Về nguyên tắc : hoạt động liên tục

  • Thread starter Viva
  • Ngày gửi
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Trong chuẩn mực kế toán số 1 có nêu nguyên tắc : Hoạt động liên tục, có nghĩa là việc hạch toán trên cơ sở đơn vị đó luôn luôn tồn tại. Tuy nhiên, có những đơn vị xác định trước thời gian "khai tử " của mình, như cty liên doanh, hoặc cty CP,TNHH.... định trước thời gian giải thể. Như vậy các chuẩn mực sẽ không áp dụng tại các đơn vị này?

Các bạn có thể giải thích bản chất được không.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Vivavina nói:
Trong chuẩn mực kế toán số 1 có nêu nguyên tắc : Hoạt động liên tục, có nghĩa là việc hạch toán trên cơ sở đơn vị đó luôn luôn tồn tại. Tuy nhiên, có những đơn vị xác định trước thời gian "khai tử " của mình, như cty liên doanh, hoặc cty CP,TNHH.... định trước thời gian giải thể. Như vậy các chuẩn mực sẽ không áp dụng tại các đơn vị này?

Các bạn có thể giải thích bản chất được không.
1. Không đúng đâu ạ, tính hoạt động liên tục là xét ở thời điểm báo cáo tài chính được soạn lập. Ví dụ liên doanh sẽ kêts thúc hoạt động vào năm 2050. Bây giờ là thời điểm 2005. Vậy cuối thời năm 2005, Dn có tiếp tục hoạt động không, thưa là có, nó còn liên tục hoạt động cho tới năm 2005 cơ mà. Thế cho nên mới có câu là "in a foreseeable future"

2. Tới năm 2049, hỏi doanh nghiệp có hoạt động liên tục không, thưa là không, sang năm giải thể rồi còn đâu. Thế cho nên là doanh nghiệp không hoạt động liên tục trong cái "foreseeable future" nữa, luc ấy cai giả định hoạt động liên tục làm nền tảng cho các nguyên tắc kế toán không còn áp dụng được nữa. DN phải áp dụng giả định khác, ví dụ như "forced sales" basis, hiểu nôm na là đánh giá lại toàn bộ tài sản, công nợ theo giá thị trường hết để tiến hành giải thể.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Vivavina nói:
Trong chuẩn mực kế toán số 1 có nêu nguyên tắc : Hoạt động liên tục, có nghĩa là việc hạch toán trên cơ sở đơn vị đó luôn luôn tồn tại. Tuy nhiên, có những đơn vị xác định trước thời gian "khai tử " của mình, như cty liên doanh, hoặc cty CP,TNHH.... định trước thời gian giải thể. Như vậy các chuẩn mực sẽ không áp dụng tại các đơn vị này?

Các bạn có thể giải thích bản chất được không.

Thoe mình hiểu: hoạt động liên tục đó là nhắm đến việc doanh nghiệp vẫn tiếp tục tồn tại một cách bình thường. Do đó, các khoản nợ phải thu, phải trả, trích khấu hao.... vẫn sẽ được thực hiện ở thời gian sau ngày lập bảng CĐKT.
NẾu đơn vị xác định được thời gian "khai tử" của mình, chuẩn mực lấp báo cáo tài chính có yêu cầu, đại ý là"đơn vị phải nêu trong thuyết minh BCTC".

Nhờ bác viavavina chỉ giáo thêm :0frown:
 
C

Chiên da xốp

Cao cấp
Virgin nói phải rồi đấy. Nguyên tắc này là cơ sở để bảo đảm cho kế toán dồn tích, vì nhiều khoản được chuyển sang kỳ tương lai.
Đúng ra là phải nói rõ : hoạt động liên tục cho đến kỳ tương lai có liên quan đến kỳ hiện tại.
Thí dụ : DN chỉ còn 2 năm nữa là giải thể thì TSCĐ phát sinh trong kỳ này không thể khấu hao trên 3 năm.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Chiên da xốp nói:
Virgin nói phải rồi đấy. Nguyên tắc này là cơ sở để bảo đảm cho kế toán dồn tích, vì nhiều khoản được chuyển sang kỳ tương lai.
Đúng ra là phải nói rõ : hoạt động liên tục cho đến kỳ tương lai có liên quan đến kỳ hiện tại.
Thí dụ : DN chỉ còn 2 năm nữa là giải thể thì TSCĐ phát sinh trong kỳ này không thể khấu hao trên 3 năm.

Topic này rất hay nhưng anh Phamcung đã nói cả rồi. Nhưng tôi thấy mọi người vẫn còn hiểu nhầm là lấn cấn.

Thứ nhất: going concern là một nguyên tắc kế toán, cơ sở lập báo cáo tài chính. Nó không phải là một chính sách kế toán, nên không thể nói rằng tôi dự kiến chỉ hoạt động trong vòng 2 năm nữa là giải tán thì TSCĐ chỉ khấu hao trong 2 năm không được khấu hao trên 3 năm. Vì khấu hao TSCĐ là accounting policy.

Thứ hai: trong chuẩn mực kế toán VN và quốc tế đều quy định rằng Ban giám đốc đơn vị phải xem xét tính Hoạt động liên tục của đơn vị mình trong một Tương lai gần (foreseable future). Tương lai gần ở đây được định nghĩa là trong vòng một năm tài chính kể từ ngày lập Bảng cân đối kế toán.

Thứ ba: vấn đề không phải là hiểu thuật ngữ going concern như thế nào mà là hiểu biết những dấu hiệu có thể dẫn đến Tính hoạt động liên tục bị vi phạm. Và việc lập và trình bày báo cáo tài chính ntn trong trường hợp Tính hoạt động liên tục bị vi phạm.

http://www.webketoan.com/forum/showthread.php?t=5037

Going concern thì diễn đàn cũng đã có bài đề cập, nhưng rất tiếc lại không liên quan quá nhiều đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính trong trường hợp này.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Trong chuẩn mực số 01 nói rằng:
04. BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là DN đang họat động liên tục và sẽ tiếp tục họat động KD bình thường trong tương lai gần..... Trường hợp thực tế khác với giả định HĐLT thì BCTC phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC.

Như vậy, ngòai các trường hợp biết trước ngày "khai tử" thì có vẻ dễ dễ rồi, nhưng còn các trường hợp chẳng biết sống chết thế nào. Ví dụ: DN chăn nuôi gia cầm, đang có cảnh báo đại dịch H5N1 xảy ra, không biết thời gian tới có được chăn nuôi nữa hay không (ví dụ như cả nước đều phải giết chết hết gia cầm chẳng hạn, và không xác định được ngày tiếp tục cấp phép nuôi), nhưng hiện nay vẫn chưa có 1 quyết định nào được ban hành cả, thế thì trong những trường hợp này, thì BCTC phải lập trên một cơ sở khác /B] , cơ sở khác là cơ sở nào ? Và không tuân thủ theo các chuẩn mực kế tóan mới, vậy phải theo cái gì bây giờ ?
 
T

thuhangketoan

Guest
6/9/05
2
0
0
HANOI
Ðề: Về nguyên tắc : hoạt động liên tục

Ý kiến của anh Phạm Cung là đúng đấy; Ở đây tính liên tục được áp dụng trong khoảng thời gian là kỳ kế toán năm. Con trong trường hợp khác thì sẽ theo các quy định khác. Trường hợp các doanh nghiệp trước đại dịch H5N1 đã được dự báo trước DN có thể dự kiến không hoạt động liên tục hoặc tiếp tục hoạt động liên tục để lập các BCTC cho phù hợp.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Ðề: Về nguyên tắc : hoạt động liên tục

Trường hợp Vivavina nêu là trường hợp có thể xảy ra trong thực tế. Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, nếu có dấu hiệu cho thấy có sự nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục (về tài chính, về hoạt động, về các yếu tố ảnh hưởng khác) ban giám đốc cần phải đánh giá xem là cơ sở hoạt động liên tục có còn thích hợp để sử dụng trong việc lập báo cáo tài chính hay không. Ở đây có một số trường hợp có khả năng diễn ra:

- Có yếu tố nghi ngờ về tính HĐLT, nhưng có những yếu tố cho thấy là những yếu tố này có thể được giảm trừ (mitigation factors), ví dụ, nhà nước đồng ý trợ cấp cho DN chịu thiệt hại vì cúm gà, thì giả định vẫn là hoạt động liên tục, tuy nhiên trên thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày rõ những yếu tố cho thấy sự nghi ngờ về tính HĐLT ấy, cũng như các yếu tố giảm trừ.

- Có yếu tố nghi ngờ về tính HĐLT, không có yếu tố giảm trừ, và những yếu tố nghi ngờ về tính HĐLT mang tính trọng yếu, Ban giám đốc phải lưạ chọn một cơ sở kế toán khác chứ không phải cơ sở KTHĐLT. Ví dụ công ty Sơn Thuỷ của Trịnh Xuân Thuỷ, thời điểm TXT bị bắt, công ty này cũng bị giải toả cái trang trại Son Thuỷ trên đương Hoà Lạc, vậy thì công ty này còn tồn tại cũng coi như tiêu rồi, vì chắc chắn là TXT không được trả lại twụ do để điều hành công ty nữa, rồi tai tiếng, cho nên mặc dù công ty chưa được giải thể, báo cáo tài chính cũng phải được trình bày như là công ty sắp dửa bị giải thể tới nơi. Khi ấy, các hạng mục kế toán sẽ dược đánh giá lại theo giá thị trường.

Mình hiện tại đang không có tài liệu trong tay đề dẫn chiếu đến các IAS và ISA liên quan vì đang đi công tác. Khi nào về sẽ viết cụ thể hơn
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA