Chưa có lợi nhuận thì lấy tiền ở đâu để trích dự phòng

  • Thread starter Nguyet83
  • Ngày gửi
N

Nguyet83

Trung cấp
14/10/05
102
0
0
40
Ha noi
Hiện nay tôi cần trích dự phòng phải thu khó đòi nhưng công ty chưa có lợi nhuận thì lấy nguồn ở đâu để trích. Vì theo chế độ kế toán thì tiền trích dự phòng lấy từ lợi nhận. Ai biết trả lời giúp tôi nhé. Xin cám ơn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Nguyet83 nói:
Hiện nay tôi cần trích dự phòng phải thu khó đòi nhưng công ty chưa có lợi nhuận thì lấy nguồn ở đâu để trích. Vì theo chế độ kế toán thì tiền trích dự phòng lấy từ lợi nhận. Ai biết trả lời giúp tôi nhé. Xin cám ơn
Hì, chế độ nào vậy bạn? Bạn nhầm giữa trích lập quỹ và trích lập các khoản dự phòng rồi.
 
L

Lunker

Trung cấp
26/10/04
118
0
0
43
Ha Noi
Em lơ mơ nhất là các khoản này, các khoản dự phòng chỉ là hình thức thôi đúng không
 
D

dragonking

Guest
28/10/04
30
0
0
42
Hue
Bạn Lunker thân mến! Khoản trích lập dự phòng là một khoản chi phí hợp lý không nên xem nó là hình thức được bởi vì khi công ty hay DN của bạn gặp phải vấn đề về các khoản nợ khó đòi hay hàng hoá tồn kho có giá vốn cao hơn so với giá bán trên thị trường thì bạn sẽ phải sử dụng đến nó nhằm giảm thiểu thiệt hại hay rủi ro trong kỳ kinh doanh. Bạn có thể ít khi sử dụng nhưng không vì thế mà xem nó là là một cái túi để điều chỉnh khi cần tăng giảm chi phí.
 
T

trangdtq

Guest
26/10/05
62
0
0
Hà Nội
* Điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi (PTKĐ):
- Phải có tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng đơn vị nợ hoặc người nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi;
- Phải có chứng từ gốc hoặc xác nhận của đơn vị nợ hoặc người nợ về số tiền còn nợ chưa trả, bao gồm: HĐKT, khế ước vay nợ, bản thanh lí Hợp đồng, cam kết nợ, đối chiều công nợ...

Căn cứ ghi nhận nợ phải thu khó đòi:
- Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên, kể từ ngày đến hạn thu nợ được ghi trong HĐKT, khế ước vay, cam kết vay... DN đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ;
- Trường hợp đặc biệt, thời gian có thể <2năm, nhưng đơn vị nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc có dấu hiệu bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố... thì cũng được ghi nhận nợ khó đòi.

* Phương pháp lập:
- Dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch của các khoản nợ, tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi;
- Tổng hợp toàn bộ khoản nợ vào bảng kê chi tiết làm căn cứ hạch toán; (Nợ TK 642/ Có TK 139)
- Tổng mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng số dư nợ phải thu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

- Nếu số trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi năm trước thì thôi k trích lập tiếp;
- nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn thì trích thêm vào chi phí (642) khoản chênh lệch; ngược lại thì hoàn nhập vào thu nhập khác phần chênh lệch (Nợ TK 139/ Có TK 711).
-Thời điểm hoàn nhập dự phòng và lập dự phòng mới được tiến hành tại thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính hàng năm.

Bạn có thể tìm đọc tại TT 107/2001/BTC ngày 31/12/2001.
 
H

huythaoanh

Guest
8/11/05
11
0
0
46
Hà nội
Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi liên quan đến chi phí chứ, có lợi nhuận hay không cũng không ảnh hưởng gì đâu. Bạn cũng phải chú ý đến điều kiện để lập dự phòng nợ khó đòi nữa đấy.
 
H

hong hot

Cao cấp
Điều kiện gì nhể??? cái TT 107 kia chỉ có tác dụng cho mục đích thuế thôi, kế toán thì phải ghi nhận theo bản chất và đảm bảo trung thực, khách quan chứ? tài sản thực tế mất giá rồi thì còn phải chờ cái gì nữa mới được ghi? con nợ chết rồi, không còn khả năng trả nợ thì phải chờ sang cát mới được dự phòng à? Rõ vô phúc thằng nào đọc được cái báo cáo tài chính lập theo kiểu này.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Làm kế toán là không được nóng vội, ok là tiền mất rồi thì ghi nhận nó, nhưng nếu đứng ở cương vị kế toán trưởng mà xử lý như Hóng hớt thì chỉ tổ để nhân viên nó chểnh mảng công việc, tốt nhất là nếu chưa tập hợp đủ thì vẫn cứ treo trên TK138 đi, vấn đề lãi lỗ thực tế vẫn có cách báo cáo mà.
 
H

hong hot

Cao cấp
Chỗ này em ứ hiểu,
HyperVN nói:
nếu đứng ở cương vị kế toán trưởng mà xử lý như Hóng hớt thì chỉ tổ để nhân viên nó chểnh mảng công việc,
:wall:
Chỗ này em càng ứ hiểu.
HyperVN nói:
vấn đề lãi lỗ thực tế vẫn có cách báo cáo mà.
:lol:
 
H

hien_thu

Guest
21/6/05
142
0
0
hanoi
Ohay, các pac càng ngày càng đi xa quá đấy. Em nó (nguyet83) hỏi là chưa có lợi nhuận thì có được trích lập các quỹ dự phòng ko thôi mà. Túm lại một câu nhé: Lợi nhuận chẳng ảnh hưởng gì đến việc trích lập dự phòng cả. Tuy nhiên vấn đề quan tâm là đã đủ điều kiện để trích lập dự phòng chưa và trích ntn là hợp lý. Điều này thì tuỳ thuộc vào tình hình của từng doanh nghiệp thôi.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Chỗ này em ứ hiểu,
Nguyên văn bởi HyperVN
nếu đứng ở cương vị kế toán trưởng mà xử lý như Hóng hớt thì chỉ tổ để nhân viên nó chểnh mảng công việc,


Sao lại khó hiểu nhỉ? nếu không gắn liền trách nhiệm của nhân viên vào tài khoản thì mai hắn có thể sẽ quên béng mất là phải tiếp tục hoàn tất thủ tục cho việc xóa nợ theo quy định của nhà nước, đến khi đó ai là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty khi cơ quan thuế không chấp nhận khoản chi phí xóa nợ kia?

Nguyên văn bởi HyperVN
vấn đề lãi lỗ thực tế vẫn có cách báo cáo mà.
Cái này thuần là vấn đề kế toán quản trị thôi, có gì mà khó hiểu?
 
H

hong hot

Cao cấp
Muốn gắn trách nhiệm của nhân viên vào tài khoản thì phải bắt nó ghi vào đấy đúng cái gì đang diễn ra chứ, nhân viên của mình nó có quyền độc lập nghề nghiệp, nó phải chịu trách nhiệm với số liệu báo cáo của nó, HP quản lý như vậy khác gì sui nó làm bậy, rồi sau này biết đường nào mà lần? Nói đúng ra, sản phẩm của mấy chú kế toán là phải đưa ra một cái gì đó thực sự có ý nghĩa, có tí trí tuệ ở trong đó, người đầu bếp lấy đó làm nguyên vật liệu còn chế biến món ăn đó như thế nào thì xin lỗi nhé, đâu đến lượt mấy chú lom dom điếu đóm. HP mà để mấy chú đó chế biến thì túm lại trong tay HP có cái gì nào?

Trong trường hợp cụ thể này, việc phản ánh một khoản dự phòng đúng với thực tế khả năng thu hồi của khoản phải thu thì có ảnh hưởng gì không tốt đến công tác quản lý nợ của mấy chú kế toán? quả thật HH không hiểu là ở chỗ đó, chú kế toán chểnh mảng thì làm sao biết được tình hình mà báo cáo? Việc lập dự phòng liên quan gì đến xoá nợ mà HP sợ các chú ấy quên mất thủ tục xoá nợ? chủ bảo các chú ấy xoá thì các chú ấy phải xoá chứ các chú ấy dám cãi sao?
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
- Như bạn trangdtq nói là hoàn toàn chính xác đấy, em xem và làm theo cho phù hợp. Trích lập dự phòng không liên quan gì tới chuyện là có lãi hay không có lãi, trường hợp như Cty em nếu kết quả SXKD đang bằng 0 mà trích thêm dự phòng vào chi phí thì sẽ thành lỗ thôi.
- Vấn đề hong hot nói là chủ DN chết thì đương nhiên sẽ được chuyển số nợ không có khả năng thu hồi đó vào chi phí mà, kế toán phải từ từ, từ từ rồi khoai sẽ nhừ!..:thumbsup:
 
loboglory

loboglory

Cao cấp
17/12/04
286
2
18
40
Ha noi
moonbrave nói:
Em xin chao ca nha, em cung co mot thac mac ve cai vu trich lap du phong lam a.

Nhung viec trich nay minh tien hanh vao cuoi nam, gia su em muon trich lap quy tro cap mat viec lam, thi co mot ty le trich nhat dinh nao khong a? hay cung tuy vao tinh hinh thuc te cua cong ty.

Vi trich lap du phong nay la duoc phep dua vao chi phi hop ly hop le, nen no se anh huong den loi nhuan truoc thue cua Cty dung khong a? Vay minh co can phai co chung tu gi de support cho viec minh trich quy tro cap mat viec lam??

Em dang ban khoan qua, sap het nam tai chinh roi ma em van mu mo, mong cac bac giup do.

Em xin cam on.
Câu 1:
Hạch toán cái gì thì cũng đúng thực tế mà làm! Nhưng có điều bạn phải giải trình, chứng minh cái thực tế đó là đúng và phù hợp với tình hình tài chính DN, và quan trọng nhất bạn phải được duyệt!
Quỹ trợ cấp mất việc làm hàng năm được trích <,= 3% Quỹ lương đóng BHXH. Còn nếu thực tế phát sinh lớn hơn thì bạn trình duyệt sau đó hạch toán bổ xung!

Câu 2:
+ Bạn nói sai rùi! Không phải khoản trích lập nào cũng được trích lập vào cuối năm tài chánh! Dự phòng thường gắn liền với rủi ro, khi nào rủi ro phát sinh thì bạn trích lập. Mà cũng theo cái TT 13 (2006) thì đa phần dự phòng các khoản phải trả được trích lập khi phát sinh nghiệp vụ, còn thời điểm duyệt mới là cuối năm (tôi nghĩ đây là ý của mấy ông hoăch định chính sách), khi đó sẽ thuận tiện cho bạn cân đối!
+ Phải cần chứng từ chứ - thực ra nói chứng từ cũng không đúng lắm, phải nói là bằng chứng - Các ông chủ doanh nghiệp thì tất nhiên là vỗ tay cho việc này, quan trọng là thuyết phục được mấy ông thuế, ông thanh tra TC, và thanh tra trong ngành, liên ngành, kiểm toán...
 
1

123456078910

Sơ cấp
mình muốn hỏi là nếu 1 công ty nợ tiền hàng từ nhiều năm trước nhưng đòi nhiều lần họ vẫn không trả. Họ cũng không xác nhận vào bảng đối chiếu công nợ thì khi xóa nợ mình có được tính vào chi phí hợp lý ko? khi xóa nợ trong trường hợp này chỉ có ý kiến đơn phương của bên bán và cam kết là số nợ kia còn tồn tại. Vậy có được tính vào chi phí hợp lý ko hả các bác
 
G

gachip3

Cao cấp
30/8/08
380
1
0
ha noi
Điều kiện gì nhể??? cái TT 107 kia chỉ có tác dụng cho mục đích thuế thôi, kế toán thì phải ghi nhận theo bản chất và đảm bảo trung thực, khách quan chứ? tài sản thực tế mất giá rồi thì còn phải chờ cái gì nữa mới được ghi? con nợ chết rồi, không còn khả năng trả nợ thì phải chờ sang cát mới được dự phòng à? Rõ vô phúc thằng nào đọc được cái báo cáo tài chính lập theo kiểu này.

Mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi đuợc quy định ở thông tư 228/2009/TT-BTC
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA