Tạm ứng

  • Thread starter Nguyen Xuan Huong
  • Ngày gửi
N

Nguyen Xuan Huong

Guest
online nói:
Bạn nên nói rõ hơn chút vì món hàng mà nhân viên đó mua là mua ở đâu có liên quan gì tới Cty bạn ko, tốt nhất là bạn giải chích cho mọi người tại sao Cty B không cử người đi mua mà phải là người của cty bạn. Nếu đơn giản là đi mua dùm thì sao lại phải lấy tiền từ Cty bạn????????

Hàng đó chỉ cty mình mới mua được và phải trả tiền ngày cho người bán
Mình biết trong trường hợp này hạch toán đúng phải là

Nơ 1388 (B)
Có 1111

Nhưng vì sếp mình muốn người đi mua đó có trách nhiệm trong việc đòi tiền của Cty B nên để tạm ứng nhân viên đó
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

Nguyen Xuan Huong

Guest
Nguyen Tu Anh nói:
Nếu tạm ứng cho công nhân viên chức, người lao động của DN thì mới phản ánh vào TK 141. Đằng này, công ty bạn và công ty B kia là hai DN khác nhau. Dù rằng "gà cùng một mẹ".

Để công ty B có thể gửi tiền trực tiếp vào tài khoản của công ty bạn thì khi mua hàng, hóa đơn ghi về công ty bạn và công ty bạn xuất tiếp một hóa đơn ra cho công ty B. Như vậy mới có thể hợp thức hóa được số tiền chuyển vào tài khoản.

Chỗ này mình không hiểu lắm
1/ Giả sử người bán viết HĐ về Cty mình và cty mình không có chức năng kinh doanh mặt hàng đó thì mình có được xuất hóa đơn cho B không (VD: điện...)
2/ Giả sử người bán viết HĐ về Cty B

- Khi chi hộ B
Nợ 141 (NV )
Có 111
- Khi B trả tiền
Nợ 111,112
Có 141 (NV)
Mình thấy không vấn đề gì miễn là tiền về tài khoản và NV đó không còn nợ . Không biết định khoản vậy có sai nguyên tắc không hả các bạn
 
K

kinglove

Guest
16/9/03
12
0
0
Nghiệp vụ thấy cũng đơn giản mà.
- Cty B chi tiền trả cho HĐ đó, người nhận là nhân viên đi mua.
- Anh nhân viên này về cty hoàn trả tiền tạm ứng, thế là xong thôi. Giải quyết khoản chi tiền cho HĐ của B, và cũng hợp lệ tạm ứng bên này.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Nguyen Tu Anh nói:
Các bạn đều có thể trừ nghéo khoản tạm ứng vào lương của họ để cho họ nhớ, chứ cứ để lâu thì "... hóa bùn" đấy! Các bạn hạch toán như thế này này:

Khi DN tạm ứng cho nhân viên: Nợ TK 141/ Có TK 111.

Khi trừ khoản đã tạm ứng vào lương của nhân viên: Nợ TK 334/ Có TK 141.

Làm như cách này là sẽ phạm luật, vì Bộ luật LĐTBXH về vấn đề lương người lao động có nêu rằng DN không có quyền cấn trừ bất kỳ khoản nào không nằm trong quy định pháp luật vào lương thực lĩnh của họ (lương sau khi đã trừ bảo hiểm xã hội, y tế, công đoàn).

Như vậy, về phía kế toán sẽ không có bất ký bút toán ghi Nợ TK 334.2 (Quỹ tiền lương phải trả - phân biệt với quỹ lương hình thành và quỹ lương phân phối theo cách quản trị của doanh nghiệp) nào khác ngoài các bút toán trả lương, cấn trừ các khoản chi theo luật định trên. Cụ thể trong các trường hợp thu tiền phạt của người lao động, thu tiền tạm ứng của người lao động, thu tiền mua sản phẩm nội bộ công ty, thu lao động công ích và các khoản thu khác không nằm trong các nội dung luật quy định vv.. thì sẽ không thể trực tiếp cấn trừ theo kiểu hạch toán Nợ 334/Có 141 (138,511,431 vv..) như cách của Tú Anh ở trên.

Tuy nhiên trong thực tế, để giải quyết các trường hợp như các bạn thắc mắc trên, lãnh đạo vẫn luôn luôn chỉ đạo người thừa hành phải cấn trừ vào lương người lao động, lúc này kế toán phải thực hiện đồng thời hai bút toán, 1. trả lương theo đúng số thực lĩnh, 2. Viết phiếu thu tiền theo nội dung cấn trừ, hai tờ phiếu này cộng trừ với nhau sẽ ra khoản thực trả cho người lao động, về mặt quỹ thì sẽ sinh ra 2 chứng từ cho một lần xuất quỹ nhưng vẫn có thể chấp nhận được.
 
T

thienhuong

Guest
30/1/04
24
0
1
42
Huế
Bàn luận thêm về tạm ứng

Ở đơn vị mình có trường hợp thế này: đầu tháng 1/11/xx khi một CBCNV tạm ứng một số tiền chẳng hạn là 4.000.000đ
Định khoản sẽ ghi như sau: Nợ TK 141: 4.000.000
Có TK 111: 4.000.000.
Sau khi đi công tác về, người đó tập hợp các chứng từ thanh toán để hoàn ứng. Xảy ra hai trường hợp như sau:
1) Tại thời điểm ngày 30/11/xx, nếu thanh toán không vượt quá số tiền tạm ứng, sẽ định khoản như sau:
Nợ TK 154, 627,641,642...:số chi phí được phép thanh toán
Có TK 141: chi phí được phép thanh toán
Phần còn lại vẫn treo trên tài khoản tạm ứng, hoặc làm một phiếu thu tiền mặt số tiền còn lại.
2) Nếu thanh toán vượt quá số tiền tạm ứng, giả sử thanh toán được số tiền 4.500.000đ, định khoản như sau:
Nợ TK154,627,641,642:4.090.909
Nợ TK 1331 : 409.091
Có TK 141 :4.500.000
Sau đó, kế toán làm ra một phiếu chi sau:
Nợ TK 141 :500.000
Có TK 111 :500.000
Như vậy trên sổ cái tài khoản tạm ứng tại thời điểm ngày 30/11/xx số dư tài khoản 141 sẽ nằm ở bên có số tiền 500.000đ. Mặc dù sau đó có phiếu chi tiền mặt ra để tất toán số dư trên TK 141.
Vậy cho mình hỏi làm như thế có chính xác không?
Còn trường hợp như sau: kế toán thanh toán sẽ làm một phiếu thu tiền mặt thu tất cả số tiền CBCNV đó đã tạm ứng. Sau đó lại ra một phiếu chi để thanh toán số chi phí cán bộ này đã bỏ ra. Nếu làm như vậy theo các bạn có chính xác không?
Theo như mình thấy, nếu làm theo cách trên thì sẽ làm xuất hiện luồng tiền vào và luồng tiền ra trên tài khoản TM, làm đội số phát sinh trên TK tiền mặt một số không có thực, do vậy sẽ ảnh hưởng đến số liệu lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
 
T

thanh252vn

Trung cấp
28/3/04
105
1
16
44
Hải Phòng
Bạn không phải hạch toán thu /chi phức tạp như vậy.
Khi tạm ứng đi công tác
Nợ 1111/Có141 : Số tiền tạm ứng
Khi thanh toán tạm ứng:
Nợ 154,642,....: chi phí
Nợ 1331 : thuế ( nếu có)
Nợ 1111: (nếu chi phí < số tạm ứng) : số tiền hoàn ứng-phiếu thu
Có 141 : số tiền tạm ứng
Có 1111 : (nếu chi phí > số tạm ứng) : số tiền chi thêm-phiếu chi
 
S

snoopy2004

Trung cấp
19/7/05
118
1
16
tphcm
Trong trường hợp tạm ứng nhỏ hơn số tiền thực chi thì ta định khoản như sau:
- Khi tạm ứng:
Nợ 141 4.000.000
Có 111 4.000.000
- Khi hoàn tạm ứng với nhân viên, với số thực chi là 4.500.000
Nợ 621.... 4.500.000
Có 111 500.000
Có 141 4.000.000
Định khoản như thế này thì đâu còn ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ như bạn Thienhuong nói phải không
 
Sửa lần cuối:
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
thienhuong nói:
Ở đơn vị mình có trường hợp thế này: đầu tháng 1/11/xx khi một CBCNV tạm ứng một số tiền chẳng hạn là 4.000.000đ
Định khoản sẽ ghi như sau: Nợ TK 141: 4.000.000
Có TK 111: 4.000.000.
Sau khi đi công tác về, người đó tập hợp các chứng từ thanh toán để hoàn ứng. Xảy ra hai trường hợp như sau:
1) Tại thời điểm ngày 30/11/xx, nếu thanh toán không vượt quá số tiền tạm ứng, sẽ định khoản như sau:
Nợ TK 154, 627,641,642...:số chi phí được phép thanh toán
Có TK 141: chi phí được phép thanh toán
Phần còn lại vẫn treo trên tài khoản tạm ứng, hoặc làm một phiếu thu tiền mặt số tiền còn lại.
2) Nếu thanh toán vượt quá số tiền tạm ứng, giả sử thanh toán được số tiền 4.500.000đ, định khoản như sau:
Nợ TK154,627,641,642:4.090.909
Nợ TK 1331 : 409.091
Có TK 141 :4.500.000
Sau đó, kế toán làm ra một phiếu chi sau:
Nợ TK 141 :500.000
Có TK 111 :500.000
Như vậy trên sổ cái tài khoản tạm ứng tại thời điểm ngày 30/11/xx số dư tài khoản 141 sẽ nằm ở bên có số tiền 500.000đ. Mặc dù sau đó có phiếu chi tiền mặt ra để tất toán số dư trên TK 141.
Vậy cho mình hỏi làm như thế có chính xác không?
Cách làm như trên không phản ánh chính xác số tiền tạm ứng vì tạm ứng thực tế chỉ có 4.000.000 thôi. Cách hạch toán như của bạn snoopy2004 là chính xác.

thienhuong nói:
Còn trường hợp như sau: kế toán thanh toán sẽ làm một phiếu thu tiền mặt thu tất cả số tiền CBCNV đó đã tạm ứng. Sau đó lại ra một phiếu chi để thanh toán số chi phí cán bộ này đã bỏ ra. Nếu làm như vậy theo các bạn có chính xác không?
Cách làm này cũng tương tự như cách làm trên thôi nên câu trả lời cũng là: không chính xác.

thienhuong nói:
Theo như mình thấy, nếu làm theo cách trên thì sẽ làm xuất hiện luồng tiền vào và luồng tiền ra trên tài khoản TM, làm đội số phát sinh trên TK tiền mặt một số không có thực, do vậy sẽ ảnh hưởng đến số liệu lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
May quá! Câu này thì chính xác rồi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA