VAS 14 - Doanh thu và thu nhập khác

  • Thread starter letrans
  • Ngày gửi
L
Chào các bạn, tôi đọc VAS số 14 và nghiên cứu một tình huống cụ thể thấy hơi băn khoăn nên post lên đây để mọi người trao đổi, cụ thể:

Theo VAS 14 đoạn 32. "Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước là khoản nợ phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xóa sổ và tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được" thì đưa vào thu nhập khác.

Đoạn 29. "Doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch"

Đoạn 24 có đề cập đến việc ghi nhận doanh thu với điều kiện rằng:
"(a) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
(b) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.."

Thêm vào đó, nguyên tắc thận trọng có đề cập rằng: "Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí" (Đoạn 08, Chuẩn mực chung - VAS 01) (Nội dung này được bổ sung sau khi tham khảo ý kiến của Cothan)

Thực tế xảy ra:
Trong trường hợp, doanh nghiệp có một khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá sổ và tính vào chi phí nhưng do kế toán tích cực thu nợ nên năm sau đó, doanh nghiệp nhận được một cam kết trả nợ của Ngân hàng với cam kết cụ thể như: "sau 12 tháng (kể từ ngày cam kết) nếu khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ trả thay cho khách hàng.

Nếu theo chuẩn mực, doanh nghiệp đã có thể xác định thu nhập tại thời điểm nhận được cam kết hay chưa?

Có một số ý kiến trái ngược như sau:
- Doanh nghiệp chưa thu được tiền mà chỉ mới là cam kết nên không thể ghi nhận thu nhập được.
- Doanh nghiệp có thể ghi nhận thu nhập bởi vì rõ ràng, doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích và gần như chắc chắn sẽ được thanh toán khoản phải thu đó.

Nếu đứng trên góc độ luồng tiền (cashflow) thì đúng là doanh nghiệp chưa thu được tiền mà mới chỉ nhận được cam kết nhưng nếu xem xét dưới góc độ kế toán dồn tích, họ cho rằng doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai???

Trân trọng kính mời các bạn tham gia thảo luận vấn đề nêu trên.

Thanks
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Doanh thu khác với thu nhập khác.

Theo VAS 14 đoạn 32. "Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước là khoản nợ phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xóa sổ và tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được"
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Theo cothant nghĩ cả 2 đoạn trích của anh nêu trên là dựa vào Nguyên tắc Thận Trọng:
"Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí"
Cũng theo nguyên tắc trên, Doanh nghiệp kia hoàn toàn có thể ghi nhận doanh thu (vào thu nhập khác).
 
L
lannhu nói:
... xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được"

Nay thu hồi được theo quan điểm của Lannhu là phải xuất hiện luồng tiền ???
Mình không ủng hộ quan điểm này lắm....

To Cothan: Đúng như Cothan khẳng định, điều đó là nguyên tắc thận trọng.
Việc một tổ chức tín dụng (ngân hàng) cam kết thanh toán thì đương nhiết hệ số niềm tin là rất cao. Và mình cũng ủng hộ quan điểm này.

Các bác khác thì như nào nhỉ?
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Trong trường hợp này, chúng ta cần đánh giá mức độ chắc chắn của việc thu hồi các khoản tiền đó. Nếu độ chắc chắn cao (virtually certain) thì doanh thu được ghi nhận. Thời điểm ghi nhận ở đây có thể là thời điểm xác định được độ chắc chắn - thời điểm của cam kết chẳng hạn.

Các bạn có thể tham khảo dự thảo chuẩn mực 18 - các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng các đoạn 29-30-31-32 về tài sản tiềm ẩn.

Ở đường link này bạn sẽ tìm được dự thảo chuẩn mực 18 (tương đương chuẩn mực 37 quốc tế)
http://webketoan.com/thuvien/index.php?subcat=18&PHPSESSID=f917040e249ad80949a54735538b9c73
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
letrans nói:
Việc một tổ chức tín dụng (ngân hàng) cam kết thanh toán thì đương nhiết hệ số niềm tin là rất cao. Và mình cũng ủng hộ quan điểm này.
Hệ số niềm tin rất cao, nghĩa là cũng có khả năng NH ko thanh tóan?
Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế
Theo nguyên tắc này và nếu cam kết của NH có giá trị pháp lý thì mình cũng ủng hộ quan điểm của letrans.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Đang bận túi bụi, đầu óc không minh mẫn lắm nhưng cũng thử phân tích tình huống xem sao.

Trong tình huống đặt ra:

Dựa trên giả định khoản thu là trọng yếu đối với việc trình bày Báo cáo tài chính.

- Thời điểm trước khi xóa khoản nợ khó đòi vào chi phí, kế toán có thể đã không xem xét hết các bằng chứng => vấn đề này không đề cập đến nữa.

- Tại thời điểm nhận được cam kết của Ngân hàng về việc thanh toán nợ thay cho con nợ:

Lúc này việc đánh giá khả năng thu hồi được khoản tiền rất quan trọng. Cho dù hệ số tín nhiệm của Ngân hàng cam kết có cao đến đâu đi chăng nữa thì khả năng thu hồi thực sự vẫn còn tồn tại một rủi ro nào đó.

Xét trên nguyên tắc thận trọng, khi còn tiềm ẩn bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc ghi nhận một khoản thu nhập, Đơn vị có thể chưa ghi nhận ngay khoản thu nhập đó. Đấy là xét về lý luận chung, còn nếu đọc kỹ chuẩn mực doanh thu thì đúng như lannhu nói, chỉ hạch toán thu nhập khi đã thu hồi lại được khoản nợ đã xóa sổ trước đó.

Tuy nhiên, vấn đề này nên được xử lý hợp lý. Theo tớ, chưa nên ghi nhận khoản thu nhập này vào báo cáo tài chính trong kỳ hoạt động (trước khi thu được tiền) nhưng cần trình bày rõ trong Thuyết minh Báo cáo tài chính về việc trong tương lai gần doanh nghiệp có thể sẽ thu được một khoản tiền dự kiến vào thời điểm xx/xx/200x. Việc trình bày sẽ làm cho người đọc có thể nắm bắt được thông tin và có những đánh giá xác thực trước khi ra quyết định. Báo cáo tài chính được lập để phục vụ người đọc mà.

Mời các bạn có ý kiến tiếp
 
L

lanlh

Guest
2/6/05
7
0
0
43
việt nam
Tớ cũng đồng ý với ý kiến của bạn nedved, nghĩa là chưa ghi nhận bút toán thu nhập mà chỉ trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính về khoản thu nhập này.:)
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Mở rộng thêm chút theo phân tích của nedved và tổng hợp lại nào.
Chúng ta sẽ cân nhắc những vấn đề sau:
+ tính trọng yếu - để xác định xem cần trình bày thế nào trên báo cáo tài chính (BCTC)
+ Sự chắc chắn, để xác định khi nào ghi nhận được doanh thu từ một khoản thu được gọi là tiềm ẩn này.
+ Ngày của sự kiện xác nhận sự chắc chắn trên, qui chiếu đến chuẩn mực của Nghiệp vụ phát sinh sau ngày của BCTC - để xác định sẽ ghi nhận vào năm nay hay năm trước.

Thế đã nhỉ
Ai còn có thêm gì cùng bàn tiếp đi.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Nếu cam kết của NH có giá trị pháp lý, thì đến hạn cam kết dù muốn hay ko NH cũng buộc phải thanh tóan cho DN thông qua các biện pháp cưỡng chế của pháp luật==> đảm bảo sự chắc chắn về khả năng thu hồi nợ.

Còn nếu đã áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế mà vẫn ko thu đc, tức NH lâm vào tình trạng phá sản, mất khả năng thanh tóan thì DN lại thực hiện xóa nợ.
 
L
Đoạn 30 VAS 18 (bản dự thảo): "Doanh nghiệp không được ghi nhận các tài sản tiềm ẩn vào báo cáo tài chính..... Tuy nhiên, khi việc thu được là những khoản này gần như chắc chắn thì tài sản liên quan đến nó không phải là tài sản tiềm ẩn và được ghi nhận nó vào trong các báo cáo tài chính là hợp lý"

Tham chiếu sang đoạn 85 VAS 18 (Bản dự thảo): "Khi có thể thu được một số lợi ích kinh tế thì doanh nghiệp phải trình bày tóm tắt về bản chất của các tài sản tiềm ẩn này tại ngày kết thức kỳ kế toán năm và kho có thể, trình bày ước tính về ảnh hưởng tài chính của chúng..."

Như vậy, trong trường hợp cam kết của ngân hàng được xem là chắc chắn thì việc đưa vào báo cáo tài chính là hợp lý (mà chắc chắn thật, vì trường hợp duy nhất để cam kết này không được thực hiện theo mình biết trên thực tế thì chỉ có Trường hợp ngân hàng đó sụp đổ, phá sản - Trường hợp này hơi hiếm vì việc sụp đổ một định chế tài chính như ngân hàng là không thể bởi vì nó ảnh hưởng đến hệ thống)

Theo phân tích của Nedved, theo mình nghĩ thì cơ sở để làm như vậy có thể tham chiếu đoạn 85. Đến giờ mình cũng tính đến phương pháp này như là phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên, mình vẫn còn lấn cấn đến trường hợp ghi nhận.
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Hi hi, anh Nedved và chị @ phân tích thì kỹ quá rồi, không cần bàn thêm nữa.
Về lý thuyết, em hoàn toàn đồng ý với anh Nedved, sẽ trình bày trong Thuyết minh, tuy nhiên, em nói thật, nếu em là doanh nghiệp, mà nhận được giấy báo như thế của ngân hàng, là em mừng như bắt được vàng (1 khoản thu tưởng mất từ lâu, nay lại được ngân hàng cam kết trả), thế là em ghi nhận ngay, vì với em, rủi ro duy nhất là ngân hàng đó "sập", mà rủi ro đó ở VN bây giờ thì... rất rất thấp.
 
L
Tóm lại, vấn đề này vẫn còn 2 luồng ý kiến:
- Các kiểm toán viên và một số vấn đề về lý thuyết cho rằng: không ghi nhận và đưa vào thuyết minh báo cáo tài chính (Quan điểm này được nhiều người đồng tình và trong đó có cả mình nữa)
- Quan điểm thứ hai là ghi nhận ngay (quan điểm này hướng đến thực tế doanh nghiệp nhiều hơn - Cothant).

Như vậy, có thể nói rằng cả 2 phương án trên đều chấp nhận được. Vấn đề là trong kỳ doanh nghiệp có muốn tăng lợi nhuận hay không ? Nếu muốn, họ có thể ghi nhận khoản thu nhập này. Nếu không, họ không ghi nhận mà đưa vào thuyết minh báo cáo tài chính.
 
VuHoaiDuc

VuHoaiDuc

Boat & The Sea ®
1/1/04
160
2
0
53
Ai trong diễn đàn
Theo VAS 23 (Sự kiện phát sinh sau kỳ kế toán năm) và VSA 560 (Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ KT & lập BCTC), VAS01...:

Trên giác độ là Kiểm toán viên:
- Nếu sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ KT, lập BCTC đến ngày công bố báo cáo tài chính- nếu sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC - thì hướng giải quyết: KTV cần phải trao đổi với BGĐ, yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính.

- Việc điều chỉnh BCTC liên quan nhiều hơn đến 1 nghĩa vụ của DN hay bằng chứng 1 tài sản bị tổn thất

- Theo mình nghĩ: Vì đây là khoản thu nhập tiềm tàng, cần phải lưu ý nguyên tắc thận trọng. Do vậy, nên đưa sự kiện này trong thuyết minh, trong đó cần nêu: Nội dung và số liệu của sự kiện; đồng thời ước tính ảnh hưởng về tài chính của SK đó.

- Vả lại, cũng cần cân nhắc nguyên tắc phù hợp ở đây. Bởi vì: Không thể xác định hoặc ước tính 1 cách chính xác Chi phí liên quan đến việc thu hồi khoản dự phòng đã xóa sổ đó. Giả sử nếu tranh chấp kinh tế xảy ra khi NH không thực hiện đúng cam kết trả nợ, hoặc do NH phá sản, mất khả năng thanh toán... --> Khi đó chắc chắn sẽ phát sinh chi phí liên quan...

Ngoài ra, mình cũng rất băn khoăn trong VAS 14 khi đề cập ghi nhận Thu nhập khác, nó là thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ... Vậy thu được ở đây là gì, như thế nào? Có phải là thu được bằng tiền hay là có được cam kết trả nợ của Ngân hàng trước ngày khoá sổ & lập BCTC?

Các bạn thảo luận thêm nhé.
 
C

Chiên da xốp

Cao cấp
letrans nói:
Tóm lại, vấn đề này vẫn còn 2 luồng ý kiến:
- Các kiểm toán viên và một số vấn đề về lý thuyết cho rằng: không ghi nhận và đưa vào thuyết minh báo cáo tài chính (Quan điểm này được nhiều người đồng tình và trong đó có cả mình nữa)
- Quan điểm thứ hai là ghi nhận ngay (quan điểm này hướng đến thực tế doanh nghiệp nhiều hơn - Cothant).

Như vậy, có thể nói rằng cả 2 phương án trên đều chấp nhận được. Vấn đề là trong kỳ doanh nghiệp có muốn tăng lợi nhuận hay không ? Nếu muốn, họ có thể ghi nhận khoản thu nhập này. Nếu không, họ không ghi nhận mà đưa vào thuyết minh báo cáo tài chính.
Mình cũng theo ý kiến thứ nhất. Vì sự cam kết của Ngân hàng sẽ trả món nợ đó, vẫn chỉ là cam kết, mà lại là cam kết của 1 bên thứ ba. Do đó, chưa đủ yếu tố để ghi nhận, chưa đủ mạnh để vượt qua nguyên tắc thận trọng.
 
B

Brand

Guest
20/12/04
25
0
1
45
Ho Chi Minh city
doanhthuvathunhapkhac

letrans nói:
Chào các bạn, tôi đọc VAS số 14 và nghiên cứu một tình huống cụ thể thấy hơi băn khoăn nên post lên đây để mọi người trao đổi, cụ thể:

Theo VAS 14 đoạn 32. "Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước là khoản nợ phải thu khó đòi, xác định là không thu hồi được, đã được xử lý xóa sổ và tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong các kỳ trước nay thu hồi được" thì đưa vào thu nhập khác.

Đoạn 29. "Doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch"

Đoạn 24 có đề cập đến việc ghi nhận doanh thu với điều kiện rằng:
"(a) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
(b) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.."

Thêm vào đó, nguyên tắc thận trọng có đề cập rằng: "Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí" (Đoạn 08, Chuẩn mực chung - VAS 01) (Nội dung này được bổ sung sau khi tham khảo ý kiến của Cothan)

Thực tế xảy ra:
Trong trường hợp, doanh nghiệp có một khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá sổ và tính vào chi phí nhưng do kế toán tích cực thu nợ nên năm sau đó, doanh nghiệp nhận được một cam kết trả nợ của Ngân hàng với cam kết cụ thể như: "sau 12 tháng (kể từ ngày cam kết) nếu khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ trả thay cho khách hàng.

Nếu theo chuẩn mực, doanh nghiệp đã có thể xác định thu nhập tại thời điểm nhận được cam kết hay chưa?

Có một số ý kiến trái ngược như sau:
- Doanh nghiệp chưa thu được tiền mà chỉ mới là cam kết nên không thể ghi nhận thu nhập được.
- Doanh nghiệp có thể ghi nhận thu nhập bởi vì rõ ràng, doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích và gần như chắc chắn sẽ được thanh toán khoản phải thu đó.

Nếu đứng trên góc độ luồng tiền (cashflow) thì đúng là doanh nghiệp chưa thu được tiền mà mới chỉ nhận được cam kết nhưng nếu xem xét dưới góc độ kế toán dồn tích, họ cho rằng doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai???

Trân trọng kính mời các bạn tham gia thảo luận vấn đề nêu trên.

Thanks
 
H

hptnha0511

Guest
12/8/08
1
0
0
40
da nang
Em nhận được 1 đề tài thực tập là:" Chuẩn mực kế toán 14 - Doanh thu và thu nhập khác. Chuẩn mực này áp dụng như thế nào đối với kế toán hiện nay." Có pác nào có tài liệu hay, cho em với
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA