Làm kiểu đó, không lợ sớm thì lộ sau.Chạy đâu cho khỏi nắng ! Hihi. Đúng là KT đó nghĩ gì mà lại làm vậy nhỉ?Em chịu, ko hiểu được. Trong thực tế, có khá nhiều tình huống phải nói là botay luôn anh ạ.
1 em KT, bỏ sót hóa đơn mua tài sản hơn 300 triệu đồng- VAT 30 triệu, ck thanh toán đầy đủ. Nhưng vì mải chơi, nên quên mất ko kê khai khấu trừ hóa đơn này. Một ngày đẹp trời, em KT phát hiện ra hóa đơn đó mình chưa kê khai, nhưng khổ nỗi hóa đơn đó đã quá 6 tháng để đc kê khai rồi. Vậy là em ấy liền vẽ ngày tháng khác vào liên 2 sao cho còn nằm trong hạn để đc khai khấu trừ thuế. Đến khi CB Thuế xác minh hóa đơn đầu vào để ra QĐ hoàn thuế, thì lộ diện hóa đơn sửa chữa, tẩy xóa => gian lận thuế. DN nhận quyết định xử phạt VPHC, loại khoản đó ra khỏi số thuế đề nghị hoàn & em KT đó ẵm luôn khoản nợ VAT 30 triệu này- lý do thì đã rõ. Dám làm thì dám chịu thôi ! Ko chỉ thế, DN kéo theo 1 số hậu quả khác => Ngoài bị loại khoản VAT đó thì bị xử phạt VPHC => Nếu bị XPVPHC => Lần sau xin hoàn VAT, tick vào hoàn trước- kiểm tra sau thì cũng bị Thuế phân loại sang diện kiểm tra trước, hoàn sau...vv...(Theo đk phân loại hs hoàn trong TT 28/2011/TT-BTC).
Hehe. KT làm gì thì làm, cứ phải bấu víu vào cơ sở pháp lý,sau này còn có cơ sở mà bảo vệ DN.
Ở VN mình, văn bản QPPL thật loằng ngoằng : Thà anh cứ đưa ra các khoản không được tính vào chi phí hợp lý thì những khoản còn lại đc tính vào chi phí hợp lý. Đây quy định cả 2 nhưng chẳng mấy khi rõ ràng.
Chính sách thai sản cho chị em PN cũng vậy. Luật đã ra, nhưng phải chờ văn bản hướng dẫn mới dám thực thi, nhất nhất cứ phải chờ CV hướng dẫn mới dám làm. Còn ko, kệ.Cứ để đấy, có gì xử lý , điều chỉnh sau...lúc nào cũng hồi tốt, hồi tố..