Tốt nghiệp ĐH có cần chứng chỉ hành nghề Kế toán không?

  • Thread starter hat
  • Ngày gửi
hat

hat

Đội ăn chơi
27/6/05
743
4
18
Hà nội
Nhân tiện có Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC của BTC về việc ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, mình có tình huống này muốn cùng trao đổi với các bạn:

Người đã tốt Đại học Tài chính Kế toán làm công tác Kế toán có cần phải có "chứng chỉ hành nghề Kế toán" không?

Theo mình đây cũng là câu hỏi mà không ít các bạn làm kế toán rất quan tâm, chúng ta cùng nhau bàn luận nhé!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Mina đọc qua tiêu chuẩn để thi chứng chỉ hàng nghể kế toán và đối tượng cần có chứng chỉ hàng nghề thì rút ra kết luận như sau:
- Muốn thi được chứng chỉ hành nghề kế toán phải có bằng đại học và thâm niên làm việc 5 năm với cương vị kế toán (không nhớ rõ lắm)
- Muốn làm dịch vụ kế toán độc lập hoặc thành lập các công ty dịch vụ kế toán thì mới cần đến chứng chỉ hành nghề.
Còn nếu như các đối tượng tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm bình thường như các nhân viên khác với cương vị kế tóan (hợp đồng lao động) thì không cần phải có chứng chỉ hành nghề. Dù với chức vị là KTT thì cũng chỉ cần có chứng chỉ KTT là đủ.
Như vậy người tốt nghiệp đại học ngành tài chính kế toán làm công tác tại đơn vị với cương vị kế tóan thì không cần phải thi chứng chỉ hành nghề kế toán.
Thân
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Ko biết ý anh hat ntn, nhưng ngay trong QĐ 87 đã nêu rất rõ:

-Kế toán viên (Người làm kế toán): Là những người của doanh nghiệp hoặc tổ chức (có hoặc không có Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán) chịu trách nhiệm thực hiện công việc kế toán của đơn vị đó. Người làm kế toán bao gồm cả người hành nghề kế toán.
-Người hành nghề kế toán: Là những người có Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán, hành nghề cá nhân hoặc hành nghề trong các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán.
 
mysterman

mysterman

Guest
Với sự chênh lệch trình độ và kiến thức giữa giảng đường ĐH và thực tế thì tui nghĩ cái này cũng cần thiết. Mà thử nghĩ ở Việt nam có bao nhiêu người lấy được Chứng Chỉ Hành Nghề rồi?
Thôi! Nói chuyện Zĩ Mô nghe nức đầu quá bạn ơi. Cái này hỏi mấy bác Nhà nước.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
So sánh giữa kế toán viên (có bằng nghề về kế toán) và Người hành nghề kế toán thế nào nhỉ (có chứng chỉ kế toán): Một đằng là làm chuyên trách trong một doanh nghiệp, chịu sự quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp về con người, một đằng là làm dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp, không chịu sự quản lý về con người của Doanh nghiệp đi thuê, một đằng là hợp đồng lao động, một đằng là hợp đồng kinh tế (hợp đồng thuê dịch vụ kế toán). Chứng chỉ Kế toán là điều kiện hành nghề kế toán (một loại hình kinh doanh dịch vụ), Bằng cấp kế toán là cơ sở làm công việc kế toán.
 
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
Nếu mà bắt buộc tất cả những người hành nghề kế toán đều phải có chứng chỉ hành nghề chắc nhiều người phải bỏ nghề mất thôi.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Ở đây khi nói hành nghề kế toán tức là nói bạn cung cấp một dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp, khi ấy bạn cần ai đó xác nhận bạn đủ trình độ (chuyên môn và kinh nghiệm) để "hành nghề", còn nếu bạn không cung cấp thì thôi, đâu có bắt buộc. Cái chứng chỉ nghề (professional qualification) ấy là rất cần thiết. Ở các nước phát triển, hầu hết các nghề nghiệp đều phải có chứng chỉ mới được "hành", ví dụ, làm "oshin", người giúp việc mà có trông em bé chẳng hạn, bạn cũng phải có chứng chỉ về chăm sóc em bé mới được làm, còn nếu không có mà bạn cứ làm thì tức là làm chui, sẽ bị phạt nếu bị phát hiện. Mình còn được nghe nói (chưa kiểm chứng) là ở Hà Lan, ở phố "đèn lồng đỏ treo cao" ấy, các cô muốn hành nghề cũng phải có chứng chỉ, ví dụ khoẻ mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm chẳng hạn.

Cái chứng chỉ hành nghề đối với kiểm toán viên của Việt Nam lại hơi khác, nó có ý nghĩa như một giấy phép hành nghề vậy. Nghĩa là mặc dù anh đã có chứng chỉ nghề rồi (ACCA, CPA, CA chẳng hạn), muốn được "hành" anh phải có thêm một cái chứng chỉ hành nghề nữa, nếu không anh cũng không được hành. Cái này tương tự như là ngành luật vậy, anh tốt nghiệp trường luật, không có nghĩa là tự động anh được đi bào chữa, cãi nhau với quan toà mà anh còn phải có chứng chỉ hành nghề luật sư. Muốn có chứng chỉ hành nghề luật sư anh phải học, phải thi, và phải có thời gian làm việc, và hiện đang làm việc ở một luật sư đoàn. Nếu anh không có chứng chỉ hành nghề luật sư, anh không thể in trên các của anh là luật sư Nguyễn Văn A, mà chỉ được gọi là luật gia Nguyễn Văn A thôi.

Tương tự, nếu bạn tốt nghiệp kế toán, bạn là Nguyễn Văn A, BA (Cử nhân kế toán), nhưng mà đối với cộng đồng "hành nghề kế toán" bạn cũng chưa là gì lắm cho tới khi bạn có được cái chứng chỉ nghề ví dụ CPA (certified Public accountant- kế toán viên công chứng) chẳng hạn. Tới lúc ấy bạn sẽ oai hơn, Van A Nguyen, BA, CPA (US)!

Nhưng đối với kiểm toán, thế nào là hành nghề, hành nghề là khi bạn ký báo cáo kiểm toán, chỉ khi nào bạn muốn ký báo cáo kiểm toán thì bạn phải có chứng chỉ hành nghề. Mà ở một công ty thì có mấy người ký báo cáo kiểm toán đâu, số còn lại không được ký vẫn "hành" như thường, nhưng cái "hành" này là chỉ để giúp những người ký báo cáo kiểm toán có đủ bằng chứng kiểm toán để kết luận, do đó, đọc nhiều sách kiểm toán của nước ngoài họ nói đây là những audit assistants (mặc dù ở VN những người Audit Assistants này nhiều khi cũng là trưởng phó phòng kiểm toán).

Số người có chứng chỉ kiểm toán ở VN có lẽ không nhiều, mình không có số chính xác, có lẽ khoảng hơn 1,000, không biết thế có đủ không? Theo mình cái con số này nó chỉ quan trọng với những công ty kiểm toán thôi còn đối với cộng đồng kế toán nói chung cái số người có chứng chỉ nghề là quan trọng hơn. Ở đây phải nói thêm là có chứng chỉ nghề của tổ chức nào, ví nói thật, cái chứng chỉ nghề CPA của VN cũng chưa được thế giới coi trọng lắm đâu.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
hat nói:
Người đã tốt Đại học Tài chính Kế toán làm công tác Kế toán có cần phải có "chứng chỉ hành nghề Kế toán" không?

Câu hỏi của hat nếu trả lời theo nghĩa đen thì Virgin xin trả lời là: cần chứ, có còn hơn không. Bỏ túi các chứng chỉ hành nghề thì sẽ có nhiều cơ hội "làm ăn". Hiện tại, mình đang rất cần nó mà chưa "sắm nổi". Bác nào có đường binh xin chỉ vài chiêu...

Có lẽ nhà nước muốn chuẩn hóa đội ngũ "hành nghề" kế toán qua việc cấp cái chứng chỉ này. Một điều mà mình phải công nhân là: trình độ của các bác có cái "chứng chỉ hành nghề kế toán" chắc chắn phải hơn các em mới ra trường được 2-3 năm. (Vì bác nào có chứng chỉ thì chắc cũng "hành lụi" ít nhất 5 năm)

Ngó qua các ngành khác, hiện tại cũng đòi hỏi các chứng chỉ hành nghề để chuẩn hoá đội ngũ hành. VD: làm tư vấn thiết kế đòi hỏi phải có "chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế" +Bằng Đại học xây dựng.... Không biết đây có phải là do sức ép chuẩn hóa đội ngũ "hành" khi Việt Nam hội nhập kinh thế thế giới không nhỉ ?
 
C

Chiên da xốp

Cao cấp
Vấn đề chứng chỉ hành nghề có cần thiết hay không khi đã có bằng đại học chuyên ngành ? Câu trả lời là : cần thiết.
Vấn đề này là phổ biến đối với mọi ngành nghề chứ không riêng kế toán, kiểm toán, luật sư. Ở mỗi quốc gia, tùy điều kiện cụ thể mà luật pháp qui định chi tiết về yêu cầu chứng chỉ hành nghề của một số ngành nghề ; phần còn lại thường được các hiệp hội ngành nghề đưa ra qui định.
Vì sao cần chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ này chỉ có giá trị trong 1 thời gian hạn định ? Đó là vì bằng đại học thường có giá trị vĩnh viễn, trong khi kiến thức ngành nghề thì luôn biến đổi và được cập nhật không ngừng. Người có chứng chỉ hành nghề cần có 1 thời gian hành nghề liên tục nhất định, được cập nhật kiến thức nghề nghiệp, tham gia hiệp hội nghề nghiệp, có lịch sử đạo đức nghề nghiệp, được cập nhật các qui định của luật pháp ...
Thí dụ : Ai trong ngành kế toán cũng hiểu rằng nếu chừng 2-3 năm mà bạn không công tác về kế toán thì sẽ bị lạc hậu đi nhiều. Hoặc như ngành y chẳng hạn, nếu bác sĩ không làm việc trong ngành liên tục nhiều năm và vẫn còn làm tiếp thì lúc đó chỉ còn là tấm bằng tốt nghiệp trường Y, và đúng ra thì không còn được gọi là bác sĩ nữa.
 
N

Nguyễn Văn Nhựt

Guest
16/8/06
9
0
0
45
TP. Buôn Ma Thuột
Trong môi trường cạnh tranh về nghề nghiệp, đặc biệt là trong thị trường cạnh tranh lao động quốc tế, với xu hướng hiện nay, việc có được Chứng chỉ hành nghề kế toán là một lợi thế nhất định. Theo dự báo trong tương lai, người làm công tác kế toán phải có chứng chỉ hành nghề kế toán mới được hành nghề.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA