Trải nghiệm- Lợi hay hại?- Vui hay buồn?

  • Thread starter xuantham
  • Ngày gửi
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
Đặt câu hỏi này có vẻ không hợp lý, vì khi nói chuyện về công việc, về xử lý công việc người ta cũng hay nói " hơn nhau là ở chổ trãi nghiệm". Như vây vô hình chung đã xem như " trãi nghiệm" là có ích, nó giúp cho người từng trãi nghiệm nâng giá trị " sử dụng" của mình lên. Bằng chứng là trong các thông báo tuyển dung người ta thường hay ghi điều kiện : kinh nghiêm n năm về........

Thế nhưng, hihi. vấn đề là ở chổ thế nhưng, khi tuyển dụng thì người ta rất chuộng những người có hiểu biết rộng, kinh nghiệm nhiều, khả năng xử lý được các tình huống có thể xảy ra, nhưng nếu trên hồ sơ bạn làm nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực quá thì họ lại không tin tưởng.

Vòng lẫn quẩn, nhân viên thì mình luôn mong muốn họ có khả năng ứng xử mọi tình huống, có nhiều kinh nghiệm. Thế nhưng mình sẽ không tin tưởng họ lắm khi họ không làm chết một ngành nghề, linh vực trong thời gian dài. Tức là muốn có một sản phẩm hoàn thiện nhưng lại không chấp nhận các hoàn cảnh để có sản phẩm đó.

Như vậy, nêu bạn đi xin việc, hay khi bạn tuyển dụng bạn sẽ xử lý thế nào?
Là người xin việc: bạn dấu cái trãi nghiệm nhiều ngành nghề, lĩnh vực để khai mình "chuyên ngành". Hay khai " trãi nghiệm" nhiều để chứng minh năng lực?

Là người tuyển dụng bạn nhân định thế nào về vấn đề trãi nghiệm này? Lợi? Hại? Cần hay không cần?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
Theo em, không phải chỗ nào cũng ycầu knghiệm về công việc, và cũng không fải chỗ nào cũng "e ngại" NV trải nghiệm đa ngành nghề đâu chị oi.
Vd: khi cty cần tuyển vị trí GD nhân sự, thì chắc chắn cty fải ycầu vấn đề kinh nghiệm 05 năm chuyên môn, và trải nghiệm ở những lĩnh vực khác thì không quan trọng lắm.
Nhưng nếu cần tuyển vị trí Giám đốc Kinh doanh, thì ngoài việc ycầu 05 năm về chuyên môn, ứng viên nên biết thêm những ngành nghề khác (ngoại ngữ, tài chính, PR, marketing...) vì GĐ kdoanh thường xuyên tiếp xúc và làm việc với nhiều loại khách hàng khác nhau, nên trải nghiệm đa ngành nghề sẽ là lợi thế lớn với họ.
Còn nếu cty cần 01 vài nv nhập liệu cho hệ thống hàng hóa, thì có thể chấp nhận SV mới ra trường, và cty sẵn sàng đào tạo.

Từ những snghĩ theo góc độ cty tuyển dụng, có thể kết luận được ý kiến của em nếu em là ứng cử viên fỏng vấn.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
Một khía cạnh khác của việc "trãi nghiêm" đó là sợ hãi khi nhìn ra được nguy cơ, trong khi người không từng trãi nghiệm thì lại không hề nhìn thấy.

Và kêt quả là người từng trãi nghiệm: một là sông trong sự lo âu nếu "sống cùng với lũ"; hai là đi tìm nơi không có nguy cơ. Và như thế cuộc sống có thể không ổn định. Trong khi đó, người không từng trãi nghiệm, họ không lo lắng gì cả, vui vẻ đón nhận những hào nhoáng bên ngoài, thậm chí dón nhận lợi lộc từ một âm mưu lừa đảo mà khg chút nghi ngờ. Một năm, hai năm , thâm chí nhiều năm sau khi hành vi lừa đảo bị phát hiện thì người ta có bao giờ suy nghĩ và đánh giá rằng những người đã từng từ chối nơi " lừa đảo" đó là đúng dắn không? Hay là họ lại bị đánh giá là " hâm".

Nếu bạn là nhà tuyển dụng , chưa có nhiều trãi nghiệm rắc rối, chắc chắn bạn sẽ không tin rằng người ta từ bỏ nơi làm khác vì nơi đó có vấn đề, hay vì môi trường không phù hợp. Mà bạn sẽ nghỉ ngay rằng: người này không năng lực để xin vào chổ khác; thậm chí bạn có thể nghĩ rằng người này không tốt vì nói xấu nơi làm cũ hay bạn không tin rằng người này nói láo khi nói các nơi mình làm việc đều thấy nguy cơ, hay đều có sự đổi xử không tốt với nhân viên ( mặc dù cái này thực tế là đầy rẫy)

Nếu bạn là nhà tuyển dụng đã từng vỡ đầu, nứt trạng với biết bao nhiêu trắc trở thì ban có thể thông cảm và hiểu nổi lòng và hoàn cảnh của người xin viêc đã từng trãi qua. Thế nhưng bao nhiêu người thông cảm và chấp nhận tuyển dung họ

Nếu bạn là người xin việc, chắc chắn bạn sẽ gặp 1 trong 2 quan điểm trên. Như vây bạn sẽ chọn cách trả lời thế nào khi được hỏi về lý do thay đổi chổ làm? và vì sao chưa tìm được chổ làm phù hợp?
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
Sau mấy năm mình lại quay lại cái đề tài này. Vẫn thấy suy nghĩ mình không thây đổi. Không biết mình có chẻ nhỏ sợi tóc không khi suy nghĩ về đều này?
Nhưng thực tế là mình đánh giá SWOT của mình thôi
 
Lostly

Lostly

Trung cấp
Ðề: Trải nghiệm- Lợi hay hại?- Vui hay buồn?

Mục đích của người tuyển dụng là chọn người có thể làm được những công việc mà đơn vị cần với một chi phí hợp lý trong những khoảng thời gian nhất định. Tuỳ theo từng tính chất và mức độ công việc họ sẽ có những tiêu chí cụ thể hơn để lựa chọn ứng viên cho phù hợp. Như khả năng hoàn thành công việc, khả năng gắn bó ngắn dài hạn, khả năng phát triển, hoàn cảnh,hình thức ..."trải nghiệm" xét cho cùng cũng chỉ là một trong số các tiêu chí đó.Hơn ai hết người tuyển dụng lao động sẽ nhận biết được những khó khăn, phức tạp của từng công việc mà ứng viên phần nhiều khó có thể biết được nên họ sẽ đưa ra những lựa chọn mà mình cho là khả quan nhất. Những người có trải nghiệm thì dễ nhìn thấy nguy cơ hơn, điều đó là đúng, tuy nhiên nguy cơ nó còn đặt ở vị trí, hoàn cảnh nào, giữa việc biết mà vẫn thực hiện với việc không biết mà vẫn thực hiện mới là vấn đề khác nhau.Khi biết người ta sẽ lượng hoá được rủi ro và sẵn sàng phương án hoặc chủ động chấp nhận nếu nó đến để xử lý, khi không biết thì có thể như tiếng sét giáng xuống đầu khiến người ta choáng váng không biết xử lý thế nào. Người lao động cũng phải tuỳ theo bản thân, hoàn cảnh của mình mà xem xét để tuyển dụng công việc cho phù hợp. VD: Cty muốn tuyển một bạn kế toán viên chỉ làm một vài nghiệp vụ không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng mềm thì tiêu chí sẽ là khả năng gắn bó và mức thu nhập mong muốn chứ không phải bề rộng và bề sâu như kế toán trưởng. Một nhân viên KD nhiều trải nghiệm chưa chắc đã là lựa chọn tốt cho một vị trí chỉ cần có quan hệ "hẹp". Việc từ chối ứng viên đơn giản là đưa ra lý do người đó không phù hợp với mục đích tuyển dụng của đơn vị còn lý do đó có thể là lý do chính hay không thì ứng viên chưa chắc đã hiểu hết.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA