Công ty mẹ con và việc sử dụng các quỹ

  • Thread starter phamcung
  • Ngày gửi
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Có cái này mời các bạn thảo luận:

Công ty mẹ A có các công ty con là AA và AB (100% vốn do công ty mẹ A nắm). Công ty AA và AB cũng như Công ty A là ba công ty có tư cách pháp nhân

Trong quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ A có nói, lợi nhuận sau thuế của AA và AB được sử dụng để trích lập các quỹ của AA và AB, trong đó có quỹ phát triển kinh doanh. Quỹ phát triển kinh doanh được dùng đề đầu tư mở rộng sản xuất của AA và AB, đồng thời sẽ được A huy động khi cần thiểt

Giả sử tới ngày 31/12/2004, AA có 100 triệu ở quỹ phát triển kinh doanh, AB có 150 triệu. Ngày 5/1/2005. A nói là muốn huy động 25 triệu và 40 triệu từ quỹ phát triển kinh doanh từ AA và AB.

Câu hỏi là:

1. Vậy làm thế nào A có thể huy động quỹ này từ AA và AB khi cả ba công ty đều là công ty có tư cách pháp nhân độc lập?

2. Các bút toán hạch toán sẽ là như thế nào?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
phamcung nói:
Có cái này mời các bạn thảo luận:

Công ty mẹ A có các công ty con là AA và AB (100% vốn do công ty mẹ A nắm). Công ty AA và AB cũng như Công ty A là ba công ty có tư cách pháp nhân

Trong quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ A có nói, lợi nhuận sau thuế của AA và AB được sử dụng để trích lập các quỹ của AA và AB, trong đó có quỹ phát triển kinh doanh. Quỹ phát triển kinh doanh được dùng đề đầu tư mở rộng sản xuất của AA và AB, đồng thời sẽ được A huy động khi cần thiểt

Giả sử tới ngày 31/12/2004, AA có 100 triệu ở quỹ phát triển kinh doanh, AB có 150 triệu. Ngày 5/1/2005. A nói là muốn huy động 25 triệu và 40 triệu từ quỹ phát triển kinh doanh từ AA và AB.

Câu hỏi là:

1. Vậy làm thế nào A có thể huy động quỹ này từ AA và AB khi cả ba công ty đều là công ty có tư cách pháp nhân độc lập?

2. Các bút toán hạch toán sẽ là như thế nào?
Như vậy theo bác nói thì các công ty này hạch toán độc lập nhau. Và các công ty con dc phép trích từ lợi nhuận vào các quỹ theo quy chế và số còn lại dc đưa hết vào quỹ đâu tư phát triển (không đưa về cho cty mẹ)

1/ Khi A huy động quỹ từ AA và AB sẽ có 2 trường hợp.
a/ Cty A chỉ huy động trong thời gian ngắn (hay nói cách khác đi là chỉ mượn tạm sau đó trả lại) Chứng từ đi theo là biên bản giữa 2 bên. Hoặc khế ước vay ngắn hạn.

Trường hợp này thì hạch toán bình thường rồi.
b/ Cty A huy động số tiền này theo mục đích thu hồi giá trị lợi nhuận từ cty con.
Trường hợp này cũng vậy lập biên bản (chỉ khác là nói rõ mục đích như thế nào thôi)
Như vậy cách hạch toán sẽ phụ thuộc vào mục đích mà cty mẹ và cty con thủa thuận trong biển bản.

Ngoài ra, còn có thể Biên bản họp hội đồng quản trị cho mục đích trên.

2. Hạch toán thì đâu có gì quan trọng nữa.
a/ cty con
Khi trích quỹ đã hạch toán:
Nợ 421
Có 414.
Khi trích quỹ đầu tư phát triển nộp lên đơn vị cấp trên theo quy định hoặc điều chuyển đi đơn vị khác

Nợ 414
có 111
Có 112

b/ Cty mẹ
Nhận tiền:

Nợ 111, 112
Có 338 (Trong trường hợp mượn tạm)
Có 1361 Thu hồi,Hay đơn vị cấp dưới hoàn lại vốn
..............

