1.George Soros - 'cựu vương' tài chính phố Wall
George Soros - tỷ phú nổi tiếng khắp hành tinh.
George Soros xếp thứ 38 trong danh sách những người giàu nhất thế giới (năm 2003), với giá trị tài sản 7 tỷ USD. Nhà tỷ phú gốc Do Thái này nổi tiếng với những thương vụ kiếm bạc tỷ qua các vụ đầu cơ nghẹt thở, song lại chẳng mấy băn khoăn khi dùng tiền cho mục đích từ thiện.
George Soros sinh năm 1930, tại thành phố Budapest, Hungary. Tuổi thơ của George sẽ rất êm đềm nếu không xảy ra Đại chiến thế giới lần thứ II. Năm ông 14 tuổi, Đức quốc xã chiếm Hungary. Là người Do Thái, gia đình ông đứng trước nguy cơ bị lùa vào trại tập trung. May sao, cha ông xoay sở mua được một số giấy thông hành giả và tìm được chỗ trú ẩn tạm thời cho gia đình. Vậy là trong khi nửa triệu người Do Thái gốc Hungary bị phát xít Đức sát hại thì gia đình George Soros đã may mắn thoát chết.
Năm 1947, George Soros sang Anh bắt đầu cuộc đời khốn khó của dân nhập cư. Công việc ban đầu của ông tại đây là bồi bàn ở hiệu ăn sang trọng Quaglino, London. Khi đó, cả gia đình ông phải sống bằng trợ cấp của các cơ quan phúc lợi xã hội. Năm 18 tuổi, với số tiền kiếm được bằng nghề thu hoạch táo và sơn nhà thuê, George Soros ghi danh vào học tại Học viện kinh tế London. Sau giờ học, ông còn phải làm người gác đêm ở một ga tàu hỏa.
Tốt nghiệp năm 1952, George Soros tìm kiếm công việc đầu tiên trên thị trường tài chính. Ông đến thử việc tại Công ty Singer & Friedlander do một đồng hương người Hungary làm quản lý. Chẳng bao lâu, Soros phát hiện mình không phù hợp với công việc ở hãng này và ông quyết định ra đi. Trong lúc đang tìm việc làm mới, Soros được tin một người bạn của cha mình đang cần người phụ việc trong hãng môi giới chứng khoán có trụ sở tại thành phố New York.
Năm 1956, George Soros nhập cư vào Mỹ chỉ với 5.000 USD trong túi và quyết tâm trở thành nhà tài chính chuyên nghiệp, đó chính là bước đi đầu tiên của ông đến miền đất hứa.
Năm 1969, cùng với người bạn Jim Rogers, ông lập ra Quỹ Quantum với lượng vốn ban đầu chỉ vỏn vẹn 4 triệu USD. Đến năm 1980, tổng giá trị của Quỹ đã lên tới 300 triệu USD và thời điểm đỉnh cao là 12 tỷ USD.
Hiện Quantum là một trong những quỹ hùng mạnh nhất trong số 3.000 quỹ tương hỗ trên thế giới. Các chi nhánh của nó trải dài từ Trung đến Đông Âu, Nga, Trung Đông, Nam Mỹ, Guatemala và Mỹ. Và khi khách hàng đầu tư 1.000 USD vào Quỹ Quantum năm 1969 thì đến năm 2000 số tiền đó sẽ tăng lên gấp 4.000 lần tức là 4 triệu USD.
Năm 1993 là năm George Soros đạt mức thu nhập kỷ lục 1,1 tỷ USD, vượt trên tất cả các đối thủ tại phố Wall. Số tiền này thậm chí bằng lợi nhuận mỗi năm của tập đoàn bán đồ ăn nhanh khổng lồ McDonald. Năm 1998, George Soros lọt vào danh sách những người giàu nhất nước Mỹ (đứng thứ 27) với số tài sản trị giá 3,5 tỷ USD.
Theo giới chuyên môn, thành công của George Soros chính là nghị lực phi thường cộng với sự phấn đấu không biết mệt mỏi. Ông thường làm việc liên tục với mỗi đêm chỉ ngủ 2 giờ. Trái với nhiều nhà kinh tế, học thuyết cơ bản của ông về đầu tư là thị trường tài chính - nơi bất ổn nhất. Tại đó, các mức giá cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ phụ thuộc vào người mua và người bán mà đa số họ thường hành động theo cảm tính chứ không bằng những tính toán lôgic.
Ông tin rằng các nhà đầu tư luôn chịu tác động lẫn nhau và có xu hướng dịch chuyển theo số đông. George Soros cố gắng hiểu được hướng đi của số đông đó. Tuy nhiên, đến thời điểm quyết định, ông sẽ tách khỏi xu hướng chung và đi con đường riêng có lợi nhất cho mình.
George Soros cho biết cũng như bao nhà đầu tư khác để có được quyết định đúng, ông phải thu thập các thông tin và phân tích chúng một cách tỉ mỉ, cộng thêm một chút bản năng vốn có và may mắn mới tạo ra được sự thành công.
Trở lại thời kỳ năm 1981, George Soros chính là hình ảnh thu nhỏ của lòng can đảm và thành công. Với những kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm tháng lao động cật lực, George Soros đã trở thành nhân vật giàu có và nổi tiếng tại phố Wall - nơi tập trung đông nhất những nhà đầu tư đẳng cấp thế giới. Nhưng tham vọng thực sự của ông là trở thành một nhân vật được nể trọng ở châu Âu. Để đạt được điều đó, ông không ngần ngại đặt cược những khoản tiền khổng lồ để nắm quyền kiểm soát các thị trường tài chính.
Giới chuyên môn ghi nhận những vụ đầu cơ lớn chưa từng có của George Soros lần đầu tiên khi ông bị nghi ngờ dính líu tới vụ đổ vỡ của thị trường chứng khoán Nhật Bản năm 1990. Trong vụ này, Hãng đầu tư Salomon Brothers là thủ phạm khởi động nền kinh tế bong bóng vào mùa đông năm 1989 và cũng chính hãng này làm nó đổ vỡ hoàn toàn vào năm 1990. Người ta cho rằng George Soros chính là một trong những đồng tác giả bởi quan hệ khá mật thiết giữa ông và Salomon Brothers.
Tháng 9/1992, bằng khoản đầu tư trị giá 10 tỷ USD vào đồng Bảng Anh (GBP), George Soros chính là người đã làm cho đồng GBP phải rút khỏi hệ thống tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM). Nếu giới tài chính quốc tế coi đó là “ngày thứ 4 đen tối” của nước Anh thì ngược lại chỉ trong một đêm, sau khi thức dậy ở căn biệt thự của mình tại Đại lộ số 5 New York, Soros đã kiếm được 1 tỷ USD. Đồng GBP còn tiếp tục xuống giá do vậy, George Soros đã kiếm được gần 2 tỷ USD sau đó. Cả thế giới biết đến Soros như kẻ làm mất uy tín của một trong những đồng tiền có giá trị bậc nhất thế giới.
Kể từ đó, George Soros trở thành nhân vật số một trong giới tài chính. Người ta tin rằng ông có thể "một tay che cả bầu trời" - làm mất giá bất kỳ đồng tiền mạnh nào trên thế giới hay gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế bởi những cư dân của phố Wall và thị trường tài chính London luôn dõi theo và sẵn sàng dập khuôn theo ông.
Một sự kiện khiến cái tên George Soros lại xuất hiện trên tất cả các hàng tít của các tờ báo lớn trên thế giới, đó là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á mùa hè năm 1997. Bắt đầu từ Thái Lan, cuộc khủng hoảng theo hiệu ứng nhanh chóng lan ra toàn châu Á trong nhiều tháng tiếp theo. Như một kết quả tất yếu, các thị trường chứng khoán tại châu Á tụt dốc nhanh chóng.
Đợt sóng này tràn đến phố Wall vào tháng 10/1997. Tâm lý lo ngại cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Á sẽ kéo theo một loạt sự sụp đổ các thị trường tài chính trên toàn cầu đã làm dấy lên làn sóng bán cổ phiếu tại Mỹ vào ngày 27/10. Cũng vào ngày hôm đó, chỉ số Dow Jones rớt 554,26 điểm, vượt trên mức kỷ lục của “Ngày thứ hai đen tối” 1987.
Theo các nhà phân tích, George Soros là nhà đầu cơ ngắn hạn, hoạt động kinh doanh của ông mang tính trục lợi rất cao, đầu tư những khoản tiền lớn nhưng mang nhiều tính đánh bạc trên cơ sở những biến động của thị trường tài chính toàn cầu. Do đó, sau sự kiện này, nhất cử nhất động của George Soros đều thu hút sự chú ý đặc biệt của các quan chức Chính phủ và ngân hàng trung ương của tất cả các nước.
Nước Nga cũng đã từng là nạn nhân của George Soros trong cuộc khủng hoảng tài chính tháng 8/1998 khi giới đầu cơ quốc tế tấn công vào đồng Rúp. Ông đã đưa ra nhưng lời bình luận không có lợi khiến ngay trong giờ đầu tiên giao dịch, chỉ số chứng khoán Nga đã tụt 12%. 5 ngày sau đồng Rúp đã mất tới 25% giá trị. Điều này giải thích cho sự đón tiếp lạnh nhạt của người Nga khi Hiệp hội “Vì một xã hội mở” của George Soros mở chi nhánh tại nước này.
Tuy nhiên, không phải khi nào George Soros cũng là người chiến thắng. Cú ê mặt lớn nhất của ông xảy ra vào tháng 10/1987 khi dự đoán thị trường chứng khoán Mỹ chưa đến thời điểm xuống dốc. Chỉ vài ngày sau đã diễn ra sự kiện “Ngày thứ hai đen tối” khi chỉ số Dow Jones giảm 508 điểm, tức 22,61% chỉ trong một ngày. Đây là mức giảm ghê gớm nhất trong vòng một ngày kể từ khi thị trường chứng khoán Mỹ thành lập.
George Soros bị thiệt hại 300 triệu USD, khiến ông trở thành một trong những cá nhân tổn thất nặng nề nhất trong vụ rớt giá kỷ lục đó. Thật kỳ lạ, ngay cả khi đối mặt với thảm hoạ, lợi nhuận của Quỹ Quantum vẫn tăng 14% và thu nhập cá nhân của George Soros đạt 75 triệu USD, mức cao thứ 2 tại phố Wall.
Năm 1998 được coi là năm thất bại của George Soros, với 2 tỷ USD bị mất trong một vụ vỡ nợ tại Nga. Một năm sau, ông lại tiến hành một phi vụ lớn tại Mỹ khi dự đoán cổ phiếu của các công ty Internet sẽ tụt dốc. Mặc dù dự đoán của ông đã đúng nhưng đợt thoái trào của các “công ty dot com” chỉ thực sự diễn ra một năm sau đó. Vì cú đầu tư sớm này mà ông tổn thất 700 triệu USD.
Sự việc còn trở nên tồi tệ hơn khi ông lao vào mua thêm cổ phiếu của hàng tá các công ty công nghệ cao đang có nguy cơ chết chìm. Mùa xuân năm 2000, chỉ số chứng khoán công nghệ Nasdaq cuối cùng đã rớt thê thảm kéo theo gần 3 tỷ USD tiền đầu tư của George Soros. Ngay cả khi George Soros tuyên bố rút lui khỏi phố Wall, ảnh hưởng của ông đối với thế giới vẫn không hề giảm đi.
Bên ngoài các hoạt động tài chính, George Soros còn được biết đến bằng những cuốn sách và các hoạt động từ thiện. Hiện mỗi năm hệ thống toàn cầu của Hiệp hội “Vì một xã hội mở” tiêu tốn khoảng 500 triệu USD cho các hoạt động nhân đạo, chương trình hỗ trợ kinh tế các nước đang phát triển. George Soros đã xuất bản một số cuốn sách về tài chính và vấn đề toàn cầu hóa khá nổi tiếng như The Alchemy of Finance (1987), Soros on Soros (1995), George Soros on Globalization (2002)... Ông cũng nhận được học vị danh dự từ nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới như Đại học Oxford, Yale, Đại học kinh tế Budapest.
(Theo TBKTVN)
George Soros - tỷ phú nổi tiếng khắp hành tinh.
George Soros xếp thứ 38 trong danh sách những người giàu nhất thế giới (năm 2003), với giá trị tài sản 7 tỷ USD. Nhà tỷ phú gốc Do Thái này nổi tiếng với những thương vụ kiếm bạc tỷ qua các vụ đầu cơ nghẹt thở, song lại chẳng mấy băn khoăn khi dùng tiền cho mục đích từ thiện.
George Soros sinh năm 1930, tại thành phố Budapest, Hungary. Tuổi thơ của George sẽ rất êm đềm nếu không xảy ra Đại chiến thế giới lần thứ II. Năm ông 14 tuổi, Đức quốc xã chiếm Hungary. Là người Do Thái, gia đình ông đứng trước nguy cơ bị lùa vào trại tập trung. May sao, cha ông xoay sở mua được một số giấy thông hành giả và tìm được chỗ trú ẩn tạm thời cho gia đình. Vậy là trong khi nửa triệu người Do Thái gốc Hungary bị phát xít Đức sát hại thì gia đình George Soros đã may mắn thoát chết.
Năm 1947, George Soros sang Anh bắt đầu cuộc đời khốn khó của dân nhập cư. Công việc ban đầu của ông tại đây là bồi bàn ở hiệu ăn sang trọng Quaglino, London. Khi đó, cả gia đình ông phải sống bằng trợ cấp của các cơ quan phúc lợi xã hội. Năm 18 tuổi, với số tiền kiếm được bằng nghề thu hoạch táo và sơn nhà thuê, George Soros ghi danh vào học tại Học viện kinh tế London. Sau giờ học, ông còn phải làm người gác đêm ở một ga tàu hỏa.
Tốt nghiệp năm 1952, George Soros tìm kiếm công việc đầu tiên trên thị trường tài chính. Ông đến thử việc tại Công ty Singer & Friedlander do một đồng hương người Hungary làm quản lý. Chẳng bao lâu, Soros phát hiện mình không phù hợp với công việc ở hãng này và ông quyết định ra đi. Trong lúc đang tìm việc làm mới, Soros được tin một người bạn của cha mình đang cần người phụ việc trong hãng môi giới chứng khoán có trụ sở tại thành phố New York.
Năm 1956, George Soros nhập cư vào Mỹ chỉ với 5.000 USD trong túi và quyết tâm trở thành nhà tài chính chuyên nghiệp, đó chính là bước đi đầu tiên của ông đến miền đất hứa.
Năm 1969, cùng với người bạn Jim Rogers, ông lập ra Quỹ Quantum với lượng vốn ban đầu chỉ vỏn vẹn 4 triệu USD. Đến năm 1980, tổng giá trị của Quỹ đã lên tới 300 triệu USD và thời điểm đỉnh cao là 12 tỷ USD.
Hiện Quantum là một trong những quỹ hùng mạnh nhất trong số 3.000 quỹ tương hỗ trên thế giới. Các chi nhánh của nó trải dài từ Trung đến Đông Âu, Nga, Trung Đông, Nam Mỹ, Guatemala và Mỹ. Và khi khách hàng đầu tư 1.000 USD vào Quỹ Quantum năm 1969 thì đến năm 2000 số tiền đó sẽ tăng lên gấp 4.000 lần tức là 4 triệu USD.
Năm 1993 là năm George Soros đạt mức thu nhập kỷ lục 1,1 tỷ USD, vượt trên tất cả các đối thủ tại phố Wall. Số tiền này thậm chí bằng lợi nhuận mỗi năm của tập đoàn bán đồ ăn nhanh khổng lồ McDonald. Năm 1998, George Soros lọt vào danh sách những người giàu nhất nước Mỹ (đứng thứ 27) với số tài sản trị giá 3,5 tỷ USD.
Theo giới chuyên môn, thành công của George Soros chính là nghị lực phi thường cộng với sự phấn đấu không biết mệt mỏi. Ông thường làm việc liên tục với mỗi đêm chỉ ngủ 2 giờ. Trái với nhiều nhà kinh tế, học thuyết cơ bản của ông về đầu tư là thị trường tài chính - nơi bất ổn nhất. Tại đó, các mức giá cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ phụ thuộc vào người mua và người bán mà đa số họ thường hành động theo cảm tính chứ không bằng những tính toán lôgic.
Ông tin rằng các nhà đầu tư luôn chịu tác động lẫn nhau và có xu hướng dịch chuyển theo số đông. George Soros cố gắng hiểu được hướng đi của số đông đó. Tuy nhiên, đến thời điểm quyết định, ông sẽ tách khỏi xu hướng chung và đi con đường riêng có lợi nhất cho mình.
George Soros cho biết cũng như bao nhà đầu tư khác để có được quyết định đúng, ông phải thu thập các thông tin và phân tích chúng một cách tỉ mỉ, cộng thêm một chút bản năng vốn có và may mắn mới tạo ra được sự thành công.
Trở lại thời kỳ năm 1981, George Soros chính là hình ảnh thu nhỏ của lòng can đảm và thành công. Với những kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm tháng lao động cật lực, George Soros đã trở thành nhân vật giàu có và nổi tiếng tại phố Wall - nơi tập trung đông nhất những nhà đầu tư đẳng cấp thế giới. Nhưng tham vọng thực sự của ông là trở thành một nhân vật được nể trọng ở châu Âu. Để đạt được điều đó, ông không ngần ngại đặt cược những khoản tiền khổng lồ để nắm quyền kiểm soát các thị trường tài chính.
Giới chuyên môn ghi nhận những vụ đầu cơ lớn chưa từng có của George Soros lần đầu tiên khi ông bị nghi ngờ dính líu tới vụ đổ vỡ của thị trường chứng khoán Nhật Bản năm 1990. Trong vụ này, Hãng đầu tư Salomon Brothers là thủ phạm khởi động nền kinh tế bong bóng vào mùa đông năm 1989 và cũng chính hãng này làm nó đổ vỡ hoàn toàn vào năm 1990. Người ta cho rằng George Soros chính là một trong những đồng tác giả bởi quan hệ khá mật thiết giữa ông và Salomon Brothers.
Tháng 9/1992, bằng khoản đầu tư trị giá 10 tỷ USD vào đồng Bảng Anh (GBP), George Soros chính là người đã làm cho đồng GBP phải rút khỏi hệ thống tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM). Nếu giới tài chính quốc tế coi đó là “ngày thứ 4 đen tối” của nước Anh thì ngược lại chỉ trong một đêm, sau khi thức dậy ở căn biệt thự của mình tại Đại lộ số 5 New York, Soros đã kiếm được 1 tỷ USD. Đồng GBP còn tiếp tục xuống giá do vậy, George Soros đã kiếm được gần 2 tỷ USD sau đó. Cả thế giới biết đến Soros như kẻ làm mất uy tín của một trong những đồng tiền có giá trị bậc nhất thế giới.
Kể từ đó, George Soros trở thành nhân vật số một trong giới tài chính. Người ta tin rằng ông có thể "một tay che cả bầu trời" - làm mất giá bất kỳ đồng tiền mạnh nào trên thế giới hay gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế bởi những cư dân của phố Wall và thị trường tài chính London luôn dõi theo và sẵn sàng dập khuôn theo ông.
Một sự kiện khiến cái tên George Soros lại xuất hiện trên tất cả các hàng tít của các tờ báo lớn trên thế giới, đó là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á mùa hè năm 1997. Bắt đầu từ Thái Lan, cuộc khủng hoảng theo hiệu ứng nhanh chóng lan ra toàn châu Á trong nhiều tháng tiếp theo. Như một kết quả tất yếu, các thị trường chứng khoán tại châu Á tụt dốc nhanh chóng.
Đợt sóng này tràn đến phố Wall vào tháng 10/1997. Tâm lý lo ngại cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Á sẽ kéo theo một loạt sự sụp đổ các thị trường tài chính trên toàn cầu đã làm dấy lên làn sóng bán cổ phiếu tại Mỹ vào ngày 27/10. Cũng vào ngày hôm đó, chỉ số Dow Jones rớt 554,26 điểm, vượt trên mức kỷ lục của “Ngày thứ hai đen tối” 1987.
Theo các nhà phân tích, George Soros là nhà đầu cơ ngắn hạn, hoạt động kinh doanh của ông mang tính trục lợi rất cao, đầu tư những khoản tiền lớn nhưng mang nhiều tính đánh bạc trên cơ sở những biến động của thị trường tài chính toàn cầu. Do đó, sau sự kiện này, nhất cử nhất động của George Soros đều thu hút sự chú ý đặc biệt của các quan chức Chính phủ và ngân hàng trung ương của tất cả các nước.
Nước Nga cũng đã từng là nạn nhân của George Soros trong cuộc khủng hoảng tài chính tháng 8/1998 khi giới đầu cơ quốc tế tấn công vào đồng Rúp. Ông đã đưa ra nhưng lời bình luận không có lợi khiến ngay trong giờ đầu tiên giao dịch, chỉ số chứng khoán Nga đã tụt 12%. 5 ngày sau đồng Rúp đã mất tới 25% giá trị. Điều này giải thích cho sự đón tiếp lạnh nhạt của người Nga khi Hiệp hội “Vì một xã hội mở” của George Soros mở chi nhánh tại nước này.
Tuy nhiên, không phải khi nào George Soros cũng là người chiến thắng. Cú ê mặt lớn nhất của ông xảy ra vào tháng 10/1987 khi dự đoán thị trường chứng khoán Mỹ chưa đến thời điểm xuống dốc. Chỉ vài ngày sau đã diễn ra sự kiện “Ngày thứ hai đen tối” khi chỉ số Dow Jones giảm 508 điểm, tức 22,61% chỉ trong một ngày. Đây là mức giảm ghê gớm nhất trong vòng một ngày kể từ khi thị trường chứng khoán Mỹ thành lập.
George Soros bị thiệt hại 300 triệu USD, khiến ông trở thành một trong những cá nhân tổn thất nặng nề nhất trong vụ rớt giá kỷ lục đó. Thật kỳ lạ, ngay cả khi đối mặt với thảm hoạ, lợi nhuận của Quỹ Quantum vẫn tăng 14% và thu nhập cá nhân của George Soros đạt 75 triệu USD, mức cao thứ 2 tại phố Wall.
Năm 1998 được coi là năm thất bại của George Soros, với 2 tỷ USD bị mất trong một vụ vỡ nợ tại Nga. Một năm sau, ông lại tiến hành một phi vụ lớn tại Mỹ khi dự đoán cổ phiếu của các công ty Internet sẽ tụt dốc. Mặc dù dự đoán của ông đã đúng nhưng đợt thoái trào của các “công ty dot com” chỉ thực sự diễn ra một năm sau đó. Vì cú đầu tư sớm này mà ông tổn thất 700 triệu USD.
Sự việc còn trở nên tồi tệ hơn khi ông lao vào mua thêm cổ phiếu của hàng tá các công ty công nghệ cao đang có nguy cơ chết chìm. Mùa xuân năm 2000, chỉ số chứng khoán công nghệ Nasdaq cuối cùng đã rớt thê thảm kéo theo gần 3 tỷ USD tiền đầu tư của George Soros. Ngay cả khi George Soros tuyên bố rút lui khỏi phố Wall, ảnh hưởng của ông đối với thế giới vẫn không hề giảm đi.
Bên ngoài các hoạt động tài chính, George Soros còn được biết đến bằng những cuốn sách và các hoạt động từ thiện. Hiện mỗi năm hệ thống toàn cầu của Hiệp hội “Vì một xã hội mở” tiêu tốn khoảng 500 triệu USD cho các hoạt động nhân đạo, chương trình hỗ trợ kinh tế các nước đang phát triển. George Soros đã xuất bản một số cuốn sách về tài chính và vấn đề toàn cầu hóa khá nổi tiếng như The Alchemy of Finance (1987), Soros on Soros (1995), George Soros on Globalization (2002)... Ông cũng nhận được học vị danh dự từ nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới như Đại học Oxford, Yale, Đại học kinh tế Budapest.
(Theo TBKTVN)