Định nghĩa nợ/có trong một tài khoản

  • Thread starter siegfried
  • Ngày gửi
P

phuongchang

Guest
22/6/15
12
4
3
30
vậy thế nào là nợ, thế nào là có ạ, ví dụ như e nhìn thấy bảng công nợ của 1 công ty khách hàng của cty em, họ ghi là mua hàng chưa thanh toán(ghi bên có), thanh toán cho CT SKV( ghi bên nợ). Vậy nếu nta mua thì nta có, mà ng ta trả thì nta nợ ạ
 
  • Like
Reactions: Văn Luận
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

Lvantin

Guest
24/12/15
2
2
1
43
Các bạn đừng dính vào ý nghĩa của từ ngữ mà làm rối lên. Mặt dù cố gắng hiểu theo 1 hướng nào đó cũng có thể chấp nhận được. Nhưng trong việc ghi chép nhật ký kế toán, cái quan trọng là làm sao ghi cho chính xác bên nào (Nợ hay Có) của 1 tài khoản nào đó. Để làm được chuyện này bạn cần đi tới bản chất của loại tài khoản đó. Ví dụ tài khoản tiền mặt mang ý nghĩa tổ chức của bạn có bao nhiêu tiền mặt. Bây giờ hình dung dấu + (tăng) là Nợ, dấu - (giảm) là có. Cho nên giả sử bạn lấy tiền mặt 100K ra để làm việc gì đó, thì đối với tài khoản tiền mặt của bạn sẽ bị giảm đi 100K, ban ghi bên cột giảm (có) 100K. Nếu bạn thu về tiền mặt 200K, thì tài khoản tiền mặt tăng lên 200K vậy đối với TK tiền mặt bạn ghi bên cột Tăng (Nợ) 200K. Sau 1 thời gian giao dich, tổng tiền mặt bạn có sẽ là = tổng tăng (Nợ)-tổng giảm(có) + cộng số tiền ban đầu bạn có.

Chúc vui vẻ.
 
  • Like
Reactions: Văn Luận
L

Lvantin

Guest
24/12/15
2
2
1
43
.....Tiếp tục phần phân tích của mình thì rõ ràng chữ Tăng/Giảm sẽ sát nghĩa và dễ hiểu hơn chữ Nợ/Có nhiều. Khi nào TK đó tăng lên bạn ghi bên Tăng, khi nào giảm bạn gi bên Giảm, thế thôi.
 
  • Like
Reactions: Văn Luận
T

thường duy

THÙY DƯƠNG
15/4/15
771
177
43
33
Quảng Bình - Vũng Tàu
em xin chào các anh chị kế toán. Nhà mình đã ai hạch toán BH thất nghiệp chưa?. Công ty e từ đầu năm đến giờ chưa đóng BHTN giờ phải truy thu và bắt đầu hạch toán. Em giờ không biết cho BHTN vào TK nào? có anh chị nào giúp em được không? em cảm ơn nhiều!!!!!
tra hệ thống tk là có liền ah, 3389
 
D

DUONG XA PHONG

Guest
9/4/16
23
18
3
90
Hi,everybody! em cũng đồng ý với anh Trung.
Trước em mới học nguyên lý kế toán cô cũng không giải thích vì sao lại là nợ có. cứ coi đó là quy ước ngẫu nhiên. Quan trọng là khi làm kế toán mình phải phần biệt đâu là Tài sản, đâu là Nguồn vốn, hai tài khoản loại này kết cấu ngược nhau mà. và thêm một số tài khoản đặc biệt nữa. Nói chung là làm nhiều thì quen thôi ạ. Cô giáo em còn bảo các chuẩn mực kế toán đọc thường không hiểu ngay được đâu phải đọc đi đọc lại, lúc đầu không hiểu thì hôm sau lại đọc tiếp.hic.
Mà hình như quy ước nợ có này là quy ước quốc tế?
Chào các cao thủ! Em là newbie vừa bước vào chập chững học kế toán. Khi đụng đến một tài khoản, em cứ lộn giữa nợ và có, tại sao trong loại TK 1,2,6,8 tăng lên thì lại cho là NỢ(debit) còn giảm thì lại cho là CÓ(credit)!!! Chẳng phải 1,2,6,8 là loại Tài sản của doanh nghiệp sao? như vậy khi tăng lên phải là CÓ chớ, sao lại kêu là NỢ được!!! Ngược lại với TK 3,4,5,7 cũng bị tương tự thế. Tại sao mình kg đảo lại cho dễ nhớ. Nói như vậy để các bác hiểu rằng định nghĩa NỢ, CÓ này là như thế nào? Em hỏi mấy đứa bạn đi trước toàn bảo do người ta qui định thế thì mình làm thế, NỢ-CÓ không phải nghĩa đó đâu!!! Thế nó nghĩa là gì??? Các bác giúp với!!!!!

Kính gởi các bạn Siegfried, Thetai75, DoanMinhTrung, Pham012, NguyenDucPhong, v.v...
Tôi xin gởi kèm theo đây bài viết :

Ý NGHĨA NỢ và CÓ trong KẾ TOÁN.

Khoảng hơn 130 năm về trước, Pháp Quốc có dùng KẾ TOÁN PHẦN ĐƠN (Comptabilité en pariie simple) trong đó có ghi DOIT và
AVOIR, dịch sang tiếng Viêt Nam là NỢ và CÓ.
DOIT : (động từ, ngôi thứ ba số ít của động từ DEVOIR) có nghĩa là NỢ.
AVOIR : (động từ chưa chia) có nghĩa là CÓ.
Kế Toán phần đơn thật đơn giản, không có đầy đủ ý nghĩa khoa học như ở Kế Toán phần kép (Comptabilité en partie double) hiện
đang được dùng hầu hết ở khắp nơi trên thế giới.
Ông A mua chịu (chưa trả tiền ngay) $20.000 hàng hóa thì doanh nghiệp bên bán hàng ghi bên NỢ Ông A thiếu $20.000. Đến khi
Ông A mang $20.000 sang trả thì doanh nghiệp ghi bên CÓ $20.000 để xóa nợ.
Lần hồi sau đó (khoảng 80 năm sau) Pháp Quốc đưa ra Kế Toán phần kép mà trong đó tài khoản "HÀNG HÓA" được ghi chép
theo Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên (Permanence de l'Inventaire) và cùng lúc thay thế bên NỢ là DÉBIT và bên CÓ làCRÉDIT.
Thật sự DEBIT và CREDIT không có ý nghĩa gì trong Kế Toán, chỉ được coi như là phương hướng mà thôi.
. Hàng hải thương thuyền : gọi Hữu mạn là TRIBOARD và Tả mạn là BÂBOARD.
. Giòng sông : được gọi là Hữu ngạn (bờ sông bên phải đứng nhìn từ nguồn ra biển) và Tả ngạn.
. Trường Quốc Gia Thương Mại Saigon, từ năm 1956 đến 1975 đã đào tạo 17 Khóa 3 năm và 2 khóa chót dang dở,
đã dùng 2 danh từ TÁ PHƯƠNG và THẢI PHƯƠNG để chỉ danh 2 danh từ DEBIT và CREDIT.

Trở lại vấn đề Kế Toán đang bàn luận.

Trong Hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết Định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20-3-2006 của Bộ Trưởng Tài Chính
có thể phân loại thành 3 nhóm chính:

1.- NHÓM 1 : TÀI KHOẢN THUỘC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Comptes de Bilan) gồm có :

. Tiểu nhóm 1a ( Loại 1 - Tài Sản ngắn hạn } xuất hiện bên phía TÀI SẢN
( Loại 2 - Tài Sản dài hạn } của Bảng Cân Đối Kế Toán.

. Tiểu nhóm 1b ( Loại 3 - Nợ phải trả } xuất hiện bên phía NGUỒN VỐN
(Loại 4 - Vốn Sở hữu chủ } của Bảng Cân Đối Kế Toán.

2.- NHÓM 2 : TÀI KHOẢN ĐIỀU HÀNH (Comptes de Gestion) gồm có :

. Tiểu nhóm 2a ( Loại 5 - Doanh thu.
(DOANH THU) ( Loại 7 - Thu nhập khác.

. Tiểu nhóm 2b ( Loại 6 - Chi phí Sản xuất kinh doanh.
(CHI PHÍ) ( Loại 8 - Chi phí khác.

3.- NHÓM 3 : TÀI KHOẢN KẾT QUẢ (Comptes de Résultat).

gồm có : Lọai 9 - Xác Định Kết Quả Kinh Doanh.

SỰ VẬN HÀNH GIỮA CÁC TÀI KHOẢN KẾ TOÁN (Jeu des comptes)

TÀI SẢN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGUỒN VỐN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Các tài khoản : Tài Sản Ngắn Hạn ! Các tài khoản : Nợ Phải Trả
Tài Sản Dài Hạn ! Vốn Sở Hữu Chủ
!
QUI TẮC VẬN HÀNH : !
Những tài khoản thuộc bên TÀI SẢN của Bảng Cân Đối ! Những tài khoản thuộc bên NGUỒN VỐN của Bảng Cân Đối
Kế Toán được ghi vào bên NỢ cho những tăng giá trị ! Kế Toán được ghi vào bên CÓ cho những tăng giá trị của chúng
của chúng và ghi vào bên CÓ cho những giảm giá trị ! và ghi vào bên NỢ cho những giảm giá trị của chúng.
của chúng. !
(Les comptes d'actif sont débités de leurs augmentations ! (Les comptes de passif sont crédités de leurs augmentations
et crédités de leurs diminutions.) ! et débités de leurs diminutions.)
(extrait du page 37 Leo Chardonnet, Édition J. Delmas et Cie 1972).

Thí dụ :Ngày 1-1-xx, Ông A mang tiền mặt $500.000 ra làm Vốn để kinh doanh thương mại.
Tiền mặt (tài khoản thuộc bên TÀI SẢN của Bảng CĐKT) tăng lên $500.000 được ghi vào bên NỢ.
Vốn Sở hữu chủ (tài khoản thuộc bên NGUỒN VỐN) tăng lên $500.000 được ghi vào bên CÓ.

GHI NHẬT KÝ :
1111 Tiền mặt..........................................500.000

4111 Vốn sở hữu chủ..................................500.000

NGOẠI LỆ :
Vài tài khoản thuộc về bên TÀI SẢN của Bảng CĐKToán (Loại 1 và Loại 2) kể ra dưới đây :
Loại 1 : TK 129 - Dự phòng giá đầu tư ngắn hạn TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Loại 2 : TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
TK 214 - Hao mòn TSCĐ (tài khoản phụ : 2141 2142 2143 và 2147)
có sự VẬN HÀNH Y NHƯ CÁC TÀI KHOẢN THUỘC VỀ NGUỒN VỐN. Khoảng hơn 60 năm về trước, chúng được liệt kê
bên NGUỒN VỐN của Bảng CĐKToán, và vì chúng cách xa với các tài khoản chính (thuộc bên TÀI SẢN) như Đầu Tư Ngắn Hạn,
Phải Thu Khó Đòi, Hàng Tồn Kho v.v....nên chúng không thể phơi bày cho chủ doanh nghiệp biết được GIÁ TRỊ THỰC THỤ
KẾ TOÁN (Valeur nette comptable) của các tài khoản chính. Do đó, các tác giả biên soạn kế toán đã quyết định mang chúng sang bên phía TÀI SẢN, sau khi đổi dấu Cộng (+) sang dấu Trừ (-), y như cách giải phương trình trong Đại số học.
Các tài khoản nầy, tuy nằm bên TÀI SẢN, nhưng vận chuyển y như các tài khoản nằm bên NGUỒN VỐN, có số dư bên CÓ,
duy chỉ bị mang dấu trừ khi ghi vào bên TÀI SẢN của Bảng CĐKToán mà thôi.

QUI TẮC VẬN HÀNH CHO CÁC TÀI KHOẢN ĐIỀU HÀNH :
Tiểu nhóm 2a : "Các tài khoản Chi phí Sản Xuất Kinh Doanh và Chi Phí Khác" được ghi vào bên NỢ, những chi phí
do doanh nghiệp thương mại gánh chịu.
Tiểu nhóm 2b : "Các tài khoản Doanh thu và Thu Nhập Khác" được ghi vào bên CÓ, những doanh thu và thu nhập
do doanh nghiệp nhận được.

NHÓM 3 : CÁC TÀI KHOẢN KẾT QUẢ (Compte de Résultat) :
Tài khoản : Xác Định Kết Quả Kinh Doanh

Theo tuần tự, tiểu nhóm 2a (Chi phí Sản xuất Kinh doanh, Chi phí khác) được kết chuyển vào bên NỢ, và Tiểu nhóm 2b
(Doanh thu và Thu Nhập khác) được kết chuyển vào bên CÓ cùa TK Xác Định Kết Quả Kinh Doanh.
Nếu tổng số NỢ > tổng số CÓ ----------------> LỔ
Nếu tổng số CÓ > tổng số NỢ ----------------> LÃI.

+ +
+
BONUS :
Trích trong sách ACCOUNTING, Second Edition của tác giả HORNGREN & HARRISON 1992 :
ACCOUNTING EQUATION and THE RULES OF DEBIT AND CREDIT
ACCOUNTING EQUATION :

ASSETS (Tài sản) = LIABILITIES (Nợ) + OWNER'S EQUITY (Vốn SHC)
-------------------------------------------- ----------------------------------------- -------------------------------------------
RULES DEBIT ! CREDIT DEBIT ! CREDIT DEBIT ! CREDIT
OF for ! for for ! for for ! for
DEBIT INCREASE ! DECREASE DECREASE ! INCREASE DECREASE ! INCREASE
&
CREDIT
KẾT :
Bác XàPhòng năm nay 82 tuổi, còn minh mẫn, không đãng trí.
Cố gắng viết vài chữ kế toán gởi đến các bạn.
Nếu có rãnh, kỳ tới Bác XPhòng sẽ viết về Phương Pháp Kiểm Kê Định Kỳ trong Kế Toán Việt Nam.
Chúc các bạn Sức khỏe và May mắn.
Bye.



Chào bạn siegfried
Cái vụ nợ có này luôn luôn là một vấn đề nhỏ mà không nhỏ đối với tất cả dân mới vào nghề kế tóan. Tôi cũng đã từng hỏi tại sao không một thày cô nào viết hoặc giảng cho cặn kẽ, dễ hiểu vấn đề này mà cứ đi vào những cái cao siêu.
Tớ nghĩ thế này
Nếu bạn cho tôi vay tiền thì tôi nợ bạn và bạn cho tôi nợ. Chúng ta bắt đầu lạon lên vị nợ rồi đây. Nhưng kế tóan rất hay
Bạn cho tôi vay tiền, tôi PHẢI TRẢ cho bạn, còn bạn PHẢI THU của tôi. Rõ ràng chưa.
Bây giời đến NỢ
Nếu bạn mua 1 cái ôtô và chưa trả tiền mặt 1 tỷ đồng, ví dụ thế. Vụ này sẽ nói sao
Nói: Tôi 1 cái ôtô, và tôi NỢ anh 1 tỷ đồng
Nói+ Kế tóan: tôi 1 cái ô tô, tôi PHẢI TRẢ 1 tỷ đồng
Kế tóan: Nợ TK 211, TK 331 1.000.000.000 đồng
Giải nghĩa theo văn nói: Anh đang ở chỗ tôi 1 tỷ đồng và Tôi đang NỢ anh 1 cái ôtô

Kết luận: Thuật ngữ NỢ, CÓ trong tài khỏan kế tóan về bản chất là đúng với ngôn ngữ nói. Tại vì bạn không nghĩ sâu hơn nên tưởng rằng Nợ là mình Nợ, và có là mình có. SAI RỒI hì, hì

Chúc bạn học kế tóan vui
Chào các cao thủ! Em là newbie vừa bước vào chập chững học kế toán. Khi đụng đến một tài khoản, em cứ lộn giữa nợ và có, tại sao trong loại TK 1,2,6,8 tăng lên thì lại cho là NỢ(debit) còn giảm thì lại cho là CÓ(credit)!!! Chẳng phải 1,2,6,8 là loại Tài sản của doanh nghiệp sao? như vậy khi tăng lên phải là CÓ chớ, sao lại kêu là NỢ được!!! Ngược lại với TK 3,4,5,7 cũng bị tương tự thế. Tại sao mình kg đảo lại cho dễ nhớ. Nói như vậy để các bác hiểu rằng định nghĩa NỢ, CÓ này là như thế nào? Em hỏi mấy đứa bạn đi trước toàn bảo do người ta qui định thế thì mình làm thế, NỢ-CÓ không phải nghĩa đó đâu!!! Thế nó nghĩa là gì??? Các bác giúp với!!!!!
Chào các cao thủ! Em là newbie vừa bước vào chập chững học kế toán. Khi đụng đến một tài khoản, em cứ lộn giữa nợ và có, tại sao trong loại TK 1,2,6,8 tăng lên thì lại cho là NỢ(debit) còn giảm thì lại cho là CÓ(credit)!!! Chẳng phải 1,2,6,8 là loại Tài sản của doanh nghiệp sao? như vậy khi tăng lên phải là CÓ chớ, sao lại kêu là NỢ được!!! Ngược lại với TK 3,4,5,7 cũng bị tương tự thế. Tại sao mình kg đảo lại cho dễ nhớ. Nói như vậy để các bác hiểu rằng định nghĩa NỢ, CÓ này là như thế nào? Em hỏi mấy đứa bạn đi trước toàn bảo do người ta qui định thế thì mình làm thế, NỢ-CÓ không phải nghĩa đó đâu!!! Thế nó nghĩa là gì??? Các bác giúp với!!!!!
 
  • Like
Reactions: HO Anh Hue
T

tamvietketoan

Guest
21/4/16
7
0
1
29
mình cũng bắt đầu học kế toán, cứ nợ nợ - có có mà k hiểu bản chất thật :)))
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
mình cũng bắt đầu học kế toán, cứ nợ nợ - có có mà k hiểu bản chất thật :)))

Muốn biết bản chất bạn phải học từ Nguyên lý ... Phải hiểu các khái niệm: Thế nào là Tài khoản, thế nào là Cân đối, thế nào là nguồn, vốn, thế nào là TS có, TS nợ ... Vì mới: (..bắt đầu học kế toán..) Thì chưa hiểu là phải thôi..
Nếu là KT thì không thể như thường duy nói: (..Chỉ cần biết TK loại 1,2,6,8 tăng thì cho nợ, còn lại thì có. cần gì biết bản chất..)
 
N

Nguyễn Minh Thương

Guest
15/7/16
10
0
1
34
Vậy chúng ta giải thích rút tiền mặt về nhập quỹ thế nào nhi ?
Mình có ở ngân hàng :10 tr
Mình nợ quỹ TM :10tr
hay : Ngận hàng có 10tr
và ngân hàng nợ quỹ của mình :10tr.
đúng là loan,,,,,
 
Huyền1243

Huyền1243

Guest
29/3/15
55
2
8
32
Nhổn city
Vậy chúng ta giải thích rút tiền mặt về nhập quỹ thế nào nhi ?
Mình có ở ngân hàng :10 tr
Mình nợ quỹ TM :10tr
hay : Ngận hàng có 10tr
và ngân hàng nợ quỹ của mình :10tr.
đúng là loan,,,,,
Mình ghi là Có 112 , nợ 111 số tiền 10 tr bạn rút tiền ở ngân hàng về nhập quỹ chứ ngân hàng liên quan gì đến quỹ tiền mặt của công ty bạn
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Mình ghi là Có 112 , nợ 111 số tiền 10 tr bạn rút tiền ở ngân hàng về nhập quỹ chứ ngân hàng liên quan gì đến quỹ tiền mặt của công ty bạn

Bạn ấy đang muốn làm kế toán 2 nơi .. Nếu thế cũng chẳng sao vì nằm trên 2 Hệ thống sổ sách của 2 DN.. nhưng bên NH không: (..ngân hàng nợ quỹ của mình :10tr..) mà HT ngược với DN :rolleyes::rolleyes:
 
Huyền1243

Huyền1243

Guest
29/3/15
55
2
8
32
Nhổn city
Bạn ấy đang muốn làm kế toán 2 nơi .. Nếu thế cũng chẳng sao vì nằm trên 2 Hệ thống sổ sách của 2 DN.. nhưng bên NH không: (..ngân hàng nợ quỹ của mình :10tr..) mà HT ngược với DN :rolleyes::rolleyes:
Ngân hàng họ hạch toán ngược với mình mà bạn
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Nợ hay có thực ra mình cũng đã tìm đủ loại sách, tài liệu, hỏi nhiều người nhưng không ai có câu trả lời thỏa đáng về nó, tất nhiên nó là quy ước nhưng vì sao có quy ước ấy nó cũng phải có nguồn gốc. VÀ có lẽ vì quá xa xưa rồi nên chúng ta không biết được, dù sao Việt nam chỉ là học theo người ta nên không có cái gốc. Do đó khi hạch toán mình không bao giờ nghĩ rằng nợ có cái gì mà luôn suy nghĩ cái gì tăng cái gì giảm nó đúng bản chất hơn
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Nợ hay có thực ra mình cũng đã tìm đủ loại sách, tài liệu, hỏi nhiều người nhưng không ai có câu trả lời thỏa đáng về nó, tất nhiên nó là quy ước nhưng vì sao có quy ước ấy nó cũng phải có nguồn gốc. VÀ có lẽ vì quá xa xưa rồi nên chúng ta không biết được, dù sao Việt nam chỉ là học theo người ta nên không có cái gốc. Do đó khi hạch toán mình không bao giờ nghĩ rằng nợ có cái gì mà luôn suy nghĩ cái gì tăng cái gì giảm nó đúng bản chất hơn

Không phải: (..có lẽ vì quá xa xưa rồi nên chúng ta không biết được..) Mà có lẽ HS bây giờ học qua loa không nắm được Nguyên lý và bản chất của Kế toán thôi. Những người học trước đây không ai hỏi những điều này cả !
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
40
Tô hiệu, Hải Phòng
Không phải: (..có lẽ vì quá xa xưa rồi nên chúng ta không biết được..) Mà có lẽ HS bây giờ học qua loa không nắm được Nguyên lý và bản chất của Kế toán thôi. Những người học trước đây không ai hỏi những điều này cả !
Vậy bạn có thể tìm ở đâu tài liệu nói về nó không, mình đã hỏi đủ loại thầy cô giáo kế toán không ai biết
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Không phải: (..có lẽ vì quá xa xưa rồi nên chúng ta không biết được..) Mà có lẽ HS bây giờ học qua loa không nắm được Nguyên lý và bản chất của Kế toán thôi. Những người học trước đây không ai hỏi những điều này cả !
Cái này đơn giản mà?
 
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Vậy bạn có thể tìm ở đâu tài liệu nói về nó không, mình đã hỏi đủ loại thầy cô giáo kế toán không ai biết
Làm gì có chuyện thầy cô giáo không biết.
Chẳng qua ko thèm nói vs bạn thôi.
Chứ vấn đề này có cái gì mà phải hỏi.
Bạn nên nhớ hệ thống kế toán của VN từ lúc sơ khai ko phải do chúng ta tự nghĩ ra.
 
L

lmdat

Guest
8/7/10
2
0
1
41
TPHCM
Mình cũng lăn tăn tại sao lại là Nợ/Có khi đọc cuốn Nguyên Lý Kế Toán bằng tiếng Việt thì chỉ nói là quy ước, Mình tìm trong cuốn Accounting Principles (https://learn.saylor.org/pluginfile.php/41219/mod_resource/content/2/AccountingPrinciples.pdf), người ta định nghĩa:
"Accountants use the term debit instead of saying, "Place an entry on the left side of the T-account". They use the term credit for "Place an entry on the right side of the T-account". Debit (abbreviated Dr.) simply means left side; credit (abbreviated Cr.) means right side."

Đã dịch ra tiếng Việt thì sai luôn cmn nghĩa gốc.. Nên hiểu là Debit chỉ là cột bên trái của T-account, Credit chỉ là cột bên phải T-account.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Đúng là như vậy, vô cùng dơn giản. "Nợ" chính là có và "Có" thật sự là nợ đó mà...
Không biết học kế toán bây giờ thế nào mà rất nhiều kế toán không nắm được kiến thức cơ bản nhất của kế toán như: Bản chất, Mục đích, yêu cầu, Chức năng, tầm quan trọng ... và còn cho rằng: ( Kế toán không có chức năng quản lý nên bị GĐ, các bộ phận khác coi thường ..) !!!
 
  • Like
Reactions: ACC4RUM

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA