Thuế _ Phí và Lệ Phí

  • Thread starter thyquan
  • Ngày gửi
T

thyquan

Guest
18/11/05
7
0
0
37
ha noi
em muốn hỏi mọi người một chút ,bọn em học cô giáo nói nhiều về thuế_phí và lệ phí nhưng em vẫn chưa nắm rõ những điểm khác nhau giưa chúng,em sắp thi rồi làm ơn giúp em chút nha .:food-smil
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Thuế là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho cơ quan thuế nhà nước phục vụ cho công việc quản lý nhà nước.

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ.

Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước.

Qua đây, bạn có thể thấy sự khác nhau cơ bản là: đối tượng thu và mục đích thu các khoản tiền này.
 
T

thyquan

Guest
18/11/05
7
0
0
37
ha noi
ặc em nhầm ,nhưng chị ơi theo em thấy đối tượng phải nộp đều là các tổ chức và cá nhân đúng ko ạ?vấn đề là tính bắt buộc của chúng chắc phải có nhiều điểm khác nhau chứ?Và quyền lợi mà người nộp được hưởng khi phải đóng các khoản trên ?Nhân tiện em muốn hỏi thêm,ai cũng nối là "thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước" thầy em cũng có giải thích qua tuy nhiên thầy nói về các khoản thu khác của NSNN và bảo là từ đó có thể suy ra,em thấy nó ko được rõ lắm,bên cạnh đấy nó ko nói rõ được vai trò của thuế.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
thyquan nói:
nhưng chị ơi theo em thấy đối tượng phải nộp đều là các tổ chức và cá nhân đúng ko ạ?vấn đề là tính bắt buộc của chúng chắc phải có nhiều điểm khác nhau chứ?Và quyền lợi mà người nộp được hưởng khi phải đóng các khoản trên ?
- Đối tượng phải nộp đều là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ, quyền lợi ở Việt Nam.

- Tính bắt buộc mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào đối tượng đi thu mà.

- Người nộp sẽ có ít nhiều quyền lợi ở trong các khoản thu đó.

thyquan nói:
Nhân tiện em muốn hỏi thêm,ai cũng nối là "thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước" thầy em cũng có giải thích qua tuy nhiên thầy nói về các khoản thu khác của NSNN và bảo là từ đó có thể suy ra,em thấy nó ko được rõ lắm,bên cạnh đấy nó ko nói rõ được vai trò của thuế.
Thuế đúng là "nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước" đấy bạn ạ. Bạn có thể xem tỷ lệ các khoản thu của ngân sách trung ương từ nguồn thuế so với các nguồn khác nhé!

a) Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;

b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

c) Thuế tiêu thụ đặc biệt, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước thu vào các mặt hàng bài lá, vàng mã , hàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê; kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chi gôn; kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot); kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe;

d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;
Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành là phần thu nhập nộp ngân sách từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị sau đây:
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, các công ty điện lực I, II, III, Công ty điện lực thành phố Hà nội, Công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh.
- Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng phục vụ người nghèo.
- Các hoạt động kinh doanh của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.
- Các dịch vụ bưu chính viễn thông hạch toán tập trung của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
- Hoạt động bảo hiểm của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam.
- Hoạt động vận doanh của Liên hiệp đường sắt Việt Nam;

đ) Các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí (kể cả tiền thuê mặt đất, mặt nước) do Trung ương quản lý;

e) Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (c gốc và lãi ), thu từ quỹ dự trữ Nhà nước, thu từ quỹ dự trữ tài chính của Trung ương trong trường hợp đặc biệt;

g) Các khoản do Chính phủ vay; viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ theo quy định của pháp luật;

h) Các khoản phí và lệ phí nộp ngân sách trung ương: Lệ phí xuất nhập cảnh , lệ phí bay qua bầu trời, phí giao thông và các khoản phí, lệ phí khác theo quy định của Chính phủ;

i) Chênh lệch thu, chi từ các hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

k) Các khoản thu hoàn vốn, thanh lý tài sản do thanh lý doanh nghiệp, các khoản thu khác của doanh nghiệp nhà nước;

l) Thu khác của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

m)Thu sự nghiệp của các đơn vị do các Cơ quan trung ương quản lý;

n) Thu kết dư ngân sách trung ương;

o) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
 
M

mentb

Guest
12/11/05
4
0
0
39
thai binh
Cũng liên quan về thuế anh, chị cho em hỏi là: khi xuất khẩu theo giá FOB thì giá FOB là giá đã có thuế chưa?Khi nhập khẩu theo giá FOB thì có phải
CIF= FOB - CHI PHÍ BẢO HIỂM VÀ CHI PHÍ VẬN TẢI K?
vi dụ: nhập khẩu hàng hoá giá Fob.LUONDON là 500 ,chi phí van tải và bảo hiểm là 100 thì giá tính thuế nhập khẩu xác định như thế nào?
còn xuất khẩu hàng hoá giá FOB.HAIPHONG LÀ 450 tr thì hach toan như thế nào?
em cảm ơn anh chị:dzo:
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Giá FOB đối với hàng hóa xuất khẩu là: giá giao tới mạn tàu chở hàng, không bao gồm phí bảo hiểm và chi phí vận tải.

Giá CIF đối với hàng hóa nhập khẩu là: giá nhập cảng, đã bao gồm phí bảo hiểm và chi phí vận tải.

Giá tính thuế của hàng xuất khẩu được tính theo trị giá bán ghi trên hóa đơn.

Giá tính thuế của hàng nhập khẩu được tính theo giá CIF.

Như vậy, bạn có thể trả lời được cho câu hỏi của mình rồi đấy!
 
M

miu09123

Guest
6/1/05
15
0
1
Ha Noi
Nguyen Tu Anh nói:
Thuế là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho cơ quan thuế nhà nước phục vụ cho công việc quản lý nhà nước.

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ.

Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước.

Qua đây, bạn có thể thấy sự khác nhau cơ bản là: đối tượng thu và mục đích thu các khoản tiền này.

Tôi cho rằng bạn nên xem lại định nghĩa về Phí vì định nghĩa này chưa rõ ràng để phân biệt giữa Giá - Phí. Vì tôi thiết nghĩ giá cũng là "khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ"

Hiện nay, tại các văn bản quy định về phí và lệ phí của Việt Nam cũng chưa có định nghĩa chuẩn về phí, lệ phí đâu. Đó là một vấn đề đã và đang tranh cãi rất nhiều đấy.
 
H

huongtm

Guest
12/11/05
30
0
0
42
hà tây
Vậy các phí của hàng nhập khẩu như: lệ phí hải quan, phí kiểm hoá cont, phí lưu cont, vệ sinh contener thì hạch toán vào TK642 hay hạch toán vào trị giá hàng nhập kho TK156
 
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
huongtm nói:
Vậy các phí của hàng nhập khẩu như: lệ phí hải quan, phí kiểm hoá cont, phí lưu cont, vệ sinh contener thì hạch toán vào TK642 hay hạch toán vào trị giá hàng nhập kho TK156
Tất cả các chi phí liên quan đến quá trình nhập hàng bạn đều đưa vào 156 phân bổ cho từng mặt hàng nếu như nhập cùng lúc nhiều mặt hàng để tính giá vốn hàng nhập khẩu. Trừ một số trường hợp khác, chừng nào tới đó thì bàn tiếp.
 
A

ali

Guest
15/9/05
8
0
0
43
Hà Nội
Các bác ơi, cho em hỏi trường hợp này với:
Cty em có ô tô, và đương nhiên là phải có xăng dầu đổ vào để đi. Em đã hạch toán khoản phí xăng dầu này vào TK642 nhưng khi quyết toán thì các bác bên thuế bảo phải phân bổ vào giá vốn thì mới được ghi nhận các khoản chi này. Nhưng mỗi tháng có khoảng 3 đến 4 hoá đơn xăng dầu phát sinh thì em phân bổ thế nào vào giá vốn hàng bán nhỉ?
Em dang băn khoăn chưa biết nên làm thế nào. Mong các bác chỉ giúp!
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Chi phí xăng dầu cho xe ô tô liên quan đến việc đi lại của sếp hay dùng để chở hàng ạ?

Nếu dùng cho cả hai thì khó nhỉ? Biết xăng dầu nào dành cho quản lý, xăng dầu nào dành cho mua bán hàng hóa đây?

Nếu chỉ dùng cho quản lý thì không được cơ quan thuế đưa vào chi phí hợp lý?

Nếu chỉ dùng để chở hàng hóa thì cơ quan thuế cho vào chi phí hợp lý tất, bạn chỉ cần phân bổ cho từng loại mặt hàng thôi, phải không ạ?

Trường hợp nào là trường hợp của bạn đây?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA