Giá trị thuần thực hiện được

  • Thread starter act
  • Ngày gửi
A

act

Guest
29/11/05
85
1
0
TP Hồ Chí Minh
Trong chuẩn mực số 02 Hàng tồn kho, phần quy định chung có giải thích thuật ngữ :" Giá trị thuần thực hiện được" như sau : Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cho việc tiêu thụ chúng.
Như vậy phải chăng giá trị thuần thực hiện được là doanh thu ước tính và nếu như vậy nếu hàng tồn kho không phản ánh ở TK154 mà phản ánh ở TK 152, 153 thì giá trị thuần thực hiện được sẽ được ước tính như thế nào?
Mong các bác giúp em giải thích thắc mắc này ?
Hic hic, đọc hoài mà không hiểu :wall:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

NTAC

Guest
Giá trị thuần thực hiện được hiểu là doanh thu ước tính trừ các chi phí để có được doanh thu đấy thực tế nguơiừ ta hiểu nó là giá trị thực trên thị trường.
 
V

Viet Linh

Guest
21/12/05
25
0
0
Hanoi
Cái ông ở xa xa nương dâu kia, biết rõ mà không chịu khó giải thích giùm cho người ta cái. chịu khó, làm ơn đi mà, Viet Linh tôi cũng chưa hiểu lắm.
+ Rằng tại sao lai phải tính cái giá trị thuần có thể thực hiện đó?
+ Làm sao để xác định được cái giá trị thuần đó trên thực tế?
+ Ai và bằng chứng gì xác nhận giá trị tôi tính là tin cậy được...?
+ Cách ghi nhận lại giá trị hàng tồn kho theo giá trị thuần có thể thực hiện đó trên hệ thống tài khoản ra sao?
+Nếu sau này khi thực bán số hàng đó mà giá trị nó cao hơn hay thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện mà tôi đã tính vào cuối kỳ kế toán trước thì phải làm sao? Hạch toán thế nào...? có được xác đinh lãi/lỗ như bình thường không?

Xin ai đó biết rõ hơn, vui lòng chỉ giùm thêm.
 
A

act

Guest
29/11/05
85
1
0
TP Hồ Chí Minh
nedved nói:
Viết thế dài quá, lại phải đọc sách, Việt Linh PM nhờ A móc và trả lời hộ đi, Việt Linh thừa biết đang là busy season mà, hì hì

Bác viết vậy, em đọc thấy buồn quá.Thật sự thì em có đọc chuẩn mực và cả thông tư nữa nhưng vì chưa có kinh nghiệm thực tế nên rất mong các bác có thể giúp em làm rõ hơn vấn đề này.
Mong khi nào các bác qua mùa busy season sẽ giải đáp thắc mắc của chị Việt Linh để bà con có thể biết tường tận hơn.
 
P

phuongbao

Guest
4/10/03
14
0
0
Theo tôi hiểu CM02 quy định "giá trị thuần có thể thực hiện được" ý là để kèm, nhằm kiểm soát các DN, tránh hiện tượng kê khai khống tăng giá trị tài sản lên trong họat động thương mại. Kê khống TS nhằm thổi phồng thông tin về giá trịTS của mình, làm cho người khác đánh giá không đúng về giá trị TS của DN đó, dẫn đến các quyết định sai như thế chấp, bảo lãnh, liên doanh liên kết, phát hành chứng khóan.... Tóm lại theo CM thì hàng tồn kho được tính theo GÍA GỐC, nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tínhtheo giá trị thuần có thể thực hiện được. ( Nội dung 04 của CM 02 ). Nếu DN tính chính xác và trung thực giá trị hàng TK theo giá gốc thì ta cứ việc ung dung thể hiện trên sổ sách kế toán. Muốn tính giá trị thuần có thể thực hiện được thường người ta dựa trên giá bán tham khảo trên thị trường thời điểm đó để ước tính rồi trừ đi các chi phí ước tính, là lòi ra ngay.
VẤn đề này liên quan đến lập dự phòng giảm giá hàng TK, coi thêm điều 18 đến 24 trong CM02, nói kỹ lắm.
 
T

Tigerbeer

Guest
Theo tôi thì cơ bản Phuongbao nói đúng: hàng tồn kho trên BCTC là số thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Đây là theo nguyên tắc thận trọng trong kế toán (prudence concept).

Chênh lệch giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được là dự phòng hàng tồn kho (provision for inventory obsolecence).

Mạo muội trả lời các câu hỏi của Viet Linh:

+ phải ước tính giá trị thuần đó vì tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong kế toán cũng như các chuẩn mực về trình bày BCTC
+ giá trị thuần là giá trị có thể thu được nếu đem bán toàn bộ hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo hoặc có thể gọi là giá trị thị trường của hàng tồn kho (fair value)
+ tính tin cậy về giá trị này: phụ thuộc vào các ước tính kế toán
+ cách ghi nhận: giá trị thuần = giá gốc - dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ sau này khi bán thì vẫn ghi giá vốn theo giá gốc mua. Việc trình bày theo giá trị thuần chỉ làm khi lập báo cáo tài chính.

Nhiều khi diễn giải khó hiểu một chút, nhưng nếu vào thực tế sẽ thấy đỡ hơn. Ví dụ nếu cty bạn chăn nuôi gia cầm chẳng hạn, đến 31.12.05 giá trị bọn gà vịt trên sổ sách là 1 tỷ đồng. Mấy bác kiểm toán vào làm có khi cho cái điều chỉnh Nợ Chi phí/ Có Hàng tồn kho 1 tỷ đồng luôn ý chứ vì đang có cúm gà mà...



www.vietauditors.com.vn
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Mính có một số ý gỡ rối giúp cho các bạn.
+ Rằng tại sao lai phải tính cái giá trị thuần có thể thực hiện đó?
Đúng như bạn tigerbeer nói đó là tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng.
Nguyên tắc thận trọng nói rằng "Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;".
Hàng tồn kho, vì thế, không được ghi nhận trên BCTC với cái giá trị lớn hơn giá trị thực của nó. Ở đây, CM02 qui định rằng đó là cái giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được - Net Realisable Value - NRV.

Tôi xin đưa ra một câu hỏi là dấu hiệu nào cho biết là cần phải tính cái NRV trên? có phải hàng hóa nào cũng cần phải xem xét NRV hay không?
Thận trọng nhất thì là nên xem xét toàn bộ các loại hàng tồn kho. Nhưng dấu hiệu rõ nét nhất khiến cho người làm kế toán phải cân nhắc tính toán cái NRV là hàng tồn kho tồn đọng lâu ngày, hàng lỗi thời, lỗi mốt, hàng hóa lạc hậu về kỹ thuật...

Vậy tiếp theo câu hỏi:
+ Làm sao để xác định được cái giá trị thuần đó trên thực tế?
Theo CM02 đó "Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cho việc tiêu thụ chúng.
Vậy là có 3 yếu tố cần thiết để tính được cái NRV.
1. Giá bán ước tính - là giá có thể bán được các mục hàng đó trên thị trường. Có thể tham chiếu giá cả thị trường tại thời điểm lập BCTC.
2. Chi phí ước tính để hoàn thành. đây là các chi phí ước tính sẽ phát sinh để hoàn thiện cái sản phẩm (trong trường hợp là sản phẩm chưa hoàn thành, hoăc sản phẩm cần sửa chữa, hay gia công thêm trước khi có thể đem bán)
3. chi phí ước tính cho việc tiêu thụ, là các chi phí liên quan đến việc bán các sản phẩm đó chẳng hạn như là chi phí đóng gói lại, chi phí cho nhân viên bán hàng, đại lý bán hàng.
Việc tính toán này chỉ đơn giản là việc xác định một các tin cậy cái giá trị thuần có thể thực hiện được, không liên quan đến bút toán hạch toán.

+ Ai và bằng chứng gì xác nhận giá trị tôi tính là tin cậy được...?
Ui chà, cái bạn Việt Linh này nghĩ ra đến lắm câu hỏi. Theo phân tích ở trên thì NRV được tính dựa trên 3 yếu tố. Vậy để xem xét sự tin cậy của NRV cần xem xét sự tin cậy của việc tính toán từng yếu tố trên.

+ Cách ghi nhận lại giá trị hàng tồn kho theo giá trị thuần có thể thực hiện đó trên hệ thống tài khoản ra sao?
Ghi giảm giá trị hàng tồn kho
Ghi giảm dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Việc này độc lập với việc cuối năm phải tính lại dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

+Nếu sau này khi thực bán số hàng đó mà giá trị nó cao hơn hay thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện mà tôi đã tính vào cuối kỳ kế toán trước thì phải làm sao? Hạch toán thế nào...? có được xác đinh lãi/lỗ như bình thường không?
Theo logic thì không nên làm như tigerbeer là sau này khi bán thì vẫn ghi giá vốn theo giá gốc mua. Việc trình bày theo giá trị thuần chỉ làm khi lập báo cáo tài chính.
Chúng ta ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi ghi nhận giá vốn. Trong khi giá trị hàng tồn kho đang là số A' < giá gốc ban đầu, thì bạn chỉ được ghi tối đa đến giá trị A' thôi chứ. Nếu 1 phần mềm quản lý hàng tồn kho nào rất chặt chẽ thì giá trị hàng trong kho bạn đã là A' rồi, bạn cũng không cần phải lo.
Tuy vậy, nếu các danh mục hàng đó hoàn toàn không trọng yếu thì chấp nhận việc bạn ghi theo giá gốc. Mặc dù thế về mặt quản trị thì tôi vẫn không thích cách ghi này.

Hy vọng giải đáp giúp act phần nào. Các bạn xem có gì hay hay thì thảo luận thêm.
 
Sửa lần cuối:
A

act

Guest
29/11/05
85
1
0
TP Hồ Chí Minh
Rất cám ơn bác ketoan@ và các bác đã giúp em làm sáng tỏ thuật ngữ này, đây là thuật ngữ mà hầu như các bạn sinh viên khi tham khảo chuẩn mực đều cảm thấy mơ hồ và khó hình dung trong thực tế nó như thế nào.:wall:
Nhưng giờ thì "em đã hiểu thuốc Fucaca diệt giun như thế nào", hehehe :cool2:
 
Kuki

Kuki

Guest
31/12/07
145
0
0
TP HCM
www.vnav.vn
.. nếu hàng tồn kho không phản ánh ở TK154 mà phản ánh ở TK 152, 153 thì giá trị thuần thực hiện được sẽ được ước tính như thế nào?
Mong các bác giúp em giải thích thắc mắc này ?
Hic hic, đọc hoài mà không hiểu :wall:

Em ké tí nha,

1. 154 tính theo 155 hay 152 là tùy thuộc vào thời điểm lúc bác làm BCTC, cái 154 đó chạy đi đâu ?

2. 152 tính theo giá nào thì tùy thuộc tình hình sản xuất, 152 đủ cho sx bình thường thì cứ tính theo mức giảm của 155

3. 152 mà dư quá trời thì phải lấy theo giá bán ...tháo :friend:

Em nói vậy không biết có đúng không nữa ?????:wall:
 
P

phamngoc036

Guest
4/10/10
3
0
0
thai binh
Thưa các bác! Cho đến thời điểm này thì em đã biết lợi ích thực sự của việc tham gia vào diễn đàn webketoan roi.Xin cảm ơn các bác
 
C

clothand324

Sơ cấp
2/6/09
6
0
1
Nam Định
Ðề: Giá trị thuần thực hiện được

Giá trị thuần có thể thực hiện được = giá vốn +/- lãi/lỗ ròng (ước tính) của tài sản đem lại cho chủ sở hữu.
 
T

trung87

Trung cấp
3/11/08
58
0
6
Đất lành chim đậu
Ðề: Giá trị thuần thực hiện được

Tôi sẽ cụ thể ở công ty của tôi nhé nhằm giải thích chuẩn mực hàng tồn kho,trong đó có giá trị ước tính nên mỗi công ty sẽ có cách tính khác nhau.
Bên công ty tôi nhập khẩu lô hàng vào tháng 6 ,1000sp trị giá 58.000đ.sp,TC:58.000.000đ
Chi phí khác;10.000.000đ
Chi phí ước tính để bán hết lô sản phẩm này là 30.000.000đ
Giá bán là 120.000.000đ/sp
Cuối năm,đánh giá lại lô hàng đó trên thị trường với những sản phẩm tương đồng thì giá bán chỉ còn là70.000đ/sp,1.000sp tương đương doanh thu là 70.000.000đ.
Vì vậy chúng tôi sẽ lập dự phòng:70.000.000-30.000.000-58.000.000=18.000.000đ
Ở đây chúng ta rất khó xác đinh một cách chắc chắn chi phí ước tính tạo là doanh thu trên nên một khi ước tính thì mỗi công ty linh hoạt và có cách giải trình khác nhau.
P/s:số liệu đã được thay đổi để dễ hiểu hơn.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ðề: Giá trị thuần thực hiện được

Tôi sẽ cụ thể ở công ty của tôi nhé nhằm giải thích chuẩn mực hàng tồn kho,trong đó có giá trị ước tính nên mỗi công ty sẽ có cách tính khác nhau.
Bên công ty tôi nhập khẩu lô hàng vào tháng 6 ,1000sp trị giá 58.000đ.sp,TC:58.000.000đ
Chi phí khác;10.000.000đ
Chi phí ước tính để bán hết lô sản phẩm này là 30.000.000đ
Giá bán là 120.000.000đ/sp
Cuối năm,đánh giá lại lô hàng đó trên thị trường với những sản phẩm tương đồng thì giá bán chỉ còn là70.000đ/sp,1.000sp tương đương doanh thu là 70.000.000đ.
Vì vậy chúng tôi sẽ lập dự phòng:70.000.000-30.000.000-58.000.000=18.000.000đ
Ở đây chúng ta rất khó xác đinh một cách chắc chắn chi phí ước tính tạo là doanh thu trên nên một khi ước tính thì mỗi công ty linh hoạt và có cách giải trình khác nhau.
P/s:số liệu đã được thay đổi để dễ hiểu hơn.

Hình như bạn bị nhầm lẫn rồi, trước hết bạn phải xác định giá trị thuần ó thể thuẹc hiện được là bao nhiêu. Sau đó, mới so Giá trị thuần có thể thực hiện được với giá gốc, từ đó mới xác định có cần lập dự phòng không, nếu có thì lập bao nhiêu chứ. Cho bên, cách làm của bạn không đúng.
 
T

trung87

Trung cấp
3/11/08
58
0
6
Đất lành chim đậu
Ðề: Giá trị thuần thực hiện được

Hình như bạn bị nhầm lẫn rồi, trước hết bạn phải xác định giá trị thuần ó thể thuẹc hiện được là bao nhiêu. Sau đó, mới so Giá trị thuần có thể thực hiện được với giá gốc, từ đó mới xác định có cần lập dự phòng không, nếu có thì lập bao nhiêu chứ. Cho bên, cách làm của bạn không đúng.
Đó là mình làm gộp,giá trị thuần có thể thực thiện được là=70.000.000-30.000.000,số liệu giá bán ước tính và chi phí ước tính đã được tính toán như trên rùi đó bạn,giá gốc là 58.000.000đ
Giá trị dự phòng= chênh lệch giá trị thuần có thể thực hiện được - giá gốc,Ở đây các chỉ tiêu đã được ước tính và có con số cụ thể và áp vào công thức thì sẽ ra giá trị dự phòng.
 
P

pconcord

Cao cấp
17/2/09
230
1
0
39
nghệ an
Ðề: Giá trị thuần thực hiện được

Đọc mãi mà vẫn không hiểu, ai có thể lấy vị dụ cụ thể về giá trị thuần có thể thực hiển không? Tks!
 
P

phamhong0903

Guest
1/11/14
1
0
1
31
giúp e với.
trường hợp bán hàng mà hóa đơn được viết vào ngày 31/12/N , nhưng hàng được gửi cho khách vàongày 2/01/N+1. thì phải định khoản như thế nào ạ? :(:(:(
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA