Ðề: Nhật ký vui buồn xung quanh ta Đây hình như là bài "Bỡn nhân tình" của cụ Trứ.
Chị ko nói đến ảnh hưởng gì nhưng mà chị muốn em tìm hiểu xem dùng trong ngữ cảnh nào thôi. Còn em bảo từ ngữ em thường sử dụng thì chắc em hiểu rất rõ nên chị không có ý kiến gì thêm.
Chi là người vùng này nên chị hiểu rõ từng câu. Chắc từ "bỡn" của bài thơ em biết ý gì, và "tau - mi" nữa chắc em hiểu rõ
Em xin nói lại với Chị một lần này thôi nhé: Đã là thơ của Cụ Trứ thì em không thể sửa thành mày tao tôi tớ hay những từ ngữ khác được. Em chép nguyên cả ý và lời của Cụ và bôi đen, còn lời em viết là viết bên dưới. Và em cũng rất hạn chế dùng những suy nghĩ "hình như, có lẽ" Chị ạ! Nó mơ hồ lắm.
Bài thơ đó Cụ viết dành tặng cô vợ bé cuối cùng của Cụ, và đời sau không và chưa có ai chê trách Cụ có tới hơn 10 bà vợ. Thậm chí, theo nhiều giai thoại kể thì vợ cuối của Cụ lúc đó chỉ là cô hầu gái 16 tuổi, trong khi Cụ đã ở tuổi .... 73!
"Tân nhân nhược vấn lang niên kỉ,
Ngũ thập niên tiền nhị thập tam!
(Nếu thiếp mới hỏi chàng bao tuổi,
Năm mươi năm trước hai mươi ba!)"
Và Cụ cũng tuyên bố:
"Xưa nay mấy kẻ đa tình,
Lão Trần là một với mình là hai.
Càng già càng dẻo càng dai!"
Em viết lại bài thơ của Cụ với ý nghĩa gì, bây giờ mong rằng Chị đã hiểu.
Cụ Trứ quê ở TB
"Ngày mồng Một tháng Mười một năm Mậu Tuất (1778), tại tư gia của viên quan Tri huyện Quỳnh Côi, Thái Bình, bà huyện họ Nguyễn, sau cuộc vượt cạn kinh hoàng đã sinh hạ được một cậu con trai thân dài, trán rộng, mũi cao.", nơi Cụ sinh rất gần nơi em sinh, nên có nhiều giai thoại về Cụ mà em được biết, không riêng gì mối tình Ông - Cháu lúc cuối đời và bài thơ tặng nhân tình này.
Em biết không phải lúc nào cũng có thể viết bài, nhất là khi bài viết của mình không có sự liên kết, ràng buộc về ý nghĩa hay câu từ, dẫn chứng , và hơn hết là sự đảm bảo về bài viết. Em đọc rất kỹ và biết chắc "Đây là box thư giãn, giao lưu, tâm sự". Bài em viết, em khẳng định không hề có ý
"Chém Cha không bằng pha tiếng" Chị nhé!
Phạm Xuân Nguyên cũng là người Có quê mẹ là Hà Tĩnh, quê Cha ở Nghệ An. Ông là người rất nổi tiếng từ ngày đi học, em vẫn cười như nắc nẻ khi người bạn thân của ông nói " Nó học giỏi, nhưng mỗi lần nó hô cho cả lớp tập thể dục thì không ai nhị được cười, học tiếng Nga thì cứ phát âm là ỏn lơ, nên gọi nó là thằng ỏn lơ là thế..." Phạm Xuân Nguyên đã ở HN bao nhiêu nam rồi, nhưng Ông không hề "thay tiếng, đổi giọng" thậm chí còn tự hào vì cái chất Nghệ của ông. Chị có thể đọc trên blog của Ông:
http://phamxuannguyen.vnweblogs.com/post/1958/279760 Em nói rất rõ rồi. Nếu có gì không hài lòng, mong hai chị em cùng chia sẻ riêng, không nên làm mất hứng của các Bác, các Cô Chú và ACE trong này, và càng không nên để mọi người suy nghĩ, chỉ vì những bất đồng ngôn ngữ của chj em mình, Chị ạ! Chị có thể vào mail, nick của em trao đổi bất kỳ lúc nào, 24/24, em xin giải thích cùng Chị nguồn cơn từng chuyện!