Có gì góp ý xin cho ý kiến thêm
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Trong TH này chắc bác phamcung đã có câu trả lời cho mình. Em nghĩ bác nên đưa ra quan điểm để mọi người cùng tham gia thảo luận. Chắc là có vấn đề gì đằng sau câu hỏi!?:biggrin:

To AC3K, đây là mối quan hệ giữa các pháp nhân độc lập có qhệ mẹ-con, chư ko phải cấp phát vốn giữa các đơn vị trực thuộc.
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
lannhu nói:
Trong TH này chắc bác phamcung đã có câu trả lời cho mình. Em nghĩ bác nên đưa ra quan điểm để mọi người cùng tham gia thảo luận. Chắc là có vấn đề gì đằng sau câu hỏi!?:biggrin:

To AC3K, đây là mối quan hệ giữa các pháp nhân độc lập có qhệ mẹ-con, chư ko phải cấp phát vốn giữa các đơn vị trực thuộc.
Thì mình đang nói là cty mẹ con đấy chứ.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Chết, làm gì mà "có vấn đề gì ở đằng sau câu hỏi".

Quan hệ về vốn, tài sản của công ty mẹ và các công ty con trong mô hình công ty mẹ con là khác nhau về bản chất trong mô hình tổng công ty nhà nước trước đây. TRong mô hình tổng công ty nhà nước trước đây, Tổng công ty có quyền huy động các quỹ của các công ty bất kỳ lúc nào hoặc là để chuyển về các quỹ tập trung tổng công ty, hoặc là huy động cho một dự án nào đó.

Khi Tổng Công ty chuyển thành mô hình công ty mẹ con, công ty mẹ độc lập với các công ty con và do đó không thể "tuỳ ý" huy động các nguồn lực của công ty con bất kỳ lúc nào. Mọi quyết định về huy động các nguồn lực của công ty con (ở ta hay gọi là vốn) đều phải thực hiện qua hai cách, hoặc là thông qua hình thức cho vay/ và do đó phải hoàn trả gốc và lãi, hoặc là thông qua hình thức phân phối lợi nhuận.

Hình thức 1: Cho vay hoặc ngắn hạn, hoặc dài hạn: không có gì cả, như AC3K đã nói.

Hình thức 2: Lằng nhằng hơn một chút: khi trích lập quỹ, bút toán giống như AC3K đã nêu

Nợ 421/ Có 414

Tuy nhiên, vấn đế là ở chỗ cái Quỹ phát triển kinh doanh (414) này chỉ được dùng cho công ty con mà không thể tự động dùng cho công ty mẹ (nhớ là đây là hai công ty độc lập, công ty mẹ không thể đơn giản thò tay vào túi công ty con để lấy quỹ này ra được). Thế cho nên công ty mẹ muốn lấy tiền ra, bắt buộc phải lấy thông qua hình thức chia lãi, mà muốn lấy thông qua hình thức chia lãi thì phải có nghị quyết của Đại hội cổ đông/hoặc là Hội đồng thành viên của các công ty con AA và AB (do công ty mẹ A chi phối)

Ở đây có hai câu hỏi tiếp theo:

1, Đại hội cổ đông/Hội đồng thành viên của Công ty AA và AB có được quyền quyết định sử dụng quỹ phát triển kinh doanh của hai công ty con này để chia lãi cho công ty mẹ A hay không? Tức là, quỹ phát triển kinh doanh có thể được sử dụng để chia lãi hay không?

