Tại sao phải tính lãi dự chi?

  • Thread starter wytch
  • Ngày gửi
W

wytch

Guest
21/7/11
2
0
0
35
viet nam
Các bác cho em hỏi chút
Tại sao khi huy động vốn, trả lãi 1 lần khi đáo hạn, hàng tháng NH phái tính lãi dự chi? NH xử lý như vậy là đã áp dụng nguyên tắc nào trong kế toán?
Thanks!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

Hoài Thương

Guest
Các bác cho em hỏi chút
Tại sao khi huy động vốn, trả lãi 1 lần khi đáo hạn, hàng tháng NH phái tính lãi dự chi? NH xử lý như vậy là đã áp dụng nguyên tắc nào trong kế toán?
Thanks!

Áp dụng nguyên tắc kế toán dồn tích (Accrual accounting)
 
B

banhmy23

Guest
12/9/07
30
0
0
TP Hải Dương
ap dung nguyen tac than trong chu nhi, chi phi phai dc ghi nhan mot cach chinh xac
 
H

Hoài Thương

Guest
ap dung nguyen tac than trong chu nhi, chi phi phai dc ghi nhan mot cach chinh xac

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Số: 1866 /NHNN-KTTC Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2007
V/v: Hướng dẫn hạch toán lãi dồn tích
và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Kính gửi: Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
Để thống nhất hạch toán kế toán một số nghiệp vụ liên quan đến kế toán dồn tích và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (SGD), và giải đáp vướng mắc tại Công văn số 2405/SGD3 ngày 07/12/2006 của SGD về việc thực hiện Công văn số 8659/NHNN-KTTC ngày 10/10/2006 và Công văn số 10052/NHNN-KTTC ngày 21/11/2006 của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn SGD như sau:

1. Về phương pháp tính lãi phải thu:
- Phương pháp tính lãi phải thu đối với các khoản tiền gửi, cho vay được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 8659/NHNN-KTTC ngày 10/10/2006 của Thống đốc NHNN về việc Hướng dẫn thực hiện nguyên tắc kế toán “cơ sở dồn tích”.
- Đối với các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, nghiệp vụ thị trường mở và các nghiệp vụ khác: Việc tính số lãi phải thu (để thực hiện nguyên tắc kế toán dồn tích) được thực hiện theo quy định tại các Quyết định của Thống đốc có liên quan trên cơ sở số ngày hạch toán dự thu của định kỳ tính lãi.
2. Hạch toán dồn tích đối với nghiệp vụ thu, trả lãi bằng ngoại tệ:
- Lãi phải thu hoặc lãi phải trả bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá ngoại tệ mua hoặc bán thực tế tại thời điểm hạch toán, để ghi vào tài khoản thu nhập hoặc chi phí thích hợp.
- Thực hiện mua vào hoặc bán ra từ Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng đối với số ngoại tệ thực tế thu được hoặc chi trả khi thanh toán lãi phải thu hoặc lãi phải trả bằng ngoại tệ nêu trên.
2.1. Đối với nghiệp vụ thu lãi bằng ngoại tệ:
2.1.1. Hạch toán lãi phải thu bằng VNĐ, tương ứng với số ngoại tệ dự thu:
Tại ngày hạch toán lãi cộng dồn phải thu theo quy định, kế toán tính lãi cộng dồn phải thu và quy đổi ra VNĐ, lập chứng từ hạch toán lãi phải thu:
Nợ TK 3629 “Các khoản khác phải thu (mở tiểu khoản riêng để theo dõi): Số lãi dự thu bằng VNĐ của từng loại tài sản Có
Số tiền VNĐ (= Số lãi phải thu bằng ngoại tệ * Tỷ giá mua ngoại tệ thực tế tại ngày hạch toán)
Có TK Thu lãi thích hợp
Kế toán phải theo dõi chi tiết theo từng khoản tiền lãi cộng dồn phải thu, trong đó có theo dõi đồng thời cả nguyên tệ phải thu; Thực hiện kiểm tra, đối chiếu thường xuyên tổng số phát sinh tăng, giảm lãi phải thu và tổng số luỹ kế lãi phải thu để đảm bảo lãi cộng dồn quy đổi ra VNĐ khớp đúng với doanh số và số dư tài khoản lãi cộng dồn phải thu.
2.1.2. Hạch toán thu lãi ngoại tệ tại thời điểm thanh toán:
2.1.2.1. Trường hợp thu lãi bằng ngoại tệ:
Tại thời điểm khách hàng thanh toán (trả) lãi, kế toán tính và lập chứng từ hạch toán:
Nợ TK Ngoại tệ thích hợp
Giá trị ngoại tệ thu được
TK 4831 “Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng”
Đồng thời hạch toán:
Nợ TK 4832 “Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng”: Số tiền VNĐ chi ra để mua ngoại tệ (= Số ngoại tệ thu được * Tỷ giá mua ngoại tệ thực tế tại ngày thanh toán).
Có TK 3629 “Các khoản khác phải thu” (Tiểu khoản đã mở): Số tiền VNĐ đã hạch toán lãi phải thu.
Có TK Thu lãi thích hợp: Phần chênh lệch dương (nếu có) (= Số tiền VNĐ chi ra để mua ngoại tệ cho Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng - Giá trị VNĐ của số ngoại tệ đã hạch toán lãi phải thu).

- Trường hợp đặc biệt, nếu giá trị VNĐ của số lãi ngoại tệ đã hạch toán phải thu lớn hơn giá trị VNĐ của số lãi ngoại tệ tại thời điểm thanh toán, kế toán hạch toán theo bút toán sau:
Nợ TK 4832 “Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng”: Số tiền VNĐ chi ra để mua ngoại tệ (= Số ngoại tệ thu được * Tỷ giá mua ngoại tệ thực tế tại ngày thanh toán).
Nợ TK Thu lãi thích hợp (1): Thoái thu lãi phần chênh lệch âm phát sinh do ảnh hưởng tỷ giá đã hạch toán dự thu và tỷ giá thực tế (nếu có)(= Giá trị VNĐ của số ngoại tệ đã hạch toán lãi phải thu - Số tiền VNĐ chi ra để mua ngoại tệ cho Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng)
Có TK 3629 “Các khoản khác phải thu” (Tiểu khoản đã mở): Số tiền VNĐ đã hạch toán lãi phải thu.
(1): Trường hợp đầu năm, số dư tài khoản thu lãi chưa có để hạch toán thoái thu lãi thì hạch toán phần thiếu vào bên Nợ tài khoản 809 - Chi khác (Mở tiểu khoản riêng để theo dõi chi khác về lãi).
2.1.2.2. Trường hợp thu lãi bằng VNĐ
Tại thời điểm thanh toán, nếu khách hàng trả lãi ngoại tệ bằng VNĐ và được cấp có thẩm quyền chấp thuận thì kế toán phải quy số nguyên tệ ra Việt Nam đồng theo tỷ giá bán thực tế và lập chứng từ hạch toán:
Nợ TK thích hợp (Tiền gửi, Tiền mặt...): Số tiền VNĐ khách hàng trả lãi
Có TK 3629 “Các khoản khác phải thu” (Tiểu khoản đã mở): Số tiền VNĐ đã hạch toán lãi phải thu.
Có TK Thu lãi: Phần chênh lệch dương (= Số tiền VNĐ chi ra để mua ngoại tệ cho Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng - Giá trị VNĐ của số ngoại tệ đã hạch toán lãi phải thu).

2.2- Đối với nghiệp vụ trả lãi bằng ngoại tệ:
2.2.1- Hạch toán lãi phải trả bằng VNĐ tương ứng với số ngoại tệ dự trả:

Định kỳ, kế toán tính và lập chứng từ hạch toán lãi cộng dồn phải trả ngoại tệ và quy đổi VNĐ:
Nợ TK Chi trả lãi thích hợp
Số tiền VNĐ (= Số lãi phải trả bằng ngoại tệ * Tỷ giá bán ngoại tệ thực tế tại ngày hạch toán)
Có TK 4619 “Các khoản khác phải trả” (mở tiểu khoản riêng để theo dõi số lãi dự trả bằng VNĐ của từng loại công nợ)
Kế toán phải tính và lập bảng kê chi tiết theo từng khoản tiền lãi cộng dồn phải trả trong đó phải theo dõi đồng thời cả nguyên tệ phải trả; Thực hiện kiểm tra, đối chiếu thường xuyên tổng số phát sinh tăng, giảm lãi phải trả và tổng số luỹ kế lãi phải trả để đảm bảo lãi cộng dồn quy ra VNĐ khớp đúng với doanh số và số dư tài khoản lãi cộng dồn phải trả.
2.2.2- Hạch toán trả lãi ngoại tệ tại thời điểm thanh toán với đối tác.
Tại thời điểm thanh toán lãi với khách hàng, kế toán tính lãi phải trả ngoại tệ và lập chứng từ hạch toán:
Nợ TK 4831 “Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng”
Giá trị ngoại tệ chi ra để thanh toán
TK Ngoại tệ thích hợp

Đồng thời hạch toán:
Nợ TK 4619 “Các khoản khác phải trả” (Tiểu khoản đã mở): Số tiền VNĐ
đã hạch toán lãi phải trả.
Nợ TK Chi trả lãi thích hợp: Phần chênh lệch dương (nếu có)(= Giá trị VNĐ chi ra để trả lãi - Số tiền lãi ngoại tệ đã hạch toán lãi phải trả)
Có TK 4832 “Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng”: Số tiền VNĐ thu được do bán ngoại tệ (= Số ngoại tệ phải trả * Tỷ giá bán ngoại tệ thực tế tại ngày thanh toán).

- ­­Trường hợp đặc biệt, nếu giá trị VNĐ của số lãi ngoại tệ đã hạch toán phải trả lớn hơn giá trị VNĐ của số ngoại tệ thực tế chi ra thanh toán, kế toán hạch toán:

Nợ TK 4619 “Các khoản khác phải trả” (Tiểu khoản đã mở): Số tiền VNĐ
đã hạch toán lãi phải trả.
Có TK 4832 “Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn
tỷ giá và giá vàng”: Số tiền VNĐ thu được do bán ngoại tệ (= Số ngoại tệ phải trả * Tỷ giá bán ngoại tệ thực tế tại ngày thanh toán).
Có TK Chi trả lãi thích hợp (2): Thoái chi phần chênh lệch âm phát
sinh do ảnh hưởng tỷ giá đã hạch toán phải trả và tỷ giá thực tế tại thời điểm thanh toán (nếu có)(= Giá trị VNĐ đã hạch toán lãi phải trả - Số tiền VNĐ thu được do bán ngoại tệ cho Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng).

(2): Trường hợp số dư đầu năm của tài khoản chi trả lãi thích hợp chưa phát sinh để hạch toán thoái chi thì kế toán hạch toán phần thiếu vào bên Có tài khoản 709 - Thu khác (thu khác có tính chất tương tự thu lãi).

3- Về hạch toán chênh lệch tỷ giá ngoại tệ:
SGD thực hiện xác định chênh lệch mua bán ngoại tệ và hạch toán vào thu nhập, chi phí theo đúng quy định tại Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước ban hành theo Quyết định số 425/1998/QĐ-NHNN ngày 17/12/1998 của Thống đốc NHNN và các Quyết định sửa đổi, bổ sung có liên quan. Cụ thể như sau: ­­­­­­­­
3.1 - Xác định kết quả mua bán ngoại tệ:
3.1.1 - Xác định số tiền thực thu về bán ngoại tệ trong tháng (doanh số bán ra - gọi là A) bằng tổng số tiền tính bằng đồng Việt nam thu được do bán ngoại tệ trong tháng (lấy theo tỷ giá thực tế bán ra).
3.1.2 - Xác định số tiền đã mua số ngoại tệ đã bán (doanh số mua vào tương ứng của số ngoại tệ bán - gọi là B) bằng cách lấy tỷ giá mua vào bình quân trong tháng nhân với số ngoại tệ đã bán ra trong tháng. Tỷ giá mua vào bình quân trong tháng được xác định theo quy định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho” (ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), cụ thể:

Tỷ giá mua vào bình quân
=
Số dư đầu tháng TK 4832
+
Doanh số nợ TK 4832 (Giá trị VNĐ của số ngoại tệ mua vào trong tháng)
Số dư đầu tháng TK 4831
+
Doanh số có TK 4831 (Số lượng ngoại tệ mua vào trong tháng)

Ghi chú: - Số dư đầu tháng tài khoản 4832 là số dư Nợ của tài khoản đầu tháng bao gồm cả doanh số đánh giá lại giá trị Việt Nam đồng của ngoại tệ tương ứng cuối tháng trước (theo điểm 3.2.2 Công văn này).
- Việc xác định kết quả mua bán ngoại tệ chỉ thực hiện đối với các giao dịch mua bán ngoại tệ, không bao gồm các giao dịch điều chuyển ngoại tệ giữa Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng với Quỹ dự trữ ngoại hối.

3.1.3 - Sau đó xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ:
Kết quả kinh doanh ngoại tệ trong kỳ = (A) - (B):

- Trường hợp số chênh lệch giữa doanh số bán ngoại tệ với doanh số mua vào tương ứng là số dương thì hạch toán vào thu nhập:

Nợ TK 4832 “Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng”
Có TK 722 “Thu về mua bán ngoại tệ”
- Trường hợp số chênh lệch giữa doanh số bán ngoại tệ với doanh số mua vào tương ứng là số âm thì hạch toán vào chi phí:

Nợ TK 8042 “Chi về mua bán ngoại tệ”
Có TK 4832 “Mua bán và thanh toán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng”
3.2. Hạch toán đánh giá lại các tài khoản ngoại tệ và vàng:

3.2.1- Đánh giá lại số dư đồng Việt Nam tất cả các tài khoản ngoại tệ.
Hàng tháng, SGD, Vụ Kế toán - Tài chính, các đơn vị có tài khoản ngoại tệ phải tiến hành đánh giá lại giá trị VNĐ số dư các tài khoản ngoại hối theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công bố, bao gồm cả tài khoản 4831, 4811.

- Đối với các tài khoản ngoại tệ có số dư Nợ:

+ Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng, hạch toán:
Nợ TK Ngoại tệ thích hợp (phần doanh số VNĐ)
Có TK 6313 “Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng VNĐ số dư các tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo”

+ Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm: Ghi bút toán ngược lại.

- Đối với các tài khoản ngoại tệ có số dư Có:

+ Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng, hạch toán:
Nợ TK 6313 “Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị bằng VNĐ số dư các tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo”
Có TK Ngoại tệ thích hợp (phần doanh số VNĐ)
+ Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm: Ghi bút toán ngược lại.

Kế toán lập bảng kê số điều chỉnh chênh lệch tỷ giá của tất cả các tài khoản ngoại tệ và vàng. Trên bảng kê đánh giá lại ngoại tệ, số phát sinh bên Nợ tài khoản 6313 phải bằng số phát sinh bên Có tài khoản 6313, ngoại trừ trường hợp đặc biệt khi NHNN có tài khoản gốc ngoại tệ thuộc khoản mục phi tiền tệ (Ví dụ: Tài sản cố định đang xây dựng, mua sắm dở dang bằng ngoại tệ…).
3.2.2. Hàng tháng, SGD, Vụ Kế toán - Tài chính, các đơn vị có các tài khoản vàng tiền tệ phải tiến hành đánh giá lại giá trị VNĐ số dư các tài khoản vàng tiền tệ do NHNN công bố, bao gồm cả tài khoản 4831, 4811.
- Đối với các tài khoản vàng có số dư Nợ:

+ Nếu giá vàng tăng, hạch toán:
Nợ TK Vàng thích hợp (phần doanh số VNĐ)
Có TK 6323 “Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại giá trị Số dư của các tài khoản vàng bằng VNĐ tại thời điểm lập báo cáo”

+ Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm: Ghi bút toán ngược lại.


Kế toán lập bảng kê số điều chỉnh chênh lệch tỷ giá của tất cả các tài khoản vàng tiền tệ. Trên bảng kê đánh giá lại vàng, số phát sinh bên Nợ tài khoản 6323 phải bằng số phát sinh bên Có tài khoản 6323; ngoại trừ trường hợp đặc biệt.
3.2.3. Định kỳ, đánh giá lại giá trị đồng Việt Nam số dư ngoại hối thuộc “Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng” và thuộc “Quỹ dự trữ ngoại hối”:
Sau khi đánh giá lại giá trị VNĐ số dư các tài khoản ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng (nội dung 3.2.1), và SGD đã xác định và hạch toán kết quả chênh lệch mua bán ngoại tệ của “Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng”, SGD, Vụ Kế toán - Tài chính so sánh số dư tài khoản 4831 và 4832, 4811 và 4812 nếu có chênh lệch thì hạch toán điều chỉnh số dư tài khoản 4832 và 4812 cho bằng số dư tài khoản 4831 và 4811 quy đổi VNĐ. Số chênh lệch này được chuyển tương ứng vào tài khoản 6311 hoặc 6312 đối với phần ngoại tệ/6321 hoặc 6322 đối với vàng .
Ghi chú: Trong Quyết định số 56/2006/QĐ-NHNN ngày 14/12/2006 của Thống đốc NHNN về việc huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước (có hiệu lực vào ngày 01/3/2006), chênh lệch đánh giá lại ngoại tệ nêu tại điểm 3.2.1, 3.2.2 được phản ánh ở những tài khoản cấp 3 riêng biệt.
4- Về xử lý số dư tài khoản 631 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” và 632 “Chênh lệch giá vàng”:
Cuối năm, SGD thực hiện chuyển số dư tài khoản 631 và 632 (Chi tiết theo tài khoản cấp III và số liệu không bao gồm giá trị lũy kế do đánh giá lại ngoại tệ trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định - nếu có) về Vụ Kế toán - Tài chính qua tài khoản 591 “Thanh toán khác giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước”.
Trên đây là hướng dẫn hạch toán kế toán một số nội dung nghiệp vụ liên quan đến kế toán dồn tích và chênh lệch mua bán ngoại tệ tại SGD. Các công văn số 1290/CV-NHNN2 ngày 29/12/2000 và số 986/CV-KTTC2 ngày 27/7/2001 của NHNN hết hiệu lực thi hành. Yêu cầu SGD, Cục Công nghệ tin học Ngân hàng nghiên cứu triển khai thực hiện kịp thời. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về NHNN (Vụ Kế toán – Tài chính) để có hướng dẫn xử lý kịp thời./.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban lãnh đạo NHNN (để biết);
- Vụ TKS (để phối hợp); (Đã ký)
- Cục CNTHNH (để thực hiện);
- Lưu VP; KTTC2. Vũ Thị Liên
 
V

vothingocphuc

Guest
7/5/11
3
1
0
33
ba ria vung tau
phải dự chi trả lãi cho các khoản ngân hàng vay trong tương lai là do không thể để đến tận cuối kì hạn gửi mới hạch toán 1 lần sẽ làm cho việc hoạch toán chi ra 1 lúc nhiều tiền mà những tháng trước không phải chi ra, làm giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng vào cuối kì hạn thanh toán, các bạn cứ nghĩ đơn giản như vậy thôi
 
N

nhok0210

Guest
12/4/11
2
0
0
34
gialai
e thấy cô e dạy là áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích và phù hợp:)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA