Chân dung các tượng đài về quản lý và KD

  • Thread starter Vualua
  • Ngày gửi
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
1.George Soros - 'cựu vương' tài chính phố Wall


George Soros - tỷ phú nổi tiếng khắp hành tinh.
George Soros xếp thứ 38 trong danh sách những người giàu nhất thế giới (năm 2003), với giá trị tài sản 7 tỷ USD. Nhà tỷ phú gốc Do Thái này nổi tiếng với những thương vụ kiếm bạc tỷ qua các vụ đầu cơ nghẹt thở, song lại chẳng mấy băn khoăn khi dùng tiền cho mục đích từ thiện.

George Soros sinh năm 1930, tại thành phố Budapest, Hungary. Tuổi thơ của George sẽ rất êm đềm nếu không xảy ra Đại chiến thế giới lần thứ II. Năm ông 14 tuổi, Đức quốc xã chiếm Hungary. Là người Do Thái, gia đình ông đứng trước nguy cơ bị lùa vào trại tập trung. May sao, cha ông xoay sở mua được một số giấy thông hành giả và tìm được chỗ trú ẩn tạm thời cho gia đình. Vậy là trong khi nửa triệu người Do Thái gốc Hungary bị phát xít Đức sát hại thì gia đình George Soros đã may mắn thoát chết.

Năm 1947, George Soros sang Anh bắt đầu cuộc đời khốn khó của dân nhập cư. Công việc ban đầu của ông tại đây là bồi bàn ở hiệu ăn sang trọng Quaglino, London. Khi đó, cả gia đình ông phải sống bằng trợ cấp của các cơ quan phúc lợi xã hội. Năm 18 tuổi, với số tiền kiếm được bằng nghề thu hoạch táo và sơn nhà thuê, George Soros ghi danh vào học tại Học viện kinh tế London. Sau giờ học, ông còn phải làm người gác đêm ở một ga tàu hỏa.

Tốt nghiệp năm 1952, George Soros tìm kiếm công việc đầu tiên trên thị trường tài chính. Ông đến thử việc tại Công ty Singer & Friedlander do một đồng hương người Hungary làm quản lý. Chẳng bao lâu, Soros phát hiện mình không phù hợp với công việc ở hãng này và ông quyết định ra đi. Trong lúc đang tìm việc làm mới, Soros được tin một người bạn của cha mình đang cần người phụ việc trong hãng môi giới chứng khoán có trụ sở tại thành phố New York.

Năm 1956, George Soros nhập cư vào Mỹ chỉ với 5.000 USD trong túi và quyết tâm trở thành nhà tài chính chuyên nghiệp, đó chính là bước đi đầu tiên của ông đến miền đất hứa.

Năm 1969, cùng với người bạn Jim Rogers, ông lập ra Quỹ Quantum với lượng vốn ban đầu chỉ vỏn vẹn 4 triệu USD. Đến năm 1980, tổng giá trị của Quỹ đã lên tới 300 triệu USD và thời điểm đỉnh cao là 12 tỷ USD.

Hiện Quantum là một trong những quỹ hùng mạnh nhất trong số 3.000 quỹ tương hỗ trên thế giới. Các chi nhánh của nó trải dài từ Trung đến Đông Âu, Nga, Trung Đông, Nam Mỹ, Guatemala và Mỹ. Và khi khách hàng đầu tư 1.000 USD vào Quỹ Quantum năm 1969 thì đến năm 2000 số tiền đó sẽ tăng lên gấp 4.000 lần tức là 4 triệu USD.

Năm 1993 là năm George Soros đạt mức thu nhập kỷ lục 1,1 tỷ USD, vượt trên tất cả các đối thủ tại phố Wall. Số tiền này thậm chí bằng lợi nhuận mỗi năm của tập đoàn bán đồ ăn nhanh khổng lồ McDonald. Năm 1998, George Soros lọt vào danh sách những người giàu nhất nước Mỹ (đứng thứ 27) với số tài sản trị giá 3,5 tỷ USD.

Theo giới chuyên môn, thành công của George Soros chính là nghị lực phi thường cộng với sự phấn đấu không biết mệt mỏi. Ông thường làm việc liên tục với mỗi đêm chỉ ngủ 2 giờ. Trái với nhiều nhà kinh tế, học thuyết cơ bản của ông về đầu tư là thị trường tài chính - nơi bất ổn nhất. Tại đó, các mức giá cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ phụ thuộc vào người mua và người bán mà đa số họ thường hành động theo cảm tính chứ không bằng những tính toán lôgic.

Ông tin rằng các nhà đầu tư luôn chịu tác động lẫn nhau và có xu hướng dịch chuyển theo số đông. George Soros cố gắng hiểu được hướng đi của số đông đó. Tuy nhiên, đến thời điểm quyết định, ông sẽ tách khỏi xu hướng chung và đi con đường riêng có lợi nhất cho mình.

George Soros cho biết cũng như bao nhà đầu tư khác để có được quyết định đúng, ông phải thu thập các thông tin và phân tích chúng một cách tỉ mỉ, cộng thêm một chút bản năng vốn có và may mắn mới tạo ra được sự thành công.

Trở lại thời kỳ năm 1981, George Soros chính là hình ảnh thu nhỏ của lòng can đảm và thành công. Với những kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm tháng lao động cật lực, George Soros đã trở thành nhân vật giàu có và nổi tiếng tại phố Wall - nơi tập trung đông nhất những nhà đầu tư đẳng cấp thế giới. Nhưng tham vọng thực sự của ông là trở thành một nhân vật được nể trọng ở châu Âu. Để đạt được điều đó, ông không ngần ngại đặt cược những khoản tiền khổng lồ để nắm quyền kiểm soát các thị trường tài chính.

Giới chuyên môn ghi nhận những vụ đầu cơ lớn chưa từng có của George Soros lần đầu tiên khi ông bị nghi ngờ dính líu tới vụ đổ vỡ của thị trường chứng khoán Nhật Bản năm 1990. Trong vụ này, Hãng đầu tư Salomon Brothers là thủ phạm khởi động nền kinh tế bong bóng vào mùa đông năm 1989 và cũng chính hãng này làm nó đổ vỡ hoàn toàn vào năm 1990. Người ta cho rằng George Soros chính là một trong những đồng tác giả bởi quan hệ khá mật thiết giữa ông và Salomon Brothers.

Tháng 9/1992, bằng khoản đầu tư trị giá 10 tỷ USD vào đồng Bảng Anh (GBP), George Soros chính là người đã làm cho đồng GBP phải rút khỏi hệ thống tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM). Nếu giới tài chính quốc tế coi đó là “ngày thứ 4 đen tối” của nước Anh thì ngược lại chỉ trong một đêm, sau khi thức dậy ở căn biệt thự của mình tại Đại lộ số 5 New York, Soros đã kiếm được 1 tỷ USD. Đồng GBP còn tiếp tục xuống giá do vậy, George Soros đã kiếm được gần 2 tỷ USD sau đó. Cả thế giới biết đến Soros như kẻ làm mất uy tín của một trong những đồng tiền có giá trị bậc nhất thế giới.

Kể từ đó, George Soros trở thành nhân vật số một trong giới tài chính. Người ta tin rằng ông có thể "một tay che cả bầu trời" - làm mất giá bất kỳ đồng tiền mạnh nào trên thế giới hay gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế bởi những cư dân của phố Wall và thị trường tài chính London luôn dõi theo và sẵn sàng dập khuôn theo ông.

Một sự kiện khiến cái tên George Soros lại xuất hiện trên tất cả các hàng tít của các tờ báo lớn trên thế giới, đó là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á mùa hè năm 1997. Bắt đầu từ Thái Lan, cuộc khủng hoảng theo hiệu ứng nhanh chóng lan ra toàn châu Á trong nhiều tháng tiếp theo. Như một kết quả tất yếu, các thị trường chứng khoán tại châu Á tụt dốc nhanh chóng.

Đợt sóng này tràn đến phố Wall vào tháng 10/1997. Tâm lý lo ngại cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Á sẽ kéo theo một loạt sự sụp đổ các thị trường tài chính trên toàn cầu đã làm dấy lên làn sóng bán cổ phiếu tại Mỹ vào ngày 27/10. Cũng vào ngày hôm đó, chỉ số Dow Jones rớt 554,26 điểm, vượt trên mức kỷ lục của “Ngày thứ hai đen tối” 1987.

Theo các nhà phân tích, George Soros là nhà đầu cơ ngắn hạn, hoạt động kinh doanh của ông mang tính trục lợi rất cao, đầu tư những khoản tiền lớn nhưng mang nhiều tính đánh bạc trên cơ sở những biến động của thị trường tài chính toàn cầu. Do đó, sau sự kiện này, nhất cử nhất động của George Soros đều thu hút sự chú ý đặc biệt của các quan chức Chính phủ và ngân hàng trung ương của tất cả các nước.

Nước Nga cũng đã từng là nạn nhân của George Soros trong cuộc khủng hoảng tài chính tháng 8/1998 khi giới đầu cơ quốc tế tấn công vào đồng Rúp. Ông đã đưa ra nhưng lời bình luận không có lợi khiến ngay trong giờ đầu tiên giao dịch, chỉ số chứng khoán Nga đã tụt 12%. 5 ngày sau đồng Rúp đã mất tới 25% giá trị. Điều này giải thích cho sự đón tiếp lạnh nhạt của người Nga khi Hiệp hội “Vì một xã hội mở” của George Soros mở chi nhánh tại nước này.

Tuy nhiên, không phải khi nào George Soros cũng là người chiến thắng. Cú ê mặt lớn nhất của ông xảy ra vào tháng 10/1987 khi dự đoán thị trường chứng khoán Mỹ chưa đến thời điểm xuống dốc. Chỉ vài ngày sau đã diễn ra sự kiện “Ngày thứ hai đen tối” khi chỉ số Dow Jones giảm 508 điểm, tức 22,61% chỉ trong một ngày. Đây là mức giảm ghê gớm nhất trong vòng một ngày kể từ khi thị trường chứng khoán Mỹ thành lập.

George Soros bị thiệt hại 300 triệu USD, khiến ông trở thành một trong những cá nhân tổn thất nặng nề nhất trong vụ rớt giá kỷ lục đó. Thật kỳ lạ, ngay cả khi đối mặt với thảm hoạ, lợi nhuận của Quỹ Quantum vẫn tăng 14% và thu nhập cá nhân của George Soros đạt 75 triệu USD, mức cao thứ 2 tại phố Wall.

Năm 1998 được coi là năm thất bại của George Soros, với 2 tỷ USD bị mất trong một vụ vỡ nợ tại Nga. Một năm sau, ông lại tiến hành một phi vụ lớn tại Mỹ khi dự đoán cổ phiếu của các công ty Internet sẽ tụt dốc. Mặc dù dự đoán của ông đã đúng nhưng đợt thoái trào của các “công ty dot com” chỉ thực sự diễn ra một năm sau đó. Vì cú đầu tư sớm này mà ông tổn thất 700 triệu USD.

Sự việc còn trở nên tồi tệ hơn khi ông lao vào mua thêm cổ phiếu của hàng tá các công ty công nghệ cao đang có nguy cơ chết chìm. Mùa xuân năm 2000, chỉ số chứng khoán công nghệ Nasdaq cuối cùng đã rớt thê thảm kéo theo gần 3 tỷ USD tiền đầu tư của George Soros. Ngay cả khi George Soros tuyên bố rút lui khỏi phố Wall, ảnh hưởng của ông đối với thế giới vẫn không hề giảm đi.

Bên ngoài các hoạt động tài chính, George Soros còn được biết đến bằng những cuốn sách và các hoạt động từ thiện. Hiện mỗi năm hệ thống toàn cầu của Hiệp hội “Vì một xã hội mở” tiêu tốn khoảng 500 triệu USD cho các hoạt động nhân đạo, chương trình hỗ trợ kinh tế các nước đang phát triển. George Soros đã xuất bản một số cuốn sách về tài chính và vấn đề toàn cầu hóa khá nổi tiếng như The Alchemy of Finance (1987), Soros on Soros (1995), George Soros on Globalization (2002)... Ông cũng nhận được học vị danh dự từ nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới như Đại học Oxford, Yale, Đại học kinh tế Budapest.

(Theo TBKTVN)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
2.Henry Ford - con người của sáng kiến


Henry Ford
Năm 1914, khi tuyên bố trả lương công nhật cho thợ tối thiểu là 5 USD và rút ngắn thời gian làm việc từ 9 giờ xuống 8 giờ, Henry Ford đã làm chấn động giới kinh doanh. Ở Detroit nhiều người tiên đoán rằng, công ty của ông sẽ phá sản vì công nhân đổ xô tới xin làm việc.

Còn công nhân của hãng sẽ tối mắt vì đồng lương quá đáng, chỉ lo tiêu tiền sao nhãng công việc. Thế nhưng, Henry Ford lại lập luận: "Nếu người quét xưởng làm phận sự một cách đúng đắn, anh ta có thể tiết kiệm cho chúng tôi 5 USD bằng cách nhặt nhạnh các vật thừa vương vãi dưới sàn, trong khi lẽ ra anh ta có thể đưa chúng vào sọt rác bằng nhát chổi tắc trách của mình".

Sau này khi đánh giá sự kiện đó, Henry Ford viết: "Sự tiến bộ thực sự của hãng chúng tôi được bắt đầu khi công nhân được lĩnh 5 USD/ngày. Tăng lương như vậy, chúng tôi đã nâng sức mua của thợ thuyền. Còn họ lại giúp người khác tăng sức mua lên. Sự thịnh vượng của quốc gia là ở chỗ nâng cao sức mua của dân chúng bằng cách trả lương cao và bán hàng hạ". Năm năm sau, ông lại tăng lương tối thiểu lên 6 USD.

Theo Henry Ford, giá bán đúng không phải là giá khách mua hàng phải trả, lương trả đúng không phải là số lương tối thiểu người thợ đành phải nhận để sinh sống. Giá bán đúng phải là giá hạ nhất của một sản phẩm được bán ra thường xuyên. Lương trả đúng phải là tiền lương cao nhất trả cho người thợ. Phương châm của Ford là người chỉ huy một hãng công nghiệp tư nhân có đầy đủ tự do theo đuổi mục đích riêng của mình nhưng không được quên rằng dù muốn hay không anh ra phải mang lại hạnh phúc cho người sử dụng.

Để thể hiện điều đó, Ford tung ra loại xe T đủ chỗ chứa cho cả gia đình nhưng chỉ cần một lái và dễ tu sửa. Nó được chế tạo bằng nguyên liệu tốt, nhưng được bán rất rẻ để những người có mức lương thấp cũng có thể mua được. Xe T gồm 4 bộ phận chính: ổ máy, khung xe, trục trước và trục sau. Bốn bộ phận này được lắp ráp vào nhau đơn giản không cần thợ máy chuyên môn. Khi trục trặc, chủ xe tháo một bộ phận hư hỏng mang đến đại lý Ford gần nhất đối lấy bộ phận mới để thay và chỉ phải bù một khoản tiền nhỏ.

Trong vòng 19 năm, Henry Ford sản xuất 15 triệu xe loại T giá bán liên tục hạ từ 1.200 USD /chiếc xuống còn 205 USD. Trước khi hãng Ford được thành lập, tại Mỹ đã có ô tô với nhiều loại rất tốt. Hãng Ford nổi tiếng nhờ phương pháp làm việc dây chuyền. Ford là người đầu tiên đề ra hai nguyên tắc: người thợ không phải di chuyển thừa một bước chân nếu có thể tranh thủ được; người thợ không được phí thì giờ và sức lực vì phải cúi xuống làm việc.

Ford nói: "Nếu đừng bắt 1.200 người thợ phải đi lại vô ích 10 bước trong một ngày thì đã tiết kiệm được cho họ 80 km đường trường". Theo phương pháp cũ, một người lắp mô tơ phải chạy quanh các máy suốt ngày chờ tới khi máy được lắp xong. Với phương pháp của Ford, việc lắp mô tơ được chia thành 84 việc nhỏ khác nhau, mỗi người thợ đứng tại chỗ chỉ làm một việc nhỏ khi dây chuyền đưa máy đến trước mặt họ. Kết quả, trước kia trong một thời gian nhất định, 84 người lắp xong 84 mô tơ thì nay cũng trong thời gian đó họ lắp được 252 mô tơ.

Trước kia, không một ô tô nào được xuất xưởng dưới 12 giờ 28 phút. Chiếc ô tô đầu tiên được xuất xưởng theo phương pháp mới được làm chỉ trong 5 giờ 50 phút. Sau đó, Ford đã tạo ra hành lang di động cả máy lẫn người lắp ráp, làm xong phần việc họ lùi lại làm cùng phần việc đó trên chiếc ô tô sau. Với thiết bị này, việc lắp ráp một chiếc ô tô đã rút ngắn lại còn 93 phút.

Đối với Henry Ford, việc gì cũng có thể làm nhanh hơn và tốt hơn. Ô tô xuất xưởng được gửi đi các nơi bằng tàu hỏa 7 chiếc/toa. Khi xưởng ông sản xuất mỗi ngày 1.000 ô tô, nhà ga Detroit đã chất đầy xe. Ford đã nghĩ ra một phương pháp vận chuyển khác. Ông tháo rời từng bộ phận và gửi tàu hỏa vận chuyển đến các đại lý để lắp ráp. Làm như vậy, mỗi toa tàu hỏa chuyên chở được 130 ô tô. Sau đó, Ford buộc các đại lý phải tự sản xuất lấy một số bộ phận trong các xưởng máy của Ford bố trí rải rác khắp nước Mỹ. Xưởng máy trung tâm ở Detroit chỉ cung cấp các bộ phận chính cũng các phụ tùng. Do đó, việc chuyên chở qua tàu hỏa đạt hiệu quả cao nhất.

Ford thường nói: "Không nên làm giảm giá trị sản phẩm chúng ta đã chế tạo ra. Cũng đừng nên tìm cách hạ lương thợ xuống thấp. Lại không nên bóc lột khách hàng. Hãy đem hết năng lực của ta, tận dụng trí thông minh của ta để hoàn mỹ những phương pháp ta đang áp dụng". Có người hỏi sáng kiến của ông lấy ở đâu ra mà nhiều vậy? Ford trả lời: "Trong không gian luôn đầy rẫy sáng kiến. Nó luôn luôn đập vào mắt ta, vào trí óc ta. Không cần phải suy nghĩ nhiều, chỉ cần ta biết muốn gì thật chắc chắn, rồi ta có thể quên đi, bỏ đi làm việc khác. Thế rồi bỗng chốc vấn đề mà ta đang trăn trở về lại trí óc ta. Và giải pháp chợt đến thật bất ngờ".

ST-vnexpress.net
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Giorgio Armani - Nhà tạo mẫu tỉ phú

VNECONOMY cập nhật: 26/03/2004


Năm 2000, Giorgio Armani được trao giải “Nhà thiết kế tạo mẫu thành công nhất thế giới”.


Đó là một trong những nhà tạo mẫu thành công nhất thế giới. Không chỉ vậy, ông còn là một doanh nhân rất giàu có với thương hiệu “Armani” lừng danh.


Các ngôi sao bậc nhất của làng điện ảnh Hollywood, các nghệ sĩ, người mẫu nổi tiếng... đều diện trang phục do ông thiết kế. Nhờ bán các sản phẩm quần áo mang thương hiệu “Armani” mà Giorgio Armani đã sở hữu nhiều tài sản khổng lồ. Chính vì vậy mà người ta cũng không lấy gì làm quá ngạc nhiên khi biết nhà tạo mẫu tài ba này đã đầu tư một lúc vào nhiều bất động sản. Mới đây nhất ông đã cùng với một đối tác Arập Xêút đầu tư 14 khách sạn cao cấp tại nhiều nơi trên thế giới.


Giorgio Armani là người Italia, sinh ngày 11/7/1934 tại thành phố Piacenza. Tốt nghiệp phổ thông, Giorgio theo học y khoa tại một trường đại học tổng hợp nhưng ông đã nhanh chóng bỏ dở vì không cảm thấy hứng thú với tương lai của nghề bác sĩ.

Giorgio Armani quay ra đi làm. Chỗ làm việc đầu tiên của ông là một quầy bán quần áo nam tại một Trung tâm thương mại La Rinascente lớn nhất nhì Milano - thành phố trung tâm của các làn sóng mốt thời trang của cả châu Âu. Đây là nơi tụ họp của rất nhiều nhà tạo mẫu nổi tiếng thế giới. Các mốt quần áo, giày dép mới nhất xuất hiện lần đầu tiên từ thành phố này. Và từ đây cuộc đời của Giorgio Armani gắn liền với thế giới thời trang như một định mệnh.

Khi làm nhân viên bán hàng, Giorgio đã biết để ý tới nhu cầu của khách hàng. Loại người nào thì hợp với đồ gì. Tuy vậy ông vẫn chỉ là một người bán hàng thuần túy. Sau đó Giorgio Armani được chuyển sang làm tại bộ phận trang trí hàng bày mẫu của quầy hàng quần áo. Tài năng về nghệ thuật của ông được phát hiện từ đó. Ông càng ngày càng cảm thấy đam mê với nghiệp tạo mốt và đã có điều kiện thể hiện khả năng bẩm sinh của mình.


Từ 1964 đến 1970, Giorgio Armani được chuyển sang làm tại bộ phận thiết kế mẫu với tư cách là một nhà thiết kế trang phục nam. Suốt trong thời này, Giorgio Armani vẫn chỉ là một con người thuần tuý của nghệ thuật sáng tạo. Ông chưa hề quan tâm đến các vấn đề kinh doanh mà chỉ miệt mài thử nghiệm nghiên cứu hết kiểu quần áo này đến mốt váy kia.

Nhất nghệ tinh Không chỉ thiết kế và sáng tạo mẫu mà ông còn quảng cáo giới thiệu mẫu mới, ông tự sản xuất, may các sản phẩm và cũng tự tiêu thụ, bán lẻ trực tiếp tại hệ thống các cửa hàng thời trang riêng của mình.

--------------------------------------------------------------------------------


Những đòi hỏi tự do rất cao của một con người lao động trong lĩnh vực có tính nghệ thuật sáng tạo rất cao này đã buộc ông phải quyết định một cách dũng cảm nhưng tất yếu. Giorgio Armani bỏ việc làm công ăn lương cho hãng và hành nghề tự do từ năm 1970. Ông vẫn chỉ chuyên thiết kế thời trang cho nhiều nhà may, cho nhiều hãng khác nhau. Các thiết kế mẫu thời trang của Giorgio Armani ngày càng được chú ý và thu hút khách hàng. Thế nhưng ông vẫn không hề có một thương hiệu riêng cho các sáng tạo của mình. Kể cả một văn phòng làm việc riêng ông cũng không có. Giorgio Armani thiết kế tại nhà, ai đặt hàng thì làm.


Mãi đến năm 1975, khi điều kiện đã chín muồi, Giorgio Armani cùng với người bạn Galeotti thành lập một công ty tạo mẫu riêng mang tên Designstudio Giorgio Armani. Từ lúc này ông không chỉ là một nhà tạo mẫu mà còn là một nhà doanh nghiệp. Giorgio Armani thiết kế và sáng tạo các mẫu quần áo thời trang và tự đi tiếp thị bán lại cho các hãng sản xuất và bán quần áo, trang phục. Không những thế ông còn chủ động thuê thợ cắt may trực tiếp các sản phẩm để bán cho các cá nhân.


Trong số những cá nhân nhận đặt hàng của nhà tạo mẫu Giorgio Armani, có rất nhiều người nổi tiếng. Nhiều diễn viên, minh tinh màn bạc, các ca sĩ, nghệ sĩ đã đến đặt và mua trang phục trực tiếp của Giorgio Armani và dường như những người đến sau lại còn nổi tiếng hơn người đến trước. Công ty của Giorgio Armani đã làm ăn rất phát đạt và đạt được những kết quả kinh doanh thần kỳ. Hàng của công ty đã trở thành một thứ hàng hiệu sang trọng và sành điệu cho rất nhiều đối tượng khách hàng.

Từ đầu những năm 80, tên tuổi của Giorgio Armani đã được biết đến rất nhiều trong làng tạo mốt và trang phục quốc tế. Năm 1981, Giorgio Armani mở hẳn một dây chuyền may mang tên “Emporio Armani”. Bên cạnh đó, ông cũng đồng thời mở các shops thời trang mang tên Emporio Armani. Vậy là Giorgio Armani có trong tay cả một hệ thống dây chuyền khép kín.


Nhiều người nói rằng ông “ăn cả gốc lẫn ngọn”. Không chỉ thiết kế và sáng tạo mẫu mà ông còn quảng cáo giới thiệu mẫu mới, ông tự sản xuất, may các sản phẩm và cũng tự tiêu thụ, bán lẻ trực tiếp tại hệ thống các cửa hàng thời trang riêng của mình. Như vậy, lợi nhuận ông thu được lại càng nhiều, bởi ông không chỉ độc quyền với các sản phẩm của mình mà còn có khả năng tự tổ chức kinh doanh tuyệt vời.


Tiếp theo thành công ban đầu, Giorgio Armani còn xây dựng nhiều xưởng may riêng như Giorgio Armani Neve, Giorgio Armani Golf. Tổng cộng ông đang có tất cả 13 xưởng sản xuất như vậy với các dây chuyền dệt may và sản xuất hàng trang sức hiện đại nhất. Giorgio Armani hiện có trong tay tới 2.000 cửa hàng (shop) thời trang. Ông kinh doanh nhiều loại quần áo, đồ lót phụ nữ, trang phục nam, hàng trang sức cao cấp. Tổng doanh số hàng năm của hệ thống các cửa hàng này luôn vượt trên 1 tỉ USD.


Năm 2000, Giorgio Armani được trao giải “Nhà thiết kế tạo mẫu thành công nhất thế giới”. Cũng năm này người ta cũng công bố thu nhập cá nhân của nhà tạo mẫu nổi tiếng này năm 1999 là 135 triệu USD. Đúng là “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Cho đến thời điểm này Giorgio Armani vẫn chưa có các dự án kinh doanh đầu tư gì khác ngoài quần áo mốt thời trang. Không một nhà tạo mẫu nào lại có thể thành công và thu nhập được nhiều như Giorgio Armani.

Sáng tạo với phong cách riêng Sản phẩm sáng tạo của Giorgio Armani rất chú ý tới giới trẻ nhưng lại không chỉ là dành cho mỗi giới trẻ.

--------------------------------------------------------------------------------


Bí quyết thành công trong kinh doanh của Giorgio Armani trước hết là các sản phẩm sáng tạo của ông rất gần gũi với thực tế. Đây chính là điểm đã tạo nên phong cách riêng trong các mẫu mã của Giorgio Armani khi so với các nhà tạo mẫu khác. Chính vì vậy mà hàng của Giorgio Armani thu hút được sự quan tâm của rất đông khách hàng. Các nhà chuyên môn nhận xét thời trang do Giorgio Armani thiết kế rất lịch sự, trang trọng, rất thể thao nhưng lại không gây chú ý, quá lộ liễu. Nhưng vì thế mà hàng thời trang hiệu Armani được coi là loại bền lâu với thời gian. Có người đã gọi thời trang của Giorgio Armani là thời trang vĩnh cửu về thời gian.


Để được những nhận xét đó thì Giorgio Armani cũng cần có những chiến lược quảng cáo, xây dựng thương hiệu rất bền bỉ và công phu. Không hề có ý định chỉ thiết kế cho một số người nổi tiếng như các nhà tạo mẫu khác hay làm. Thế nhưng Giorgio Armani lại hết sức chú ý tranh thủ sự thừa nhận và ngưỡng mộ sản phẩm hiệu Armani của những đối tượng này. Giorgio Armani đã nhận thấy hiệu quả quảng cáo và tác dụng nâng cáo giá trị thương hiệu đã lên rất cao nhờ đó. Giorgio Armani cũng rất khéo léo và tài tình khi “bắn” được các tin về việc những nhân vật nổi tiếng sử dụng đồ của mình không phải chỉ lúc đi diễn mà trước hết là trong cuộc sống đời thường. Chính điều này đã tạo một thiện cảm rất lớn ở nhiều đối tượng khách hàng.


Sản phẩm sáng tạo của Giorgio Armani rất chú ý tới giới trẻ nhưng lại không chỉ là dành cho mỗi giới trẻ. Đó chính là bí quyết trong phong cách sáng tạo trang phục của Giorgio Armani. Đã có nhiều người đặt cho Giorgio Armani biệt danh “Nhà thiết kế thời trang không màu sắc”. Quả vậy, rất hiếm khi người ta thấy những màu sắc sặc sỡ trong sản phẩm của Armani. Các màu xám, nâu nhạt thường là các gam chủ đạo thường thấy ở hàng hiệu nổi tiếng này. Giorgio Armani đã rất nổi danh khi được coi là người phát minh ra gam màu độc nhất vô nhị khi tung ra các sản phảm quần áo kết hợp giữa màu tro và màu be.


Quan điểm và phong cách nghệ thuật sáng tạo của Giorgio Armani vì vậy có vẻ rất gần gũi với gu của các doanh nhân và các chính khách trẻ. Vừa sang trọng lịch sự nhưng lại vừa rất thể thao và hấp dẫn. Đó cũng chính là công thức tạo ra vẻ đẹp vĩnh cữu, tính vô hạn về mặt thời gian của những mẫu trang phục mà Armani muốn tung ra thị trường.

Khai thác lợi thế kinh doanh Hiện có tất cả 12 thành phố là trung tâm thời trang quan trọng nhất thì cả 12 nơi đều có một trung tâm thời trang của Giorgio Armani.

--------------------------------------------------------------------------------


Sáng tạo trong thiết kế bao nhiêu, Giorgio Armani cũng nhanh nhạy trong kinh doanh bấy nhiêu. Ông tham gia gần như tất cả các chương trình triển lãm trang phục lớn. Ngoài ra, Giorgio Armani còn tự tổ chức nhiều buổi trình diễn thời trang của riêng mình với phong cách không thể nhầm lẫn.


Công chúng đã từng được chứng kiến những show trình diễn thời trang qui mô và hoành tráng của ông tại Paris, New York hay Milano. Để thu hút sự chú ý, Giorgio Armani đã mời rất nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng tham gia các show thời trang của mình như Sofia Loren, Robert de Niro, Spike Lee, Mark Wahlberg... và rất nhiều các nhân vật tên tuổi khác.


Giorgio Armani là một nhà tạo mẫu không chỉ nổi tiếng mà còn nhiều ảnh hưởng trong giới doanh nhân. Và Giorgio Armani cũng đã biết khai thác các lợi thế này. Chẳng hạn ông đã ký kết hợp tác với hãng ô tô nổi tiếng Mercedes để được sự tài trợ mỗi khi tổ chức tuần lễ “Thời trang Armani” ở nhiều nơi trên thế giới.


Hiện có tất cả 12 thành phố là trung tâm thời trang quan trọng nhất thì cả 12 nơi đều có một trung tâm thời trang của Giorgio Armani. Điều đó không có gì là ngạc nhiên. Nhưng điểm đáng chú ý là kèm theo mỗi trung tâm thời trang là Giorgio Armani có cả một hệ thống bán hàng quần áo, bán hàng lưu niệm và dịch vụ cà phê, nhà hàng của riêng mình.


Dù ở Francisco, ở Paris hay ở Tokyo hoặc Sao Paulo thì người ta vẫn được thưởng thức những tách cà phê Italia chính hiệu mang đậm phong cách riêng của Giorgio Armani. Khách đến dự trình diễn thời trang không mấy khi về tay không. Ngoài quần áo hiệu Armani, họ còn đem về một vài chiếc đĩa nhạc CD, những đồ lưu niệm xinh xắn mà sang trọng với biểu tượng logo của Armani.


Tất cả các hệ thống trung tâm thời trang-bán hàng-dịch vụ ăn uống trên là những cỗ máy kinh doanh quan trọng bậc nhất của Giorgio Armani. Lại một lần nữa Giorgio Armani được gọi là doanh nhân có tài ăn cả gốc lẫn ngọn. Để làm được điều đó và duy trì hoạt động và phát triển qua nhiều năm, Giorgio đã phải lao động miệt mài không nghỉ. Ông không chỉ sáng tạo nghệ thuật mà còn chứng tỏ tài năng tổ chức và quản lý kinh doanh rất tuyệt vời của mình.


Bước sang tuổi 70 nhưng Giorgio Armani chưa hề tính đến chuyện nghỉ ngơi. Ông vẫn còn nhiều tham vọng và đã tính những bước đi xa hơn nữa. Trong năm 2004, nhà tạo mẫu giàu có Giorgio Armani đã quyết định mở rộng các hoạt động đầu tư kinh doanh của mình. Gần 1 tỉ USD đã được bỏ ra để đầu tư vào 14 khách sạn và khu nhà nghỉ nổi tiếng ở London, Milano, Dubai, Tokyo và Thượng Hải.


Theo tính toán chiến lược của ông, tất cả các địa điểm đầu tư trên không chỉ đem lại lợi nhuận từ kinh doanh khách sạn mà còn là những địa chỉ lí tưởng để quảng bá và gia tăng giá trị của thương hiệu trang phục Armani lừng lẫy của mình.

Theo VN economic times
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
4.Thành công từ những ý tưởng điên rồ


Người sáng lập Honda.
Từ tay trắng, Soichiro Honda đã lập nên công ty số 1 thế giới về sản xuất xe máy Honda Motor Co. Ltd. Mỗi năm, tập đoàn này cho xuất xưởng 5,5 triệu xe máy và 2,3 triệu ôtô.

Honda là tập đoàn quan trọng hàng đầu thế giới về sản xuất xe gắn máy và đứng thứ 7 về sản xuất ôtô. Hiện tập đoàn này có 95 nhà máy sản xuất đặt tại 34 nước trên thế giới với gần 100.000 công nhân. Trung bình mỗi năm Honda cho xuất xưởng 5,5 triệu xe máy và 2,3 triệu xe ôtô. Ngoài ra, tập đoàn còn cung cấp hơn 3 triệu sản phẩm hàng công nghiệp khác như máy nông nghiệp, động cơ tàu thuỷ...

Soichiro sinh năm 1906 tại Komyo, một thị trấn nhỏ gần thành phố Hamamatsu ở miền Trung nước Nhật. Từ nhỏ, Soichiro đã là một cậu bé hiếu động và nghịch ngợm. Cha ông kể lại, lúc mới hai tuổi, Soichiro luôn quanh quẩn bên cái máy xay lúa. Chưa đến tuổi đi học nhưng Soichiro đã tỏ ra rất sáng tạo và khéo tay, nhất là những thứ liên quan đến máy móc, kỹ thuật. Cậu bé này đã từng mày mò đục đẽo, cắt gọt, thiết kế cả một chiếc máy bay bằng tre nhưng có bộ phận như động cơ làm bằng dây cao su.

Năm 15 tuổi, Soichiro Honda bỏ học lên Tokyo học nghề tại xưởng cơ khí ôtô Shokai. Lúc đầu, vì không học xong phổ thông, lại quá bé nên Soichiro chỉ được giao việc trông trẻ cho ông chủ xưởng. Nhưng chẳng bao lâu, trí thông minh và sự lanh lợi của Soichiro đã được những người thợ thừa nhận và ông chủ Sakakibara chú ý. Soichiro được đào tạo trở thành một anh thợ ôtô thực thụ và được rất tín nhiệm. Ông còn được trực tiếp cùng sửa những chiếc xe đua Curtiss rất nổi tiếng lúc bấy giờ.

Sau này nhớ lại, Soichiro Honda vẫn ấn tượng mãi lần đầu được phép ngồi cùng ông chủ trên chiếc xe đua chạy với tốc độ 160 km/giờ. Soichiro nói rằng niềm say mê với các cuộc đua xe tốc độ của Soichiro sau này được khởi nguồn từ đó.

Có lẽ Soichiro Honda vẫn tiếp tục công việc và sự nghiệp của mình tại xưởng Shokai, nếu như không có một tai họa bất ngờ ập đến. Một trận động đất bất ngờ xảy ra đã xóa sổ cả xưởng ôtô này cùng toàn bộ chủ, thợ trong giây phút. Như một phép lạ, Soichiro là một trong hai người duy nhất sống sót.

Sau sự kiện thảm khốc đó, Soichiro Honda trở về quê và mở một xưởng sửa chữa xe đạp, rồi sửa chữa ôtô và mở rộng sang lĩnh vực chế tạo các thiết bị phụ tùng. Thành công đầu tiên của ông là chế tạo bánh xe không chỉ từ gỗ mà còn có vành kim loại. Năm 1935, ông đã nghiên cứu thành công và chuyển sang sản xuất vòng xéc-măng cho pít-tông của động cơ ôtô.

Cách đây 58 năm, Soichiro đã bắt đầu sự nghiệp kinh doanh tài ba của mình để trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới. Tháng 10/1946, Soichiro thành lập một cơ sở nghiên cứu, chế tạo xe máy mang tên “Honda Technical Research Institute”. Đó chính là doanh nghiệp một người của Soichiro. Ông vừa là chủ, vừa là người nghiên cứu, vừa là thợ và cũng là người bán xe. Cơ sở vật chất ban đầu của Soichiro cũng chỉ có một nhà kho bằng gỗ rộng 24 mét vuông để chế tạo những chiếc xe mô tô từ xe đạp và những động cơ máy 50 phân khối.

Đã có người nói rằng mọi phát kiến tài ba đều bắt đầu từ một ý nghĩ tưởng như điên rồ. Và trường hợp của Soichiro Honda cũng vậy. Để chuẩn bị cho công ty của mình, Soichiro đã đi lùng sục khắp thị trấn nhỏ của mình để mua lại tất cả các động cơ hai kỳ đã hỏng. Lúc đó người ta nghĩ ông chỉ là một kẻ nghèo khó, chuyên sống bằng nghề buôn bán đồng nát, sắt vụn.

Thế rồi cả thị trấn nhỏ coi ông như một người điên khi thấy Soichiro bỏ ra cả một bó tiền để mua lại một lúc 500 động cơ của một đơn vị quân đội. Khi đó, Soichiro Honda cảm thấy may mắn vô cùng. Ông đã có cái mà ông đang tìm. Người đàn ông 40 tuổi khi đó rất tự tin về những việc mình muốn làm và quyết tâm làm bằng được.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cả nước Nhật chỉ là tro tàn và đổ nát. Với kế hoạch hỗ trợ Marshall, nền kinh tế nước này được phục hồi rất nhanh. Thế nhưng lúc đó phương tiện giao thông lại thiếu trầm trọng. Với đa số người dân và các doanh nghiệp nhỏ, họ đang cần rất gấp những phương tiện đi lại có động cơ nhưng phải gọn nhẹ, tiện lợi và tương đối rẻ tiền.

Để đáp ứng được nhu cầu này, Soichiro đã có một giải pháp độc đáo là lắp thêm một chiếc động cơ nhỏ để có thể đi nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Sáng kiến và sản phẩm của Soichiro đã được hưởng ứng mãnh liệt. Năm 1948, Công ty Honda Motor Co. Ltd được thành lập và trở thành một tập đoàn số 1 thế giới về sản xuất xe máy.

Không được học hành đến nơi đến chốn nhưng Soichiro Honda được thừa nhận là một thiên tài sáng chế kỹ thuật. Trong một chiếc xe máy có không biết bao nhiêu chi tiết sáng chế mới thuộc về ông. Từ chiếc khung xe, động cơ, kiểu dáng cho đến công thức hỗn hợp xăng pha dầu để động cơ chạy một cách tốt nhất đều được Soichiro Honda nghĩ ra.

Một sản phẩm quan trọng mà Soichiro Honda thiết kế thành công là loại xe Honda “Dream D”. Khung xe được thiết kế có đủ độ cong cần thiết và đủ độ cứng để tải được loại động cơ 98 phân khối. Honda “Dream D” vượt trội hơn các loại xe khác ở rất nhiều yếu tố kỹ thuật.

Thế nhưng thị trường vẫn không chấp nhận chỉ vì một lẽ: động cơ của “Dream D” rất khỏe nhưng lại kêu quá to. Phát hiện ra vấn đề này, Soichiro Honda đã kịp thời cải tiến và cho ra đời “Dream E” khắc phục được nhược điểm trên. Kể cả với động cơ 146 phân khối, xe máy Honda “Dream” vẫn không gây ồn. Máy khoẻ, gọn, nhẹ và không ồn là những ưu thế của xe Honda lúc bấy giờ. Ngoài ra, Honda còn có một ưu điểm nữa mà không một loại xe máy nào lúc đó làm được đó là, xe không bao giờ bị chảy dầu, bởi các chi tiết được sản xuất một cách chính xác đến hoàn hảo. Cũng bắt đầu từ đây, các sản phẩm xe máy Honda nhanh chóng chinh phục thị trường Nhật một cách nhanh không ngờ.

Suốt thời gian Soichiro Honda làm chủ tịch, các chuyên gia đã nhận định rằng điểm mạnh nhất cũng là điểm yếu nhất của Honda chính là sự say mê, theo đuổi đến cùng với các ý tưởng táo bạo. Khi trong đầu xuất hiện một ý tưởng mới, ông quyết tâm thử nghiệm gần như bằng mọi giá.

Soichiro Honda đã bỏ không biết bao nhiêu tiền để thiết kế loại động cơ được làm nguội bằng không khí để thay thế cho động cơ làm nguội bằng nước. Tưởng như Soichiro phải từ bỏ ý tưởng nếu như không muốn phá sản bởi thị trường không chấp nhận loại động cơ mới với chi phí cao hơn này. Nhưng ông đã gặp may khi luật môi trường Mỹ được ban hành và ông có cơ hội tiêu thụ sản phẩm mới tại thị trường này. Loại xe ô tô Honda Civic trong nhiều năm liền đã đem về doanh số kỷ lục cho tập đoàn.

Không có những phẩm chất của nhà kinh doanh nhưng Soichiro Honda đã may mắn có được một cộng tác tuyệt vời của người bạn học là Takeo Fujisawa. Ông này đã bù đắp một cách hoàn hảo những thiếu hụt của Soichiro Honda về các vấn đề tài chính và tiếp thị. Nhờ có tài khéo léo dàn xếp và thương thuyết của Fujisawa mà Honda mới có được các khoản tín dụng lớn mở rộng sản xuất loại xe Dream.

Chẳng bao lâu, xe của Honda đã tham gia vào hàng loạt cuộc đua xe thể thao và liên tục giật giải tại các cuộc đua lừng danh như Grand Prix hay Formula One. Nhờ các ưu thế vượt trội về kỹ thuật của xe Honda đã dần đi vào tiềm thức của khách hàng và tiếng tăm của thương hiệu Honda cũng nổi danh trên toàn thế giới.

Đối với các nhân viên của mình, ông luôn đối xử như một người trong gia đình. Đặc biệt từ kinh nghiệm bản thân, ông khuyến khích và động viên những người không có đầy đủ bằng cấp nhưng có khả năng thật sự. Với ông, cơ hội là như nhau với mọi nhân viên. Kết quả làm việc là trên hết chứ không phải là bằng cấp.

Soichiro Honda làm việc không mệt mỏi và ông cũng đã truyền được tinh thần đó cho mỗi người làm tại Tập đoàn Honda.

(Theo TBKTVN)
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
5.Garard Kleisterlee và 'ngôi nhà' Philips


Gerard - một doanh nhân tài năng.
Royal Philips Electronics (Philips) là một tập đoàn chiếm thị phần lớn trên thế giới về các lĩnh vực sản xuất máy thu truyền hình màu, bóng đèn máy cạo râu và các thiết bị y tế. Người có công giúp tập đoàn phát triển 30 năm nay là Garard Kleisterlee, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành.

Garard Kleisterlee được biết đến không chỉ là một nhà quản trị kinh nghiệm và tài năng mà còn là một ông chủ người Hà Lan vui tính và hóm hỉnh. Hãng Philips ra đời ngày 15/5/1891 tại Eindhoven, thành phố công nghiệp lớn nhất của Hà Lan, với doanh số năm 2002 là 35 tỷ USD; chiếm vị trí số một châu Âu và là một trong những tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới.

Ông chủ đầu tiên của Philips là một kỹ sư cơ khí tài năng, Gerard Philips, người cũng rất say mê tìm hiểu thế giới điện dân dụng đang bùng nổ lúc bấy giờ. Với số vốn ít ỏi của người cha, Philips bắt đầu xây dựng cơ sở sản xuất bóng đèn điện với vỏn vẹn 10 công nhân. Người ta nhớ tới Philips là một trong những công ty đầu tiên đã biết sử dụng ánh sáng điện để quảng cáo.

Đến đầu thế kỷ 20, Philips đã nhanh chóng trở thành một nhà sản xuất bóng đèn có tiếng ở châu Âu. Số công nhân đã tăng tới 4.000 người và mỗi ngày Philips cho xuất xưởng trên 80.000 chiếc bóng đèn điện đem lại ánh sáng nhân tạo kỳ diệu cho con người.

Năm 1912, Philips chuyển đổi thành công ty cổ phần và mở rộng nghiên cứu các sản phẩm điện, điện tử dân dụng của mình. Năm 1918, chiếc đài Philips lần đầu tiên xuất hiện đã được coi là một hiện tượng đột phá trong lĩnh vực sản phẩm điện tử dân dụng. Cũng từ đó, Philips xuất hiện trên thị trường quốc tế và bắt đầu xây dựng một hệ thống mạng lưới chi nhánh và cơ sở sản xuất trên toàn thế giới.

Từ một doanh nghiệp chuyên sản xuất bóng đèn điện với số vốn 75.000 Gulden (tương đương 35.000 USD lúc đó), Philips ngày nay đã trở thành một tập đoàn điện tử lớn của thế giới với 166.500 nhân viên làm việc tại trên 60 nước khác nhau. Cổ phiếu của Philips với ký hiệu PHG được niêm yết và giao dịch tại rất nhiều thị trường chứng khoán lớn trên thế giới như New York, London, Frankfurt và Amsterdam.

Trong lịch sử hơn 110 năm kể từ ngày ra đời, đến nay, Philips đã tham gia và có những đóng góp lớn vào sự phát triển và tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho nhu cầu đời sống. Từ thời kỳ có những chiếc đài bán dẫn đầu tiên đến khi có những phát minh ra hệ thống CD, VCD rồi DVD, Philips luôn có mặt đầu tiên và chiếm lĩnh thị phần số một. Gần đây nhất là với việc phát triển và phổ biến loại đèn Neon, Philips đã chứng tỏ là một trong những tập đoàn tiên phong với những sản phẩm sáng tạo của nền công nghệ cao. Mỗi năm Philips sản xuất 2,4 tỷ bóng đèn điện các loại và trên 30 triệu bóng đèn hình cho máy thu hình.

Theo số liệu của Philips, ước chừng 30% các khu văn phòng làm việc, 65% các sân bay lớn, 55% các sân vận động và 30% các bệnh viện lớn trên toàn thế giới được chiếu sáng bởi đèn điện và hệ thống chiếu sáng của tập đoàn này.

Gerard Kleisterlee sinh năm 1946, ông bắt đầu sự nghiệp của mình tại tập đoàn Philips năm 1974. Kinh nghiệm đầu tiên ông có được là khi làm việc tại phòng sản phẩm thiết bị y tế. Gerard nhớ lại, ngày đó ông đã rất say sưa nghiên cứu các lĩnh vực thuộc về công nghệ, kỹ thuật cao, đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực y tế. Chính vì thế mà khi đã trở thành người lãnh đạo cao nhất của tập đoàn, Gerard coi đây là một lĩnh vực sản phẩm có tính chiến lược của Philips.

Từ năm 1981, Gerard là trưởng phòng phụ trách các sản phẩm về radio, loa, thiết bị âm thanh. Sau thời gian trực tiếp phụ trách các lĩnh vực có tính kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, ông được thử thách ở nhiều cương vị quản lý khác nhau trong tập đoàn. Năm 1986, ông làm giám đốc châu Âu, rồi Tổng giám đốc của Philips Component, một công ty con của tập đoàn.

Năm 1996, Gerard được bổ nhiệm phụ trách toàn bộ khu vực thị trường châu Á - Thái Bình Dương, kiêm Chủ tịch Công ty Philips tại Đài Loan, rồi Trung Quốc - những công ty trực thuộc quan trọng bậc nhất của tập đoàn. Khả năng điều hành năng động và những sách lược quyết đoán đúng đắn của Gerard đã được ghi nhận và đánh giá cao. Sau một năm làm Phó chủ tịch tập đoàn từ tháng, tháng 5/2002, ông đã chính thức được bầu vào vị trí quyền lực cao nhất của Tập đoàn Royal Philips Electronics.

Giờ đây, ông càng bận rộn hơn với các chuyến đi thị sát cơ sở như khi còn làm trưởng bộ phận hay giám đốc điều hành của một vùng. Là một nhà quản lý năng động và quyết đoán, ông luôn sẵn sàng đưa ra những quyết định linh hoạt, phù hợp với tình hình mới hay biến động của thị trường.

Gerard Kleisterlee là người vui nhộn và hóm hỉnh. Ông cho biết, thích đi, thích giao tiếp nhưng không đặc biệt ưu tiên cho những buổi gặp gỡ khách hàng hay trao đổi với đội ngũ quản lý dưới quyền ở các cơ sở hay chi nhánh. Lịch làm việc của ông luôn kín đầy từ sáng đến tối. Trung bình mỗi ngày, ông có tới ít nhất 6-7 cuộc hẹn. Gerard từng tự nhận: gặp gỡ chính khách hay báo chí là điều bắt buộc không thể từ chối; nhưng gặp gỡ khách hàng là một điều thú vị và say mê.

Các bạn hàng của Philips cũng rất tự hào đánh giá rất cao khi được làm việc trực tiếp với ông chủ tịch của một tập đoàn quốc gia khổng lồ. Vì Gerard là người rất linh hoạt khi xử thế với khách hàng một cách mau lẹ và đơn giản.

Ông tiết lộ, nếu thường xuyên quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với khách hàng thì sẽ hiểu thêm về nhu cầu của họ. Đồng thời, qua đó, sẽ hiểu thêm về đối thủ cạnh tranh và cả việc làm của đội ngũ nhân viên của mình. Chính triết lý làm việc và tác phong đã được truyền sang đội ngũ nhân viên của cả tập đoàn để hình thành một văn hoá doanh nghiệp rất riêng của Philips.

Người ta biết đến Gerard còn bởi những chiến lược phát triển trọng điểm của ông trong một thời gian dài. Ngay khi còn làm Phó chủ tịch tập đoàn này, Gerard đã nhận thấy nguy cơ tụt hậu về công nghệ của các tập đoàn chấu Âu. Để cạnh tranh lâu dài với các thương hiệu điện tử lớn khác như Sony, Panasonic hay Samsung, Gerard đã đầu tư đáng kể vào các trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển sản phẩm mới. Trong khi không ít công ty đã đổ xô đầu tư ở châu Á thì Gerard vẫn tỉnh táo và sáng suốt cho rằng nghiên cứu và phát triển công nghệ mới vẫn có thể phát triển tốt ở châu Âu.

Với chiến lược có tên là "One Philips", vị chủ tịch tài ba này vẫn quyết tâm cao độ xây dựng một "ngôi nhà Philips" hùng mạnh với tổng hành dinh tại đất nước rộng lớn của loài hoa tuy líp. Gerard đang hoàn thiện một trung tâm công nghệ cao bậc nhất thế giới tại Eindhoven với tên gọi Philips High-Tech-Campus, trên tổng diện tích 174.000 m2 sẽ có 8.400 chuyên gia kỹ sư chuyên nghiên cứu phát triển các sản phảm mới nhất của Philips. Hiện nay, trong lĩnh vực thiết bị dụng cụ y tế, Philips vẫn đang dẫn đầu và có nhiều lợi thế cạnh tranh.

(Theo Thời Báo Kinh Tế VN)
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
6.Jerry Yang - ông chủ trẻ của Yahoo

Chưa đầy 30 tuổi Jerry Yang chủ nhân của công cụ tìm kiếm trên mạng (Yahoo) đã có trong tay một tài sản khổng lồ lên tới 1,2 tỷ USD. Hiện nay, Yahoo đã xây một danh mục với lĩnh vực đã được phổ biến trên toàn cầu với nhiều thứ tiếng khác nhau.

Jerry Yang là người Hoa sinh năm 1968 tại Đài Bắc, thủ phủ của Đài Loan. Đến năm 10 tuổi, Jerry Yang cùng gia đình di cư sang San Jose thuộc bang California của Mỹ.

Năm 1992, Jerry Yang và người bạn học phổ thông David Filo được sang thực tập ở Nhật. Lần đầu tiên được tiếp xúc với môn vật Sumo truyền thống của đất nước mặt trời mọc, hai chàng sinh viên đều bị cuốn hút bởi môn thể thao này. Trở về Mỹ, họ bàn nhau lập một trang web để giới thiệu tất cả những ai và những gì liên quan đến môn vật Sumo của Nhật Bản. Nhưng việc tập hợp các thông tin cần thiết cho môn thể thao này lại không mấy đơn giản. Thế là hai chàng trai người Hoa nảy ra ý tưởng thiết kế một công cụ tìm kiếm các thông tin theo một tiêu chí, khái niệm trên Internet một cách nhanh nhất, tiện lợi nhất. Chiếc máy tìm kiếm tìm các địa chỉ tổ chức môn vật Sumo đã được ra đời từ đó, hai chàng sinh viên thông minh đã tiếp tục phát triển ý tưởng của mình thành một chương trình tìm kiếm địa chỉ trên mạng với tên gọi "Jerry and Davids Guide to the World Wide Web".

Hơn 10.000 địa chỉ các trang web khác nhau đã được Yang và người bạn cập nhật trên chính máy tính của mình. Và ngay lập tức ý tưởng này đã được hưởng ứng và sử dụng rộng rãi trong giới sinh viên thường xuyên lang thang trên mạng. Khi có hơn 100.000 người sử dụng miễn phí công cụ tìm kiếm của Yang và David, bấy giờ hai chàng trai này mới chợt nảy ra ý định kiếm nhà tài trợ quảng cáo cho công cụ tìm kiếm của mình.

Được trợ giúp của Quỹ đầu tư Sequoia Capital, năm 1995, Yahoo đã ra đời với số vốn điều lệ 1 triệu USD. Tên gọi Yahoo được chính Yang nghĩ ra bằng cách phiên âm lại tiếng reo hò của mình mỗi khi tìm thấy một địa chỉ cần tìm nhờ công cụ tìm kiếm diệu kỳ mà anh và David đã phát minh ra. Để tên công ty ngày một hấp dẫn và gợi sự trẻ trung, hiện đại, Yang đã nghĩ thêm biểu tượng Yahoo, tượng trưng cho lời kêu gọi tìm kiếm.

Chỉ ít năm sau khi ra đời, Yahoo đã mang về cho chàng doanh nhân trẻ tuổi hàng trăm triệu USD. Hiện nay, Yahoo đã đạt được con số hàng triệu người truy cập và số người quảng cáo cũng đã đổ xô đến Yahoo. Con số người truy cập khổng lồ còn tiếp tục tăng cao làm cho các nhà quảng cáo, marketing khó tính nhất cũng đều bị thuyết phục.

Hiện nay, hơn 2/3 thu nhập của Yahoo từ lĩnh vực đưa tin quảng cáo. Khách hàng quảng cáo ở Yahoo nhanh chóng lên tới con số hàng nghìn đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong đó có các hãng có tên tuổi nổi tiếng như tập đoàn Honda, Disney...

Năm 1996, Yahoo niêm yết trên thị trường chứng khoán với giá 12 USD cho 1 cổ phiếu. Ngay trong năm đầu tiên khi niêm yết Yahoo đã thu lãi 150 triệu USD và giá cổ phiếu Yahoo lên tới 33 USD, tăng gần 300%. Không chỉ có Yahoo giàu lên nhanh chóng mà Quỹ đầu tư Sequoia Capital cũng cảm thấy tự hào vì đã dám mạo hiểm và đầu tư đúng chỗ.

Theo các chuyên gia kinh tế, bí quyết thành công lớn nhất của Yahoo là quyết định sáng suốt táo bạo của Yang là thu hút thật nhiều người truy cập. Khi đã phát triển mạnh, ngay lập tức, Yang tuyển mộ ngay Tim Knoogle một nhà quản lý cao cấp trong lĩnh vực tin học và công nghệ mới...

Để tiếp tục thu hút khách hàng sử dụng công cụ truy cập của mình, Yahoo đã dùng nhiều hình thức dịch vụ hấp dẫn. Đầu tiên là một hệ thống điện tử E-mail miễn phí cho khách hàng được thiết lập và cung cấp dịch vụ làm trang web cho các khách hàng. Táo bạo hơn, Jerry Yang còn chủ động mua lần lượt các công ty khác như: Công ty Internet và tin học Geo Cities với giá 3,6 tỷ USD.

(Theo Thời Báo Kinh Tế VN)
 
L

Lazy_girl

Guest
Chú Vua Lửa cho Cháu ké vài bài với nhé!

George Soros – "nhà quản lý tài chính của thế giới"


Cái tên George Soros đã trở nên hết sức quen thuộc với Phố Wall. Người ta biết đến ông như một nhà tỷ phú thành công nhất trong lĩnh vực đầu tư tư bản. Phía sau những thành công đó, Soros là một nhà kinh doanh đầy cá tính và đã phải trải qua nhiều thăng trầm trong kinh doanh...

Soros là người Do Thái, sinh ra ở Hungary vào ngày 12/8/1930. Tuổi thơ của nhà tỉ phú này gắn liền với những ngày kinh hoàng khi phát xít Đức tàn sát người Do Thái trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Khi còn nhỏ, ông được dạy rằng người Do Thái có thể chạy chứ không được lẩn trốn! Năm 1947, cậu bé Soros sang London một mình. Tại đây, Soros tốt nghiệp trường Kinh doanh London vào năm 1952. Năm 1956, Soros sang Mỹ đoàn tụ với bố mẹ và các anh chị em, và nhập quốc tịch Mỹ. Đây là nơi ông bắt đầu khởi nghiệp với 5.000 USD ít ỏi.

Câu chuyện về cuộc đời của Soros có hai phần rõ rệt: một “máy làm tiền”, và một nhà hoạt động từ thiện tích cực. Tuy nhiên, người ta thường thích quan tâm đến tiền của Soros hơn là những mục tiêu lý tưởng mà ông theo đuổi. Soros đã viết 7 cuốn sách mang nhiều tính triết lý. Cuốn sách mới xuất bản gần đây nhất là cuốn “George Soros nói về toàn cầu hoá”, xuất bản tháng 3/2002. Phương châm kinh doanh của Soros khá đặc biệt: trong kinh doanh, việc bạn đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu bạn đúng bạn sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu bạn sai bạn sẽ mất bao nhiêu tiền.

Năm 1973 là năm bước ngoặt của Soros: Sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế, ông thành lập công ty quản lý đầu tư tư nhân mang tên Công ty quản lý tài chính Soros với số vốn 17 triệu đôla. Sáu năm sau đó, ông đã tăng ngân sách của mình lên 100 triệu đôla. Thành công bước đầu này của Soros là nhờ sự kết hợp giữa khả năng phân tích sắc sảo thị trường tài chính thế giới và sự can đảm trong đầu tư. Goerge Soros chỉ ra hai nhân tố tạo ra một nền kinh tế bong bóng là: (1) nguồn tài chính ồ ạt chảy ra khỏi một thị trường chớm khủng hoảng đến những nước như Mỹ hay Tây Âu; (2) tỉ lệ lãi suất thấp tạo ra việc thanh toán hối phiếu thấp. Thêm vào đó, Soros còn là một nhà lãnh đạo biết dùng người. Ông tự thấy mình may mắn khi được làm việc với những cố vấn giỏi như Gary Gladstein.

Năm 1992, ông thu được một món lợi lớn từ những dự đoán chính xác của mình về thị trường tiền tệ thế giới. Ông mạnh dạn vay hàng tỉ bảng Anh và đổi sang đồng mác Đức với hi vọng bảng Anh sẽ sụt giá. Và thực tế diễn ra đúng như dự đoán của Soros, khi bảng Anh rớt giá, ông trả nợ và thu được tới 1 tỉ đôla chỉ trong vòng một tuần! Sự kiện này khiến Soros được biết đến như một nhà đầu cơ tiền mặt “vĩ đại” nhất của thế kỷ 20. Điều đó cho thấy Soros không chỉ là nhà kinh doanh có đầu óc nhạy bén, mà còn là một người cực kỳ thực dụng. Ông luôn đưa ra quyết định dựa trên những xét đoán về điều đúng và điều sai theo phương châm trên. Soros đã từng làm cho biết bao người phải khổ sở bởi quyết định của ông có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính quốc tế. Nhưng những quyết định đó lại đáng giá hàng tỉ đôla!

Tuy nhiên, táo bạo không phải lúc nào cũng đem lại cho Soros những thành công. Khoảng giữa thập niên 1990, Soros bắt đầu ném tiền qua cửa sổ khi ông đầu tư gần 250 triệu đôla vào việc cấp học bổng và đào tạo sinh viên ở Nga. Nhiều người cho rằng phi vụ đầu tư này là một sai lầm của Soros. Mặc dù vậy, George Soros tỏ ra là một nhà kinh doanh biết chấp nhận rủi ro và dám chịu mất mát.

Sau một thời gian lãnh đạo Công ty quản lý tài chính, Soros thành lập Soros Quantum Fund và đến năm 1998, giá trị của quỹ này tăng lên tới 6 tỉ đôla. Tháng 7/2000, Soros sáp nhập Quantum Fund với Quantum Emerging Growth Fund thành Quantum Endowment Fund. Hiện nay, Soros vừa là chủ tịch hội đồng quản trị vừa là Tổng giám đốc Công ty. Công ty của Soros đảm nhiệm vai trò tư vấn cho bộ phận đầu tư quốc tế của nền kinh tế thế giới. Quantum Fund của Soros được đánh giá là quỹ đầu tư thành công nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Có lẽ một trong những yếu tố làm nên thành công của George Soros là ông luôn say sưa làm việc không mệt mỏi, ngay cả khi đã ở cái tuổi “thập cổ lai hy” như vậy.

Khi đã trở thành một nhà tỷ phú, Soros bắt đầu hoạt động từ thiện và sống suy tưởng hơn. Ông được mệnh danh là nhà hoạt động từ thiện quốc tế tích cực nhất của thế kỷ 20. Nhưng Soros là một nhà từ thiện đặc sệt kiểu Mỹ, ông không tài trợ tiền vào các nhà thờ, bảo tàng... mà ông rót tiền vào những quỹ học bổng giáo dục. Ông cũng có thể cam kết rút tiền túi giúp những người nhập cư ở Mỹ 50 triệu đôla nếu ông thấy chính quyền có những chính sách không công bằng với cộng đồng người nhập cư. Soros chủ trương phát triển dân chủ trên thế giới. Mặc dù là một người Do Thái, ông không e ngại khi nói rằng ông tẩy chay Israel. Ông đã phát biểu rằng với tư cách là một người Do Thái, ông không tìm thấy niềm tin có thể khiến ông ủng hộ Israel. Soros là một người tiên phong đấu tranh vì tự do và dân chủ và ông không công nhận Israel là một nước có nền dân chủ. Tuy vậy, phần lớn những đối tác làm ăn của Soros là người Do Thái. Thêm vào đó, điều đáng chú ý là George Soros đã chi khoảng 10 triệu đôla cho một tổ chức có nhiệm vụ vận động chống lại tổng thống G.W.Bush trong cuộc bầu cử sắp tới. Trong một bản thông báo, Soros phát biểu rằng ông Bush đã lãnh đạo đất nước theo đường lối sai lầm.

Trần Hiền (Tổng hợp)
 
L

Lazy_girl

Guest
7.Nhân vật quyền lực số 1 về kinh tế ở Mỹ

Khi còn là một thanh niên, với chỉ một chiếc áo jacket màu vàng cũ kỹ và cây kèn saxophone, ông đã theo một ban nhạc jazz đi khắp đất nước. Giờ đây, thế giới biết đến ông như một nhân vật tối quan trọng, Giám đốc Cục dự trữ quốc gia liên bang Mỹ (Fed), người ở vị trí đầu tầu đã dẫn dắt nền kinh tế Hoa Kỳ qua một quá trình lâu dài nhất trong lịch sử. Alan Greenspan hiện được coi là người đàn ông có quyền lực thứ hai trong chính quyền Mỹ.

Bắt đầu từ thời niên thiếu cơ hàn

Alan Greenspan sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó giữa trào lưu suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ. Cha của Alan Greenspan là một người đàn ông bị sa thải và đổ tất cả vào cổ phiếu. Ngay từ lúc nhỏ, ông đã bộc lộ khả năng đặc biệt về tính toán. Trò chơi yêu thích nhất của cậu bé con nhà nghèo vốn không có những đồ chơi sang trọng như chúng bạn là tính toán. Ông say mê đặc biệt các con tính, mê các trò chơi về ô tính và có thể giải đáp dễ dàng những con tính phức tạp nhất.

Tuy nhiên, niềm đam mê nhất của Greenspan thời niên thiếu lại là âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học nhạc tại trường nhạc Juilliard. Công việc đầu tiên của ông là một chân nhạc công thổi kèn clarinet và saxophone trong một ban nhạc jazz chơi rong trên khắp nẻo đường nước Mỹ. Nhưng sau đó, niềm đam mê những con số của ông đã gọi ông trở lại với con đường kinh tế. Năm 19 tuổi, ông nộp đơn vào khoa kinh tế của đại học New York. Ông tốt nghiệp đại học năm 1948, nhận bằng thạc sỹ kinh tế năm 1950 và tiếp đó là bằng tiến sỹ kinh tế học năm 1977 cũng tại đây.

Greespan ngày nay

Alan Greenspan giữ chức Giám đốc của Fed từ 11/8/1987 và đã giữ chức vụ này cho suốt đến nay, qua 4 đời tổng thống, từ Reagan, Bush cha, Clinton cho đến Bush con hiện nay. Ông được coi là người đàn ông của quyền lực thứ 2 trong bộ máy chính quyền hùng mạnh nhất thế giới, người có tiếng nói quyết định đời sống kinh tế của toàn bộ nước Mỹ.

Từ năm 1954 tới 1974 và từ 1977 đến 1987, ông là Chủ tịch tập đoàn Townsend-Greenspan & Co., Inc. Từ năm 1974 đến 1977 ông giữ chức vị chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh tế quốc gia dưới thời tổng thống Ford và từ 1981 đến 1983, ông là chủ tịch Uỷ ban Cải cách An ninh xã hội quốc gia.
Bắt đầu từ năm 1987, Greenspan đã ngồi trên ghế Giám đốc Cục dự trữ liên bang Mỹ qua 4 đời tổng thống và được sự tin cậy của cả 4 đời tổng thống. Ông có tiếng nói quyết định trong việc đưa ra các chính sách tiền tệ của nước Mỹ, mức lãi suất thích hợp cho từng thời kỳ. Tiếng nói của ông có tính chất quyết định tới không chỉ tới từng nhà đầu tư, từng công ty Mỹ, từng người dân Mỹ mà còn ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới.

Vai trò của ông đặc biệt được khẳng định năm 1998 với sự kiện khủng hoảng tài chính ở Châu Á và Nga, chính sách cắt giảm lãi suất kịp thời ông đưa ra lúc đã cứu hàng ngàn công ty Mỹ và ngăn chặn cuộc suy thoái đang đe doạ hệ thống tài chính toàn cầu. Ông cũng chính là người luôn nhận thức được áp lực lớn của lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp lên nền kinh tế Mỹ. Tiếp tục thành công của năm 1998, vị trí của Greenspan càng được khẳng định với con số tăng trưởng 7,3% của nền kinh tế Mỹ năm 1999, con số tăng trưởng cao nhất từ 16 năm trước đó.

Tiếp tục khẳng định mình!

Mỗi lời nói của Greenspan có thể khiến cho thị trường chứng khoán lên hay xuống và đồng USD được hay mất giá. Chính vì vậy, ông là người đặc biệt cẩn trọng khi dùng ngôn từ. Dẫn chứng là cả 2 đảng đối lập ở Mỹ đều đặt tin tưởng vào lời nói và quyết định của ông. Ông đặc biệt nổi tiếng với khả năng thuyết phục cả giới doanh nhân và chính trị gia. Ông nói: ''Nếu tôi nói với bạn không rõ ràng thì bạn sẽ không bao giờ hiểu điều tôi định nói với bạn''.

Mặc dù ngày 25/6 vừa qua, Greenspan đã đưa ra chính sách cắt giảm lãi suất với tỷ lệ thấp nhất trong vòng 45 năm qua. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ năm 2003 này chưa thật sự có những bước khởi sắc. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao (trung bình trên 6%) và đồng USD vẫn đang liên tục đánh mất vị thế so với các đồng euro và yen. Quý 2 năm nay, kinh tế Mỹ đã vượt qua những khó khăn của cuộc chiến Iraq để đạt mức tăng trưởng 3,3%. Chính phủ và người dân Mỹ vẫn trông chờ một con số khả quan hơn để cải thiện tình trạng thất nghiệp và số người nghèo khổ gia tăng (trên 30 triệu người Mỹ đang sống trong tình trạng nghèo khổ).

Hơn ai hết, Greenspan là người đang nung nấu điều này để đem đến sự ''thăng hoa'' cho nền kinh tế lớn nhất thế giới này và cũng để khẳng định tên tuổi của ông vì dù sao năm nay Greenspan đã ở tuổi 73, và ông ''không muốn bị coi là người của thế kỷ cũ với những đường lối cũ''.

(Phương Thanh)

Trong suốt gần 4 nhiệm kỳ thống đốc - qua 4 đời tổng thống Mỹ - ông Alan Greenspan có một thẩm quyền mà bất cứ lãnh đạo cao cấp cả hành pháp, lập pháp và tư pháp Mỹ có muốn cũng không được, kể cả nhân vật số 1 là tổng thống. Ðó là trấn an thị trường. Tiếng nói của ông Greenspan rất có trọng lượng. Lời nói của ông đúng là “đáng giá ngàn vàng”. Ðơn giản, nhất cử nhất động của ông đều được không những giới tài chính ở Mỹ mà cả thế giới đều theo dõi. Thị trường chứng khoán biến động theo từng phát biểu của ông.


---------
Rõ rồi ! nguyên nhân kẹt xe ở SG xét ở một góc độ nào đó cũng Honda mà ra cả....hihi... " Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn, từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam" ...
 
N

ngochb

Sơ cấp
1/10/04
20
0
0
42
Về đâu !
diendanquantri.com
Thế còn tỷ phú bill gates ạ. Ông ấy thì sao? Hiện tại ông ấy vẫn đang là tỷ phú hàng đầu thế giới nhưng điều tuyệt vời hơn cả là một trong những người ảnh hưởng tới thế giới vi tính hiện nay. Chúng ta đang duyệt webketoan bằng trình duyệt gì nhỉ ??
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
ngochb nói:
Thế còn tỷ phú bill gates ạ. Ông ấy thì sao? Hiện tại ông ấy vẫn đang là tỷ phú hàng đầu thế giới nhưng điều tuyệt vời hơn cả là một trong những người ảnh hưởng tới thế giới vi tính hiện nay. Chúng ta đang duyệt webketoan bằng trình duyệt gì nhỉ ??
Anh du`ng FireFox 1.0
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA