331 khác 335 như thế nào

  • Thread starter serenade99
  • Ngày gửi
S

serenade99

Guest
20/3/06
8
0
0
40
Hà Nội
Mọi người ơi cho em hỏi với! những khoản chi chưa có hoá đơn, hạch toán theo giá tạm tính thì trường hợp nào viết trên 331 (theo giá tạm tính), trường hợp nào viết trên 335?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

M.Anh

Guest
28/12/05
46
0
0
Bắc Ninh
serenade99 nói:
Mọi người ơi cho em hỏi với! những khoản chi chưa có hoá đơn, hạch toán theo giá tạm tính thì trường hợp nào viết trên 331 (theo giá tạm tính), trường hợp nào viết trên 335?
Chào bạn Serenade99!
Theo mình, không có trường hợp nào đâu bạn ạ! Bạn nên phân biệt rõ giữa TK 331 & TK 335!
TK 331: Phải trả người bán: Khi một DN mua hàng hóa hay dịch vụ nào đó của DN khác mà chưa trả tiền, số tiền này đã chấp nhận thanh toán và sẽ phải thanh toán trong tương lai.
TK 335: Chi phí phải trả. Thuộc chi phí phải trả này thường là những khoản “trích trước” như là: Tiền lương nghỉ phép phải trả, bảo hành SP, sửa chữa lớn TSCĐ...hay lãi vay phải trả trong kỳ....
Chúc bạn thành công!:pepsi:
 
Sửa lần cuối:
S

serenade99

Guest
20/3/06
8
0
0
40
Hà Nội
331 và 335 khac nhau the nao

Ví dụ: khoản chi phí kiểm toán báo cáo tài chính 2005, biết trước là sẽ phải thanh toán là 40.000.000 đồng, chưa có hoá đơn. từ trước đến nay mình sẽ hạch toán trên 335. Cũng như thủ tục cut off chi phí: những chi phí điện, nước, điện thoại chưa có hoá đơn, chỉ tạm tính mình trích trước, hạch toán trên 335.

hàng nhập kho, nhưng chưa có hoá đơn, mình lại hạch toán trên 331 theo giá tạm tính.

Mình định khoản như vậy nhưng bây giờ nghĩ lại, mình không chắc chắn lắm vì chưa thấy sự khác biệt rõ ràng.
 
Sửa lần cuối:
M

Mathien

Guest
2 TK này rõ ràng là khác nhau như bạn M.Anh đã nói ở trên. Vậy không có lý do gì mà lại có thể nhầm lẫn đơn giản như vậy được. Bạn hãy xem lại xem, chúc bạn thành công.
 
V

Van Van

Guest
14/12/05
73
0
0
Ha Tay
Bạn M.Anh nói đúng rồi đấy.
TK335 - Chi phí phải trả dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí hoạt động SXKD kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để không gây đột biến cho chi phí SXKD khi các chi phí này thực tế phát sinh.
Còn TK 331 thì quá rõ rồi.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
TK 331 và TK 335 đều là TK phải trả nhưng trả "ai" thì đó mới là sự khác biệt.

TK 331: Trả cho người bán hoặc nhà cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ.

TK 335: Trả cho chi phí sẽ phát sinh trong kỳ và chi phí này phải tương ứng với doanh thu mà nó tạo ra. Vì chưa phát sinh nhưng sẽ phát sinh nên chúng ta đành "trích trước".

serenade99 nói:
Mọi người ơi cho em hỏi với! những khoản chi chưa có hoá đơn, hạch toán theo giá tạm tính thì trường hợp nào viết trên 331 (theo giá tạm tính), trường hợp nào viết trên 335?
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Nó khác nhau ở cái hoá đơn,

TK331, là TK phải trả, nó có đối tượng. Khi người bán cung cấp hàng hoá, dịch vụ và phát hành hoá đơn, tức là họ đã ghi nợ phải thu bạn rồi.

Tk 335, là tài khoản chi phí trích trước, bạn mới nhận được một phần hoặc toàn bộ hàng hoá, dịch vụ nhưng người bán chưa làm thủ tục phát hành hoá đơn ghi nợ.

Có như vậy, thì lúc đối chiếu công nợ giữa 2 bên thì mới khớp chứ. TK 335, cũng có số dư công nợ nhưng người ta kô bao giờ đối chiếu công nợ cả.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
nedved nói:
Nó khác nhau ở cái hoá đơn,
Tk 335, là tài khoản chi phí trích trước, bạn mới nhận được một phần hoặc toàn bộ hàng hoá, dịch vụ nhưng người bán chưa làm thủ tục phát hành hoá đơn ghi nợ.
Ấy biết không, hạch toán vào TK 335 còn có các nội dung chi phí này nữa:

- Trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả;
- Trích trước tiền sửa chữa lớn TSCĐ;
- Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm;
- Lãi vay phải trả trong kỳ;...

Vậy thì, đối tượng là những ai đây?

Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại... nếu chỉ nhận được giấy báo thì đó mới là trường hợp người bán chưa xuất hóa đơn bán dịch vụ ra.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Dear Tu Anh,

Khi đọc bài thì phải tự hiểu bản chất vấn đề chứ. Kế toán chẳng có câu: "Bản chất hơn hình thức" đó sao.

Hoá đơn phát hành hay không đó là người ta nói đến hình thức của vấn đề. Có những ông mua hàng đâu có cần hoá đơn đỏ làm gì cho khó đọc (vì không biết tiếng Việt).

Bản chất vấn đề nằm ở chỗ khi họ hạch toán vào công nợ phải trả (TK331) tức là đã có sự chấp thuận, thông qua giữa 2 bên mua/bán. Việc hoá đơn hay debit note chỉ là hình thức của giao dịch.

Khi bạn thực hiện trích trước chi phí (để đảm bảo tính phù hợp) (Tk335) thì đó mới chỉ là nghiệp vụ phát sinh trong nội tại doanh nghiệp, chưa có sự thông qua chấp thuận giữa các bên mua/bán.

Vì lý do này họ mới tạo ra hai cái tài khoản gọi là 331 và 335.

Khi đi làm audit, bạn thường đối chiếu công nợ của các đối tượng trên TK331, không bao giờ thực hiện đối chiếu đối với TK335 (mặc dù nó có thể có đối tượng). Điều đó là hiển nhiên.

Muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn đọc IAS37, rất đơn giản không có gì phức tạp cả
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Lại thêm một anh chàng lôi quan điểm kiểm toán vào kế toán rồi. Kiểm toán thì tớ không tranh cãi được với cậu, còn kế toán thì chưa chắc nhé!

TK 335 có thể có đối tượng là bên ngoài DN, cũng có thể là bên trong DN. Có thể là dịch vụ, cũng có thể là chi phí. Có thể là có hóa đơn, mà cũng có thể là không có hóa đơn. Cái hóa đơn không tạo nên sự khác biệt lớn, nó chỉ là thiểu số thôi; chi phí loại gì được đưa vào TK 335 để trích trước mới tạo nên sự khác biệt lớn.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Chà! Không biết bài này có phải của cậu không. Tớ đoán là 99,99%.

- Thứ nhất, bài này được giới thiệu trên Diễn đàn kiểm toán nên quan điểm sẽ nghiêng về phía người làm kiểm toán.

- Thứ hai, bài này được viết trên quan điểm cá nhân, tức cũng giống như quan điểm của tớ, quan điểm của cậu và quan điểm của những người khác. Nhưng nội dung chi phí khi hạch toán vào TK 335 thì tớ lôi trong sách "Hướng dẫn kế toán DN" do Bộ tài chính phát hành. Do đó, sự khác nhau này không chỉ là quan điểm của tớ mà còn là hướng dẫn của Bộ tài chính cho những người làm nghề kế toán.

- Thứ ba, "chi phí trích trước" chỉ đề cập đến trường hợp khi nó có liên quan với "phải trả nhà cung cấp" qua một sự khác biệt là "hóa đơn". Chỉ là 1 trong nhiều trường hợp chứ không phải tất cả trong mọi trường hợp.
 
N

nmh_phocu

User đã bị cấm truy cập
20/12/05
244
0
0
Hà nội
Nguyen Tu Anh nói:
Chà! Không biết bài này có phải của cậu không. Tớ đoán là 99,99%.

- Thứ nhất, bài này được giới thiệu trên Diễn đàn kiểm toán nên quan điểm sẽ nghiêng về phía người làm kiểm toán.

- Thứ hai, bài này được viết trên quan điểm cá nhân, tức cũng giống như quan điểm của tớ, quan điểm của cậu và quan điểm của những người khác. Nhưng nội dung chi phí khi hạch toán vào TK 335 thì tớ lôi trong sách "Hướng dẫn kế toán DN" do Bộ tài chính phát hành. Do đó, sự khác nhau này không chỉ là quan điểm của tớ mà còn là hướng dẫn của Bộ tài chính cho những người làm nghề kế toán.

- Thứ ba, "chi phí trích trước" chỉ đề cập đến trường hợp khi nó có liên quan với "phải trả nhà cung cấp" qua một sự khác biệt là "hóa đơn". Chỉ là 1 trong nhiều trường hợp chứ không phải tất cả trong mọi trường hợp.

Đề nghị Tú anh trả lại tên cho em đi. 335 là "chi phí phải trả", nghe cai từ này hay hơn " chi phí trích trước nhiều nhiều. Bản thân cái từ " chi phí phải trả đã phản ánh phần nào các nghiệp vụ trong đó.Hạch toán vào 335 chắc chắn là các khoản xác định phải trả trong tương lai. Còn việc xác định thế nào là phải trả thì lại tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, tùy vào quan điểm của chính người làm kê toán và người kiểm tra những người làm kế toán đó. Vấn đề chỉ có thế thôi. Khi có hóa đơn rồi chì chắc chắn phải vào 331, nhưng 335 sử dụng phù hợp với nguyên tắc " thận trọng" và nguyên tắc " phù hợp" của kế toán. Mình nghĩ vân đề này nên Stop ở đây. Mình cũng đã link sang kiểm toán. com nhưng thật sự mình thất vọng vì bài viết trên đó.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
IAS 37 - classifcation of trade creditors and accrued liabilities

AccountingWEB.com - Jan-12-2004 - As per para 11 of IAS 37 trade payables and creditors have been defined.
Trade payables as per definition are liabilities to pay for goods or services that have been received or supplied and invoiced or formally agreed with the suppliers. And if they have not been invoiced or formally agreed they should be classified as accrued liablities.
Does it mean that all payables whether on A/c of goods purchased or services received, if invoiced or formally agreed(such as thru Purchase orders) should be classified as trade creditors regardless of the nature of business of hte reporting enterprise i.e. whether a manufacturing organisation or a service provider.
or
Put it other way "Is the classification of creditors depends on the nature of business of an enterprise or it is regardless of the nature of business applicable to all enterprises?"
For example advertisement and sales promotion expenses
Should they be calssified as creditors for a manufacturer if invoiced or formally agreed ? or as accrued liabilities? And what if it is a service organisation?


Trên đây là nguyên văn bài viết trên Accountingweb do một Kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA) viết. Do bài viết này phải có Premium Account mới có thể xem được nên nếu post đường link thì các bạn cũng không truy cập được nên tôi copy nội dung lên đây. Các bạn đọc và tự suy ngẫm. Tôi chỉ dịch lại và thêm đoạn sau đối với nghiệp vụ kiểm toán mà thôi, nó không phải bài của tôi và tôi đã trích rõ nguồn là từ Accoungtingweb - Một trang web có uy tín và chất lượng, không phải là diễn đàn.

Nội dung được diễn giải từ IAS37 - tương ứng với VAS18. Do đó, không phải là quan điểm kiểm toán hay quan điểm cá nhân nào đó. Mà đó là quan điểm và nhận thức của toàn thế giới và của chính BTC Việt Nam.

Còn bạn phocu trước khi thất vọng vì người khác thì bạn hãy thất vọng vì mình trước. Vì kiến thức còn quá nông cạn, đến mức không hiểu nổi thế nào là chi phí trích trước và chi phí trả trước, còn chi phí phải trả có lẽ không có trên bản đồ thế giới
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
nedved nói:
Trên đây là nguyên văn bài viết trên Accountingweb do một Kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA) viết.
Kế toán viên công chứng Mỹ làm nghề kế toán hay nghề kiểm toán? Tớ không biết cụm từ này.

nedved nói:
Mà đó là quan điểm và nhận thức của chính BTC Việt Nam.
Tớ không cần biết quan điểm và nhận thức của chính BTC Việt Nam là như thế nào nhưng sách hướng dẫn của Bộ tài chính ra đời qúy II/2005, không quá cổ để đến mức không cập nhật chuẩn mực kế toán chứ nedved?

nedved nói:
còn chi phí phải trả có lẽ không có trên bản đồ thế giới
"Chi phí phải trả" là cái tên mà TK 335 mang trong "Hệ thống danh mục tài khoản kế toán" có trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC đấy! Nó chỉ là cái tên thôi. Còn nội dung nó phản ánh thì rộng hơn cái tên đó.

Mỗi người có một quan điểm nhìn nhận khác nhau trên cơ sở nền tảng là kiến thức được trang bị qua học tập và làm việc. Cậu làm kiểm toán được mấy năm rồi? Làm kế toán được ngày nào chưa? Nếu tớ nói rằng "Cậu chẳng biết cái quái gì về kế toán" thì cậu nghĩ sao? Do đó, đừng cho rằng người khác kém hơn mình; tùy lĩnh vực thôi.
 
N

nmh_phocu

User đã bị cấm truy cập
20/12/05
244
0
0
Hà nội
nedved nói:
IAS 37 - classifcation of trade creditors and accrued liabilities

AccountingWEB.com - Jan-12-2004 - As per para 11 of IAS 37 trade payables and creditors have been defined.
Trade payables as per definition are liabilities to pay for goods or services that have been received or supplied and invoiced or formally agreed with the suppliers. And if they have not been invoiced or formally agreed they should be classified as accrued liablities.
Does it mean that all payables whether on A/c of goods purchased or services received, if invoiced or formally agreed(such as thru Purchase orders) should be classified as trade creditors regardless of the nature of business of hte reporting enterprise i.e. whether a manufacturing organisation or a service provider.
or
Put it other way "Is the classification of creditors depends on the nature of business of an enterprise or it is regardless of the nature of business applicable to all enterprises?"
For example advertisement and sales promotion expenses
Should they be calssified as creditors for a manufacturer if invoiced or formally agreed ? or as accrued liabilities? And what if it is a service organisation?


Trên đây là nguyên văn bài viết trên Accountingweb do một Kế toán viên công chứng Mỹ (AICPA) viết. Do bài viết này phải có Premium Account mới có thể xem được nên nếu post đường link thì các bạn cũng không truy cập được nên tôi copy nội dung lên đây. Các bạn đọc và tự suy ngẫm. Tôi chỉ dịch lại và thêm đoạn sau đối với nghiệp vụ kiểm toán mà thôi, nó không phải bài của tôi và tôi đã trích rõ nguồn là từ Accoungtingweb - Một trang web có uy tín và chất lượng, không phải là diễn đàn.

Nội dung được diễn giải từ IAS37 - tương ứng với VAS18. Do đó, không phải là quan điểm kiểm toán hay quan điểm cá nhân nào đó. Mà đó là quan điểm và nhận thức của toàn thế giới và của chính BTC Việt Nam.

Còn bạn phocu trước khi thất vọng vì người khác thì bạn hãy thất vọng vì mình trước. Vì kiến thức còn quá nông cạn, đến mức không hiểu nổi thế nào là chi phí trích trước và chi phí trả trước, còn chi phí phải trả có lẽ không có trên bản đồ thế giới
He he, tuyệt vời, Đúng, mình không được đọc cái hay ho của bạn bằng tiếng Anh, nhưng mình biết tiếng Việt, mình đã đọc và mình đã hiểu ra cái 335 nó là cái gì và mình cũng đã được thực tế nó. Còn việc sử dụng 335 như thế nào thì cái đó mang tính quan điểm. Và bạn đang ở Việt nam, bạn làm kế toán theo luật VN, cái đúng hơn là các bạn trong trang Web này đang bàn về Việt nam, chứ không phải cái Mỹ mủng của bạn. Bạn thông cảm nhé. Bao giờ trạch đẻ ngọn đa thì có thể bạn hay sử dụng kiến thức sâu rộng của bạn
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA