Hiện nay, chuyện thu hút chất xám không chỉ diễn ra âm thầm - quyết liệt giữa các ngân hàng nước ngoài mà còn giữa các ngân hàng trong nước. Nhưng chuyện đó không gay gắt bằng việc giành giật khách hàng của nhau qua tỷ giá và lãi suất, khi ngân hàng... lén "chơi" nhau.
Năm ngoái, Lê Quang Trung, một dealer giỏi vẫn còn làm việc cho Deustche Bank Tp.HCM. Bẵng đi mấy tháng không tin tức, hôm gặp lại Trung đã đưa danh thiếp mới. Bây giờ anh là nhân viên của Citibank ở Hà Nội. Ngoài điều kiện làm việc “không chê vào đâu được”, anh được Citibank lo chỗ ở và thu nhập tăng khoảng 30% so với trước. Những người như Trung được các ngân hàng nước ngoài thường xuyên tiếp cận, tìm cách kéo về đầu quân cho họ.“Chúng tôi tự hào là đã đào tạo cho các ngân hàng bạn không ít nhân viên có trình độ… Chúng tôi tuyển nhân viên, cho đi học, rèn luyện ở các chi nhánh, đến lúc có thể làm việc được là các ngân hàng khác "dụ mất". ”
Những tưởng chuyện thu hút chất xám diễn ra âm thầm mà quyết liệt chỉ có giữa các ngân hàng nước ngoài, hay giữa chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng trong nước. Nhưng không phải! Các ngân hàng trong nước đang cạnh tranh nhau ngày một mạnh hơn trên "trận tuyến" này.
Có thời gian ngân hàng T. tung ra một loạt sản phẩm tiết kiệm mới, vì đi đầu nên sản phẩm của họ hấp dẫn khách hàng. Các ngân hàng khác lập tức theo dõi, "theo dõi" chứ không phải "quan sát". Có ngân hàng còn cho nhân viên đóng vai khách hàng đến gửi tiền để tìm hiểu. Thế là chỉ ba tháng sau, sản phẩm tiết kiệm mới của ngân hàng T. được một số ngân hàng khác áp dụng y chang.
Nhưng ngân hàng T. không tỏ ra nao núng.
Một lãnh đạo ngân hàng T. bảo họ còn những sản phẩm huy động vốn khác "ăn khách" hơn mà các đồng nghiệp khó bắt chước. Vậy mà chỉ ít lâu sau đó, vị này "méo mặt" khi thừa nhận nhân viên thiết kế sản phẩm mới của ngân hàng ông đã chuyển công tác sang một ngân hàng khác. "Người ta không chỉ bắt chước sản phẩm của tôi, họ "cuỗm" luôn người nhân viên "đẻ" ra ý tưởng cho những sản phẩm ấy" – ông than thở.
Hiện nay chuyện thay đổi nơi làm việc của nhân viên ngân hàng xảy ra như cơm bữa.
Ông Dương Xuân Minh, Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Công thương, nói nửa đùa nửa thật: "Chúng tôi tự hào là đã đào tạo cho các ngân hàng bạn không ít nhân viên có trình độ. Hội nhập đến nơi rồi, con người là hàng đầu. Chúng tôi tuyển nhân viên, cho đi học, rèn luyện ở các chi nhánh, đến lúc có thể làm việc được là các ngân hàng khác "dụ mất".
Rồi ông Dương cười một cách buồn rầu: "Chúng tôi sẵn sàng học tập cách giữ nhân viên của các đồng nghiệp, nhưng liệu có ngân hàng nào chia sẻ kinh nghiệm không".“Các ngân hàng trong nước bằng mặt mà không bằng lòng, lén chơi nhau... Các ngân hàng đang lấn thị phần của nhau, cạnh tranh nhau không phải bằng công nghệ, sản phẩm, chất lượng dịch vụ, mà bằng tỷ giá và lãi suất".”
Để tránh việc trả lương quá cao, một số ngân hàng "tặng" hoặc bán cổ phần với giá tượng trưng cho nhân viên trong những đợt tăng vốn điều lệ. Ông Nguyễn Gia Định, Tổng giám đốc Eximbank, không úp mở: "Các ngân hàng trong nước bằng mặt mà không bằng lòng, lén chơi nhau. Trong phòng kế hoạch - kinh doanh của nhiều ngân hàng có một bộ phận nói trắng ra là chuyên đi "rình mò" đối thủ. Thí dụ tôi rình "ông" ngân hàng X. xem chừng nào đáo hạn một sản phẩm tiết kiệm mới, để tung ra sản phẩm cùng loại của tôi, nhưng với lãi suất cao hơn nhằm hút vốn. Đến lượt các ngân hàng khác cũng thám thính chúng tôi y như vậy. Các ngân hàng đang lấn thị phần của nhau, cạnh tranh nhau không phải bằng công nghệ, sản phẩm, chất lượng dịch vụ, mà bằng tỷ giá và lãi suất".
Xem ra, chuyện chiêu dụ nhân viên giỏi của nhau cũng chưa gay gắt bằng việc giành giật khách hàng bằng tỷ giá và lãi suất.
Giám đốc một doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm ăn hiệu quả cho biết ông đang giao dịch với ngân hàng C., nhưng mới rồi ba ngân hàng khác đến tiếp xúc. Họ đề nghị cho ông vay tiền với lãi suất thấp hơn lãi suất ông đang vay, họ mua ngoại tệ của ông với giá cao hơn và sẵn sàng bán ngoại tệ cho ông với giá thấp hơn giá của Vietcombank bất kể thời điểm nào. Ông băn khoăn, vì họ toàn là những ngân hàng có uy tín cả, không lẽ "có mới nới cũ', nhưng tỷ giá và lãi suất mới thuận lợi cho công ty ông quá!
Ông Nguyễn Gia Định kêu gọi các ngân hàng trong nước ngồi lại với nhau, thống nhất một mức giá sàn phí dịch vụ và trần lãi suất cho vay. Ông nói: "Sao nhiều hiệp hội ngành nghề khác họ thỏa thuận, thống nhất quan điểm, giúp các thành viên hợp tác với nhau mà Hiệp hội Ngân hàng thì chưa làm được?".
Theo: TBKTVN
Năm ngoái, Lê Quang Trung, một dealer giỏi vẫn còn làm việc cho Deustche Bank Tp.HCM. Bẵng đi mấy tháng không tin tức, hôm gặp lại Trung đã đưa danh thiếp mới. Bây giờ anh là nhân viên của Citibank ở Hà Nội. Ngoài điều kiện làm việc “không chê vào đâu được”, anh được Citibank lo chỗ ở và thu nhập tăng khoảng 30% so với trước. Những người như Trung được các ngân hàng nước ngoài thường xuyên tiếp cận, tìm cách kéo về đầu quân cho họ.“Chúng tôi tự hào là đã đào tạo cho các ngân hàng bạn không ít nhân viên có trình độ… Chúng tôi tuyển nhân viên, cho đi học, rèn luyện ở các chi nhánh, đến lúc có thể làm việc được là các ngân hàng khác "dụ mất". ”
Những tưởng chuyện thu hút chất xám diễn ra âm thầm mà quyết liệt chỉ có giữa các ngân hàng nước ngoài, hay giữa chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng trong nước. Nhưng không phải! Các ngân hàng trong nước đang cạnh tranh nhau ngày một mạnh hơn trên "trận tuyến" này.
Có thời gian ngân hàng T. tung ra một loạt sản phẩm tiết kiệm mới, vì đi đầu nên sản phẩm của họ hấp dẫn khách hàng. Các ngân hàng khác lập tức theo dõi, "theo dõi" chứ không phải "quan sát". Có ngân hàng còn cho nhân viên đóng vai khách hàng đến gửi tiền để tìm hiểu. Thế là chỉ ba tháng sau, sản phẩm tiết kiệm mới của ngân hàng T. được một số ngân hàng khác áp dụng y chang.
Nhưng ngân hàng T. không tỏ ra nao núng.
Một lãnh đạo ngân hàng T. bảo họ còn những sản phẩm huy động vốn khác "ăn khách" hơn mà các đồng nghiệp khó bắt chước. Vậy mà chỉ ít lâu sau đó, vị này "méo mặt" khi thừa nhận nhân viên thiết kế sản phẩm mới của ngân hàng ông đã chuyển công tác sang một ngân hàng khác. "Người ta không chỉ bắt chước sản phẩm của tôi, họ "cuỗm" luôn người nhân viên "đẻ" ra ý tưởng cho những sản phẩm ấy" – ông than thở.
Hiện nay chuyện thay đổi nơi làm việc của nhân viên ngân hàng xảy ra như cơm bữa.
Ông Dương Xuân Minh, Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Công thương, nói nửa đùa nửa thật: "Chúng tôi tự hào là đã đào tạo cho các ngân hàng bạn không ít nhân viên có trình độ. Hội nhập đến nơi rồi, con người là hàng đầu. Chúng tôi tuyển nhân viên, cho đi học, rèn luyện ở các chi nhánh, đến lúc có thể làm việc được là các ngân hàng khác "dụ mất".
Rồi ông Dương cười một cách buồn rầu: "Chúng tôi sẵn sàng học tập cách giữ nhân viên của các đồng nghiệp, nhưng liệu có ngân hàng nào chia sẻ kinh nghiệm không".“Các ngân hàng trong nước bằng mặt mà không bằng lòng, lén chơi nhau... Các ngân hàng đang lấn thị phần của nhau, cạnh tranh nhau không phải bằng công nghệ, sản phẩm, chất lượng dịch vụ, mà bằng tỷ giá và lãi suất".”
Để tránh việc trả lương quá cao, một số ngân hàng "tặng" hoặc bán cổ phần với giá tượng trưng cho nhân viên trong những đợt tăng vốn điều lệ. Ông Nguyễn Gia Định, Tổng giám đốc Eximbank, không úp mở: "Các ngân hàng trong nước bằng mặt mà không bằng lòng, lén chơi nhau. Trong phòng kế hoạch - kinh doanh của nhiều ngân hàng có một bộ phận nói trắng ra là chuyên đi "rình mò" đối thủ. Thí dụ tôi rình "ông" ngân hàng X. xem chừng nào đáo hạn một sản phẩm tiết kiệm mới, để tung ra sản phẩm cùng loại của tôi, nhưng với lãi suất cao hơn nhằm hút vốn. Đến lượt các ngân hàng khác cũng thám thính chúng tôi y như vậy. Các ngân hàng đang lấn thị phần của nhau, cạnh tranh nhau không phải bằng công nghệ, sản phẩm, chất lượng dịch vụ, mà bằng tỷ giá và lãi suất".
Xem ra, chuyện chiêu dụ nhân viên giỏi của nhau cũng chưa gay gắt bằng việc giành giật khách hàng bằng tỷ giá và lãi suất.
Giám đốc một doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm ăn hiệu quả cho biết ông đang giao dịch với ngân hàng C., nhưng mới rồi ba ngân hàng khác đến tiếp xúc. Họ đề nghị cho ông vay tiền với lãi suất thấp hơn lãi suất ông đang vay, họ mua ngoại tệ của ông với giá cao hơn và sẵn sàng bán ngoại tệ cho ông với giá thấp hơn giá của Vietcombank bất kể thời điểm nào. Ông băn khoăn, vì họ toàn là những ngân hàng có uy tín cả, không lẽ "có mới nới cũ', nhưng tỷ giá và lãi suất mới thuận lợi cho công ty ông quá!
Ông Nguyễn Gia Định kêu gọi các ngân hàng trong nước ngồi lại với nhau, thống nhất một mức giá sàn phí dịch vụ và trần lãi suất cho vay. Ông nói: "Sao nhiều hiệp hội ngành nghề khác họ thỏa thuận, thống nhất quan điểm, giúp các thành viên hợp tác với nhau mà Hiệp hội Ngân hàng thì chưa làm được?".
Theo: TBKTVN