2. Giả sử câu trả lời là có, thì hạch toán thế nào?
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
phamcung nói:
Mọi quyết định về huy động các nguồn lực của công ty con (ở ta hay gọi là vốn) đều phải thực hiện qua hai cách, hoặc là thông qua hình thức cho vay/ và do đó phải hoàn trả gốc và lãi, hoặc là thông qua hình thức phân phối lợi nhuận.
Hình thức cho vay thì mới gọi la huy động vốn chứ bác. Còn nhận lãi là do dùng vốn đi đầu tư mà.

Theo quy định của luật DN thì quan hệ vay-cho vay giữa cty mẹ-con đc thực hiện bình đẳng như các chủ thể độc lập khác.

Còn việc A có đc sử dụng vốn PTKD của con ko? Hay AA, AB có đc sử dụng vốn này để chia lãi cho A ko? tùy thuộc vào quyết định của chủ sở hữu của AA, AB là A nếu AA, AB là 100% vốn của A. Còn nếu < 100%, thì phải thông qua Đại hội cổ đông/Hội đồng thành viên của Công ty AA và AB.
Việc trích lập các quỹ ntn là tùy thuộc vào DN, chỉ bắt buộc đối với các DNNN thuộc sự quản lý của các Bộ, Ngành,...Dó đó việc thay đổi mục đích sử dụng quỹ cũng tùy thuộc vào ý muốn của chủ sở hữu vốn.

Căn cứ vào quyết định dùng quỹ PTKD để chia lãi: N414/C421
Khi chia: N421/C111.

Hoặc căn cứ quyết định dùng quỹ PTKD để cho vay: N414/C411
Cho vay: N138/C111.

Nếu quyết định đối với năm hiện hành, tức lãi sau thuế năm nay sẽ ko trích quỹ ma dùng để chia luôn thì ko có các bút tóan ghi giảm 414.

Các bác góp ý nhé!
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Chị đồng tình với Lannhu, Không đồng ý với AC3K.
Đây là 3 pháp nhân. Là công ty mẹ-con.

AC3K nói:
. Hạch toán thì đâu có gì quan trọng nữa.
a/ cty con
Khi trích quỹ đã hạch toán:
Nợ 421
Có 414.
Khi trích quỹ đầu tư phát triển nộp lên đơn vị cấp trên theo quy định hoặc điều chuyển đi đơn vị khác

Nợ 414
có 111
Có 112

b/ Cty mẹ
Nhận tiền:

Nợ 111, 112
Có 338 (Trong trường hợp mượn tạm)
Có 1361 Thu hồi,Hay đơn vị cấp dưới hoàn lại vốn

a)Việc sử dụng quỹ ĐTPT không làm giảm TS của cty được.
b)Giữa 2 pháp nhân không có trường hộp mượn.
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
xuantham nói:
Chị đồng tình với Lannhu, Không đồng ý với AC3K.
Đây là 3 pháp nhân. Là công ty mẹ-con.



a)Việc sử dụng quỹ ĐTPT không làm giảm TS của cty được.
b)Giữa 2 pháp nhân không có trường hộp mượn.
Trời ơi, Chị Phát biểu lung tung beng gì thế, Lannhu và em cũng đâu có gì gọi là khác biệt. Chỉ là những trường hợp đặt ra thôi.
a/ Việc sử dụng quỹ đầu tư phát triển không làm giảm tài sản của công ty dc??????????????Cái này lại ở đâu ra nữa đây.
b/Ai nói với chị giữa 2 pháp nhân với nhau không có trường hợp mượn?????????Cái này ở đâu ra vậy??????????????
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Cái này Lan đại gia trả lời chuẩn rồi. Mình chỉ xin nói thêm là:

1. Quan hệ cho vay là bình đẳng giữa 3 pháp nhân độc lập A, AA và AB, tuy thế vì A là chủ sở hữu của AA và AB, A vẫn có quyền huy động (mượn) tiền của AA và AB, thông qua hình thức nghị quyết của Đại hội cổ đông/ Hội đồng thành viên. Dĩ nhiên còn phụ thuộc vào điều lệ công ty quy định cho Đại hội cổ đông/ Hội đồng thành viên có các quyền như vậy không.

2. Việc dùng quỹ để chia là vấn đề phức tạp hơn, vì ở Việt Nam hiện tại đang thiếu một định nghĩa về thế nào là lợi nhuận có thể được sử dụng để chia lãi. Mình lấy ví dụ thế này nhé:

AB năm 2003 có các số dư sau:

Vốn điều lệ (A nắm 100%): 1000 triệu
Lãi chưa phân phối (năm trước): 10 triệu
Quỹ dự phòng tài chính: 10 triệu
Quỹ phát triển kinh doanh: 20 triệu.

AB năm 2004 có số lỗ là 100 triệu. Năm 2004, A quyết định huy động Quỹ phát triển kinh doanh của AB số tiền là 10 triệu. Giả sử A và AB quyết định huy động bằng hình thức dùng quỹ phát triển kinh doanh để chia lãi. Ở đây xuất hiện sự bất hợp lý:

AB khi chưa chia lãi (cuối năm 2004)

Vốn điều lệ: 1000 triệu
Lãi chưa phân phối: -90 triệu
Quỹ dự phòng tài chính: 10 triệu
Quỹ phát triển kinh doanh: 20 triệu

Nếu gộp Lãi chưa phân phối, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phát triển kinh doanh thành một tiêu thức chung là Lợi nhuận lưu giữ (Retained Earning) như các đồng chí bên trời Tây hay làm, thì ta thấy là lợi nhuận lưu giữ của AB cuối năm 2004 là -60 triệu. Nếu lợi nhuận lưu giữ là -60 triệu thì lấy đâu ra lợi nhuận để mà chia cho chủ sở hữu là A. Ở đây có một sự bất cập trong việc quy định trích lập/sử dụng/ hạch toán các quỹ tại các công ty của VN.

Thôi thì đã là quy định thì cứ phải tuân thủ cho tới khi quy định được thay đổi, ở đây mình có thêm một câu hỏi nữa:

Trong hai phương thức trên (a, cho vay, b, chia quỹ), phương thức nào có lợi nhất cho các công ty liên quan:

1. Có lợi về thuế?
2. Có lợi về việc những người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá tốt hơn về các báo cáo tài chính?
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Bổ sung thêm với câu trả lời của Xuantham:

1. Khi sử dụng quỹ PTKD để chia lãi, rõ ràng là phải chia lãi bằng tiền, mà nếu chia bằng tiền thì tài sản của AA và AB sẽ giả. Có trường hợp tài sản không giảm là khi chúng ta cứ treo khoản chi trả lãi trên tài khoản phải trả, trường hợp này làm tăng công nợ

2. Giữa hai pháp nhân độc lập không có quan hệ "mượn" suông, mà phải có quan hệ cho vay với khế ước cho vay, lãi suất đàng hoàng.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Hic hic, bác phamcung cứ đại này gia kia kiểu này thì em ko dám phát biểu ý kiến linh tinh nữa.:wall:
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Công ty mẹ đâu có được quyền điều chuyển vốn tài sản của Công ty con? Nếu muốn huy động vốn chỉ có vay thôi, còn việc chia lãi thì có điều lệ và quy chế đàng hoàng, trọc ngoáy thế nào được?
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Không đồng ý lắm với Hyper vì chỗ mặc dù công ty mẹ không có quyền trực tiếp điều chuyển vốn của công ty con, nhưng lại có quyền gián tiếp thông qua các nghị quyết của Đại hội cổ đông/ Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị. Ví dụ, ông AB là công ty con, không muốn cho ông A vay (hoặc mượn tài sản), nhưng ông A vẫn muốn thế, mà Hội đồng Quản trị của AB lại do A chi phối, điều lệ của AB cũng do Hội đồng quản trị của AB quyết định, thế thì chẳng có lý do gì để A không thể điều chuyển tài sản của AB về cho A hêt. Có điều điều chuyển ở dạng nào cho đúng luật thôi.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
AC3K nói:
Trời ơi, Chị Phát biểu lung tung beng gì thế, Lannhu và em cũng đâu có gì gọi là khác biệt. Chỉ là những trường hợp đặt ra thôi.
a/ Việc sử dụng quỹ đầu tư phát triển không làm giảm tài sản của công ty dc??????????????Cái này lại ở đâu ra nữa đây.
b/Ai nói với chị giữa 2 pháp nhân với nhau không có trường hợp mượn?????????Cái này ở đâu ra vậy??????????????

Lannhu ơi ! EM cũng hạch toán như AC3K post ở bài 2 hả? sao mà AC3K nói không có gì khác biệt

AC3K nói:
cty con
Khi trích quỹ đã hạch toán:
Nợ 421
Có 414.
Khi trích quỹ đầu tư phát triển nộp lên đơn vị cấp trên theo quy định hoặc điều chuyển đi đơn vị khác

Nợ 414
có 111
Có 112

a)Đây nhé , cái phần màu đỏ không phải là giảm tài sản đi à? Rỏ ràng NCPS này là 1 tài sản giảm -1 nguôn2 vốn giảm. Như vậy rỏ ràng quỹ này đã được sử dụng chuyển ra ngoài, thế không phải đã làm giảm tài sản thì còn là gì.

Còn nếu AC3K quan niệm rằng sử dụng quỹ đầu tư phát triển có thể làm giảm tài sản thì còn gì để nói.

AC3K nói:
b/ Cty mẹ
Nhận tiền:

Nợ 111, 112
Có 338 (Trong trường hợp mượn tạm)
Có 1361 Thu hồi,Hay đơn vị cấp dưới hoàn lại vốn


b)Pháp nhân có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Quan hệ ở đây không phải là cấp trên và cấp dưới, và vốn ở đây không phải do cấp dưới hoàn lại, không thể hạch toán 136 được. Lãi mà cty A nhận được từ việc lập ra cty AA,AB là một lợi ích từ đầu tư, là một khoản phải thu. Còn đối với A,AB là trách nhiệm đối với nhà đầu tư

QUan điểm của AC3K và Lannhu khac nhau thấy rỏ mà còn cho là chị nói lung tung beng nữa. :wall: :wall: :wall:


 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
phamcung nói:
Không đồng ý lắm với Hyper vì chỗ mặc dù công ty mẹ không có quyền trực tiếp điều chuyển vốn của công ty con, nhưng lại có quyền gián tiếp thông qua các nghị quyết của Đại hội cổ đông/ Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị. Ví dụ, ông AB là công ty con, không muốn cho ông A vay (hoặc mượn tài sản), nhưng ông A vẫn muốn thế, mà Hội đồng Quản trị của AB lại do A chi phối, điều lệ của AB cũng do Hội đồng quản trị của AB quyết định, thế thì chẳng có lý do gì để A không thể điều chuyển tài sản của AB về cho A hêt. Có điều điều chuyển ở dạng nào cho đúng luật thôi.

Em cũng chưa biết anh Phạm Cung đang bàn đến góc độ nào? Nếu chỉ đơn thuần mượn tiền của thằng con AB (chiếm dụng tạm thời) thì chắc chắn là có thể cưỡng chế được vì A là mẹ mà (nghĩa đen luôn), còn nếu chơi trò rút ruột thằng con (điều chuyển tài sản) thì em nghĩ không ổn lắm. Nghị định 153/2004/NĐ-CP có quy định rõ trách nhiệm của Công ty mẹ (tương tự hình thức Tổng Công ty - Khối DNNN):

a) Buộc đơn vị thành viên phải ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế không bình đẳng và bất lợi đối với đơn vị thành viên.
b) Điều chuyển vốn, tài sản của các đơn vị thành viên, gây thiệt hại cho đơn vị thành viên bị điều chuyển.
c) Điều chuyển một số hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có lãi từ đơn vị thành viên này sang đơn vị thành viên khác không có sự thoả thuận với đơn vị thành viên bị điều chuyển, dẫn đến đơn vị thành viên bị điều chuyển bị lỗ hoặc lợi nhuận bị giảm sút nghiêm trọng.
d) Quyết định các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đối với đơn vị thành viên trái với Điều lệ và pháp luật; giao nhiệm vụ của tổng công ty cho đơn vị thành viên thực hiện không dựa trên cơ sở ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị này.
đ. Buộc đơn vị thành viên cho tổng công ty hoặc đơn vị thành viên khác vay vốn với lãi suất thấp, điều kiện vay và thanh toán không hợp lý hoặc phải cung cấp các khoản tiền vay để tổng công ty hoặc đơn vị thành viên khác thực hiện các hợp đồng kinh tế có nhiều rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị thành viên.


Ý anh Cung muốn nói đến kẽ hở trong luật? Vậy thì bác cứ phân tích rõ ràng hơn chút được không? Em đặt trong trường hợp tuyệt đối là Công ty mẹ sẽ điều chuyển toàn bộ tài sản, vốn của Công ty con về, chỉ để lại cái xác không, như vậy phải làm thế nào?
 
VuHoaiDuc

VuHoaiDuc

Boat & The Sea ®
1/1/04
160
2
0
53
Ai trong diễn đàn
phamcung nói:
ở đây mình có thêm một câu hỏi nữa:

Trong hai phương thức trên (a, cho vay, b, chia quỹ), phương thức nào có lợi nhất cho các công ty liên quan:

1. Có lợi về thuế?
2. Có lợi về việc những người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá tốt hơn về các báo cáo tài chính?
Cái này hay đây! (đúng chỗ "ngứa")

Để phân tích được sâu, cần phải có thời gian và viết dài hơn. Tuy nhiên tớ chỉ đề cập ngắn gọn như sau:

Giả định Tổng nguồn vốn không đổi, chỉ thay đổi về cơ cấu Nguồn vốn, doanh thu thuần không đổi, EBIT không đổi (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế), cơ cấu tài sản không đổi.
Chỉ xét riêng tại đơn vị đi vay:
1- Chi phí lãi vay phải trả được trừ trước khi tính thuế TNDN. Khi đi vay => phải trả lãi vay => LN trước thuế giảm => Thuế TNDN giảm => Có lợi về thuế.

2- Người sử dụng thông tin tài chính suy nghĩ gì?
- Đối với người sử dụng BCTC:
+ Khi đi vay => Khoản nợ phải trả tăng => Hệ số Nợ tăng (xét giả định tổng NV không đổi) => các hệ số đánh giá khả năng thanh toán đều giảm (mối quan hệ tỷ lệ nghịch).
+ Đồng thời, tài sản lưu động ròng (net working capital)/ hay vốn luân chuyển giảm (giả định cơ cấu TS không đổi)
.
==>Nghi ngờ và đánh giá không tốt về khả năng thanh toán Nợ phải trả của Doanh nghiệp.

- Tuy nhiên, về phía Doanh nghiệp sao?
+ Hệ số Nợ càng lớn thì chủ sở hữu càng có lợi.
Có lợi là vì: Chủ sở hữu đóng góp 1 lượng vốn ít, nhưng được sử dụng 1 lượng tài sản lớn. Nhất là khi DN tạo ra lợi nhuận trên các khoản nợ lớn hơn so với số tiền lãi phải trả thì LN dành cho chủ sở hữu thường gia tăng rất nhanh. Thể hiện qua ROE - Doanh lợi vốn chủ sở hữu:
ROE = ROI x 1/(1-Hệ số nợ)
Nhìn công thức ta thấy: Khi hệ số tăng => ROE tăng (giả định ROI- doanh lợi tổng vốn không đổi). Tức thu nhập của 1 đồng vốn chủ sở hữu được khuếch đại bởi Hệ số nợ. Thế thì tốt quá còn gì!

Tuy nhiên Hệ số nợ cần cân đối với cơ cấu trong tổng NV cho thích hợp - nhất là đối với doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn: vay, sử dụng lợi nhuận giữ lại hay phát hành cổ phiếu thường... Vì: chi phí sử dụng vốn vay thường là thấp nhất trong các loại nguồn vốn cần huy động nêu trên- ngoại trừ các nguồn vốn chiếm dụng!

Việc sử dụng Hệ số nợ như thế nào cho hợp lý => cần xem xét thêm ảnh hưởng của hệ thống đòn bẩy trong DN.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
HyperVN nói:
Em cũng chưa biết anh Phạm Cung đang bàn đến góc độ nào? Nếu chỉ đơn thuần mượn tiền của thằng con AB (chiếm dụng tạm thời) thì chắc chắn là có thể cưỡng chế được vì A là mẹ mà (nghĩa đen luôn), còn nếu chơi trò rút ruột thằng con (điều chuyển tài sản) thì em nghĩ không ổn lắm. Nghị định 153/2004/NĐ-CP có quy định rõ trách nhiệm của Công ty mẹ (tương tự hình thức Tổng Công ty - Khối DNNN):



Ý anh Cung muốn nói đến kẽ hở trong luật? Vậy thì bác cứ phân tích rõ ràng hơn chút được không? Em đặt trong trường hợp tuyệt đối là Công ty mẹ sẽ điều chuyển toàn bộ tài sản, vốn của Công ty con về, chỉ để lại cái xác không, như vậy phải làm thế nào?
Bác Hyper ơi, là đúng luật đó, chư ko có kẽ hở nào đâu.
Tùy theo hình thức pháp lý của cty con--> chủ sở hữu vốn có thể là chủ cty(sở hữu 100% vốn), cổ đông, hoặc thành viên (<100% vốn).
Đối với hình thức sở hữu 100% vốn thì chủ cty có tất cả các quyền như quy định đối với cty TNHH 1 thành viên, bao gồm cả quyền lập nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ cty.

Nếu cty mẹ đầu tư vào cty con <100% vốn, thì phải thông qua ĐHĐCĐ hoặc HĐTV. Mà 2 nhóm này thì có tất cả các quyền bao gồm cả sử đổi, bổ sung Đlệ như quy định tại Luật DN.

Do vậy, việc điều chuyển TS, vốn nếu đã thông qua các chủ sở hữu vốn(chính là cty mẹ) thì ko có gì là trái luật cả bác nhỉ.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Bổ sung ý của VuHoaiDuc

Nếu chọn giải pháp cho vay

1. Ảnh hưởng thuế: Nếu giải pháp lưạ chọn là thông qua quan hệ vay mượn, đơn vị đi vay (công ty mẹ A) sẽ có lợi về thuế, nhưng công ty con AB lại có thu nhập lãi vay, lại phải nộp thuế. Xét trên cả nhóm Công ty mẹ- con, thế là không có ảnh hưởng gì

2. Ảnh hưởng đối với phân tích báo cáo tài chính: Báo cáo riêng của công ty mẹ bị ảnh hưởng như VuHoaiDuc đã phân tích, ở đây mình chỉ nói thêm là đứng về phía người vay, hệ số nợ cao chỉ tốt khi chỉ số Interest cover (không biết tiếng Việt là gì- tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay/lãi vay) là cao để đủ bù đắp chi phí lãi vay.

Nếu chọn giải pháp chi trả lãi:

1. Ảnh hưởng thuế: không có, vì đây là phần lãi sau thuế của AB và AA

2. Ảnh hưởng đối với phân tích báo cáo tài chính của AA và AB. Có vẻ như là có, khi tăng cổ tức dẫn tới việc người sử dụng báo cáo tài chính sẽ có suy đoán là A (công ty mẹ) không muốn đầu tư lâu dài vào AA và AB cho nên mới không dùng lợi nhuận để lại (các quỹ) để tái đầu tư mà lại chia hết cho công ty mẹ. Hoặc là công ty AA và AB (hai công ty con) đã cạn ý tưởng đầu tư, tức là đã phát triển đến mức bão hoà rồi, không còn phát triển hơn được nữa.

Một câu hỏi có lẽ là cuối cùng:

Ở Việt Nam đã có quy định là lợi nhuận nào được chia cổ tức và lợi nhuận nào chưa được chia chưa nhỉ?
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Gửi Hyper: Cái nghị định 153 này hay đấy, có thể cho mình xin bản mềm được không (địa chỉ phamcung@yahoo.com)

Mình chưa đọc qua nghị định này, nhưng đúng là đoạn trích của Hyper thấy có lỗ hổng thật, tại vì cũng chẳng biết thế nào là "giảm sút một cách nghiêm trọng thật".

Tuy thế, bản thân mình thấy mấy cái cấm này của nghị định 153 là không cần thiết. Mọi quyết định của Công ty mẹ là vì lợi ích của cả Nhóm công ty mẹ-con. Mà đã vì cả nhóm công ty mẹ-con thì phải tập trung cho ông con nào đem lại lợi ích lơn nhất cho nhóm công ty mẹ con ấy chứ không thể có kiểu cào bằng được.

Thế này nhé: Mẹ A có con AA ở miền Bắc, AB ở miền Nam kinh doanh một mặt hàng gì đấy. Thời thế thay đổi, mẹ A quyết định không đặt trọng tâm kinh doanh ở miền Bắc như trước đây nữa vì dự đoán được tnhf hình rất khó khăn trong năm tới mà quyết định tập trung vào AB ở miền Nam (vẫn giữ AA ở miền Bắc như là đại lý cho AB), thế là A quyết định phải chuyển tài sản của AA vào cho AB thông qua hình thức quyết nghị của HĐQT của AA cho AB vay, mượn tài sản. (Nếu thông qua chia quỹ thì chỉ đươc jhuy động tới mức tối đa số dư của quỹ mà thôi). Rõ ràng là lợi nhuận của AA sẽ bị sụt giảm "một cách nghiêm trọng" (ví dụ giảm 1000 triệu) do không có tài sản mà kinh doanh nữa nhưng lợi nhuận của AB nhờ đó lại tăng lên tới 3000 triệu. Lợi nhuận của cả nhóm Công ty mẹ-con này tăng lên tới 2000 triệu, thuế nộp cho nhà nước cũng tăng lên, thế thì cơn cớ gì mà phải cấm.

Dĩ nhiên là quy định thì phải tuân thủ, nhưng rõ ràng là quy định này không hợp lý, không chặt chẽ và bó hẹp quyền tự chủ trong việc đưa ra các quyết định của công ty mẹ.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
phamcung nói:
Dĩ nhiên là quy định thì phải tuân thủ, nhưng rõ ràng là quy định này không hợp lý, không chặt chẽ và bó hẹp quyền tự chủ trong việc đưa ra các quyết định của công ty mẹ.
Đối với các cty vốn thuộc tư nhân là như thế. Nhưng vốn NN thì lại khác bác ạ. Chủ sở hữu cao nhất là các cơ quan ban ngành, chức năng. Cho nên mọi sự thay đổi tất nhiên là phải theo mấy cái thể chế của các cơ quan này ban hành.
Cái NĐ153 là quy chế đối với tổng cty-đơn vị thành viên, bác Hyper?

Ở Việt Nam đã có quy định là lợi nhuận nào được chia cổ tức và lợi nhuận nào chưa được chia chưa nhỉ?
Đối với DN ngoài quốc doanh thì cứ theo Điều lệ hoặc QĐ của ĐHĐCĐ, HĐTV.
Còn DNNN thì bác tham khảo Điều 27, 28 của ND199.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA