Kế toán xây dựng rất mới

  • Thread starter girl_taichinh
  • Ngày gửi
G

girl_taichinh

Guest
24/8/05
56
0
0
42
ha noi
Công ty mình đang thực hiện sửa chữa một số hạng mục công trình thuộc lĩnh vực xây dựng. Mình đã có dự toán và quyết toán công trình và đã xuất hoá đơn. Tuy nhiên việc dự toán và quyết toán kô phải do mình làm, mà do bên A làm, sau đó nhân viên kỹ thuật của Cty mình trực tiếp ký nhận.
Mình là kế toán, chỉ dựa vào quyết toán để làm sổ kế toán. Tuy nhiên mình muốn kô biết là chi phí vật liệu và chi phí nhân công trên bảng quyết toán có nhất thiết phải trùng khớp với trị giá vật liệu dùng cho từng hạng mục công trình (cả về số lượng và đơn giá) trên sổ sách kế toán hay kô? Và chi phí nhân công có cần thiết phải trùng khớp với bảng chấm công hay kô? Em thấy bảng quyết toán bao giờ cũng có hệ số điều chỉnh mà.
Mọi người giúp em giải toả thắc mắc nhé!
Cảm ơn nhiều.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

nmh_phocu

User đã bị cấm truy cập
20/12/05
244
0
0
Hà nội
girl_taichinh nói:
Công ty mình đang thực hiện sửa chữa một số hạng mục công trình thuộc lĩnh vực xây dựng. Mình đã có dự toán và quyết toán công trình và đã xuất hoá đơn. Tuy nhiên việc dự toán và quyết toán kô phải do mình làm, mà do bên A làm, sau đó nhân viên kỹ thuật của Cty mình trực tiếp ký nhận.
Mình là kế toán, chỉ dựa vào quyết toán để làm sổ kế toán. Tuy nhiên mình muốn kô biết là chi phí vật liệu và chi phí nhân công trên bảng quyết toán có nhất thiết phải trùng khớp với trị giá vật liệu dùng cho từng hạng mục công trình (cả về số lượng và đơn giá) trên sổ sách kế toán hay kô? Và chi phí nhân công có cần thiết phải trùng khớp với bảng chấm công hay kô? Em thấy bảng quyết toán bao giờ cũng có hệ số điều chỉnh mà.
Mọi người giúp em giải toả thắc mắc nhé!
Cảm ơn nhiều.
Nói chung là không cần phải chính xác tuyệt đối nhưng không được chênh lệch nhiều quá, trường hợp có chênh lệch nhiều so với quyết toán thì phải có lý do chính đáng, ví dụ do tại thời điểm này giá thép lên cao chẳng hạn, anh cũng đã dính trường hợp giá thép thực tế lên quá cao rồi nhưng công trình đó lại của nước ngoài nên không được bù giá thép. He he, chúc thành công:biggrin:
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Về nguyên tắc, quyết toán nghiệm thu của bên A không liên quan gì đến các số liệu thực tế hay trên sổ sách kế toán của bên B. Đây là văn bản bổ sung cùng với biên bản nghiệm thu công trình để xác nhận là bên B đã thực hiện đúng hợp đồng với khối lượng, chất lượng, chủng loại vật tư đã đạt yêu cầu. Biên bản quyết toán kiểu này thường chỉ là nghiệm thu khối lượng và chất lượng, chi tiết thêm chút nữa là chủng loại vật tư cũng như khối lượng vật tư, không nghiệm thu giá trị. Nếu bên A là cơ quan nhà nước và biên bản nghiệm thu này do Thanh tra xây dựng làm, bên A có trách nhiệm trước đối với nhà nước về vốn xây dựng chứ không phải bên B, trừ khi 2 bên có thỏa thuận khác hoặc bên B cũng có trách nhiệm liên đới quy định trong hồ sơ đấu thầu.
Đối với kế toán, việc làm "gần đúng" với số liệu biên bản nghiệm thu cũng giống như tất cả các nghiệp vụ xử lý số liệu, cân đối số liệu mà mọi kế toán đều phải làm để hoàn chỉnh sổ sách mà thôi. Số trên sổ sách phải căn cứ vào Nhật ký công trình hay các chứng từ nhập xuất, đối với công ty hay đối với cơ quan thuế là số liệu thực tế.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
adam_tran nói:
Về nguyên tắc, quyết toán nghiệm thu của bên A không liên quan gì đến các số liệu thực tế hay trên sổ sách kế toán của bên B.

Trước giờ Virgin cứ nghĩ là về nguyên tắc, những số liệu lên trên bảng quyết toán A-B phải đúng chi phí trên sổ của B. (NVL X mua có thể là 10đ, nhưng tính là 11đ nhưng phải có chứng từ rõ ràng thể hiện trên sổ sách của B)
Bác nói thế thì đúng là khi duyệt quyết toán A phải cắt thẳng tay không thương tiếc là đúng rồi.
 
S

Scorpio

Guest
30/12/04
144
0
0
43
Somewhere with U :)
Virgin nói:
Trước giờ Virgin cứ nghĩ là về nguyên tắc, những số liệu lên trên bảng quyết toán A-B phải đúng chi phí trên sổ của B. (NVL X mua có thể là 10đ, nhưng tính là 11đ nhưng phải có chứng từ rõ ràng thể hiện trên sổ sách của B)
Bác nói thế thì đúng là khi duyệt quyết toán A phải cắt thẳng tay không thương tiếc là đúng rồi.
Em chưa hiểu chỗ này lắm anh Virgin, mua là 10, thì trên sổ phải thể hiện là 10 chứ. Nếu quyết toán duyệt 10, nhưng chi phí bỏ ra là 11 thì B chịu thiệt 1đ. Em thấy hầu như bên A chỉ quan tâm đến các chứng từ chi phí có giá trị lớn khi công trình bị thanh tra. Khi ký duyệt quyết toán, chủ đầu tư quan tâm đến các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành và giá trị được duyệt thường không lớn hơn dự toán ban đầu trừ khi có đồng ý bằng văn bản của chủ đầu tư cho phần phát sinh thêm.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Thủ tục của quá trình thanh lý hợp đồng lý thuyết đại khái như sau:
1. Kiểm tra khối lượng thi công: Căn cứ vào bản vẽ và khối lượng đo đạc thực tế.
2. Kiểm tra chất lượng thi công: Căn cứ vào đo đạc và các biện pháp kỹ thuật.
3. Đối chiếu dự toán: Căn cứ vào số liệu đo đạc và hồ sơ dự thầu được duyệt để tính ra tổng chi phí, từ đó làm căn cứ đối chiếu công nợ thanh toán.
4. Kiểm tra số liệu chi tiết: Đối chiếu với sổ Nhật ký công trình mà bên B và giám sát thi công của bên A ký.
Bước 3 và 4 tiến hành đồng thời. Trường hợp 2 bên không quy định kiểm tra tại bước 4, tức là bên A không cử giám sát công trình ký vào Nhật ký công trình của bên B thì bên A mặc nhiên phải chấp nhận Nhật ký của bên B. Điều này có nghĩa là bên A không cần phải kiểm tra ở bước 4. Thực tế, các công trình xây dựng nhỏ thì quá trình nghiệm thu chỉ dừng ở bước 1, 2 và 1 chút bước 3 thôi.
Về giá trị công trình, đơn giá vật tư và nhân công trên bảng quyết toán là khối lượng thực tế nhân đơn giá trên dự toán đấu thầu trừ khi 2 bên thỏa thuận lại. Còn đơn giá vật tư nhân công trên sổ sách là đơn giá chi phí thực tế, bao gồm cả biến động chênh lệch giá cũng như các khoản hư hao thiệt hại do bên B thi công gây ra v...v do đó, bản chất 2 số liệu này không giống nhau. Nói rõ hơn, thí dụ những khoản thiệt hại do bên B thi công sai hư vẫn có trên sổ bên B nhưng không có trên quyết toán. Hoặc những khoản do bên B tiết kiệm NVL mà giảm xuống thì bên A vẫn phải thanh toán theo đơn giá và KL ban đầu, trừ khi khi kiểm tra bên A phát hiện bên B gian lận giảm tỷ lệ xi măng, giảm cốt thép v…v.
Trong thực tế, từ Nhật ký công trình thực tế đến Sổ kế toán (Sổ chi tiết CP, Nhập Xuất, lương bổng) khác xa, chênh lệch nhau là chuyện thường. Đại đa số là có chênh lệch do kế toán phải "xử lý" lại số liệu từ Nhật ký (mà thậm chí chẳng có Nhật ký hay Nhật ký ghi không rõ). Lý thuyết cũng có chênh lệch, chẳng hạn Ctrình A lấy 10 bao xi măng ở đại lý A giá 10 đồng, Ctrình B lấy ở đại lý B 10 bao giá 11 đồng, trên sổ Nhật ký Ctrình A ghi chi phí là 10 đ trong khi sổ sách kế toán tính lại phải là 10.5 đ.
Sổ kế toán mà bạn cho là phải giống Quyết toán ở đây là sổ Nhật ký công trình, nhưng nhật ký phải làm hàng ngày (hoặc tuần), lại phải có chữ ký của Giám sát thi công bên A nên phải nói "Quyết toán phải làm giống sổ" mới đúng. Còn sổ kế toán như Chi tiết chi phí, bảng lương v...v thì bên A không có quyền kiểm tra, trừ khi 2 bên có thỏa thuận khác hoặc công trình sử dụng vốn nhà nước và có lệnh thanh tra kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với các bạn kế toán phải làm “kế toán thuế” mà không có nhật ký công trình, bạn phải bám vào quyết toán để cân đối sổ sách cho hợp lý. Trường hợp này thì sổ sách của bạn chỉ để hợp thức hóa thôi, không liên quan gì đến bên A (Cũng có rất nhiều công trình bàn giao xong mà kế toán vẫn chưa xong sổ sách).
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
heheh..câu đầu tiên, khi tranh cãi thì cái hơi của ông adam giống hệt..(ác ) .ma.....ni (bắc nhị hồng)

Nếu nói trên nguyên tắc, thì những chi phí hợp lý mà B đã bỏ ra sẽ được lên quyết toán công trình và A sẽ thanh toán lại cho B. Bên A cũng chẳng lòng nào mà cắt bớt chi phí hợp lý của B. Tuy nhiên, vì thầu xây dựng chỉ sống được nhờ "chấm mút" vào đơn giá và khối lương nên khi quyết toán A mới cắt giảm quyết toán với B

Về giá trị công trình, đơn giá vật tư và nhân công trên bảng quyết toán là khối lượng thực tế nhân đơn giá trên dự toán đấu thầu trừ khi 2 bên thỏa thuận lại.

Nhân công thì đã có định mức còn đơn giá vật tư thì bác nhầm. Bác có thể tham khảo lại thông tư 02/2005/TT-BXD ngày 25/02/2005 về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng. (Phần II, II, 3.Giá hợp đồng)
Câu phát biểu của bác chỉ đúng khi ký hợp đồng theo giá hợp đồng trọn gói hoặc giá hợp đồng theo đơn giá cố định. Thông thường, đơn giá nguyên vật liệu chỉ được A tính theo giá thực tế thị trường Trên nguyên tắc nếu B lấy đúng giá thị trường thì okie...nhưng chẳng đơn vị B nào làm vậy

Còn đơn giá vật tư nhân công trên sổ sách là đơn giá chi phí thực tế, bao gồm cả biến động chênh lệch giá cũng như các khoản hư hao thiệt hại do bên B thi công gây ra v...v do đó, bản chất 2 số liệu này không giống nhau. Nói rõ hơn, thí dụ những khoản thiệt hại do bên B thi công sai hư vẫn có trên sổ bên B nhưng không có trên quyết toán. Hoặc những khoản do bên B tiết kiệm NVL mà giảm xuống thì bên A vẫn phải thanh toán theo đơn giá và KL ban đầu, trừ khi khi kiểm tra bên A phát hiện bên B gian lận giảm tỷ lệ xi măng, giảm cốt thép v…v.

B thi công hư thì ráng mà chịu, sao mà bắt A chịu mà đòi lên quuyết toán vậy bác ? Còn những khoản do B tiết kiệm để xem B có có được hưởng không thì phải xem lại thông tư 02 trên.

Trong thực tế, từ Nhật ký công trình thực tế đến Sổ kế toán (Sổ chi tiết CP, Nhập Xuất, lương bổng) khác xa, chênh lệch nhau là chuyện thường. Đại đa số là có chênh lệch do kế toán phải "xử lý" lại số liệu từ Nhật ký (mà thậm chí chẳng có Nhật ký hay Nhật ký ghi không rõ). Lý thuyết cũng có chênh lệch, chẳng hạn Ctrình A lấy 10 bao xi măng ở đại lý A giá 10 đồng, Ctrình B lấy ở đại lý B 10 bao giá 11 đồng, trên sổ Nhật ký Ctrình A ghi chi phí là 10 đ trong khi sổ sách kế toán tính lại phải là 10.5 đ.
Sổ kế toán mà bạn cho là phải giống Quyết toán ở đây là sổ Nhật ký công trình, nhưng nhật ký phải làm hàng ngày (hoặc tuần), lại phải có chữ ký của Giám sát thi công bên A nên phải nói "Quyết toán phải làm giống sổ" mới đúng. Còn sổ kế toán như Chi tiết chi phí, bảng lương v...v thì bên A không có quyền kiểm tra, trừ khi 2 bên có thỏa thuận khác hoặc công trình sử dụng vốn nhà nước và có lệnh thanh tra kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với các bạn kế toán phải làm “kế toán thuế” mà không có nhật ký công trình, bạn phải bám vào quyết toán để cân đối sổ sách cho hợp lý. Trường hợp này thì sổ sách của bạn chỉ để hợp thức hóa thôi, không liên quan gì đến bên A (Cũng có rất nhiều công trình bàn giao xong mà kế toán vẫn chưa xong sổ sách).

bàn về nguyên tắc, bác adam lại nói trên thực tế :wall: Thực tế thì có muôn hình vạn trạng. Thực tế là để chi phí nguyên vật liệu lên quyết toán đúng với dự toán, các bác nhà ta toàn đi mua hoá đơn. Đó mới là thực tế.
 
Sửa lần cuối:
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Oh, vấn đề đi hơi xa. Rõ ràng vấn đề người viết topic đang gặp là: Đang làm lại sổ sách, công trình thì hoàn thành xong rồi và thậm chí xuất hóa đơn rồi.
Khi làm lại sổ sách thì bạn ấy lại sợ sai lệch với quyết toán công trình, cái mà bạn thắc mắc là sai lệch này có ảnh hưởng gì với bên thuế không, phải không?
Ý tôi muốn gải thích rằng, quyết toán công trình giữa bên A và bên B chẳng liên can gì đến sổ bên thuế cả. Tuy vậy cũng nên bám vào đó mà làm.
Trường hợp Virgin nói là trường hợp giao thầu không trọn gói hoặc có sự kiểm tra qua lại giữa 2 bên, tức điều này đã thỏa thuận trong hợp đồng thì tất nhiên bên A có quyền kiểm tra các chứng từ sổ sách mà bên B cung cấp. Trường hợp này thường xảy ra khi: Công trình lớn, Bên A là công ty nhà nước hoặc công trình sử dụng vốn nhà nước, hoặc bên A chính là bên B còn bên B là bên B' (hạng mục giao lại)...
B thi công hư thì ráng mà chịu, sao mà bắt A chịu mà đòi lên quuyết toán vậy bác
Ý của tôi là những khoản này vẫn nằm trên sổ bên B, nhưng lại không được lên quyết toán, thành ra mới có sự khác nhau giữa quyết toán và sổ sách.
 
L

letaidung

Guest
23/8/05
4
0
0
48
hanoi
chao girl taichinh tôi thấy rằng:
-Thứ nhất về vấn đề nhân công, đối với đơn vị thi công khi hạch toán chi phí không cần khớp với quyết toán A - B.chi phí này có thể tăng hoặc giảm so với dự toán được A duyệt.(vì trên thực tế dự toán mà A lập căn cứ vào định mức XDCB, trên thực tế thì tôi thấy giá nhân công luôn cao hơn định mức cho phép).Còn chi phí nhân công thì luôn phải trùng khớp với bảng chấm công chứ. có đi làm thì mới có chấm công mà.còn hệ số điều chỉnh trong bảng quyết toán chính là phần để bù vào sự chênh lệch giữa định mức mà nhà nước cho phép và giá cả thực tế chứ không phải là hệ số điều chỉnh giữa bảng chấm công và chi phí nhân công.
- Thứ hai về vấn đề vật tư:
+ Về Số lượng, chủng loại, quy cách vật tư: phải luôn khớp đúng với quyết toán được duyệt.
+ Về giá trị vật tư:không nhất thiết phải bằng giá trị quyết toán A - B. có thể cao hơn hoặc thấp hơn (đối với cơ quan thuế thấp hơn thì không sao, nhưng cao hơn là bạn phải giải thích được cho họ đó nghe) nhưng phải đảm bảo về số lượng, chủng loại cũng như quy cách vật tư đã ký kết với bên A.
Các bạn hãy cùng nhau nêu câu hỏi và thảo luận vấn đề về XDCB nhé tôi thấy mục về XDCB này hay đó
 
M

meobuong

Guest
21/1/11
2
0
0
36
quảngninh
ke toan XD

anh thanh nam oi anh cho em xin dia chi mail cua anh dc ko a?mail cua em la meokt2210@gmail.com.em co 1 vai van de muon tham khao y kien cua anh

co ai giup em voi!cty em lam ve ben XD.Cty dang nhan 1 ctrinh chi dinh thau.va co cac doi thi cong.vay bang luong hang thang cua cac doi lap co can bam sat du toan khong a?hay la lap bang luong theo thuc te tra!D/c mail cua em la meokt2210@gmail.com anh chi nao co dap an giup em voi nhe
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA