K
Sau khi tốt nghiệp đại học, rất nhiều bạn không xác định được hướng đi cho mình, từ đó...khủng hoảng tinh thần. Sau đây là nỗi lo phổ biến của sinh viên sau khi ra trường.
Cảm thấy lạc lõng
Vừa ra trường, cầm tấm bằng đại học trên tay, bạn cảm thấy mọi thứ trước mắt đều rất mơ hồ: kinh nghiệm không có, mối quan hệ không nhiều, không biết cách tìm việc làm thích hợp… Họ phải “rải truyền đơn” (nộp đơn xin việc ở nhiều nơi khác nhau) và chờ công ti liên hệ phỏng vấn… Tất cả mọi thứ bạn đều phải tự lực làm một mình và luôn thấy thiếu an toàn.
Hóa giải: Ở tuổi 22 - 23, phần lớn mọi người đều chưa ổn định về tài chính, chưa thật sự kiếm được một món tiền lớn. Nên bạn đừng lo lắng về tình trạn thiếu ổn định của mình. Sinh viên ra trường thường xuyên phải “nhảy việc” trước khi tìm được một môi trường thật sự phù hợp. Nếu bạn không gặp thử thách, bạn sẽ không khá hơn được.
Chẳng biết mình thích gì
Năm lớp 12, có bạn mơ mộng mình sẽ học quản trị kinh doanh để sau này mở công ti, có bạn muốn làm nhân viên ngân hàng nên học tài chính, có bạn thích làm nhà văn nên học chuyên ngành ngôn ngữ… Nhưng sau 4 năm học, họ lại cảm thấy…chán ngành của mình và không muốn làm công việc mà họ từng mơ ước nữa. Có nhiều bạn đam mê cái này nhưng học cái khác, tốt nghiệp ra trường xong, họ chẳng muốn làm việc đúng chuyên ngành, cũng chẳng muốn…theo đuổi đam mê xưa. Họ cảm thấy có quá nhiều khó khăn với công việc họ sắp làm, và họ thiếu động lực để cố gắng.
Hóa giải: Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, than thở, chê trách…hay vài hành động khác tương tự. Động lực lớn nhất để bạn làm việc là mức lương đủ để bạn có thể lo cho bản thân mình và có một mức sống khá, bù đắp cho 4 năm đại học khổ cực. Nếu không làm việc vì sở thích, hãy làm việc theo đúng khả năng của mình. Khi bạn làm việc có hiệu quả, được ngợi khen, bạn sẽ thích làm việc hơn.
Tự ti về bản thân
Bằng tuổi bạn, rất nhiều người đã tự làm thêm, kinh doanh… ngay từ khi còn học đại học, nên khi ra trường họ có một bước tiến xa hơn bạn, tìm được việc làm tốt và mức lương cao. Bạn cảm thấy tự ti vì bản thân không có gì ngoài tấm bằng loại khá, trình độ ngoại ngữ trung bình và một vài chứng chỉ kĩ năng. Bạn cảm thấy bản thân thua kém, từ đó nảy sinh cảm giác ganh ghét những ai hơn mình, rồi đổ lỗi cho hoàn cảnh: “Nếu mình như họ, mình còn tiến xa hơn”.
Hóa giải: Những bạn thành công khi còn trẻ chỉ là thiểu số, và họ thành công vì khác biệt: biết cố gắng, không than thở, luôn tự tin và lạc quan… Nếu bạn muốn được như họ, hãy học cách ngưỡng mộ họ, sau đó lấy họ làm động lực cố gắng. Mỗi người có một sự lựa chọn khác nhau và sự lựa chọn đó sẽ quyết định cuộc đời của bạn. Bạn giàu hay nghèo, sướng hay khổ, đều do tư duy và suy nghĩ của bạn quyết định. Chỉ cần bạn tự tin, bạn sẽ khá hơn tình trạng hiện tại.
Cảm thấy lạc lõng
Vừa ra trường, cầm tấm bằng đại học trên tay, bạn cảm thấy mọi thứ trước mắt đều rất mơ hồ: kinh nghiệm không có, mối quan hệ không nhiều, không biết cách tìm việc làm thích hợp… Họ phải “rải truyền đơn” (nộp đơn xin việc ở nhiều nơi khác nhau) và chờ công ti liên hệ phỏng vấn… Tất cả mọi thứ bạn đều phải tự lực làm một mình và luôn thấy thiếu an toàn.
Hóa giải: Ở tuổi 22 - 23, phần lớn mọi người đều chưa ổn định về tài chính, chưa thật sự kiếm được một món tiền lớn. Nên bạn đừng lo lắng về tình trạn thiếu ổn định của mình. Sinh viên ra trường thường xuyên phải “nhảy việc” trước khi tìm được một môi trường thật sự phù hợp. Nếu bạn không gặp thử thách, bạn sẽ không khá hơn được.
Chẳng biết mình thích gì
Năm lớp 12, có bạn mơ mộng mình sẽ học quản trị kinh doanh để sau này mở công ti, có bạn muốn làm nhân viên ngân hàng nên học tài chính, có bạn thích làm nhà văn nên học chuyên ngành ngôn ngữ… Nhưng sau 4 năm học, họ lại cảm thấy…chán ngành của mình và không muốn làm công việc mà họ từng mơ ước nữa. Có nhiều bạn đam mê cái này nhưng học cái khác, tốt nghiệp ra trường xong, họ chẳng muốn làm việc đúng chuyên ngành, cũng chẳng muốn…theo đuổi đam mê xưa. Họ cảm thấy có quá nhiều khó khăn với công việc họ sắp làm, và họ thiếu động lực để cố gắng.
Hóa giải: Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, than thở, chê trách…hay vài hành động khác tương tự. Động lực lớn nhất để bạn làm việc là mức lương đủ để bạn có thể lo cho bản thân mình và có một mức sống khá, bù đắp cho 4 năm đại học khổ cực. Nếu không làm việc vì sở thích, hãy làm việc theo đúng khả năng của mình. Khi bạn làm việc có hiệu quả, được ngợi khen, bạn sẽ thích làm việc hơn.
Tự ti về bản thân
Bằng tuổi bạn, rất nhiều người đã tự làm thêm, kinh doanh… ngay từ khi còn học đại học, nên khi ra trường họ có một bước tiến xa hơn bạn, tìm được việc làm tốt và mức lương cao. Bạn cảm thấy tự ti vì bản thân không có gì ngoài tấm bằng loại khá, trình độ ngoại ngữ trung bình và một vài chứng chỉ kĩ năng. Bạn cảm thấy bản thân thua kém, từ đó nảy sinh cảm giác ganh ghét những ai hơn mình, rồi đổ lỗi cho hoàn cảnh: “Nếu mình như họ, mình còn tiến xa hơn”.
Hóa giải: Những bạn thành công khi còn trẻ chỉ là thiểu số, và họ thành công vì khác biệt: biết cố gắng, không than thở, luôn tự tin và lạc quan… Nếu bạn muốn được như họ, hãy học cách ngưỡng mộ họ, sau đó lấy họ làm động lực cố gắng. Mỗi người có một sự lựa chọn khác nhau và sự lựa chọn đó sẽ quyết định cuộc đời của bạn. Bạn giàu hay nghèo, sướng hay khổ, đều do tư duy và suy nghĩ của bạn quyết định. Chỉ cần bạn tự tin, bạn sẽ khá hơn tình trạng hiện tại.