T
Hai tỷ phú Warren Buffet và Bill Gates
Có lẽ, hầu hết trong chúng ta (nếu không muốn nói tất cả) đều mong muốn mình thật giàu có. Nhưng như thế nào là giàu có?
Giàu có là có một cuộc sống thật sung túc, dư giả về mặt vật chất. Được ở nhà đẹp, đầy đủ tiện nghi, đi những chiếc xe sang trọng, mặc đồ hàng hiệu, ăn uống ở khách sạn năm sao, đi du lịch trên các du thuyền hạng nhất đến khắp nơi trên thế giới…? Nói chung người ta thường đánh giá sự giàu có của một con người dựa vào những gì người đó ăn, mặc, ở, đi lại, mua sắm… Nói chung là qua bề ngoài của họ.
Định nghĩa sự giàu có như vậy dường như là không ổn. Nếu một anh trưởng giả học làm sang với một chiếc xe đẹp, đắt tiền, ăn mặc bóng loáng toàn hàng hiệu từ đầu đến chân, nhưng lại đang có một khoản nợ lớn trong ngân hàng thì liệu anh ta có giàu có hay không?
Vậy có người định nghĩa sự giàu có là có thật nhiều tiền, nhiều của cải. Định nghĩa này có vẻ đúng, nhưng vẫn còn mâu thuẫn. Một người hiện đang có nhiều tiền, nhiều của cải nhưng lại đang sở hữu một cách “đốt tiền” rất hiệu quả. Thì chỉ sau một thời gian ngắn số tiền đó cũng sẽ tiêu tan. Ví như các ông trúng sổ xố độc đắc đến hàng tỉ,nhưng nhờ khả năng tiêu xài vô độ chỉ một thời gian số tiền đó cũng bay biến và rồi lao vào cảnh túng quẫn nợ nần. Vậy chắc hẳn đó không phải là giàu có?
Điều đó đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Rằng giàu có thực sự phải như thế nào?
Gần đây, tôi vô tình đọc được một định nghĩa về sự giàu có mà tôi hết sức tâm đắc. Định nghĩa này từ cuốn sách “Bí quyết từ tay trắng trở thành Triệu phú” của Adam – Khoo. Trong sách có định nghĩa rằng, sự giàu có, không phụ thuộc vào số tiền mà bạn đang có, mà phụ thuộc vào sự “tự do” của bạn, với việc làm việc kiếm tiền. Tức là, cuộc sống của bạn càng không lo nghĩ, không phụ thuộc vào việc phải làm việc để kiếm tiền sinh sống, thì bạn càng giàu có.
Hay nói cách khác, độ giàu có được đánh giá bằng thời gian mà bạn có thể sống, có thể tồn tại khi không lao động nữa
Giống như, một diễn viên điện ảnh với thu nhập hàng triệu đô một năm và chi tiêu cũng hết khoảng chừng ấy với xe đẹp, hàng hiệu và lối sống xa hoa…Để rồi đến khi không còn “nổi tiếng” nữa, họ ngay lập tức phải đổi mặt với những rắc rối to lớn về tiền bạc, những khoản nợ, những hóa đơn… Người diễn viên ấy sẽ không được coi là giàu có hơn một anh công nhân với thu nhập rất bình thường, nhưng anh ấy biết tích lũy, biết đầu tư để những đồng tiền ấy sinh sôi nảy nở. Đến một ngày, anh ta có thể nghỉ việc mà vẫn có thể sống ung dung không lo nghĩ gì về tiền bạc.
Như vậy, sự giàu có không chỉ phụ thuộc vào việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền, bạn có bao nhiêu tiền mà nó còn phụ thuộc vào khả năng quản lý tiền bạc của bạn, và cả lối sống của bạn nữa. Rất nhiều người có khả năng kiếm được rất nhiều tiền, nhưng họ không có khả năng quản lý tiền hiệu quả, cộng với thói quen và lối sống tiêu tiền hoang phí, họ ngay lập tức gặp rắc rối với tiền bạc nếu họ không làm việc nữa. Như vậy, họ không thể được coi là giàu.
Có lẽ, hầu hết trong chúng ta (nếu không muốn nói tất cả) đều mong muốn mình thật giàu có. Nhưng như thế nào là giàu có?
Giàu có là có một cuộc sống thật sung túc, dư giả về mặt vật chất. Được ở nhà đẹp, đầy đủ tiện nghi, đi những chiếc xe sang trọng, mặc đồ hàng hiệu, ăn uống ở khách sạn năm sao, đi du lịch trên các du thuyền hạng nhất đến khắp nơi trên thế giới…? Nói chung người ta thường đánh giá sự giàu có của một con người dựa vào những gì người đó ăn, mặc, ở, đi lại, mua sắm… Nói chung là qua bề ngoài của họ.
Định nghĩa sự giàu có như vậy dường như là không ổn. Nếu một anh trưởng giả học làm sang với một chiếc xe đẹp, đắt tiền, ăn mặc bóng loáng toàn hàng hiệu từ đầu đến chân, nhưng lại đang có một khoản nợ lớn trong ngân hàng thì liệu anh ta có giàu có hay không?
Vậy có người định nghĩa sự giàu có là có thật nhiều tiền, nhiều của cải. Định nghĩa này có vẻ đúng, nhưng vẫn còn mâu thuẫn. Một người hiện đang có nhiều tiền, nhiều của cải nhưng lại đang sở hữu một cách “đốt tiền” rất hiệu quả. Thì chỉ sau một thời gian ngắn số tiền đó cũng sẽ tiêu tan. Ví như các ông trúng sổ xố độc đắc đến hàng tỉ,nhưng nhờ khả năng tiêu xài vô độ chỉ một thời gian số tiền đó cũng bay biến và rồi lao vào cảnh túng quẫn nợ nần. Vậy chắc hẳn đó không phải là giàu có?
Điều đó đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Rằng giàu có thực sự phải như thế nào?
Gần đây, tôi vô tình đọc được một định nghĩa về sự giàu có mà tôi hết sức tâm đắc. Định nghĩa này từ cuốn sách “Bí quyết từ tay trắng trở thành Triệu phú” của Adam – Khoo. Trong sách có định nghĩa rằng, sự giàu có, không phụ thuộc vào số tiền mà bạn đang có, mà phụ thuộc vào sự “tự do” của bạn, với việc làm việc kiếm tiền. Tức là, cuộc sống của bạn càng không lo nghĩ, không phụ thuộc vào việc phải làm việc để kiếm tiền sinh sống, thì bạn càng giàu có.
Hay nói cách khác, độ giàu có được đánh giá bằng thời gian mà bạn có thể sống, có thể tồn tại khi không lao động nữa
Giống như, một diễn viên điện ảnh với thu nhập hàng triệu đô một năm và chi tiêu cũng hết khoảng chừng ấy với xe đẹp, hàng hiệu và lối sống xa hoa…Để rồi đến khi không còn “nổi tiếng” nữa, họ ngay lập tức phải đổi mặt với những rắc rối to lớn về tiền bạc, những khoản nợ, những hóa đơn… Người diễn viên ấy sẽ không được coi là giàu có hơn một anh công nhân với thu nhập rất bình thường, nhưng anh ấy biết tích lũy, biết đầu tư để những đồng tiền ấy sinh sôi nảy nở. Đến một ngày, anh ta có thể nghỉ việc mà vẫn có thể sống ung dung không lo nghĩ gì về tiền bạc.
Như vậy, sự giàu có không chỉ phụ thuộc vào việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền, bạn có bao nhiêu tiền mà nó còn phụ thuộc vào khả năng quản lý tiền bạc của bạn, và cả lối sống của bạn nữa. Rất nhiều người có khả năng kiếm được rất nhiều tiền, nhưng họ không có khả năng quản lý tiền hiệu quả, cộng với thói quen và lối sống tiêu tiền hoang phí, họ ngay lập tức gặp rắc rối với tiền bạc nếu họ không làm việc nữa. Như vậy, họ không thể được coi là giàu.