K
Mười mấy năm rồi sao em chưa chán cục sĩ diện cũ mòn ấy? Sao em không mở lòng ra, cho mình và cho mọi người được nhẹ nhõm.
Sau khi về ra mắt mẹ anh, em hỏi mẹ có nhận xét gì không, anh thật thà bảo mẹ nói nhà em nghèo, em lại nặng gánh mấy đứa em, anh có lường hết khó khăn chưa...
Chỉ vậy thôi mà em đã khóc lóc đòi chia tay. Anh thuyết phục mãi, em mới chịu cưới, nhưng với điều kiện cưới xong hai đứa phải ở riêng, vợ chồng tự tạo sự nghiệp, kẻo mẹ xem thường. Lận đận suốt hai năm, mẹ mới nhượng bộ với điều kiện vợ chồng mình phải dọn về ở căn nhà do mẹ mua. Em đồng ý mà lòng chẳng vui.
Cục tự ái của em, anh cứ tưởng sẽ vơi dần theo thời gian nhưng không phải vậy. Em luôn nhìn cách cư xử của nhà chồng để suy diễn theo hướng mọi người luôn chê em nghèo. Mẹ sang chơi, bảo em kho cá sao quá mặn, thức ăn đơn điệu vầy sao có sức làm việc. Em khóc với anh, nói tại nhà em nghèo, chém to kho mặn quen rồi, đâu có thanh cao phú quý gì mà biết chế biến cao lương mỹ vị. Em gái anh mua cho chị dâu mấy cái áo mới, bảo đồ của chị màu tối quá, phải diện một chút cho trẻ, em cũng không vui, bảo chị nhà nghèo, ăn mặc đơn giản quen rồi…
Em quy ước với anh cho em ba năm để nuôi hai đứa em ăn học. Tiền nuôi các em là do em làm việc thêm, không dính dáng đến tiền lương. Hàng tháng, em đều mang sổ thu chi cho anh xem để biết đã chi những khoản gì. Dù chẳng hạch hỏi chuyện tiền nong, nhưng sự rạch ròi của em khiến anh e ngại, vì biết cục tự ái của em vẫn còn nguyên. Để kiếm tiền, em gắng sức làm thêm, đêm nào cũng đi khuya lơ khuya lắc, thứ bảy chủ nhật cũng có việc làm. Em bảo, phải có nhiều tiền để người ta không coi thường. Ước nguyện của em là phải mua được căn nhà khác, trả lại nhà cho mẹ; rồi còn mua xe, mua đất… Kế hoạch nào cũng to tát nhưng chẳng qua chỉ là để thỏa mãn tự ái. Chi cho cực vậy em?
Em gái anh từ nước ngoài về mua cho vợ chồng mình mấy thứ vật dụng gia đình; em không nhận, bảo anh chị chưa cần. Sợ em gái buồn, anh chở về em lại cằn nhằn, bảo làm thế em chồng coi thường.
Bà nội mua cho cu Bi mấy con rôbốt. Cu Bi được mẹ dạy rất nghiêm nên dù thích lắm vẫn không dám lấy, dặn bà nội cất đó cho con, để con về xin phép mẹ. Em bảo, phải dạy cu Bi cách chi tiêu, muốn mua gì thì tự tiết kiệm tiền; để sau này con không vung tiền phung phí, coi khinh người nghèo… Cách hành xử của em như cố vạch rõ ranh giới với nhà chồng, vô tình em lại đẩy sự khó chịu sang người khác.
Mấy chị em em hùn tiền cất cho ba mẹ căn nhà ở quê. Ngày tân gia, em mời hết nhà chồng và bạn bè về quê để khoe thành tích. Em hãnh diện bảo, sau này thằng Út cưới vợ, bên vợ hết chê nhà mình nghèo. Câu nói của em khiến anh sượng sùng, càng thấy có lỗi khi nhìn mẹ gượng gạo không vui.
Mười mấy năm rồi sao em chưa chán cục sĩ diện cũ mòn ấy? Sao em không mở lòng ra, cho mình và cho mọi người được nhẹ nhõm. Cứ như thế này, anh thật chịu hết nổi.
Sau khi về ra mắt mẹ anh, em hỏi mẹ có nhận xét gì không, anh thật thà bảo mẹ nói nhà em nghèo, em lại nặng gánh mấy đứa em, anh có lường hết khó khăn chưa...
Chỉ vậy thôi mà em đã khóc lóc đòi chia tay. Anh thuyết phục mãi, em mới chịu cưới, nhưng với điều kiện cưới xong hai đứa phải ở riêng, vợ chồng tự tạo sự nghiệp, kẻo mẹ xem thường. Lận đận suốt hai năm, mẹ mới nhượng bộ với điều kiện vợ chồng mình phải dọn về ở căn nhà do mẹ mua. Em đồng ý mà lòng chẳng vui.
Cục tự ái của em, anh cứ tưởng sẽ vơi dần theo thời gian nhưng không phải vậy. Em luôn nhìn cách cư xử của nhà chồng để suy diễn theo hướng mọi người luôn chê em nghèo. Mẹ sang chơi, bảo em kho cá sao quá mặn, thức ăn đơn điệu vầy sao có sức làm việc. Em khóc với anh, nói tại nhà em nghèo, chém to kho mặn quen rồi, đâu có thanh cao phú quý gì mà biết chế biến cao lương mỹ vị. Em gái anh mua cho chị dâu mấy cái áo mới, bảo đồ của chị màu tối quá, phải diện một chút cho trẻ, em cũng không vui, bảo chị nhà nghèo, ăn mặc đơn giản quen rồi…
Em quy ước với anh cho em ba năm để nuôi hai đứa em ăn học. Tiền nuôi các em là do em làm việc thêm, không dính dáng đến tiền lương. Hàng tháng, em đều mang sổ thu chi cho anh xem để biết đã chi những khoản gì. Dù chẳng hạch hỏi chuyện tiền nong, nhưng sự rạch ròi của em khiến anh e ngại, vì biết cục tự ái của em vẫn còn nguyên. Để kiếm tiền, em gắng sức làm thêm, đêm nào cũng đi khuya lơ khuya lắc, thứ bảy chủ nhật cũng có việc làm. Em bảo, phải có nhiều tiền để người ta không coi thường. Ước nguyện của em là phải mua được căn nhà khác, trả lại nhà cho mẹ; rồi còn mua xe, mua đất… Kế hoạch nào cũng to tát nhưng chẳng qua chỉ là để thỏa mãn tự ái. Chi cho cực vậy em?
Em gái anh từ nước ngoài về mua cho vợ chồng mình mấy thứ vật dụng gia đình; em không nhận, bảo anh chị chưa cần. Sợ em gái buồn, anh chở về em lại cằn nhằn, bảo làm thế em chồng coi thường.
Bà nội mua cho cu Bi mấy con rôbốt. Cu Bi được mẹ dạy rất nghiêm nên dù thích lắm vẫn không dám lấy, dặn bà nội cất đó cho con, để con về xin phép mẹ. Em bảo, phải dạy cu Bi cách chi tiêu, muốn mua gì thì tự tiết kiệm tiền; để sau này con không vung tiền phung phí, coi khinh người nghèo… Cách hành xử của em như cố vạch rõ ranh giới với nhà chồng, vô tình em lại đẩy sự khó chịu sang người khác.
Mấy chị em em hùn tiền cất cho ba mẹ căn nhà ở quê. Ngày tân gia, em mời hết nhà chồng và bạn bè về quê để khoe thành tích. Em hãnh diện bảo, sau này thằng Út cưới vợ, bên vợ hết chê nhà mình nghèo. Câu nói của em khiến anh sượng sùng, càng thấy có lỗi khi nhìn mẹ gượng gạo không vui.
Mười mấy năm rồi sao em chưa chán cục sĩ diện cũ mòn ấy? Sao em không mở lòng ra, cho mình và cho mọi người được nhẹ nhõm. Cứ như thế này, anh thật chịu hết nổi.