thôi việc đi kiện công ty.
Công ty em trước giờ vẫn chấp hành đúng theo luật lao động trong việc giải quyết các quyền lợi cho người lao động nhưng trong trường hợp này công ty thực sự bức xúc.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
hoangthuy nói:
Em đã hiểu vấn đề. Cám ơn các anh chị đã giúp đỡ. Nhưng tiết kiệm thêm chút thời gian giúp em nhé:

- Ngày 10/10/2005 Công ty ra quyết định thôi việc đối với nhân viên trên. Ngay khi nhận được quyết định thôi việc người nhân viên đó đã có 1 cuộc họp với BGĐ trình bày rõ quan điểm không đồng ý nghỉ việc trước khi hết hạn hợp đồng. BGĐ sau khi nghe ý kiến của nhân viên trên đã đồng ý và chấp nhận cho người nhân viên này tiếp tục làm việc (cuộc họp không có lập biên bản và yêu cầu từ phía BGĐ là bằng miệng). Nhưng nhân viên này lại không đồng ý tiếp tục làm việc mà cầm quyết định thôi việc đi kiện công ty.
Công ty em trước giờ vẫn chấp hành đúng theo luật lao động trong việc giải quyết các quyền lợi cho người lao động nhưng trong trường hợp này công ty thực sự bức xúc.
Việc không lập biên bản cuộc họp là một sai lầm rất lớn, nếu hôm đó có biên bản thì họ sẽ không dám cầm quyết định đi kiện đâu.
Về quyết định này đã làm sai chế độ qui định. Theo ý cá nhân tôi công ty nên làm giấy mời người lao động đến làm việc và thương thảo lần nữa. Lúc đó Bằng chứng có thể là biên bản, cũng có thể là băng ghi âm.
Nếu người lao động không muốn làm nữa lúc đó bạn có đủ điều kiện lý do để ra quyết định chấm dứt hợp đồng.
 
hat

hat

Đội ăn chơi
27/6/05
743
4
18
Hà nội
PHIHUNGVN nói:
Việc không lập biên bản cuộc họp là một sai lầm rất lớn, nếu hôm đó có biên bản thì họ sẽ không dám cầm quyết định đi kiện đâu.
Về quyết định này đã làm sai chế độ qui định. Theo ý cá nhân tôi công ty nên làm giấy mời người lao động đến làm việc và thương thảo lần nữa. Lúc đó Bằng chứng có thể là biên bản, cũng có thể là băng ghi âm.
Nếu người lao động không muốn làm nữa lúc đó bạn có đủ điều kiện lý do để ra quyết định chấm dứt hợp đồng.
Hình như cái này cần có sự tham gia của Đại diện BCH công đoàn nữa anh Phihungvn nhỉ.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Ðề: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

hat nói:
Hình như cái này cần có sự tham gia của Đại diện BCH công đoàn nữa anh Phihungvn nhỉ.
Không phải chỉ là hình như mà phải có mặt BCH công đoàn. Theo qui định các công ty phải có tổ chức công đoàn.
 
C

chacom

Guest
12/1/05
4
0
0
hanoi
các anh chị giúp em câu hỏi này nhé:

theo hợp đồng lao động của công ty em: nếu hết thời hạn lao động, hai bên không có ý kiến gì thì hợp đồng tự động gia hạn thêm 1 năm. Trong trường hợp hết hợp đồng vào ngày 30/9/2005. này 4/10/2005, giám đốc thông báo với nhân viên là không muốn tiếp tục ký hợp đồng lao động nữa do thấy khả năng của nhân viên không phù hợp với yêu cầu công việc.

vậy theo trường hợp này thì nhân viên đó sẽ được hưởng quyền lợi gì. Đây là trường hợp đang xảy ra tại công ty em và vẫn chưa được giải quyết. Mong các bác giúp em có câu trả lời. em đang bối rối quá.

em xin cảm ơn nhiều nhiều...
 
mysterman

mysterman

Guest
PHIHUNGVN nói:
Không phải chỉ là hình như mà phải có mặt BCH công đoàn. Theo qui định các công ty phải có tổ chức công đoàn.

Vậy trường hợp Người lao động không phải là Đòan viên Công đòan thì Đại diện Công đòan trong trường hợp này có cần thiết không?
 
H

hpbaolinh

Guest
27/10/05
1
0
0
TP HCM
Tham gia ý kiến về câu hỏi của bạn chacom

Chào bạn,

Mình đã đọc tình huống của bạn đưa ra. Mình có ý kiến như thế này nhé:

Ngày 30/9/2005 là ngày cuối cùng của HĐ LĐ trước nhưng Giám đốc không có ý kiến gì, đến ngày 04/10/2005 Giám đốc chính thức từ chối với lý do là khả năng nhân viên không phù hợp với yêu cầu công việc.

- Về việc có được hưởng bất kỳ quyền lợi nào hay không thì mình không đề cập đến, mình chỉ đề cập đến vấn đề thời gian mà thôi.
- Ngày 30/9 rơi vào ngày Thứ Sáu (nghĩa là cuối tuần), có thể Giám đốc để cho nhân viên làm việc hết ngày 30/9/2005 cho tròn thêm 01 ngày công nữa => việc này là đảm bảo quyền lợi cho nhân viên.
- Ngày 01 + 02/10/2005 nhằm vào ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật (ngày nghỉ).
- Ngày 03/10/2005 (Thứ Hai - đầu tuần) : Bạn có công nhận với mình là trước khi BGĐ đưa ra 1 quyết định nào đó thì họ phải họp, cùng nhau thảo luận và đóng góp ý kiến, sau đó mới có quyết định chính thức, Giám đốc không thể một mình quyết định được việc nhận vào hay sa thải 1 nhân viên nào đó. Theo mình nghĩ, có thể trong ngày 03/10/2005 này, BGĐ đã cùng nhau họp bàn và có quyết định từ chối nhân viên đã hết hợp đồng do tất cả mọi người đều nhận thấy rằng năng lực của nhân viên ấy không phù hợp với yêu cầu công việc hoặc với môi trường làm việc.

Vậy thì theo mình việc đưa ra quyết định vào ngày 04/10/2005 là hoàn toàn hợp lý.

Một vài suy nghĩ của mình hy vọng rằng có thể giúp cho nhân viên tại Công ty của bạn có được sự hợp lý về thời gian.

Thân mến,
hpbaolinh
 
C

chacom

Guest
12/1/05
4
0
0
hanoi
cảm ơn bác hpbaolinh. suy luận của bác rất lôgic.thực ra, trước ngày 30/9 bên HR đã viết mail cho giám đốc thông báo hợp đồng của nhân viên đó sắp hết hạn và hỏi giám đốc có muốn ký tiếp HĐ không? Sếp em đã quyết định là không ký rồi.
Em muốn hỏi là, với trường hợp như vậy thì người lao động có được hưởng những trợ cấp gì theo quy định? Chẳng lẽ vậy là không còn ràng buộc gì hết ah?
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
chacom nói:
cảm ơn bác hpbaolinh. suy luận của bác rất lôgic.thực ra, trước ngày 30/9 bên HR đã viết mail cho giám đốc thông báo hợp đồng của nhân viên đó sắp hết hạn và hỏi giám đốc có muốn ký tiếp HĐ không? Sếp em đã quyết định là không ký rồi.
Em muốn hỏi là, với trường hợp như vậy thì người lao động có được hưởng những trợ cấp gì theo quy định? Chẳng lẽ vậy là không còn ràng buộc gì hết ah?
Căn cứ điều 36 bộ luật lao động thì hết hạn hợp đồng là chấm dứt hợp đồng luôn. Và không có bên nào bị ràng buộc trách nhiệm nữa.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
mysterman nói:
Vậy trường hợp Người lao động không phải là Đòan viên Công đòan thì Đại diện Công đòan trong trường hợp này có cần thiết không?
Trong các đơn vị có tổ chức công đoàn nếu không tham gia tỏ chức công đoàn là một thiệt thòi của người lao động, việc tham gia là tự nguyện.
Tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động giải quyết các vấn đề khúc mắc giữa người lao động và chủ DN nếu không tham gia tổ chức này thì khi có vấn đề ghì tổ chức công đoàn không cần đứng ra giúp đỡ.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA