Lãi vay quá hạn ngân hàng

  • Thread starter DO PHUONG
  • Ngày gửi
D

DO PHUONG

Guest
2/3/06
21
0
0
HCM
Anh chị ơi, lãi vay ngân hàng (doanh nghiệp em đi vay NH, vay phục vụ sản xuất kinh doanh) định kỳ doanh nghiệp phải thanh toán lãi vay các hợp đồng trong hạn cho ngân hàng thì lãi vay đó được hạch toán vào TK 635 kỳ phát sinh đó. Trường hợp HĐ vay bị quá hạn thanh toán, doanh nghiệp phải thanh toán lãi vay quá hạn thì phải hạch toán vào tài khoản nào? Anh chị nào biết giúp em với!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L
Các khoản tiền phạt vi phạm Luật giao thông, phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt vay nợ quá hạn, phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính về thuế và các khoản phạt khác” không được tính vào chi phí hợp lý.

Như vậy, khoản tiền lãi quá hạn không được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Vì không được coi là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN nên bạn tống luôn nó sang TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối - nhé!

DO PHUONG nói:
Trường hợp HĐ vay bị quá hạn thanh toán, doanh nghiệp phải thanh toán lãi vay quá hạn thì phải hạch toán vào tài khoản nào?
 
T

ThangAcc

Guest
3/3/07
27
0
6
Ha Noi
Theo quy định mới tại thông tư 134/2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007:

2.25. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

---------------------
Như vậy lãi vay quá hạn đã bị bỏ, thế bây giờ có thể tính lãi vay quá hạn vào chi phí được không? Nếu không được thì văn bản nào quy định không được? Mong các bác chỉ giúp
 
thanhkien78

thanhkien78

Trung cấp
10/8/06
141
4
0
45
Maritime Bank - Ninh Bình
Theo quy định mới tại thông tư 134/2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007:

2.25. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

---------------------
Như vậy lãi vay quá hạn đã bị bỏ, thế bây giờ có thể tính lãi vay quá hạn vào chi phí được không? Nếu không được thì văn bản nào quy định không được? Mong các bác chỉ giúp

Không phải là bỏ thực hiện mà là bỏ vì bị trùng lặp với mục này:

2.16. Phần chi phí lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính vượt mức lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay. Phần chi phí lãi tiền vay của các đối tượng khác vượt mức lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay hoặc phần chi phí lãi tiền vay vượt quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay cao nhất cùng thời điểm của tổ chức tín dụng mà cơ sở kinh doanh có quan hệ giao dịch.

Tóm lại lãi phạt quá hạn không được tính là chi phí hợp lý đâu bạn ạ.
Chúc thành công.
 
T

ThangAcc

Guest
3/3/07
27
0
6
Ha Noi
2.16. Phần chi phí lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính vượt mức lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay. Phần chi phí lãi tiền vay của các đối tượng khác vượt mức lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay hoặc phần chi phí lãi tiền vay vượt quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay cao nhất cùng thời điểm của tổ chức tín dụng mà cơ sở kinh doanh có quan hệ giao dịch.
---------------------------
Mục này cũng đâu có quy định là lãi quá hạn phải loại bỏ đâu?
 
T

ThangAcc

Guest
3/3/07
27
0
6
Ha Noi
Thực ra thì tôi cũng không muốn nói nhiều quá. Nhưng theo thông tư mới 134, có 1 số chi phí trước đây cái 128 không công nhận chi phí hợp lý, nhưng bây giờ 134 công nhận. 128 thì tất cả các khoản phạt đều không được tính vào chi phí hợp lý, còn 134 thì chỉ quy định những khoản phạt vi phạm hành chính mới không được tính thôi.

Có ai có công văn hỏi cục thuế về vấn đề này rồi xin post lên đây xem thì tốt quá nhỉ. Bây giờ mới đi hỏi mất thời gian quá.
 
thanhkien78

thanhkien78

Trung cấp
10/8/06
141
4
0
45
Maritime Bank - Ninh Bình
Trong 134 quy định những khoản phạt vi phạm hành chính mới không được tính là đương nhiên rồi, còn những khoản không phục vụ cho mục đích kinh doanh thì cũng không được tính nốt.

Số lãi phạt đó là số lãi vượt quá số tiền với mục đích và sự tính toán cho công việc sản xuất kinh doanh ban đầu. Mà nguyên nhân gây ra việc DN không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình không phải lúc nào cũng là yếu tố khách quan (thiên tai, hỏa hoạn ...)

Đơn giản là nhà nước không khuyến khích việc các DN không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình dù là với nhà nước hay với các đối tác của mình.
 
T

ThangAcc

Guest
3/3/07
27
0
6
Ha Noi
Có cái bài phân tích này, bác đọc thử:

http://www.gdt.gov.vn/gdtLive/Trang-chu/Tin-tuc/News?contentId=121290&location=TCT

Lãi vay quá hạn (hay khoản phạt hợp đồng) rất rõ ràng vì nó có sổ phụ, nó là khoản ngân hàng thu thật và chủ doanh nghiệp không ai muốn quá hạn để phải chịu lãi cao cả.

Bây giờ xét lý do tại sao tôi nợ quá hạn.

Tôi vay ngân hàng để nhập máy bán cho A, thời gian vay ngân hàng là 3 tháng và tôi cũng cho A nợ 3 tháng. Sau 3 tháng A vẫn chưa thanh toán cho tôi và vì thế tôi chưa có tiền trả ngân hàng dẫn đến tôi quá hạn ngân hàng. Tất nhiên đây là 1 trường hợp cụ thể, trong thực tế thì tôi sẽ vay nhiều khoản để thực hiện nhiều hợp đồng, nguyên tắc là vay để sản xuất kinh doanh.

Nếu trong hợp đồng với A tôi quy định nếu trong 3 tháng A không thanh toán thì phải chịu phạt 1 khoản tiền nào đó, theo thông tư 134 thì tôi sẽ phải kê khai thu nhập khoản phạt mà tôi thu từ A, nhưng nếu phần tôi bị ngân hàng phạt lại không được tính trừ chi phí thì có phải oan quá cho tôi không?

Nên tôi tin theo thông tư 134 lãi vay ngân hàng dù có quá hạn vẫn được tính chi phí. Và tại vì chúng ta đã quá quen với việc các khoản phạt không được tính chi phí nên mới nghĩ rằng nó không được tính thôi.

Trường hợp vay không cho mục đích kinh doanh thì tất nhiên kể cả trong hạn cũng không được tính chi phí, nên không xét ở đây.
 
thanhkien78

thanhkien78

Trung cấp
10/8/06
141
4
0
45
Maritime Bank - Ninh Bình
Lãi vay quá hạn (hay khoản phạt hợp đồng) rất rõ ràng vì nó có sổ phụ, nó là khoản ngân hàng thu thật và chủ doanh nghiệp không ai muốn quá hạn để phải chịu lãi cao cả.
.

Đã là phát sinh trong kế toán thì đương nhiên là phải có sổ sách rồi, khoản chi này chỉ là "chi phí kế toán" chứ chưa phải là "chi phí hợp lý" bạn ạ.

Bây giờ xét lý do tại sao tôi nợ quá hạn.
.......................
.

Trong trường hợp này thứ nhất: DN của bạn đã không tìm hiểu kỹ đối tác và dẫn đến chậm trả tiền, thứ hai: DN của bạn không có các khoản dự phòng rủi ro hoặc các phương án dự phòng dẫn đến việc hoàn toàn không thể thực hiện nghĩa vụ với NH.

Trường hợp vay không cho mục đích kinh doanh thì tất nhiên kể cả trong hạn cũng không được tính chi phí.

Các trường hợp chi phí không phục vụ cho kinh doanh (mặc dù ban đầu có mục đích là phục vụ cho kinh doanh) đều không tính chi phí hợp lý.
VD: DN ứng tiền mua hồ sơ, nộp phí dự thầu nhưng cuối cùng không trúng thầu. Vậy toàn bộ số tiền mất đó không được tính chi phí hợp lý.

Mình nghĩ mục 2.16 của TT134/2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007 đã nêu rất rõ rồi còn gì nữa:"vượt mức lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay",... "hoặc phần chi phí lãi tiền vay vượt quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay cao nhất" . Chẳng lẽ bạn hiểu mức lãi suất "thực tế" là = 1,5 lần lãi suất ghi trong hợp đồng sao?
 
loboglory

loboglory

Cao cấp
17/12/04
286
2
18
40
Ha noi
VD: DN ứng tiền mua hồ sơ, nộp phí dự thầu nhưng cuối cùng không trúng thầu. Vậy toàn bộ số tiền mất đó không được tính chi phí hợp lý.

Mình không hiểu ví dụ này lắm, bạn có thể giải thích rõ hơn và có thể đưa ra văn bản hướng dẫn được không???
 
thanhkien78

thanhkien78

Trung cấp
10/8/06
141
4
0
45
Maritime Bank - Ninh Bình
Mình không hiểu ví dụ này lắm, bạn có thể giải thích rõ hơn và có thể đưa ra văn bản hướng dẫn được không???

Mình đang VD về trường hợp chi phí không phục vụ cho hd kinh doanh thôi. Nếu DN trúng thầu thì toàn bộ chi phí (mua hồ sơ, lệ phí ...) sẽ được tính là chi phí hợp lý bởi vì các chi phí đó đem lại Hợp đồng cho c.ty.

Nếu DN không trúng thầu thì số tiền phí đó không phục vụ cho việc đem lại lợi nhuận cho công ty vậy chỉ được tính là chi phí kế toán mà không được tính chi phí hợp lý, mặc dù mục đích ban đầu là tìm kiếm lợi nhuận cho c.ty nhưng không có kết quả thì nên không được công nhận.

Còn văn bản hướng dẫn thì đây:

"THÔNG TƯ
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP
III. CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÔNG TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ:
"1.2. Các khoản chi không liên quan đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế."


Chúc vui vẻ!
 
T

ThangAcc

Guest
3/3/07
27
0
6
Ha Noi
Bác giải thích thế nào ở trong nghị định 24/2007 của Chính phủ ghi như thế này:

7. Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế, nhưng tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại thời điểm vay.

Tôi nghĩ trường hợp này nghị định ghi còn rõ ràng dễ hiểu hơn thông tư.
 
T

ThangAcc

Guest
3/3/07
27
0
6
Ha Noi
Mình đang VD về trường hợp chi phí không phục vụ cho hd kinh doanh thôi. Nếu DN trúng thầu thì toàn bộ chi phí (mua hồ sơ, lệ phí ...) sẽ được tính là chi phí hợp lý bởi vì các chi phí đó đem lại Hợp đồng cho c.ty.

Nếu DN không trúng thầu thì số tiền phí đó không phục vụ cho việc đem lại lợi nhuận cho công ty vậy chỉ được tính là chi phí kế toán mà không được tính chi phí hợp lý, mặc dù mục đích ban đầu là tìm kiếm lợi nhuận cho c.ty nhưng không có kết quả thì nên không được công nhận.

Còn văn bản hướng dẫn thì đây:

"THÔNG TƯ
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP
III. CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÔNG TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ:
"1.2. Các khoản chi không liên quan đến việc tạo ra doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế."


Chúc vui vẻ!

Thế này vô lý quá.

Thế bây giờ tôi nhập hàng về, vì lý do gì đó hàng không bán được. Thế là tôi cũng phải loại các chi phí liên quan đến nó ra khỏi chi phí hợp lý à? Vô lý.

Trường hợp hàng nhập về không bán được tôi còn được trích dự phòng cơ mà
 
thanhkien78

thanhkien78

Trung cấp
10/8/06
141
4
0
45
Maritime Bank - Ninh Bình
7. Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế, nhưng tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại thời điểm vay.

Nghị định hay thông tư đều như nhau thôi, bây giờ vấn đề là chúng ta cần hiểu là "lãi suất thực tế" (trong thông tư thì thêm "lãi suất thực tế căn cứ theo hợp đồng vay") là như thế nào?

Tôi có 1 VD để cùng phân tích nhé!

DN có 1 hợp đồng vay 100 triệu với các điều khoản sau:
1. Lãi suất trong hạn 1%.
2. Lãi suất chậm gốc (quá hạn) là 1.5 lần lãi suất trong hạn.
3. Lãi suất chậm lãi là 1.3 lần số tiền lãi chậm x số ngày chậm trả lãi.

- Trường hợp DN chậm trả lãi thì số tiền phải nộp là:
= 100tr x (1% + 0.3%) = 1.300.000 Vậy số tiền thực tế là: 1.300.000 nhưng số lãi thực tế ở đây không phải là 1,3% mà là 1%, Vì tỷ lệ 0.3% không được coi là lãi suất mà chỉ là cơ sở để xác định số tiền 300.000 mà DN phải bồi thường cho NH vì sự chậm trễ của mình.

- Trường hợp DN chậm trả gốc:
+ Trường hợp DN chưa được gia hạn thì số tiền lãi phải nộp là: 100tr x (1%+0.5%) = 1.500.000. Và con số 1% là để tính lãi DN phải nộp, số 0.5% là để xác định mức phạt mà DN phải trả.
+ Trường hợp DN được gia hạn: thì số lãi DN nộp hàng tháng (1%) được mặc dù vẫn bị gọi là lãi quá hạn (vì HĐ đang ở trạng thái quá hạn) nhưng được tính chi phí hợp lý.
Nếu sau này DN lại tiếp tục chậm lãi or chậm gốc khi hết th.gian gia hạn thì lại xuất hiện lãi phạt, và đừng có hi vọng số lãi phạt đó được tính chi phí hợp lý.

Chúc vui vẻ!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
T

ThangAcc

Guest
3/3/07
27
0
6
Ha Noi
[QUOTE=
7. Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế, nhưng tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại thời điểm vay.


Nghị định hay thông tư đều như nhau thôi, bây giờ vấn đề là chúng ta cần hiểu là "lãi suất thực tế" (trong thông tư thì thêm "lãi suất thực tế căn cứ theo hợp đồng vay") là như thế nào?

Tôi có 1 VD để cùng phân tích nhé!

DN có 1 hợp đồng vay 100 triệu với các điều khoản sau:
1. Lãi suất trong hạn 1%.
2. Lãi suất chậm gốc (quá hạn) là 1.5 lần lãi suất trong hạn.
3. Lãi suất chậm lãi là 1.3 lần số tiền lãi chậm x số ngày chậm trả lãi.

- Trường hợp DN chậm trả lãi thì số tiền phải nộp là:
= 100tr x (1% + 0.3%) = 1.300.000 Vậy số tiền thực tế là: 1.300.000 nhưng số lãi thực tế ở đây không phải là 1,3% mà là 1%, Vì tỷ lệ 0.3% không được coi là lãi suất mà chỉ là cơ sở để xác định số tiền 300.000 mà DN phải bồi thường cho NH vì sự chậm trễ của mình.

- Trường hợp DN chậm trả gốc:
+ Trường hợp DN chưa được gia hạn thì số tiền lãi phải nộp là: 100tr x (1%+0.5%) = 1.500.000. Và con số 1% là để tính lãi DN phải nộp, số 0.5% là để xác định mức phạt mà DN phải trả.
+ Trường hợp DN được gia hạn: thì số lãi DN nộp hàng tháng (1%) được mặc dù vẫn bị gọi là lãi quá hạn (vì HĐ đang ở trạng thái quá hạn) nhưng được tính chi phí hợp lý.
Nếu sau này DN lại tiếp tục chậm lãi or chậm gốc khi hết th.gian gia hạn thì lại xuất hiện lãi phạt, và đừng có hi vọng số lãi phạt đó được tính chi phí hợp lý.

Chúc vui vẻ![/QUOTE]
Bác nhầm ở 1 điểm:

- Lãi suất bị không chế 1,2 lần là lãi suất vay đối tượng khác (chủ yếu là lãi vay cá nhân)
- Còn lãi suất ngân hàng hay lãi suất vay các tổ chức kinh tế thì không bị không chế

Bác đọc kỹ lại cái thông tư và nghị định đi
 
thanhkien78

thanhkien78

Trung cấp
10/8/06
141
4
0
45
Maritime Bank - Ninh Bình
[/I]
Bác nhầm ở 1 điểm:
- Lãi suất bị không chế 1,2 lần là lãi suất vay đối tượng khác (chủ yếu là lãi vay cá nhân).
- Còn lãi suất ngân hàng hay lãi suất vay các tổ chức kinh tế thì không bị không chế.
Bác đọc kỹ lại cái thông tư và nghị định đi
.

Nếu lãi suất vay đối tượng khác mà vượt 1,2 lần "mức lãi suất vay cao nhất cùng thời điểm đối với TCTD đang có quan hệ" thì cho dù là lãi suất trong hạn cũng bị loại.

Ở đây chúng ta đang nói về phần tiền phải nộp phạt cho NH, các TC, cá nhân vì không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
 
Lãi suất quá hạn ngân hàng?

Xin hỏi về:
1. cách tính phạt theo lãi suất nợ quá hạn ngân hàng: 150% trên tháng.
Ví dụ từ tháng 10/2007 đến tháng 3/2008: Tháng 7 lãi suất năm là 8,25, T8, 9,10 là 8.75. tháng 1/2008: 12%, T2,3: 14%.
2.Tính theo tháng thì có quy định nào về tỷ lệ % /tháng không hay là lấy từ lãi suất cơ bản năm chia cho 12 tháng?
3.Ai có biểu tỷ lệ lãi suất tháng của Ngân hàng Nhà nước VN từ tháng 10/2007 đến tháng 8/2008, xin gửi.
Lưu ý: Đã làm việc qua với NH NNVN và được giới thiệu trang Web của NH nhưng chỉ kiểm tra được lãi suất năm và cũng chỉ là bảng tính trên mạng (không chính thức và không có nhiều giá trị pháp lý)
Cảm ơn các bạn.
Thân.
 
T

tai2k2003

Guest
15/2/05
15
0
1
43
TPHCM
[/I]

Nghị định hay thông tư đều như nhau thôi, bây giờ vấn đề là chúng ta cần hiểu là "lãi suất thực tế" (trong thông tư thì thêm "lãi suất thực tế căn cứ theo hợp đồng vay") là như thế nào?

Tôi có 1 VD để cùng phân tích nhé!

DN có 1 hợp đồng vay 100 triệu với các điều khoản sau:
1. Lãi suất trong hạn 1%.
2. Lãi suất chậm gốc (quá hạn) là 1.5 lần lãi suất trong hạn.
3. Lãi suất chậm lãi là 1.3 lần số tiền lãi chậm x số ngày chậm trả lãi.

- Trường hợp DN chậm trả lãi thì số tiền phải nộp là:
= 100tr x (1% + 0.3%) = 1.300.000 Vậy số tiền thực tế là: 1.300.000 nhưng số lãi thực tế ở đây không phải là 1,3% mà là 1%, Vì tỷ lệ 0.3% không được coi là lãi suất mà chỉ là cơ sở để xác định số tiền 300.000 mà DN phải bồi thường cho NH vì sự chậm trễ của mình.

- Trường hợp DN chậm trả gốc:
+ Trường hợp DN chưa được gia hạn thì số tiền lãi phải nộp là: 100tr x (1%+0.5%) = 1.500.000. Và con số 1% là để tính lãi DN phải nộp, số 0.5% là để xác định mức phạt mà DN phải trả.
+ Trường hợp DN được gia hạn: thì số lãi DN nộp hàng tháng (1%) được mặc dù vẫn bị gọi là lãi quá hạn (vì HĐ đang ở trạng thái quá hạn) nhưng được tính chi phí hợp lý.
Nếu sau này DN lại tiếp tục chậm lãi or chậm gốc khi hết th.gian gia hạn thì lại xuất hiện lãi phạt, và đừng có hi vọng số lãi phạt đó được tính chi phí hợp lý.

Chúc vui vẻ!
Bác tính giúp em nghiệp vụ này để em hiểu rõ.
Em vay NH 499,457,810đ chậm trả lãi 19 ngày, lãi suất 1.1% mà NH tính lãi phạt là 1,043,867đ
Tính mãi ko ra.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA