Định nghĩa nợ/có trong một tài khoản

  • Thread starter siegfried
  • Ngày gửi
hoangtruchuy

hoangtruchuy

Sơ cấp
30/3/09
13
0
0
42
Tân Đinh, Q.1
em xin chào các anh chị kế toán. Nhà mình đã ai hạch toán BH thất nghiệp chưa?. Công ty e từ đầu năm đến giờ chưa đóng BHTN giờ phải truy thu và bắt đầu hạch toán. Em giờ không biết cho BHTN vào TK nào? có anh chị nào giúp em được không? em cảm ơn nhiều!!!!!
Chào bạn! Tài khoản Bảo hiểm thất nghiệp bạn tham khảo tại thông tư 244/2009/TT-BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2009. trích điều 17 như sau:
Điều 17. Kế toán Bảo hiểm thất nghiệp

Bổ sung tài khoản 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp.

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích và đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ở đơn vị theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Doanh nghiệp phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi và quyết toán riêng Bảo hiểm thất nghiệp.

Kết cấu, nội dung phản ánh của tài khoản 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

PhuongBK

Guest
18/6/09
8
0
0
Hà Nội
Tôi đọc mà cũng thấy ù cả tai hoa cả mắt :D
Nợ và Có thực ra nó chỉ là cách quy ước trong ngtắc kế toán chứ ko f/ánh đúng bản chất của Nợ và Có. Trong kế toán
Về Tài sản: tăng TS ghi Nợ, giảm TS ghi Có
Về Nguồn vốn: tăng NV ghi Có, giảm NV ghi nợ
Còn về ghi Nợ, Có vs các nghiệp vụ ở bank thì hoàn toàn ngược so với kế toán ở các DN
 
M

Mau Don

Cao cấp
23/2/10
238
1
0
Hà Nội
E cũng đã xem nhiều bài nói về nợ và có. Đúng là mình phải phân biệt được đâu là tài sản, đâu là nguồn vốn. Lúc đó thì chỉ việc cho tài sản vào bên nợ khi tăng và vào bên có khi giảm, nguồn vốn vào bên có khi tăng và bên nợ khi giảm. E cũng đã có lần nhầm lẫn tệ hại giữa nợ và có. Có lẽ ta nên phân tích kỹ đâu là tài sản và nguồn vốn thôi.
 
Sửa lần cuối:
L

linhngoc87

Sơ cấp
3/8/09
14
0
3
theo tôi nghĩ mình cũng ko cần phải tìm hiểu kỹ về nguồn gốc Nợ và Có đâu. chỉ cần nắm cho được tài sản và nguồn vốn là ok rùi
 
Q

quickview

Guest
13/10/09
1
0
0
Hà Nội
Mới vào nghề đã ù hết cả tai, hoa hết cả mắt rồi, ai bảo làm kế toán là dễ nhỉ :(
 
mrhung

mrhung

Nguyễn Trọng Hùng
23/4/08
339
19
18
Hà Giang
webketoan.vn
Nợ và Có chỉ là quy ước để hạch toán, chứ ko nên hiểu Nợ, Có theo nghĩa đen của nó, chưa tìm thấy dịnh nghĩa chính thức về Nợ và Có nhưng bạn để ý mà xem nó rất lôgic chứ ko vô lý như bạn tưởng đâu nhé
 
M

Meodoian

Sơ cấp
8/1/10
18
1
0
Gầm cầu
Đơn giản thôi, suy ngẫm là ra ấy mà. Không phải tự dưng mà qui ước như vậy đâu
 
L

levantungvu

Sơ cấp
27/11/08
1
0
1
40
quang nam
Chào các cao thủ! Em là newbie vừa bước vào chập chững học kế toán. Khi đụng đến một tài khoản, em cứ lộn giữa nợ và có, tại sao trong loại TK 1,2,6,8 tăng lên thì lại cho là NỢ(debit) còn giảm thì lại cho là CÓ(credit)!!! Chẳng phải 1,2,6,8 là loại Tài sản của doanh nghiệp sao? như vậy khi tăng lên phải là CÓ chớ, sao lại kêu là NỢ được!!! Ngược lại với TK 3,4,5,7 cũng bị tương tự thế. Tại sao mình kg đảo lại cho dễ nhớ. Nói như vậy để các bác hiểu rằng định nghĩa NỢ, CÓ này là như thế nào? Em hỏi mấy đứa bạn đi trước toàn bảo do người ta qui định thế thì mình làm thế, NỢ-CÓ không phải nghĩa đó đâu!!! Thế nó nghĩa là gì??? Các bác giúp với!!!!!
TK 1,2,6,8 sở dĩ tăng lên bên Nợ, ngược lại TK 3,5,7 tăng lên bên Có là vì để để cân đối giửa khoản giữa nguồn vốn và tài sản. Trong kế toán các tài sản và nguồn vốn đều đối xứng với nhau thì mới cân đối được:
1. Tk tài sản này tăng lên một lượng, thì tài sản khách giảm đi một lượng
Vd: N TK 111/C TK 112: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ.
2. Tk tài sản tăng lên một lượng, thì nguồn vốn cũng tăng lên một lượng
Vd: N 156,N Tk 1331/C 331: Mua hàng chưa trả tiền cho người bán
3. Tk tài sản này tăng lên môt lương, thì tài sản khác giảm đi một lượng
Vd: N Tk 211,N Tk 1331/ C Tk 111,112: Mua TSCĐ thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, tiền mặt cho người bán
4. TK tài sản giảm đi một lượng, thì nguồn vốn giảm đi một lượng
Vd: N Tk 331/ C Tk 111,112: Thanh toán công nợ cho nhà cung cấp bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
 
L

levantungvu

Sơ cấp
27/11/08
1
0
1
40
quang nam
j kỳ vậy,,khó hiểu wa.vậy chứ nếu mình mua chiếc xe hơi 1tỷ đồng bằng chính tiền của Bố mình cho mình thi minh đâu co Nợ ai đâu,ngược lại mình lại co Có thêm 1 chiếc xe===>vậy fải ghi Có xe hơi mới đúng chư???:wall:
Nếu bạn mua một chiếc xe hơi từ tiền túi mình bỏ ra mà cho công ty thì hạch toán như thế này:
N Tk 211, N Tk 1331/ C Tk 3388: khi mua TSCĐ cho công ty thì tất nhiên sẽ tăng TSCĐ, còn khoản phải trả khoản nợ tiền mua thì là phải trả cho chính anh, Tk 3388 treo theo dõi mã của anh.
 
N

Nguyễn Thế Mẫn

Guest
Hi bạn siegfried, mình xin có một số ý kiến và mẹo nhỏ cho bạn dễ nhớ.
TK loại 1,2,3,6,8 là loại tk Tăng thì bạn ghi bên Nợ, tương ứng lại thì loại TK 4,5,7 thì khi tăng thì bạn ghi bên Có. Vì tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh đều tương ứng giữa Nợ và Có, vì thế bạn chỉ cần hình dung thì dễ làm hơn.
VD : Bạn dùng tiền cty ra mua một bất cứ món hàng gì thì có nghĩa là số tiền trong cty bạn bị giảm đi, nhưng cty bạn sẽ thêm được một món hàng.Vì thế mình phải ghi Nợ 152,156,211 ( vì món hàng đó bạn mua như thế nào) và bên cạnh đó bạn được hưởng tiền thuế GTGT thì bạn cũng ghi Nợ 1331, và cuối cùng là bạn phải ghi Có 1111
 
N

nguyenhoa1511

Sơ cấp
7/10/08
49
3
8
39
Chương Mỹ, Hà Nội
Đối với TK là tài sản thuộc TK loại 1 và loại 2
Đối với TK là nguồn vốn thuộc TK loại 3 và loại 4
TK liên quan tới việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh là TK từ loại 5 đến 9
TK ngoài bảng là loại 0
Về việc hạch toán ghi nợ ghi có
Như Mẫn nói là ko đúng: TK loại 3 tăng không ghi ở bên nợ. Chính xác phải như thế này nhé:
Với loại tài khoản 1 và 2 thuộc nhóm Tài sản. Là tài sản thì tăng ghi ở bên nợ, giảm ghi ở bên có. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ thì cùng bên với bên tăng (trường hợp này là nằm bên nợ" Với tài khoản Tài sản thì việc ghi nợ có chỉ là quy ứơc thôi.
Còn với TK loại 3 và 4 là thuộc nhóm Nguốn vốn thì ta thấy Một tài sản thì phải có giá trị TS và nguồn hình thành của nó. Hai cái này đối nghịch nhau vậy định khoản và việc ghi nợ có cũng vậy.
Tóm lại
TK loại 1, 2: Tăng ghi bên nợ, giảm ghi bên có, số dư đầu kỳ và cuối kỳ ghi bên nợ
TK loại 3,4: Tăng ghi bên có, giảm ghi bên nợ, số dư đầu kỳ và cuối kỳ ghi bên có
TK loại 6,8: Tăng ghi bên nợ, giảm ghi bên có và không có số dư
TK loại 5,7:Tăng ghi bên có và giảm ghi bên nợ, không có số dư
TK loại 9 dùng để xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ kết chuyển tkyfTK loại 5,6,7,8 sang. Ko có số dư cuối kỳ
TK loại 0: đây là TK ngoài bảng. Có kết cấu giống TK loại 1 và 2

Chúc bạn thành công!
 
N

nguoigockinhbac

Guest
10/3/10
1
0
0
Hà Nội
Chào các bác,

Các bác làm ơn cho em hỏi, nếu em làm 1 cặp định khoản trong đó có ghi nhiều Nợ, nhiều Có đối ứng với nhau nhưng tổng Nợ vẫn bằng tổng Có thì có sai nguyên tắc hạch toán không. Kiểu như:
Nợ TK xxxx
Nợ TK xxxx:
Có TK xxxx:
Có TK xxxx:
Có TK xxxx:

Thanks các bác nhiều!
 
H

hoatuyet1412

Sơ cấp
1/3/10
5
0
0
Hà Nội
Chào các bác,

Các bác làm ơn cho em hỏi, nếu em làm 1 cặp định khoản trong đó có ghi nhiều Nợ, nhiều Có đối ứng với nhau nhưng tổng Nợ vẫn bằng tổng Có thì có sai nguyên tắc hạch toán không. Kiểu như:
Nợ TK xxxx
Nợ TK xxxx:
Có TK xxxx:
Có TK xxxx:
Có TK xxxx:

Thanks các bác nhiều!
Không sao đâu bạn ah.Ví dụ bạn mua hàng có VAT mà thanh toán bằng tiền mặt và số còn lại chưa thanh toán thì đấy là bút toán kép rùi còn gì.
 
I

itgvietnam

Guest
Như thế sợ không ổn lắm. Giả sử nghiệp vụ như pác lấy ví dụ ở trên:

Nợ TK 156: 10,000
Nợ TK 13311: 1,000
Có TK 1111: 5,000
Có TK 331: 6,000

Vậy khi em ghi lên sổ cái TK 111 hoặc 331, ở cột TK đối ứng sẽ là các tài khoản 156 và 13311 đúng không ạ? Nhưng khi đó số tiền ở mỗi TK đối ứng là bao nhiêu? Và cách chia số tiền đó cho mỗi tài khoản như thế nào ạ?
 
Sửa lần cuối:
P

phanthiha1307

Sơ cấp
27/1/10
7
0
0
36
TP.Ha Tinh
em xin chào các anh chị kế toán. Nhà mình đã ai hạch toán BH thất nghiệp chưa?. Công ty e từ đầu năm đến giờ chưa đóng BHTN giờ phải truy thu và bắt đầu hạch toán. Em giờ không biết cho BHTN vào TK nào? có anh chị nào giúp em được không? em cảm ơn nhiều!!!!!
Chào bạn, theo chế độ kế toán mới được bổ sung 01/01/2010 thì BHTN được cho vào tài khoản 3389, bạn tìm thông tư 244 sẽ rõ hơn nhé.
 
N

Nguyen van Khai

Guest
1/7/07
12
2
3
Thanh Xuan-HN
Chào cả nhà! a(C) cho em hỏi. bên em làm HTX DV Điện thì khi mua hàng hoá về định khoản thể nào nhỉ? có thể coi HD đầu vào là hàng hoá ko? và đk thế này dc ko?
N156
N133
C111,112,331 như thế thì TK 156 ko bao giờ tồn kho ah!
 
N

nguyenhoa1511

Sơ cấp
7/10/08
49
3
8
39
Chương Mỹ, Hà Nội
Chào cả nhà! a(C) cho em hỏi. bên em làm HTX DV Điện thì khi mua hàng hoá về định khoản thể nào nhỉ? có thể coi HD đầu vào là hàng hoá ko? và đk thế này dc ko?
N156
N133
C111,112,331 như thế thì TK 156 ko bao giờ tồn kho ah!
Khi mua hàng về bạn nhập kho bình thường
Nợ 156
Nợ 133
Có 111,112, 331
Ngoài việc định khoản thì bạn phải theo dõi tồn kho chứ. Nhập kho thì phải theo dõi cả xuất kho và tồn kho. Khi ghi nợ cho 156 và trong kỳ không xuất thì đương nhiên kỳ sau sẽ có tồn kho giá trị hàng hoá chính bằng số bạn đã ghi nợ mà chưa xuất
Khi bạn xuất kho bán hàng thì bạn ghi bình thường
Nợ 111,112,131
Có 511
Có 3331
và Nợ 632
Có 156
Nếu bên bạn làm dịch vụ, bạn xuất hàng làm nhiều lần thì bạn có thể làm như sau:
Nợ 154(TH làm theo QĐ số 48)
có 156
Đến khi nghiệm thu thì phản ánh doanh thu và kết chuyển Nợ 632
Có 154: (theo dõi theo từng hợp đồng khác nhau)

Chúc bạn thành công
 
J

jinftu

Guest
19/5/11
1
0
0
39
Hà Nội
Túm lại rất đơn giản. mà lại rất phức tạp, ngồi vọc mãi cũng ra. thôi đi ngủ mai vọc tiếp vậy. thank everyone!
wall.gif
 
M

myself

Guest
29/10/14
1
1
3
32
Cám ơn bài viết của mọi người nhiều lắm, em bh đang cố gắng học đây, chắc sẽ khó khăn lắm.Cứ Nợ rồi lại Có k hiểu gì hết trơn ash. Em còn phải cố gắng học thuộc bảng TKKT nữa
 
  • Like
Reactions: phuongchang

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA