Quy định mới nhất về chữ ký trên hóa đơn

  • Thread starter giangnguyen5590
  • Ngày gửi
quynhhuong0291

quynhhuong0291

Always be patient
Ðề: Quy định mới nhất về chữ ký trên hóa đơn

mình thấy cứ thắc mắc không chắc chắn. Qui định thì không rõ ràng lắm. Nên để không bị sai thì các sếp cứ ký 3 liên. Còn các công ty lớn mình thấy có dấu treo không thôi à.
Nếu bạn sợ sai thì cứ để sếp ký trực tiếp lên 3 liên hoá đơn thì càng tốt, còn bạn thấy "các công ty lớn mình thấy có dấu treo không thôi à. " thậm chí thực tế bạn còn thấy nhìu hóa đơn chẳng có chữ ký và cũng chẳng có dấu treo VD:Hoá đơn Metro, nhưng mà nó vẫn hợp lệ đấy nhé, đây là những trường hợp đặc biệt đã được sự đồng ý của cục thuế.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

trungkien47a

Trung cấp
30/8/10
181
1
18
lam dong
Ðề: Quy định mới nhất về chữ ký trên hóa đơn

Công ty mình toàn ký 3 liên sống, càng tốt chứ sao
 
vanthanhtam

vanthanhtam

Cao cấp
21/5/10
1,658
119
63
Tuy Hoa
Ðề: Re: Ðề: Quy định mới nhất về chữ ký trên hóa đơn

Bạn hỏi miệng hay bằng văn bản? Nếu bạn hỏi miệng thì bạn hỏi ai? Có phải là các trưởng , phó phòng TTHT không? Vì các cán bộ thuế cũng chưa chắc ai cũng hướng dẫn đúng. Nếu có thì bạn có văn bản hướng dẫn làm như vậy thì post lên cho mọi người tham khảo. Không phải để hơn thua mà để coi có văn bản nào hướng dẫn mâu thuẩn với luật và công văn đã ban hành không. Nếu có sai thì chúng tôi cũng sẽ có câu hỏi gửi lên cấp cao hơn để được câu trả lời chính xác và cuối cùng.
Hỏi bằng cái miệng và hỏi những người có trách nhiệm họ trả lời như thế thì làm như thế đó
Luật kế toán
Điều 20. Ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
 
C

cocle

Cao cấp
19/9/12
555
7
0
Vietnam
Ðề: Quy định mới nhất về chữ ký trên hóa đơn

Theo em là cứ ký sống trên cả 3 liên cho ăn chắc các bác ạ !
 
H

hoangngan84

Guest
19/11/13
52
0
6
39
Đà Nẵng
Ðề: Quy định mới nhất về chữ ký trên hóa đơn

Mình nghĩ ko cần phải ký 3 liên sống chi cho mất công. Nhưng nếu ký dc thì càng tốt.
Còn khi bạn muốn đóng dấu treo, thì phải có chữ ký của người dc ủy quyền ký, chứ ko phải có 1 con dấu là xong.
 
tonbatuong

tonbatuong

Trung cấp
10/10/03
70
0
8
An giang
Ðề: Re: Ðề: Quy định mới nhất về chữ ký trên hóa đơn

Hỏi bằng cái miệng và hỏi những người có trách nhiệm họ trả lời như thế thì làm như thế đó
Luật kế toán
Điều 20. Ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.

Hiện nay sau vấn đề các DN lừa đảo (thuê GĐ đăng ký KD mà thôi) lập ra để bán HĐ cung ứng nông sản nguyên liệu cho các DN XNK nhằm hoàn thuế GTGT & vật liệu XD cho các DN đầu tư XD... 1 số chi cục Thuế đã hướng dẫn DN nên ký hóa đơn bằng mực đầy đủ !
 
K

khampha65

Trung cấp
27/11/08
156
2
18
ha noi
Ðề: Re: Ðề: Quy định mới nhất về chữ ký trên hóa đơn

Hỏi bằng cái miệng và hỏi những người có trách nhiệm họ trả lời như thế thì làm như thế đó
Luật kế toán
Điều 20. Ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.

Bạn trích dẫn lại thiếu rồi. Bài đầu tiên bạn trích như thế này:
Luật kế toán
Điều 20. Ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.

Bạn đọc luật kế toán rồi. Nhưng mình thắc mắc là bạn không hiểu hay cố tình không hiểu (chỗ mực đỏ) và bạn VTM đã giải thích rồi đó.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Tôi không biết quan điểm tôi có sai hay không, nhưng tôi nhớ rằng Chứng từ kế toán là một phương pháp kế toán. Còn Hóa đơn không thuộc loại chứng từ kế toán, đó chỉ là chứng từ ghi nhận các giao dịch bán mua bán. Chứng từ khác với chứng từ kế toán.

Tôi nghĩ các bạn tìm hiểu lại kháci niệm các phương pháp kế toán trong phần nguyên lý cơ bản sẽ tìm ra phương pháp: chứng từ kế toán. Và lúc đó các bạn sẽ hiểu vì sao cái phân biệt chứng từ liên quan đến tiền phải ký trực tiếp lêntừng liên. Và vì chữ ký có thể bị ký nháy nên trong công tác kiểm soát người ta có thêm cái quy định người ký viết sống tên mình bên dưới chữ ký, vì chữ ký có thể nháy dễ hơn chữ viết. Dù răng chữ ký giả có thể phát hiện không khó, nhưng với mắt nhìn thông thường và thiếu nghiệp vụ thì mình cũng khó lòng phát hiện chữ ký giả, nhưng với chữ viết thì dể nhìn ra hơn
 
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,083
12
38
53
Rừng Tây Nguyên
Ðề: Quy định mới nhất về chữ ký trên hóa đơn

Tôi đọc tất cả các bài trong topic này nhận thấy các bạn có sự nhầm lẫn về hóa đơn và chứng từ kế toán. Hóa đơn khác với chứng từ kế toán.Căn cứ:
Trích Nghị định 51/2010/NĐ-CP
Điều 26. Lưu trữ, bảo quản hóa đơn
3. Hóa đơn đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
4. Hóa đơn đã lập trong các tổ chức, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, cá nhân đó.

Như vậy: Hóa đơn lập trong các đơn vị kế toán và được lưu trữ thì khi đó nó mới gọi là chứng từ kế toán.
Theo hướng dân tại Thông tư 64/2013/TT-BTC

Điều 14. Lập hóa đơn
c) Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải
được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.
Như vậy: Lập 1 lần là viết hết tất cả nội dung trên hóa đơn trước khi lấy giấy than và xé ra khỏi cuốn.
Ở bài #1 chủ topic hỏi về chữ ký trên hóa đơn chứ không hỏi về chữ ký trên chứng từ kế toán.
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,116
514
113
Thủ Đô
Ðề: Quy định mới nhất về chữ ký trên hóa đơn

Tôi đọc tất cả các bài trong topic này nhận thấy các bạn có sự nhầm lẫn về hóa đơn và chứng từ kế toán. Hóa đơn khác với chứng từ kế toán.Căn cứ:
Trích Nghị định 51/2010/NĐ-CP

Như vậy: Hóa đơn lập trong các đơn vị kế toán và được lưu trữ thì khi đó nó mới gọi là chứng từ kế toán.
Theo hướng dân tại Thông tư 64/2013/TT-BTC
[/FONT][/COLOR]

Như vậy: Lập 1 lần là viết hết tất cả nội dung trên hóa đơn trước khi lấy giấy than và xé ra khỏi cuốn.
Ở bài #1 chủ topic hỏi về chữ ký trên hóa đơn chứ không hỏi về chữ ký trên chứng từ kế toán.
Tại QĐ 15/2006/QĐ-BTC phần II- Danh Mục Chứng Từ Kế Toán. Trong Danh Mục Chứng Từ Kế Toán thì có cả HÓA ĐƠN.Anh xem giùm em phần này.
 
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,083
12
38
53
Rừng Tây Nguyên
Ðề: Quy định mới nhất về chữ ký trên hóa đơn

Tại QĐ 15/2006/QĐ-BTC phần II- Danh Mục Chứng Từ Kế Toán. Trong Danh Mục Chứng Từ Kế Toán thì có cả HÓA ĐƠN.Anh xem giùm em phần này.
Chính xác, nhưng hóa đơn lúc này nó trở thành chứng từ rồi. Lúc đang lập nó chỉ là hóa đơn, người mua hàng lấy hóa đơn về vứt đi lúc đó nó vẫn là hóa đơn chứ không thể chứng từ kế toán.
 
ACC4RUM

ACC4RUM

Cao cấp
2/3/09
1,667
314
83
Đà Lạt
Ðề: Re: Quy định mới nhất về chữ ký trên hóa đơn

Tôi không biết quan điểm tôi có sai hay không, nhưng tôi nhớ rằng Chứng từ kế toán là một phương pháp kế toán. Còn Hóa đơn không thuộc loại chứng từ kế toán, đó chỉ là chứng từ ghi nhận các giao dịch bán mua bán. Chứng từ khác với chứng từ kế toán.

Tôi nghĩ các bạn tìm hiểu lại kháci niệm các phương pháp kế toán trong phần nguyên lý cơ bản sẽ tìm ra phương pháp: chứng từ kế toán. Và lúc đó các bạn sẽ hiểu vì sao cái phân biệt chứng từ liên quan đến tiền phải ký trực tiếp lêntừng liên. Và vì chữ ký có thể bị ký nháy nên trong công tác kiểm soát người ta có thêm cái quy định người ký viết sống tên mình bên dưới chữ ký, vì chữ ký có thể nháy dễ hơn chữ viết. Dù răng chữ ký giả có thể phát hiện không khó, nhưng với mắt nhìn thông thường và thiếu nghiệp vụ thì mình cũng khó lòng phát hiện chữ ký giả, nhưng với chữ viết thì dể nhìn ra hơn

Có lẽ bạn nhầm với hình thức kế toán "chứng từ ghi sổ" chăng? hay "Nhật ký - chứng từ"?
- Hình thức kế toán Nhật ký chung;
- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính.

Khoản 7 Điều 4 Luật kế toán ăm 2003:
"7. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán"
Theo Luật kế toán thì "chứng từ kế toán" được định nghĩa như vậy đó.
 
bichvan.tax06

bichvan.tax06

Điều hành viên
Thành viên BQT
4/8/07
4,116
514
113
Thủ Đô
Ðề: Quy định mới nhất về chữ ký trên hóa đơn

Chính xác, nhưng hóa đơn lúc này nó trở thành chứng từ rồi. Lúc đang lập nó chỉ là hóa đơn, người mua hàng lấy hóa đơn về vứt đi lúc đó nó vẫn là hóa đơn chứ không thể chứng từ kế toán.
Em chưa rõ ý anh lắm.Mấy ông Thuế trả lời CV ở trên kia chắc cũng đang hiểu sai hết ạ?
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Trích dẫn nguyên bài viết của Tiến Sĩ nói về chứng từ kế toán. CHỉ chốt lại câu này muốn tóm tắt:phương pháp chứng từ kế toán có thể phản ánh các đối tượng kế toán ở trạng thái động (theo các xu hướng tăng hoặc giảm). Phương pháp chứng từ kế toán vừa thể hiện tính chất pháp lý của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vừa chứa đựng và thông tin về các nghiệp vụ kinh tế cụ thể.
[h=3]Bàn về các phương pháp được trình bày trong nguyên lý kế toán[/h]
Các phương pháp kế toán là công cụ quan trọng của kế toán nhằm thu nhập, xử lý, kiểm tả,phân tích và thông tin kinh tế tài chính của đơn vị cho các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, trong các tài liệu phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu kế toán hiện nay lại không thống nhất về tên gọi, cách hiểu các phương pháp này. Sự không thống nhất đó tuy không làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán cung cấp nhưng có ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức của người làm kế toán. Và lớn hơn nữa nó thể hiện sự phát triển của khoa học kế toán Việt Nam chưa cao. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến một phần nhỏ sự không đồng nhất đó là số lượng, khái niệm các phương pháp kế toán.
Các phương án kế toán là một nội dung quan trọng trong chương trình môn học Nguyên lý kế toán. Xác định đúng các phương pháp kế toán là cơ sở, tiền đề giúp sinh viên khối ngành kinh tế có thể tiếp cận, hiểu và vận dụng cũng như thực hiện được công tác kế toán. Chúng ta biết rằng Nguyên lý kế toán là môn học bắt buộc trong chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho khối ngàng kinh tế. Tuy nhiên trong mô tả môn học này của Bộ chỉ đưa ra nội dung rất chung là: “Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết kế toán: Khái niệm, bản chất kế toán; Các phương pháp kế toán”. Trong khi đó giáo trình môn học này của các trường Đại học kinh tế Việt Nam lại có nhiều điểm khác nhau. Các trường Đại học ở miền Bắc như Đại học Thương mại, Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng có bốn phương pháp kế toán là: Chứng từ kế toán, Tài khoản kế toán (Đối ứng tài khoản-Đại học kinh tế quốc dân), Tính giá và Tổng hợp cân đối kế toán. Trong khi đó, các Trường Đại học Kinh tế Thành phố HCM, Đại học Quốc gia Tp HCM, Đaih học Ngân hàng TP HCM, Viện Kế toán và Quản trị doanh nghiệp và một số sách tham khảo về Nguyên lý kế toán đưa ra 6 phương pháp Chứng từ kế toán, Kiểm toán, Tài khoản kế toán, Ghi sổ kép, Tính giá và Tổng hợp cân đối kế toán. Sự khác nhau trong các giáo trình nguyên lý kế toán không chỉ về số lượng các phương pháp mà cả về khái niệm, nội dung các phương pháp. Những quan điểm khác nhau đó đã tạo nên sự thiếu thống nhất trong giảng dạy cũng như không đảm bảo tính khoa học của môn học. trong khi chúng ta chưa có một giáo trình Nguyên lý kế toán chung trong cả nước thì việc nghiên cứu, trao đổi các phương pháp kế toán là việc làm cần thiết để có thể làm rõ hơn cơ sở khoa học, bản chất, nội dung các phương pháp. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến số lượng và khái niệm các phương pháp kế toán như sau:
[h=3] Thứ nhất: Về số lượng các phương pháp kiểm toán.[/h]
Theo điều 4 của Luật Kế toán Việt Nam: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.” Đồng thời chúng ta cũng biết rằng kế toán là một môn khoa học độc lập trong hệ thống các môn khoa học kinh tế, do đó kế toán cần có một hệ thống các nguyên tắc vận dụng những nguyên lý, lý luận phản ánh hiện thực khách quan nhăm chỉ huy hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn của con người”. Đối tượng của kế toán là tài sản và các hoạt động kinh tế, tài chính (sự vận động của tài sản). Kế toán cần phản ánh được các đối tượng đó bằng hệ thống các nguyên tắc nhất định. Đó chính là các cách thức được sử dụng để thu hập thông tin (chứng từ kế toán), xử lý, kiểm tra, phân tích thông tin (tài khoản kế toán, tính giá) và cung cấp thông tin (tổng hợp- cân đối kế toán). Với hai phương pháp còn lại như quan điểm của các trường phía Nam, theo chúng tôi: Kiểm kê chỉ là việc kiểm tra thực tế tài sản thông qua việc cân, đong, đếm, kiểm nhận, đối chiếu nhằm xác định số lượng và giá trị có thật của tài sản tại đơn vị. kiểm kê do kế toán, người quản lý tài sản và một số đối tượng khác có liên quan tham gia. Công việc kiểm kê chỉ nhằm xác minh tài sản và giúp kế toán phản ánh đúng tài sản của đơn vị mà không phải là sự vận dụng lý luận để phản ánh tài sản, hay nói cách khác không phải là cách thức vận dụng lý luận để nghiên cứu đối tượng kế toán. Vậy kiểm kê không phải là phương pháp mà thực chất chỉ là một công cụ hỗ trợ thêm cho kế toán, giúp kế toán cung cấp được thông tin trung thực. Ghi sổ kép: Theo quan kiểm của kế toán Mỹ,Anh thì phương pháp kế toán chỉ là ghi sổ kép còn chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và báo cáo kế toán là công cụ của kế toán.Nhưng như quan điểm đã trình bày ở trên thì Tài khoản kế toán là một phương pháp kế toán, để ghi chép được nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khaonr cần tổ chức các tài khgoanr và sử dụng một trong số các cách thức là sổ ghi kép. Vậy đây chỉ là một bộ phận của phương pháp Tài khoản mà không phải là một phương pháp độc lạp của kế toán. Vì vậy, số lượng các phương pháp cần xác định như trong giáo trình các trường đại học khu vực miền Bắc. Điều đó có nghĩa là kế toán chỉ có 4 mà không phải 6 phương pháp. [h=3] Thứ hai: Về khái niệm các phương pháp kế toán.[/h]
Hiện nay, hầu hết mỗi giáo trình Nguyên lý kế toán lại có một khái niệm khác nhau về từng phương pháp kế toán. Sự khác nhau đó sẽ dẫn đến việc hiểu không đúng về khoa học này. Chúng tôi xét lần lượt từng phương pháp: Phương pháp chứng từ kế toán: Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích thu thập thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Nhờ đó phương pháp chứng từ kế toán có thể phản ánh các đối tượng kế toán ở trạng thái động (theo các xu hướng tăng hoặc giảm). Phương pháp chứng từ kế toán vừa thể hiện tính chất pháp lý của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vừa chứa đựng và thông tin về các nghiệp vụ kinh tế cụ thể. Vì vậy theo chúng tôi giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán của trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng: “Chứng từ là phương pháp thông tin và kiểm tra về trạng thái và sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán cụ thể nhằm phục vụ kịp thời cho lãnh đạo nghiệp vụ và làm căn cứ phận loại, ghi sổ và tổng hợp kế toán” là không hoàn toàn thích hợp. Phương pháp chứng từ kế toán không thể phản ánh “trạng thái” của đối tượng kế toán vẫn được hiểu ở dạng “tĩnh”. Còn nếu theo giáo trình Nguyên lý kế toán của Đại học Ngân hàng TP HCM thì: “Chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính cụ thể” sẽ không chính xác và đầy đủ. Trên thực tế người lập chứng từ kế toán thường là người thực hiện hay giám sát việc thực hiện nghiệp vụ nên có thể kiểm tra sự hình thành của các nghiệp vụ kinh tế. Nhưng chứng từ kế toán chỉ được lập khi nghiệp vụ đã xảy ra và đã hoàn thành nên không thể thông tin về “sưh hình thành” nghiệp vụ. Mặt khác, sau khi phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ đơn vị còn phải tổ chức luân phiên chứng từ đến các bộ phận có liên quan để sử lý thông tin nên các khái niệm trên chưa thể hiện được nội dung này.
Vậy phương pháp chứng từ kế toán cần được hiểu là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh vào chứng từ kế toán và tổ chức quản lý, luân chuyển chứng từ phục vụ công tác quản lý và ghi sổ kế toán. Phương pháp tài khoản kế toán. Phương pháp này được sử dụng nhằm phản ánh tình hình và sự biến động của từng đối tượng kế toán. Hay nói cách khác tài khoản kế toán phản ánh đối tượng kế toán ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái động. Nếu hiểu phương pháp này theo khái niệm của Trường Đại học Quốc gia TP HCM thì: “Là phương pháp so sánh thông tin và kiểm tra quá trình vận động của từng đối tượng kế toán khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong mối tương quan tác động qua lại giữa các đối tượng này”. Theo chúng tôi, phương pháp tài khoản không chỉ cung cấp thông tin về quá trình vận động của đối tượng kế toán theo các mặt đối lập mà còn có cả thông tin về tình hình đối tượng kế toán ở đầu, cuối kỳ kế toán trong khi khái niệm này chỉ đề cập đến sự vận động của đối tượng kế toán là không đầy đủ. Mặt khác trong khái niệm tài khoản kết toán không thống nhất phải đề cập đến mối quan hệ tác động qua lại trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán phải thể hiện được mối quan hệ đó thông qua việc sử dụng cách thức ghi kép- một phương pháp ghi chép trên tài khoản kế toán. Theo Viện Kế toán và Quản trị doanh nghiệp thì: “Tài khoản là phương pháp phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên, liện tục và có hệ thống số hiện có và tình hình biến động của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn cũng như quá trình hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp”. Khái niệm này mặc dù đã thể hiện được đặc điểm của thông tin cung cấp là “thương xuyên, liên tục” nhưng tính khái quát không cao, vì tài sản, nguồn vốn và quá trình hoạt động chính là đối tượng kế toán.Mặt khác, do nhiều đối tượng kế toán nên có thể phản ánh và cung cấp thông tin vừa tổng hợp vừa chi tiết các đối tượng này thì phương pháp tài khoản cần phải phân loại các đối tượng kế toán và mở rộng cho mỗi đối tượng một tài khoản. Rõ ràng là các khái niệm trên đã không thể hiện được đặc điểm này của phương pháp tài khoản. Vậy theo chúng tôi phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phận loại để phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán. Phương pháp tính giá: là phương pháp được sử dụng nhằm xác định và ghi nhận được giá trị của các loại tài sản khác nhau về các chủng loại, hình thái vật chất, nguồn hình thành. Vì vậy trong tính giá phải sử dụng thước đo giá trị. Giá trị của tài sản được xác định trên cơ sở các khoản chi phí trực tiếp hình thành nên tài sản đó nên kế toán cần tổng hợp các khoản chi. Mặt khác, để đảm bảo tính thống nhất trong hạch toán thì việc tính giá các tài sản giống nhau trong các đơn vị khác nhau, ở các thời điểm khác nhau phải theo phương pháp, nguyên tắc giống nhau. Với quan điểm này, theo chúng tôi nếu coi phương pháp tính gía là: “Phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ” như giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán của trường Đại học Kinh tế Quốc dân hay Viện kế toán và Quản trị doanh nghiệp là “Phương pháp kế toán biểu hiện giá trị các đối tượng kế toán bằng tiền phù hợp với các nguyên tắc cũng như các qui định cụ thể do Nhà nước ban hành” sẽ không thể hiện được đầy đủ đặc trưng của phương pháp. [h=3]Theo chúng tôi pháp tính giá là phương pháp sử dụng thước đo giá trị tổng hợp và phân phối chi phí để xác định giá trị tài sản trong các đơn vị kế toán theo những nguyên tắc nhất định.[/h]
Phương pháp tổng hợp-cân đối kế toán: là phương pháp được sử dụng nhằm cung cấp các thông ti khái quát, tổng hợp về các đối tượng kế toán theo bản chất và các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán. Nếu theo khái niệm trong giáo trình của Đại học Quốc gia TP HCM: “Là phương pháp đánh giá khái quát tình hình tài sản và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo từng thời kì nhất định” chúng ta sẽ hiểu phương pháp này dùng để lập báo cáo kế toán định kì. Xét về lý luận cũng như trong thực tiễn thì phương pháp tổng hợp-cân đối kế hoạch không những dùng để lập các báo cáo nội bộ phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, sử dụng cụm từ “đánh giá” cho phương pháp này không hợp lý, vì với nội dung các bản tổng hợp cân đối mà đơn vị kế toán bắt buộc hay tự nguyện lập chứa đựng rất ít thông tin có tính chất đánh giá của người lập, công việc này thường do người nhận và sử dụng thông tin đảm nhiệm theo sự phân công công việc trong đơn vị. Theo sách Nguyên lý kế toán của Bộ môn Nguyên lý kế toán của trường Đại học Kinh tế TP HCM thì khái niệm phương pháp này rất đơn giản, chỉ là: “Là phương pháp của kế toán được thực hiện thông qua việc lập báo cáo kế toán”. Đây thực chất là hiểu về phương pháp này chứ không thể coi là khái niệm. Còn nếu xét theo khái niệm của Đại học Thương mại, Học viện Tài chính thì phương pháp tổng hợp cân đối kế toán là: “phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán” theo chúng tôi tuy đúng nhưng không đảm bảo sự thống nhất trong trình bày khái niệm các phương pháp kế toán. Cả 3 phương pháp trên đều không đề cập cụ thể đến nguồn cung cấp thông tin cụ thể, vậy nên chăng chúng ta cũng không đề cập đến vấn đề này trong khái niệm của phương pháp cuối cùng. Theo chúng tôi phương pháp tổng hợp-cân đối kế toán là phương pháp tổng hợp thông tin theo các mối quan hệ cân đối vốn có cúa kế hoạch và cung cấp các thông tin theo các chủ tiêu kinh tế-tài chính về tài sản và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị nhằm phục vụ công tác quản lý. Các cách thức thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin của kế toán vừa thể hiện tính khách quan của khoa học kế toán lại vừa thể hiện tính chủ quan của người sử dụng. Đồng thời những phương pháp này có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau, thể hiện sự liên hệ xâu chuỗi trong chu kỳ kế toán và phù hợp với cơ sở biện chứng của quá trình nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ chi tiết đến tổng hợp: Trên đây là một số ý kiến về các phương pháp kế toán nhằm đóng góp một phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển của ké toán. Hy vọng trong thời gian tới Bộ giáo dục và Đào tạo có chính sách thích hợp để có thể tập hợp được các chuyên gia hàng đầu về kế toán ở Việt Nam biên soạn một giáo trình chuẩn của môn học Nguyên lý kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vững chắc của khoa học kế toán nói chung.
Theo TS.Trần Thị Hồng Mai, CN. Phan Hương Thảo Khoa Kế toán-Kiểm toán, Trường Đại học thương mại
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Như vậỵ: Chứng từ kế toán là một phương pháp kế toán.
Đọc kỹ phần phân loại chứng từ kế toán thì sẽ thấy có khái niệm phân loại hóa đơn thuộc loại chứng từ gốc.

Đọc lại QDD15 thì trong danh sách chứng từ kế toán có liẹt kê hóa đơn là chứng từ kế toán.

Và:
3. Lập chứng từ kế toán
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.
Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán.

Như vậy kết luận lại:
- Hóa đơn là chứng từ kế toán
- Trong phần : lập chứng từ kế toán" trong qđ 15 không nêu yêu cầu chữ ký ở 3 liên. Trong điều 20 của qdd15: Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
Tóm lại: hóa đơn là chứng từ kế toán, nhưng không phải dùng để chi tiền (
chứng từ dùng để chi tiền là phiêu chi) nên không cần phải ký từng liên.
 
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
Vấn đề này tốn khá nhiều giấy mực và comments. Tks các bác đã khai sáng giúp em :D
 
N

Ngapham1

Trung cấp
15/12/16
77
4
8
29
Cho e hỏi, bây giờ theo thông tư mới thì ko được đóng dấu treo nữa ạ?
Mà phải có chữ kí của thủ trưởng đơn vị và dấu cty ạ
 
Kaspersky

Kaspersky

Love Love Love
16/7/12
773
138
43
www.thuthuatexcel.com
Cho e hỏi, bây giờ theo thông tư mới thì ko được đóng dấu treo nữa ạ?
Mà phải có chữ kí của thủ trưởng đơn vị và dấu cty ạ
Thông tư nào thế bạn ơi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA