Giá Thành Sx

  • Thread starter Nhat Dieu
  • Ngày gửi
Nhat Dieu

Nhat Dieu

Cao cấp
16/6/05
586
23
18
Pleiku
Nhờ các bạn cho ý kiến giúp tý nha!

Nếu 1 DN tạm thời ngưng hoạt động trong 2 tháng do không có đơn hàng thì tất cả chi phí phát sinh cho bộ phận SX như: khấu hao, CP quản lý phân xưởng, lương công nhân… sẽ hạch toán như thế nào và có chuẩn mực hay nguyên tắc nào qui định rõ về vấn đề này hay không?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

Nguyễn Bình

Đại ngố
22/11/05
308
2
0
TP HCM
Nguyên tắc ở đây là nguyên tắc phù hợp : Phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
Trường hợp của côngty bạn có chi phí mà không có doanh thu thì bạn treo tạm chi phí vào tài khoản 142, sau đó khi có doanh thu rồi thì kết chuyển tính chi phí bình thường.
 
W

WhoamI

Cao cấp
Trong các khoản chi phí : Khấu hao, CP quản lý phân xưởng, lương công nhân khoản nào định phí - chi phí phát sinh không phụ thuộc sản lượng thì mình nghĩ có thể kết chuyển trực tiếp vào 632 - Giá vốn trong kỳ để phản ánh đúng thực chất giá thành sản xuất sản phẩm và Kết quả kinh doanh trong kỳ. (Tương tự như chi phí cố định do hoạt động dưới công suất thì kết chuyển sang TK 632 - Chuẩn mực về Hàng tồn kho)
 
Nhat Dieu

Nhat Dieu

Cao cấp
16/6/05
586
23
18
Pleiku
Nguyễn Bình nói:
Nguyên tắc ở đây là nguyên tắc phù hợp : Phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Lúc đầu mình cũng có nói là như vậy nhưng sếp không đồng ý và bảo rằng nó chẳng liên quan gì với vấn đề doanh thu và chi phí trong trường hợp này cả. Thực sự là mình cũng ít có tgian để đọc luật nên cũng không biết nói thế nào cả.

Mình cũng đã đưa ra ý kkiến như Nguyễn Bình nhưng mà sếp không đồng ý và bảo rằng làm như vậy ( tập hợp TK 142 hay 242 gì ấy) là không có cớ sở. phải dẫn chứng ra....

Vậy thì sao đây nhỉ?
 
H

hvtgroup

Ông lái đò...
15/3/04
377
0
16
HaiPhong
Nhat Dieu nói:
Lúc đầu mình cũng có nói là như vậy nhưng sếp không đồng ý và bảo rằng nó chẳng liên quan gì với vấn đề doanh thu và chi phí trong trường hợp này cả. Thực sự là mình cũng ít có tgian để đọc luật nên cũng không biết nói thế nào cả.

Mình cũng đã đưa ra ý kkiến như Nguyễn Bình nhưng mà sếp không đồng ý và bảo rằng làm như vậy ( tập hợp TK 142 hay 242 gì ấy) là không có cớ sở. phải dẫn chứng ra....

Vậy thì sao đây nhỉ?
Vậy theo ý của sếp bạn thì phải làm như thế nào thì mới có cơ sở?
 
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
Mình thấy ý kiến của anh Nguyễn Bình hợp lý đấy chứ ko biết ý kiến của sếp bạn thì như thế nào?
 
N

Nguyễn Bình

Đại ngố
22/11/05
308
2
0
TP HCM
Thực ra thì mình có thể hiểu ý kiến của ông xếp của bạn Nhat Dieu là muốn tăng chi phí lên để giảm lợi nhuận xuống. Đó là tư tưởng của đa số các xếp. Nhưng rõ ràng điều này là không được phép. Chuẩn mực kế toán cũng quy định rõ ràng, luật thuế TNDN cũng quy định rõ ràng về tính chi phí hợp lý. Bạn có thể viện dẫn hai cơ sở trên ra để nói chuyện với xếp. Nếu xếp không nghe thì cứ để đến lúc quyết toán thuế, ông nộp phạt một lần là biết nghe ngay ấy mà.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Những chi phí nào thuộc định phí thì hạch toán thẳng vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Nhưng chi phí nào thuộc biến phí, những chi phí liên quan đến doanh thu thì mới treo lại, khi có doanh thu thì phân bổ theo ngtắc phù hợp. Những chi phí bạn Nhât Diêu nêu là những chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất(nếu do máy mỏng hư hỏng), nên treo lại và hạch toán chi phí sx. Còn ngưng sản xuất theo kế hoạch thì tính vào chi phí quản lý. Tuy nhiên khi quyết toán thuế cái khoản khấu hao này có thể bị xét lại
 
VuHoaiDuc

VuHoaiDuc

Boat & The Sea ®
1/1/04
160
2
0
53
Ai trong diễn đàn
Nhat Dieu nói:
Nhờ các bạn cho ý kiến giúp tý nha!

Nếu 1 DN tạm thời ngưng hoạt động trong 2 tháng do không có đơn hàng thì tất cả chi phí phát sinh cho bộ phận SX như: khấu hao, CP quản lý phân xưởng, lương công nhân… sẽ hạch toán như thế nào và có chuẩn mực hay nguyên tắc nào qui định rõ về vấn đề này hay không?

1- Tài liệu bạn cần tham khảo: VAS01, VAS02 và Thông tư 89/2002/TT-BTC...của Bộ Tài chính

2- Với giả định là doanh nghiệp của bạn "hoạt động liên tục" theo nguyên tắc của Chuẩn mực VAS01, thì Nguyễn Bình hoàn toàn đúng. Ở đây có đối tượng tập hợp CPSX mà chưa có đối tượng tính giá thành.

Trong chuẩn mực KT hiện nay khái niệm về CPSX được gọi với tên mỹ miều hơn -"Chi phí chế biến"- gồm CP NCTT, CP SXC cố định và CPSXC biến đổi.
Khi phát sinh chi phí -> tập hợp vào CPSXC -> k/c tạm treo vào TK142.

Khi có đơn hàng (?), hay nói khác đi là có cơ sở để có đối tượng tính giá thành, thì bạn lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí để tính giá thành (tập hợp vào đâu thì chắc bạn biết rồi) cho phù hợp (phân bổ 1 lần, 2 lần hay nhiều lần) là tuỳ thuộc vào DN của bạn.
Vì:
+ Nguyên tắc "phù hợp" trong chuẩn mực kế toán VN, phù hợp giữa DT & CP.
+ Nội dung của TK142 -bản chất là Tài sản- có bao hàm cả khỏan mục "Chi phí trong thời gian ngừng việc (không lường trước được)".
+ Chuẩn mực KT Vn đã đề cập (xemcuối bài)


3- Còn nói: đưa thẳng vào GVHB trong kỳ TK632 là không chính xác. Ở đây các bạn có sự "nhầm nhọt" gì đấy giữa Chi phí SXC cố định và CP SXC cố định không phân bổ.


3.1- Trong kỳ kế toán thì CPSXC vẫn tập hợp bình thường.


3.2- Còn CPSXC CĐ không phân bổ - Thông tư 89/2002/TT-BTC và VAS02 về chuẩn mực Hàng tồn kho - chỉ xuất hiệnđược tính vào GVHB trong kỳ khi và chỉ khi có hoạt động SXmức sản phẩm thực tế SX ra thấp hơn công suất bình thường, và khoản mục CPSXC cố định xác định được chênh lệch lớn hơn CPSXC cố định đã phân bổ vào Chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường!

+ CP SXC CĐ mà đưa hết và không có giới hạn vào CPSX trong kỳ? Thế thì Thông tư 89 hướng dẫn còn tác dụng gì nữa?

+ VAS01: Đoạn 47 "một khoản CP được ghi nhận ngay vào BCKQ HĐKD trong kỳ khi CP đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau"

Như vậy với giả định DN hoạt động liên tục thì rõ ràng là Chi phí chế biến đã được tập hợp trong 2 tháng ngừng sản xuất không thể được ghi nhận ngay là chi phí được!
Bởi, đã là DN thì: xác định là phải tồn tại, phải sống, phải chiến đấu và phải có Lợi nhuận. Cũng với phân xưởng ấy, con người ấy, máy móc ấy, dây chuyền công nghệ ấy ... thì bảo không đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai là vô lý.

Còn các chi phí "khác" thì tớ ko đề cập đến ở đây.

+ Thêm nữa:
VAS01, Đoạn 40 - "Tài sản được ghi nhận trong BCĐKT khi DN có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy"

VAS01, Đoạn 41 - "TS không được ghi nhận trong BCĐKT khi các CP bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào BC KQHĐKD khi phát sinh"

Cho thấy:
Thứ 1: Khoản chi phí được tập hợp TK142 đồng nghĩa với việc phản ánh yếu tố Tài sản trên BCĐKT. Tập hợp vào TK142 đúng quá rồi còn gì! Có ai phân loại TK632 hay TK421 là khoản mục Tài sản trên BCĐKT bao giờ đâu?!

Thứ 2: Lợi ích kinh tế trong tương lai như thế nào, VAS01 đã định nghĩa rõ ràng - là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền ...

CP bỏ ra không mang lại lợi ích KT trong trương lai ->Tài sản không được ghi nhận -> việc kết chuyển CP phát sinh đã tập hợp để tính toán KQHĐ SXKD ngay trong kỳ. CP hoàn toàn không mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai -> DN sẽ hầu như chắc chắn không có thêm nguồn tiền hoặc tương đương tiền của DN hoặc giảm bớt các khoản tiền mà DN phải chi ra, hay nói cách khác, DN phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động ===>>>> giả định hoạt động liên tục cần được xem xét ===>>> Báo cáo tài chính phải lập trên cơ sở khác ===>>> và như thế cũng ko còn gì để nói nữa! (hìhì)
 
Sửa lần cuối:
N

Nguyễn Bình

Đại ngố
22/11/05
308
2
0
TP HCM
Đồng ý với anh Đức. Em ủng hộ cả cái khẩu hiệu rõ kêu của anh nữa, cho em hô ké với (Quyết tâm! luỹ thừa 3)
 
N

nguyenduc

Guest
19/5/05
13
1
3
thaibinh
Nhat Dieu nói:
Nhờ các bạn cho ý kiến giúp tý nha!

Nếu 1 DN tạm thời ngưng hoạt động trong 2 tháng do không có đơn hàng thì tất cả chi phí phát sinh cho bộ phận SX như: khấu hao, CP quản lý phân xưởng, lương công nhân… sẽ hạch toán như thế nào và có chuẩn mực hay nguyên tắc nào qui định rõ về vấn đề này hay không?
Tôi đã xem bài của bạn VuhoaiDuc, nhin chung bạn đã nghiên cứu tương đối sâu về các văn bản, thông tư về vấn đề này. Tôi xin có một số ý kiến sau:
1) Việc ngừng hoạt động ở đây chỉ là ngừng sản xuất 2 tháng thôi chứ không phải ngừng hẳn hoạt động của công ty, vì vậy việc làm báo cáo tháng, quí vẫn phải được thực hiện cho nên không cần thiết phải phức tạp hoá vấn đề này. Ai cũng hiểu chi phí gồm 2 loại:
- Chi phí cố định: khấu hao, CP quản lý phân xưởng, lương công nhân(Nếu không tính theo SP) Vẫn phải trả và hạch toán bình thường bình
- Các khoản chi phí không cố định như: nhiên liệu, năng lượng phục vụ sản xuất, lương công nhân(tính theo sản phẩm), các chi phí khác phục vụ cho việc chạy máy...: Không phải chi vì trên thực tế không phát sinh do không hoạt động...
Tóm lại theo tôi nó không ảnh hwưỏng lắm đến việc hạch toán mà chỉ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của DN mà thôi
 
VuHoaiDuc

VuHoaiDuc

Boat & The Sea ®
1/1/04
160
2
0
53
Ai trong diễn đàn
nguyenduc nói:
Tôi đã xem bài của bạn VuhoaiDuc, nhin chung bạn đã nghiên cứu tương đối sâu về các văn bản, thông tư về vấn đề này. Tôi xin có một số ý kiến sau:
1) Việc ngừng hoạt động ở đây chỉ là ngừng sản xuất 2 tháng thôi chứ không phải ngừng hẳn hoạt động của công ty, vì vậy việc làm báo cáo tháng, quí vẫn phải được thực hiện cho nên không cần thiết phải phức tạp hoá vấn đề này. Ai cũng hiểu chi phí gồm 2 loại:
- Chi phí cố định: khấu hao, CP quản lý phân xưởng, lương công nhân(Nếu không tính theo SP) Vẫn phải trả và hạch toán bình thường bình
- Các khoản chi phí không cố định như: nhiên liệu, năng lượng phục vụ sản xuất, lương công nhân(tính theo sản phẩm), các chi phí khác phục vụ cho việc chạy máy...: Không phải chi vì trên thực tế không phát sinh do không hoạt động...
Tóm lại theo tôi nó không ảnh hưỏng lắm đến việc hạch toán mà chỉ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của DN mà thôi

Vấn đề ở chỗ là tớ cũng muốn đưa ra lập luận để Nhat_Dieu tham khảo và đưa ra chính kiến của mình với "sếp" của bạn í.

Nhắc lại là Thread này:
+ Đang tập trung thảo luận việc hạch toán- đưa ngay hay không đưa ngay - những Chi phí SXC cố định đó vào chi phí ngay trong kỳ hay không. Việc hạch toán như thế nào?
+ Tớ nêu vấn đề để Nhat_Dieu tham khảo, và nguồn tư liệu để đưa ra những lập luận đó.

Chúc vui!

 
W

WhoamI

Cao cấp
VuHoaiDuc nói:
3- Còn nói: đưa thẳng vào GVHB trong kỳ TK632 là không chính xác. Ở đây các bạn có sự "nhầm nhọt" gì đấy giữa Chi phí SXC cố định và CP SXC cố định không phân bổ.
3.1- Trong kỳ kế toán thì CPSXC vẫn tập hợp bình thường.
Đưa thẳng vào GVHB trong kỳ TK632 chỉ là cách nói thôi ah, có nghĩa là đưa ngay vào chi phí trong kỳ còn việc hạch toán phải diễn ra bình thường chứ ạh.
VuHoaiDuc nói:
3.2- Còn CPSXC CĐ không phân bổ - Thông tư 89/2002/TT-BTC và VAS02 về chuẩn mực Hàng tồn kho - chỉ xuất hiệnđược tính vào GVHB trong kỳkhi và chỉ khicó hoạt động SXmức sản phẩm thực tế SX ra thấp hơn công suất bình thường, và khoản mục CPSXC cố định xác định được chênh lệch lớn hơn CPSXC cố định đã phân bổ vào Chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường!
+ CP SXC CĐ mà đưa hết và không có giới hạn vào CPSX trong kỳ? Thế thì Thông tư 89 hướng dẫn còn tác dụng gì nữa?
Theo như 2 chỗ bôi đỏ này thì đúng là em có nhầm nhọt . Do đồng nhất giữa DN hoạt động dưới công suất và DN tạm thời ngừng sản xuất. Cũng như đồng nhất chi phí SXC cố định không phân bổ với CFSX chung cố định tập hợp được trong trường hợp DN ngừng sản xuất.
2- Với giả định là doanh nghiệp của bạn "hoạt động liên tục" theo nguyên tắc của Chuẩn mực VAS01, thì Nguyễn Bình hoàn toàn đúng. Ở đây có đối tượng tập hợp CPSX mà chưa có đối tượng tính giá thành.

Trong chuẩn mực KT hiện nay khái niệm về CPSX được gọi với tên mỹ miều hơn -"Chi phí chế biến"- gồm CP NCTT, CP SXC cố định và CPSXC biến đổi.
Khi phát sinh chi phí -> tập hợp vào CPSXC -> k/c tạm treo vào TK142.

Khi có đơn hàng (?), hay nói khác đi là có cơ sở để có đối tượng tính giá thành, thì bạn lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí để tính giá thành (tập hợp vào đâu thì chắc bạn biết rồi) cho phù hợp (phân bổ 1 lần, 2 lần hay nhiều lần) là tuỳ thuộc vào DN của bạn.
Vì:
+ Nguyên tắc "phù hợp" trong chuẩn mực kế toán VN, phù hợp giữa DT & CP.
+ Nội dung của TK142 -bản chất là Tài sản- có bao hàm cả khỏan mục "
Chi phí trong thời gian ngừng việc (không lường trước được)".
+ Chuẩn mực KT Vn đã đề cập (xemcuối bài)

………..
+ VAS01: Đoạn 47 "một khoản CP được ghi nhận ngay vào BCKQ HĐKD trong kỳ khi CP đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau"

Như vậy với giả định DN hoạt động liên tục thì rõ ràng là Chi phí chế biến đã được tập hợp trong 2 tháng ngừng sản xuất không thể được ghi nhận ngay là chi phí được!
Bởi, đã là DN thì: xác định là phải tồn tại, phải sống, phải chiến đấu và phải có Lợi nhuận. Cũng với phân xưởng ấy, con người ấy, máy móc ấy, dây chuyền công nghệ ấy ... thì bảo không đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai là vô lý.

Còn các chi phí "khác" thì tớ ko đề cập đến ở đây.

+ Thêm nữa:
VAS01, Đoạn 40 - "Tài sản được ghi nhận trong BCĐKT khi DN có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy"

VAS01, Đoạn 41 - "TS không được ghi nhận trong BCĐKT khi các CP bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào BC KQHĐKD khi phát sinh"

Cho thấy:
Thứ 1: Khoản chi phí được tập hợp TK142 đồng nghĩa với việc phản ánh yếu tố Tài sản trên BCĐKT. Tập hợp vào TK142 đúng quá rồi còn gì!
Thứ 2: Lợi ích kinh tế trong tương lai như thế nào, VAS01 đã định nghĩa rõ ràng - là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền ...

CP bỏ ra không mang lại lợi ích KT trong trương lai ->Tài sản không được ghi nhận -> việc kết chuyển CP phát sinh đã tập hợp để tính toán KQHĐ SXKD ngay trong kỳ. CP hoàn toàn không mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai -> DN sẽ hầu như chắc chắn không có thêm nguồn tiền hoặc tương đương tiền của DN hoặc giảm bớt các khoản tiền mà DN phải chi ra, hay nói cách khác, DN phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động
===>>>>giả định hoạt động liên tục cần được xem xét ===>>> Báo cáo tài chính phải lập trên cơ sở khác ===>>> và như thế cũng ko còn gì để nói nữa! (hìhì)
Đúng là bác lập luận rất có cơ sở và thuyết phục, khó có thể phản bác nhưng em vẫn chưa thấy ổn lắm về việc hạch toán vào 142 rồi lại phân bổ ngược trở lại chi phí SX sản phẩm. Em sẽ tìm hiểu thêm để làm rõ về vấn đề này.
Tuy nhiên khi quyết toán thuế cái khoản khấu hao này có thể bị xét lại
Trong khi google cụm từ DN Ngừng sản xuất em có kiếm được một Công văn sau có vẻ quan trọng với bạn NhatDieu và khẳng định ý kiến của chị Xuantham, bác nào có CV này thì up lên để cùng tham khảo:
8. Công văn số 3005/TCT-PCCS ngày 01/09/2005 của Tổng cục Thuế Về việc trích khấu hao đối với các loại tài sản tài sản cố định tạm ngừng để sữa chữa hoặc do thiếu đơn hàng.

Trường hợp do thiếu đơn hàng, thiếu công trình dẫn đến việc bỏ trống một số TSCĐ thì các TSCĐ này không được phép trích khấu hao, hoặc TSCĐ buộc phải tạm ngừng để sữa chữa cũng không được trích khấu hao. Trường hợp trong năm TSCĐ chỉ được dùng trong 2 tháng, 10 tháng còn lại không hoạt động do tạm ngừng sản xuất thì cũng không được trích khấu hao.
Nguồn: http://www.smenet.com.vn/TiengViet/TuVanPhapLuat/VanBanMoi/0905.asp
 
Sửa lần cuối:
N

Nguyễn Bình

Đại ngố
22/11/05
308
2
0
TP HCM
Cám ơn đường nguồn của WhoamI nhé, có nhiều VB bổ ích lắm.
 
Nhat Dieu

Nhat Dieu

Cao cấp
16/6/05
586
23
18
Pleiku
Trước hết mình xin cảm ơn các ý kiến của các bạn vì đã đưa ra các chuẩn mực để mà có cơ sở phân tích giải trình với sếp.

Bởi lâu nay đi làm chỉ lấy kinh nghiệm rồi cứ nhớ mang máng đọc chuẩn mực đâu đó thôi chứ kông biết chính xác để mà trình bày với sếp.

Vấn đề mình muốn tiếp tục bàn ở đây là: Nếu như mình sẽ tập hợp hạch tóan vào TK 142, vậy những kỳ tiếp theo sẽ phân bổ như thế nào cho hợp lý các chi phí này cho từng SP của tháng đó? Mình có thể phân bổ tùy theo sản lượng SX hay là phân bổ hết 1 lần vào tháng tiếp theo đó khi có đơn hàng??
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Nhat Dieu nói:
Vấn đề mình muốn tiếp tục bàn ở đây là: Nếu như mình sẽ tập hợp hạch tóan vào TK 142, vậy những kỳ tiếp theo sẽ phân bổ như thế nào cho hợp lý các chi phí này cho từng SP của tháng đó? Mình có thể phân bổ tùy theo sản lượng SX hay là phân bổ hết 1 lần vào tháng tiếp theo đó khi có đơn hàng??
Dưới góc độ kế tóan thì tùy tình hình của DN để pbổ trong bao lâu.
Còn góc độ thuế thì sao các bác nhẩy????
 
Nhat Dieu

Nhat Dieu

Cao cấp
16/6/05
586
23
18
Pleiku
lannhu nói:
Dưới góc độ kế tóan thì tùy tình hình của DN để pbổ trong bao lâu.
Còn góc độ thuế thì sao các bác nhẩy????

Đúng như lannhu nói, trước giờ thực sự là tùy theo tình hình SX và chủ định của sếp mà làm. Nhưng ND cũng muốn biết ý là có công văn nào nói rõ hơn về vấn đề này hay không?Vì nếu họ thắc mắc tại sao tháng này PB 100, tháng sau lại phân bổ 200. Cơ sở nào để xác định?

A, bạn nào có cv như WhoamI đã nói cho mình xin với.
 
VuHoaiDuc

VuHoaiDuc

Boat & The Sea ®
1/1/04
160
2
0
53
Ai trong diễn đàn
To: Whoami

Việc không trích khấu hao TSCĐ ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh đã rõ mười mươi. Không cần Công văn mà Whoami nêu (CV í chỉ giải thích rõ hơn mà thôi- và là CV trả lời thắc mắc của DN), thì việc không trích KH này là điều hiển nhiên: lấy cơ sở gốc là QĐ 206.

Vấn đề là CPSXC cố định khác vẫn phát sinh như thường. Vẫn tập hợp như thường, tuy nhiên, không hạch toán ngay vào CP trong kỳ để xác định KQKD mà thôi.
 
Nhat Dieu

Nhat Dieu

Cao cấp
16/6/05
586
23
18
Pleiku
VuHoaiDuc nói:
Vấn đề là CPSXC cố định khác vẫn phát sinh như thường. Vẫn tập hợp như thường, tuy nhiên, không hạch toán ngay vào CP trong kỳ để xác định KQKD mà thôi.

To : anh Vu Hoai Duc! Như vậy thì cơ sở nào và đến khi nào mình sẽ phân bổ các chi phí này. Giả sử là DN ngừng SX 3-4 tháng. Sau đó SX lại nhưng SL thì rất thất thường?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA