Cách định khỏan

  • Thread starter quochung2005
  • Ngày gửi
Q

quochung2005

Trung cấp
20/10/05
99
0
16
42
DA NANG
cho i hỏi xí nha!
khi mình bán hàng thu tiền mặt mình định khỏannhư sau:
nợ 131:500
có 5111,3331: 500
sau đó mình ghi lại
nợ 1111: 500
có 131 ; 500
vì mình định khỏan như vậy để tiện theo dõi công nợ
không biết có sao kô
mặt dù họ trả tiền mặt
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
quochung2005 nói:
cho i hỏi xí nha!
khi mình bán hàng thu tiền mặt mình định khỏannhư sau:
nợ 131:500
có 5111,3331: 500
sau đó mình ghi lại
nợ 1111: 500
có 131 ; 500
vì mình định khỏan như vậy để tiện theo dõi công nợ
không biết có sao kô
mặt dù họ trả tiền mặt
Nếu như bán hàng thu tiền liền thì sao phải cho qua 131 chứ.
Sao ko thấy bạn thể hiện 156, 632 ở nghiệp vụ này nhỉ.
 
Hồ Lan

Hồ Lan

Cao cấp
21/10/05
659
4
18
51
Q8, tpHCM
Bạn xem lại đi còn hạch toán nữa mà bạn quên đó là TK156, 632
 
N

Nguyễn Hồng Quang

Cao cấp
Theo mình nếu khách hàng trả tiền ngay mà bạn hạch toán như zậy thì cũng không có gì là quá khó hiểu cả, nhưng như vậy là chạy đường vòng. Chi bằng bạn lập một bảng chuyên theo dõi tình hình thanh trả với khách + nhà cung cấp.
 
N

nguyenthuhahp

Guest
+ bán hàng thu tiền mặt ngay ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 111
Có TK 511
Có TK 1331
+ xuất hàng ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 1561
Còn bán hàng chưa thanh toán bằng tiền mặt thì bạn định khoản như sau:
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 1331
+ Xuất hàng ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 1561
+ Khi thu tiền định khoản như sau:
Nợ TK 111
Có TK 131
Chúc bạn thành công!
 
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
nguyenthuhahp nói:
Cảm ơn bạn hoangcounting! Những chỗ bạn đánh chữ màu đỏ là TK 3331: Thuế GTGT phải nộp mới đúng chứ. Cảm ơn bạn mình đánh nhầm.
Phải là 333-11 :bigok: đã dùng tới tiểu khoản thì phải dùng tới bến luôn chứ bạn.
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,078
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
quochung2005 nói:
cho i hỏi xí nha!
khi mình bán hàng thu tiền mặt mình định khỏannhư sau:
nợ 131:500
có 5111,3331: 500
sau đó mình ghi lại
nợ 1111: 500
có 131 ; 500
vì mình định khỏan như vậy để tiện theo dõi công nợ
không biết có sao kô
mặt dù họ trả tiền mặt

Bạn hoàn toàn có thể làm cách này (tất nhiên phải có N632/C156). Thậm chí rất nhiều đơn vị thương mại làm kiểu này để theo tiện theo dõi tình hình công nợ và áp dụng các chương trình khuyến khích đối tác hoặc đại lý khi mua đạt số lượng hoặc doanh số nào đó. Tuy nhiên phải theo dõi chi tiết 131 cho từng đối tác.
 
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
OldNTV nói:
Bạn hoàn toàn có thể làm cách này (tất nhiên phải có N632/C156). Thậm chí rất nhiều đơn vị thương mại làm kiểu này để theo tiện theo dõi tình hình công nợ và áp dụng các chương trình khuyến khích đối tác hoặc đại lý khi mua đạt số lượng hoặc doanh số nào đó.
Có cần phải tự mình làm khó mình ko vậy anh.
Mình làm như vầy ko hay hơn sao
Nguyễn Hồng Quang nói:
Chi bằng bạn lập một bảng chuyên theo dõi tình hình thanh trả với khách + nhà cung cấp
Nhưng em nghĩ trường hợp của quochung2005 thì chắc là theo dõi công nợ nên đồng chí ấy mới dùng tới 131.
 
Sửa lần cuối:
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,078
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Oài, cái bảng chuyên theo dõi tình hình thanh trả chính là số liệu lấy từ 131. Vậy nếu định khoản trực tiếp 111 thì cái bảng này phải lọc số liệu từ 2 tk 111 và 131. Nếu định khoản thông qua 131 (chi tiết theo khách hàng) thì chẳng phải mất công sinh ra cái bảng theo dõi kia nữa? 131 chính là tk dùng theo dõi tình hình thanh trả.

Chỉ một chút làm biếng không qua trung gian 131 mà phải sinh thêm cái bảng theo dõi thì chuối quá.
 
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
Tất nhiên là khi khách hàng mua hàng còn nợ lại thì đương nhiên ta phải dùng tới thằng 131 rồi còn thanh toán ngay thì cần gì dùng tới cho nhọc vậy anh.
 
T

Thai Ha

Guest
7/11/05
15
0
0
45
HN
quochung2005 nói:
cho i hỏi xí nha!
khi mình bán hàng thu tiền mặt mình định khỏannhư sau:
nợ 131:500
có 5111,3331: 500
sau đó mình ghi lại
nợ 1111: 500
có 131 ; 500
vì mình định khỏan như vậy để tiện theo dõi công nợ
không biết có sao kô
mặt dù họ trả tiền mặt

Công ty bạn có dùng phần mềm ko? Công ty mình dùng phần mềm, khi mua hay bán hàng, thanh toán bằng TM, KTT đều bắt hạch toán qua TK 131 và 331 và giải thích là phải sử dụng thế thì phần mềm mới hiểu được?????
 
V

Van Van

Guest
14/12/05
73
0
0
Ha Tay
Bạn hoangaccounting nói đúng đấy. Nếu nó chẳng liên quan gì tới các lần mua bán khác của ông khách đó thì tội gì mình theo dõi qua 131 làm gì. Hạch toán trực tiếp nhẹ nhàng hơn không. Trừ trường hợp ông khách nào mua hàng nhiều bạn có khuyến mại. Còn nếu không chỉ những khách hàng nào liên quan đến công nợ thì mới theo dõi qua 131 - Chi tiết cho từng đối tượng khách hàng. Như vậy đỡ mệt hơn.
 
Đào Việt Cường

Đào Việt Cường

Moderator
22/11/05
400
4
18
Khánh Hòa
quochung2005 nói:
vì mình định khỏan như vậy để tiện theo dõi công nợ không biết có sao kô mặt dù họ trả tiền mặt
Dear all,
---------
Mọi người xem lại câu hỏi của quocchung2005 nhé: "để tiện theo dõi" thì sao lại gọi là "nhọc" được! Mình đã từng chứng kiến mô hình hạch toán như vậy. Bộ phận kế toán đó cũng không sử dụng phần mềm. Các bạn thử quan sát tại một quầy giao dịch bán hàng, trong đó bộ phận thu tiền và viết phiếu xuất kho cho khách hàng là độc lập: bộ phận thu ngân chỉ chi tiền khi nhận được các phiếu xuất kho. Do cường độ giao dịch trong ngày là rất lớn nên họ không thể kiểm soát được thời gian thanh toán, trong khi việc xuất kho là liên tục không thì mất "mối". Khi nhận được phiếu xuất kho, lập tức kế toán phải ghi nhận doanh thu ngay, đồng thời viết phiếu đề nghị xuất quỹ cho bộ phận thu ngân.
Như các bạn thấy, trong trường hợp giao dịch không được thực hiện thì kế toán chỉ việc xoá công nợ đó (Có TK131) hoặc nếu giao dịch được xác định thanh toán thì khi nhận được phiếu chi của thu ngân, kế toán cũng ghi giảm ngay số công nợ đó đi. Như vậy trong trường hợp này, cách hạch toán của quochung2005 rất hợp lý và thuận tiện, đáp ứng kịp thời cho giao dịch.
Nhưng vấn đề thứ 2 quan trọng hơn là
quochung2005 nói:
vì mình định khỏan như vậy không biết có sao kô mặt dù họ trả tiền mặt
Nào, các bạn tiếp tục nhé!
Theo mình, các bạn nên bàn luận theo hướng: cơ sở nào để bạn quochung2005 hạch toán như vậy và việc hạch toán đó có trái với quy định không!
 
Sửa lần cuối:
T

tuanhuehn

Guest
11/1/06
26
0
0
ha noi
Bạn làm như thế không sao đâu,nhưng phải có 156 và 632. Mình cũng làm như vậy đó,mình được một người hướng dẫn làm như thế mà
 
Đào Việt Cường

Đào Việt Cường

Moderator
22/11/05
400
4
18
Khánh Hòa
Dear tuanhuehn,
----------------
Bạn tuanhuehn có thể phân tích "Bạn làm như thế không sao đâu" là như thế nào được không? Vì rõ ràng người ta mua hàng của mình và trả tiền ngay, sao lại ghi vào 131 được nhỉ!
Theo mình thì:
- Tại thời điểm trước khi ghi chi tiền chúng ta hoàn toàn có thể ghi nhận doanh thu bán hàng là các khoản phải thu vì thực tế hàng đã được xuất khỏi kho.
- Không có văn bản nào quy định bắt buộc: khi khách hàng thanh toán ngay, kế toán phải ghi vào TK111 mà không được thông qua tài khoản trung gian (TK131/TK331/...).
Vì vậy, theo mình cách hạch toán như vậy là được phép và phù hợp với chế độ kế toán (Việt Nam)

Xin mời các bạn phản đối!
 
Sửa lần cuối:
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Tớ ủng hộ quan điểm mỗi khi bán được hàng thì cứ đưa qua tài khoản công nợ trước đã, rồi sau đó xem hình thức thanh toán "ngay" hay "chậm" mà hạch toán tiếp hoặc dừng. Cách hạch toán như vậy sẽ kiểm soát doanh thu tiêu thụ và các khách hàng khá chặt chẽ.

Tuy nhiên, mở mã cho tất cả các loại khách hàng thì qúa phức tạp. Với khách hàng lẻ, không thường xuyên và thanh toán ngay thì các bạn có thể đặt một tên mã chung là: Khách lẻ.
 
V

Van Van

Guest
14/12/05
73
0
0
Ha Tay
Thực ra thì qua 131 trước hay hạch toan 111 ngay đều không sai. Cái chính ở đây là tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh và quy mô của đơn vị để từ đó có lựa chọn thịch hợp. Vì trong trường hợp này có thể mở 131 là cần thiết cũng có thể là không cần thiết.
 
Đào Việt Cường

Đào Việt Cường

Moderator
22/11/05
400
4
18
Khánh Hòa
Dear all,
--------
Theo mình thì vấn đề không đơn giản như Van Van nói đâu. Trong trường hợp chúng ta sử dụng TK131 (hoặc TK331 cũng thế) thì việc quản lý và theo dõi công nợ sẽ phức tạp hơn. Mình đồng ý đối với các khách hàng lẻ thì chỉ cần mở một sổ để theo dõi chung. Tuy nhiên, chúng ta gặp phải vấn đề trong việc theo dõi công nợ "thực sự": Thực chất chi tiết tài khoản 131 dùng để theo dõi các khoản thanh toán của khách hàng. Trong trường hợp này, sổ chi tiết của một số khách hàng không còn đóng vai trò như vậy nữa. Hơn nữa các sổ chi tiết này chúng ta cảm giác không hợp lý: Có những khoản công nợ được thanh toán cùng một thời điểm ngay sau đó - giống như công nợ giả tạo! Điều này có thể gây phản cảm với cơ quan thuế khi họ xuống quyết toán, chắc họ sẽ nghi ngờ lắm!

Vậy cách giải trình của mình như đã nói liệu có được cơ quan thuế chấp nhận?
 
Sửa lần cuối:
Q

quochung2005

Trung cấp
20/10/05
99
0
16
42
DA NANG
ở đây mình muốn theo dõi công nợ của tất cả những người, khi cần báo cáo cho xếp thì dựa và mã khách hàng 131 và 331 thì mình có thể truy xuất ra dễ hơn ( mình làm kế tóan EX),
các bạn có biết ván bản nào hướng dẫn không cho định khỏan như vậy không, mặt dù những khách hàng đó trả TM
khi bán hàng đương nhiên là co như vậy (632/156)
nhưng doanh thu mình xác định bằng 131
131: 500
511,3331:500
đ/t: nợ 632
có 156
 
H

hoangaccounting

To put one's family first
22/9/05
836
2
18
HCMC
www.baobinhdinh.com.vn
To: quochung2005
Theo tôi thì anh ko cần thiết phải tạo ra 131 khi mà khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt khi mua hàng vì:
-
Đào Việt Cường nói:
Tuy nhiên, chúng ta gặp phải vấn đề trong việc theo dõi công nợ "thực sự": Thực chất chi tiết tài khoản 131 dùng để theo dõi các khoản thanh toán của khách hàng. Trong trường hợp này, sổ chi tiết của một số khách hàng không còn đóng vai trò như vậy nữa. Hơn nữa các sổ chi tiết này chúng ta cảm giác không hợp lý: Mỗi khoản thanh toán đều được thanh toán cùng một thời điểm ngay sau đó - giống như công nợ giả tạo! Điều này có thể gây phản cảm với cơ quan thuế khi họ xuống quyết toán, chắc họ sẽ nghi ngờ lắm!
-Chúng ta sẽ gặp vấn đề "quá tải" khi theo dõi 131.
-Đi đường vòng như thế sẽ rắc rối thêm nếu gặp phải trục trặc về số liệu thì khó kiểm tra.
-Sẽ tạo ra nhiều tiểu khoản chi tiết 131 càng mệt nữa.
Khi bán hàng thì bạn có sổ "Bảng kê chi tiết hóa đơn bán hàng" cái này theo dõi cũng rất tiện lợi.
Nếu anh muốn nhất thiết phải có 131 theo như anh cho là dễ theo dõi thì cũng ko có vấn đề gì cả, vì có ai cấm điều này đâu.
-Theo ý kiến của riêng tôi thì anh nên mở sổ theo dõi riêng quá trình mua bán hàng hóa như thế sẽ nắm được lượng hàng nhập tồn, doanh thu trong ngày,... khi sếp hỏi thì binh nhanh hơn.
Vài lời góp ý.
Thân!!!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA