Chuyển nhượng lao động

  • Thread starter Viva
  • Ngày gửi
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Mình có tình huống như sau mời các bạn thảo luận:

Giả định : Nhân viên A (trình độ cao) đang làm ở 1 công ty X, ký Hợp đồng lao động 5 năm, các khoản chế độ kèm theo đầy đủ. Khi ký HĐLĐ, cty X đã kèm theo điều kiện là : nếu phá vỡ hợp đồng trước thời hạn, thì anh A phải trả một khoản phí = Tổng lương nhận được trong 5 năm ( Tương tự như chuyển nhượng cầu thủ trong các CLB Bóng đá).

Sau thời gian 1 năm, có công ty Y khoái anh A quá, mới lôi kéo anh A về làm việc cho mình với mức lương hấp dẫn hơn và sẵn sàng trả cho công ty X số tiền phá vỡ hợp đồng trên.

Câu hỏi đặt ra :

- Đứng về góc độ người làm kế toán, chúng ta hạch toán trường hợp này như thế nào ?

- Số tiền phải trả cho công ty X có nên đưa vào TSCĐ vô hình hay đưa vào phí ?

- Những cách giải quyết của chúng ta có phù hợp với các chuẩn mực hay các luật thuế hay không? Hoặc mức độ phù hợp như thế nào?

Mời các bạn cùng thảo luận.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Mở hàng với bác Viva 1 tí:
- Ta xem lãi thỏa thuận giữa NV A và công ty X có hợp pháp hay không. Theo quy định thì mức bồi thường trong các hợp đồng dân sự chỉ có 8-15% giá trị hợp đồng tùy trường hợp mà thôi. Do đó có vẽ như thỏa thuận trên (100%) là không hợp lệ. Tuy vậy để đơn giản cho dân nhà kế, ta cứ xem thỏa thuận trên là hợp pháp để tiếp tục.
- Mức bồi thường là do A trả cho cty X. Nếu cty Y trả thay cho A thì có thể xem đó là 1 khoản thu của A, và do đó, A phải trả thuế TNCN thu nhập bất thường cho trường hợp này. Tương tự như vậy thì khoản tiền mà Cty Y trả thay được xem như chi phí hợp lệ hay TSCĐ vô hình. Theo chuẩn mực kế toán nước ngoài thì xem như TSCĐ vô hình còn ở VN thì chỉ là chi phí nhân công thôi.
- Đặt lại trường hợp trên là do Y thỏa thuận với X, ký 1 HĐ mượn A và A làm việc cho Y. Lúc này quan hệ trở thành quan hệ kinh tế giữa 2 pháp nhân là 2 công ty. Rõ ràng Y trả tiền cho X và X xuất hóa đơn cho Y, Y có thể xem giá trị HĐ là TSCĐ vô hình.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Quan điểm tôi thì hơi khác tí:
Thứ nhất việc huỷ hợp đồng do người lao động thì theo qui định của điều 41 luật lao động do đó không phải bồi hoàn toàn bộ chi phí mà chỉ phải bị thiệt những khoản sau:
- Không được trợ cấp thôi việc
- Phải trả chi phí đào tạo ( nếu có)
- Phải bồi hoàn tiền lương trong điều kiện vi phạm thời gian báo trước.
Nếu có phải ra toà dân sự thì toà cũng phải căn cứ trên luật và nghị định để xử và như vậy khoản bồi thường của người lao động như hợp đồng sẽ bị huỷ bỏ do ho hợp đồng ký sai.
Thứ 2: Khoản chi phí mà công ty Y bỏ ra thực chất là khoản mà người lao động phải đền bù do đó nó không được tính vào chi phí của công ty Y.
Còn nếu 2 công ty có sự thoả thuận thì tôi đồng ý với ý kiến adam
 
phinguyen79

phinguyen79

Phụ nữ là gì..???
PHIHUNGVN nói:
Quan điểm tôi thì hơi khác tí:
Thứ nhất việc huỷ hợp đồng do người lao động thì theo qui định của điều 41 luật lao động do đó không phải bồi hoàn toàn bộ chi phí mà chỉ phải bị thiệt những khoản sau:
- Không được trợ cấp thôi việc
- Phải trả chi phí đào tạo ( nếu có)
- Phải bồi hoàn tiền lương trong điều kiện vi phạm thời gian báo trước.
Nếu có phải ra toà dân sự thì toà cũng phải căn cứ trên luật và nghị định để xử và như vậy khoản bồi thường của người lao động như hợp đồng sẽ bị huỷ bỏ do ho hợp đồng ký sai.
Thứ 2: Khoản chi phí mà công ty Y bỏ ra thực chất là khoản mà người lao động phải đền bù do đó nó không được tính vào chi phí của công ty Y.
Còn nếu 2 công ty có sự thoả thuận thì tôi đồng ý với ý kiến adam


hahaha...
bạn phihungvn hiểu nhầm ý tác giả rùi,hi....
Thực sự hiện tại trên thị trường lao động có trường hợp như tác giả nêu ấy: nhân sự trình độ cao thường ký hợp đồng với doanh nghiệp thực hiện một dự án nào đó. và tất nhiên điều kiện ràng buộc là:
- Doanh nghiệp phải chấp nhận chi mức lương cao ngất trời, chi phí phục vụ công việc cho nhân sự ấy ko giới hạn về định mức (trong khã năng và hợp lý). Đồng thời nếu phá huỷ hợp đồng "hợp tác" thì phải bồi thường cho nhân sự ấy khoản tiền bằng all tiền lương thực lãnh trong thời gian thực hiện dự án.
- Ngược lại nhân sự ấy phải thực hiện dự án đã ký hợp đồng "hợp tác" ấy trong thời gian quy định và hiệu quả mang lại đúng như quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nếu ko thực hiện đc hay phá huỷ hợp đồng thì phải chịu bồi thường, ví dụ như tac giả nêu trên.

vấn đề là những người dọn rác (kế toán) nhà ta phải dọn như thế nào cho sạch và theo yêu cầu của chủ nhân kìa!
Note: mình dùng hợp đồng "hợp tác": vì những trường hợp này thì thường thu nhập tháng bằng khoảng 50 đến 100 lần GDP/người hiện tại ở việt nam.

Dare to win! :wall: :wall: :wall:
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
adam_tran nói:
- Đặt lại trường hợp trên là do Y thỏa thuận với X, ký 1 HĐ mượn A và A làm việc cho Y. Lúc này quan hệ trở thành quan hệ kinh tế giữa 2 pháp nhân là 2 công ty. Rõ ràng Y trả tiền cho X và X xuất hóa đơn cho Y, Y có thể xem giá trị HĐ là TSCĐ vô hình.

Theo ý của Adam, hợp đồng này có gọi là HĐ Kinh tế (phù hợp với luật pháp VN) hay không ? Khi hạch toán khoản này vào TK 213 và xuất hoá đơn nghe chừng chưa hợp lý lắm, lịêu rằng có được cơ quan chức năng chấp nhận ?

@ Anh Phihungvn : Nếu người ta lách luật bằng 1 hợp đồng kinh tế hoặc HĐ hợp tác KD giữa công ty X và anh A thì hợp đồng đó đâu có sai, phải không anh ? Quan trọng là công ty Y chấp nhận bồi thường tiền phá vỡ hợp đồng kia, như vậy kế toán Cty Y cần phải hạch toán khoản bồi thường này như thế nào ?
 
T

Trịnh Đỗ Nguyên

Trung cấp
22/2/06
80
0
6
EUH
Đúng rồi đó, bài viết có ghi rõ.... "câu hỏi đặt ra", vậy thì cứ nhắm vào câu hỏi mà trả lời thôi. Em cũng đang muốn biết, phải hạch toán như thế nào trong trường hợp này! Khó quá!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA