Cách định khỏan

  • Thread starter quochung2005
  • Ngày gửi
Đào Việt Cường

Đào Việt Cường

Moderator
22/11/05
400
4
18
Khánh Hòa
quochung2005 nói:
ở đây mình muốn theo dõi công nợ của tất cả những người, khi cần báo cáo cho xếp thì dựa và mã khách hàng 131 và 331 thì mình có thể truy xuất ra dễ hơn (mình làm kế tóan Excel)
Dear all,
---------
Mình cũng làm như quochung2005 và không quan trọng lắm trong việc phải theo dõi công nợ. Bọn mình không sợ:
hoangaccounting nói:
- Sẽ gặp vấn đề "quá tải" khi theo dõi 131.
- Đi đường vòng như thế sẽ rắc rối thêm nếu gặp phải trục trặc về số liệu thì khó kiểm tra.
-Sẽ tạo ra nhiều tiểu khoản chi tiết 131 càng mệt nữa.
Mà vấn đề của bọn mình là:
- Cách hạch toán như vậy có được phép và phù hợp với chế độ kế toán không?
- Có văn bản nào hướng dẫn cho định khoản như vậy không?
- Cách giải trình của mình như đã nói liệu có được cơ quan thuế chấp nhận khi quyết toán hay không?
Có lẽ vấn đề không nghiêm trọng lắm đâu quochung2005, mình cứ làm đi thôi!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Theo mình về việc có hạch toán qua 131 hay không khi khách hàng thanh toán ngay. cả 2 phương án đều được, không thể nói cách này hay hơn cách kia hay cách tôi hay hơn cách của anh, Hay cơ quan thuế nghi ngờ được.

Tùy thuộc vào tính chất, hay nhu cầu báo cáo nội bộ hay đơn giản là cách kiểm soát ...chúng ta có thể chọn cách nào có lợi nhất cho mình hay phù hợp với cty mình.

Thân,
 
V

Van Van

Guest
14/12/05
73
0
0
Ha Tay
Cách hạch toán như vậy vẫn được phép và không vi phạm chế độ kế toán.
Vì không có văn bản nào quy định khi khách hàng trả tiền trực tiếp thì KHÔNG ĐƯỢC định khoản vào tk131 rồi mới định khoản qua tk111 cả.
Hơn nữa việc theo dõi qua 131 không ảnh hưởng tới thuế vì nó không làm sai lệch cái gì.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đào Việt Cường

Đào Việt Cường

Moderator
22/11/05
400
4
18
Khánh Hòa
Dear all,
-------
Các bạn cảm giác như thế nào nếu như cầm một cuốn sổ theo dõi công nợ mà các khoản được thanh toán tức thì? Điều này khiến cho kiểm viên và người kiểm tra kế toán nghi ngờ về tính có thực, đúng kỳ của nghiệp vụ phát sinh dẫn đến phải kiểm tra chi tiết các khoản mục khác (doanh thu, tiền mặt).
Các bạn có muốn như thế không?
Tại bọn mình chưa va cái chạm bao giờ nên chưa có... kinh! Nếu bác nào bị túm gáy bắt hạch toán lại thì thông báo cho mình với, chỉ cần như thế là đủ rồi!
Cám ơn tất cả các bạn!
 
Sửa lần cuối:
V

vuthithuyhanh

Guest
20/1/06
29
0
0
Ha Noi
Đào Việt Cường nói:
Dear all,
-------
Các bạn cảm giác như thế nào nếu như cầm một cuốn sổ theo dõi công nợ mà các khoản được thanh toán tức thì? Điều này khiến cho kiểm viên và người kiểm tra kế toán nghi ngờ về tính có thực, đúng kỳ của nghiệp vụ phát sinh dẫn đến phải kiểm tra chi tiết các khoản mục khác (doanh thu, tiền mặt).
Các bạn có muốn như thế không?
Tại bọn mình chưa va cái chạm bao giờ nên chưa có... kinh! Nếu bác nào bị túm gáy bắt hạch toán lại thì thông báo cho mình với, chỉ cần như thế là đủ rồi!
Cám ơn tất cả các bạn!

Bạn Cường ơi, thông thường thì phần lớn các phần mềm kế toán yêu cầu nghiệp vụ này phải ghi nhận làm 02 bút toán riêng lẻ:
BT1: Ghi nhận doanh thu & phải thu khách hàng
BT2: Thu tiền mặt của KH
Làm thế vẫn có cái lợi là mình có thể theo dõi được Doanh số mua của từng khách hàng (đương nhiên trừ khách lẻ). Sẽ chẳng kiểm toán hay cán bộ thuế nào nghi ngờ cái gọi là :"tính có thực cả" của nghiệp vụ đó cả, miễn là bạn giải thích cho người ta hiểu mục đích của bạn, hiểu yêu cầu của phần mềm kế toán
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Sao nhiều bác cứ hay lo xa vớ vẩn thế nhỉ? Các bác nghĩ thoáng hơn ra một chút đi. Người làm kế toán gì mà chặt chẽ thế?

Đâu cứ phải đưa qua TK 131, khách hàng thanh toán ngay là phải mở sổ chi tiết ra theo dõi? Thế có mà chết à? Chỉ mở sổ chi tiết theo dõi cho khách hàng nào trả chậm thôi.

Đưa qua TK 131 để quy về một mối đối với doanh thu và thuế GTGT đầu ra. Rồi từ đây hạch toán tiếp hay dừng lại thì phụ thuộc vào hình thức thanh toán của khách hàng lúc đó khi mua hàng.
 
Đào Việt Cường

Đào Việt Cường

Moderator
22/11/05
400
4
18
Khánh Hòa
Nguyen Tu Anh nói:
Đâu cứ phải đưa qua TK 131, khách hàng thanh toán ngay là phải mở sổ chi tiết ra theo dõi? Thế có mà chết à? Chỉ mở sổ chi tiết theo dõi cho khách hàng nào trả chậm thôi.
Dear all,
--------
Sao mọi người vẫn chưa hiểu ý nhỉ? :worry:
Mình đâu có dùng phần mềm kế toán.
Mình cũng không lo xa vì chẳng có gì có tội mà phải lo cả!
Tất cả những vấn đề mình nêu chỉ là giả định để mọi người thảo luận.
Giả định thêm nữa: nếu như tuần suất các giao dịch trong năm phát sinh rất lớn, chủ yếu là khách hàng thường xuyên và các khoản thanh toán chủ yếu là được thanh toán ngay. Đương nhiên các bút toán này thể hiện trên sổ theo dõi công nợ rồi. Nếu lựa chọn phương pháp này để hạch toán thì phải nhất quán từ đầu chứ, không lẽ lại ghi các khoản thanh toán ngay vào TK 111 để không có thể hiện trên sổ TK 131/331/...(!)
Việc hạch toán như vậy theo mình là có dấu hiệu gian lận: các chứng từ thanh toán chủ yếu là các phiếu thu, phiếu chi, giấy biên nhận. Tính pháp lý của các chứng từ này không cao (hoá đơn tài chính người ta còn thương lượng ký khống với nhau được). Hai bên có thể thương lượng với nhau về thời điểm thanh toán, mặc dù nghiệp vụ thanh toán đó có thể diễn ra từ lâu rồi.
Theo các bạn việc làm đó có thể thực hiện được không và nếu thực hiện được thì nó sẽ ảnh hưởng đến khoản mục nào trên báo cáo tài chính? Cần phải có những căn cứ nào xác minh được tính đúng kỳ của các khoản thanh toán này?
 
Sửa lần cuối:
T

tho_trang

Guest
23/3/06
12
0
0
tp hcm
nguyenthuhahp nói:
+ bán hàng thu tiền mặt ngay ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 111
Có TK 511
Có TK 1331
+ xuất hàng ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 1561
Còn bán hàng chưa thanh toán bằng tiền mặt thì bạn định khoản như sau:
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 1331
+ Xuất hàng ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 1561
+ Khi thu tiền định khoản như sau:
Nợ TK 111
Có TK 131
Chúc bạn thành công!
Hình như bạn nhầm TK 1331 với TK 33311 thì phải ????
:1luvu:
 
N

NgYen

Guest
27/3/06
5
0
0
Ha Noi
quochung2005 hoi ve dinh khoan

Theo toi ban ban lam nhu sau:

Ví du: Mặt hàng A khi mua giá vốn là 50, bán thu tiền mặt ngay: Doanh thu 100, thuế GTGT 10 (Dkien la so luong mua va ban bang nhau)
No 111: 100
Co 511: 100
No 111: 10
Co 333(11): 10
No 632: 50
Co 156: 50

The thoi la xong
Chuc ban thanh cong!
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Đào Việt Cường nói:
Sao mọi người vẫn chưa hiểu ý nhỉ? :worry:
Mình đâu có dùng phần mềm kế toán.
Mình cũng không lo xa vì chẳng có gì có tội mà phải lo cả!
Tất cả những vấn đề mình nêu chỉ là giả định để mọi người thảo luận.
Tớ chả biết tớ có hiểu ý cậu không nữa nhưng mà những cái cậu gọi là "giả định" và đưa ra để mọi người cùng thảo luận thì tớ cho rằng cậu đã quá "quan trọng hóa vấn đề". Nào là: hạch toán như vậy có được phép không, có phù hợp với chế độ kế toán không, có văn bản hướng dẫn định khoản như vậy không, có được cơ quan thuế chấp nhận không... Rách việc quá!

Sự việc quá đơn giản, cách hạch toán tùy thuộc quan điểm mỗi người và sự phù hợp khi vận dụng tại DN. Hạch toán khoản thanh toán ngay qua 111 hay tạm qua 131 thì chả có gì là sai cả và việc mở sổ chi tiết để theo dõi có thể rút đi đối với khoản này, đâu cứ phải dập khuôn theo nguyên tắc "nhất quán"? Kế toán cần linh hoạt chứ nhỉ!

Đào Việt Cường nói:
Giả định thêm nữa: nếu như tuần suất các giao dịch trong năm phát sinh rất lớn, chủ yếu là khách hàng thường xuyên và các khoản thanh toán chủ yếu là được thanh toán ngay. Đương nhiên các bút toán này thể hiện trên sổ theo dõi công nợ rồi. Nếu lựa chọn phương pháp này để hạch toán thì phải nhất quán từ đầu chứ, không lẽ lại ghi các khoản thanh toán ngay vào TK 111 để không có thể hiện trên sổ TK 131/331/...(!)
Như tớ nói phần trên, không cần theo dõi chi tiết đối với khách hàng không thường xuyên, thanh toán ngay.

Đào Việt Cường nói:
Việc hạch toán như vậy theo mình là có dấu hiệu gian lận: các chứng từ thanh toán chủ yếu là các phiếu thu, phiếu chi, giấy biên nhận. Tính pháp lý của các chứng từ này không cao (hoá đơn tài chính người ta còn thương lượng ký khống với nhau được). Hai bên có thể thương lượng với nhau về thời điểm thanh toán, mặc dù nghiệp vụ thanh toán đó có thể diễn ra từ lâu rồi.
Gian lận cái gì chứ? Sao lại cho cách hạch toán qua TK trung gian là có dấu hiệu gian lận? Muốn cố tình gian lận thì người ta sẽ không để lại một dấu vết. Mọi nghiệp vụ phát sinh không thể hiện trên chứng từ, sổ sách thì có đố mà moi ra được. Cường lại quan trọng hóa vấn đề rồi.

Đào Việt Cường nói:
Theo các bạn việc làm đó có thể thực hiện được không và nếu thực hiện được thì nó sẽ ảnh hưởng đến khoản mục nào trên báo cáo tài chính?
Việc đó hoàn toàn thực hiện được nếu bạn biết cách giảm bớt khối lượng thực hiện bằng một số cách:

- Viết một phiếu thu trong một ngày cho các hóa đơn thanh toán ngay.
- Không mở sổ theo dõi chi tiết đối với khách hàng không thường xuyên, thanh toán ngay.
...
Nếu thực hiện được thì chẳng ảnh hưởng gì tới các khoản mục trên Báo cáo tài chính cả.

Đào Việt Cường nói:
Cần phải có những căn cứ nào xác minh được tính đúng kỳ của các khoản thanh toán này?
Có làm gian lận đâu mà xác minh tính đúng kỳ chứ?

Nếu Cường thích thảo luận tiếp thì mời vào box "Kiểm toán". Ngoài này là box "Kế toán", không nên đi quá xa so với chủ đề ban đầu.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA