TRỢ CẤP THÔI VIỆC

  • Thread starter ketoan4mat
  • Ngày gửi
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Acc242 nói:
Trích trợ cấp mất việc làm từ 1-3% tổng lương đóng BHXH hạch toán vào tài khoản 351 và chi tiết hạch toán như sau:
Nợ 642/có 351 vào cuối năm trước khi lập báo cáo tài chính.
Hàng tháng, khi có quyết định trợ cấp thôi việc hoặc mất việc làm cho người lao động thì hạch toán:

Nợ 351/có 111,112
Trường hợp số dư Tk 351 đến thời điểm hạch toán đã hết số dư thì hạch toán trực tiếp
Nợ 642/Có 111,112
Nếu cuối năm tài khoản 351 còn số dư thì cứ treo đấy chuyển sang năm sau
Quỹ trợ cấp mất việc làm hạch toán như bạn là chính xác.

Tuy nhiên có vấn đề theo như cách hạch toán của bạn, thì rõ ràng vào cuối năm tài chính, hay tại thời điểm lập báo cáo tài chính, mới trích Quỹ này, tức là đưa vào chi phí tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Nếu như vậy kết quả kinh doanh của tháng cuối (T12) sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi chi phí trợ cấp này? trong khi các tháng phát sinh thì lại không có chi phí này?

Trường hợp nữa theo quy định thì mức trích là từ 1 đến 3 % trên tổng mức lương đóng BHXH, Nếu thực tế doanh nghiệp quỹ này chỉ xảy ra trong năm theo các trường hợp sau
a. dưới 1 %.
b. trong khoảng từ 1 đến 3 % (cái này thì dễ rồi)
c. Trên 3 %.

Kế toán phải làm gì với các trường hợp trên?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
AC3K nói:
Nếu như vậy kết quả kinh doanh của tháng cuối (T12) sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi chi phí trợ cấp này? trong khi các tháng phát sinh thì lại không có chi phí này?
Hi`, điều này thuộc về quy định rồi, nên phải làm theo thôi bác ạ. Em ko biết tại sao lại có quy định cứng nhắc như vậy?:wall:

Tuy nhiên, khi so sánh kết quả tháng 12 với các tháng trong năm, bác có thể loại trừ chi phí này ra để tránh sai lệch.

a. dưới 1 %.
b. trong khoảng từ 1 đến 3 % (cái này thì dễ rồi)
c. Trên 3 %.

Kế toán phải làm gì với các trường hợp trên?
a. Việc gì lại ko trích theo 1-3% :p
b. (cái này thì dễ rồi):biggrin:
c. Trích theo số thực tế, phần vượt sẽ ko đc tính vào CPHL khấu trừ thuế.
 
A

Acc242

Cao cấp
4/5/04
285
1
18
HCMC
Truy cập trang
Đúng như Lannhu đã nói cái này là quy định rồi. Tuy nhiên về các truờng hợp xảy ra với quỹ này:
a. cái này là quỹ dự phòng, hiện tại chỉ sử dụng <1% nhưng tương lai có thể có thể khác.
b.Ok
c. >3%: thì phần dôi ra hạch toán thẳng vào chi phí 642 luôn. Không biết Lannhu có nhầm không trường hợp chi vượt mức 3% không được tính vào chi phí hợp lệ vậy?
 
T

tamphong30

Guest
10/10/05
8
0
0
48
Thach Ban - Long Bien - HN
Cũng liên quan đến vấn đề chợ cấp thôi việc. tôi có câu hỏi này muốn cùng các bạn bàn luận luôn. trường hợp 1
1) có 1 lao động nữ đã đóng bảo hiểm 20 năm liên tục, và bây giờ đến tuôi nghỉ hưu --> về hưu --> được lĩnh sổ bảo hiểm ( và quyền lợi có gì kèm theo không vd trợ cấp )
2) có 1 lao đông nữ đã đóng bảo hiểm 19.5 năm liên tục, và bây giờ chuẩn bị đến tuổi nghỉ hưu --> họ xin chấm dứt hợp đồng lao động --> về xin đóng nhờ bảo hiểm ở công ty khác nốt 0,5 năm còn lại --> rồi nghỉ hưu --> quyền lợi được trợ cấp 1/2 tháng lương của 19,5 năm.
Xin các bạn hãy bàn luận cách nghỉ hưu của 2 trường hợp trên. ( vì công ty tôi đang sảy ra trường hợp này )
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Acc242 nói:
c. >3%: thì phần dôi ra hạch toán thẳng vào chi phí 642 luôn. Không biết Lannhu có nhầm không trường hợp chi vượt mức 3% không được tính vào chi phí hợp lệ vậy?
Hi`, em ko nhầm đâu ạ. Nếu vậy thì người ta quy định chi cái tỉ lệ khống chế đấy hả anh? Nếu năm đó anh chi vượt quá số đã trích thì anh được trích thêm và phần trích thêm này đc tính vào CPHL. Còn khi trích thì anh chỉ đc tính vào CPHL <=3% thui, còn trích nhiều hơn thì trái với quy định, mà trái quy định thì...:error:
 
A

Acc242

Cao cấp
4/5/04
285
1
18
HCMC
Truy cập trang
Ah, thì ra em hiểu theo mức trích. A hiểu là mức chi thực tế kia. Chứ trích thì cứ theo quy định nếu không đủ thì chi thêm việc gì phải phức tạp như thế.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Acc242 nói:
Ah, thì ra em hiểu theo mức trích. A hiểu là mức chi thực tế kia. Chứ trích thì cứ theo quy định nếu không đủ thì chi thêm việc gì phải phức tạp như thế.
Hi..nếu thế thì đối với trợ cấp mất việc, khi nào thực tế phát sinh thì chi luôn chứ cần gì phải trích cho phức tạp anh nhỉ!:error:
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
lannhu nói:
Hi`, điều này thuộc về quy định rồi, nên phải làm theo thôi bác ạ. Em ko biết tại sao lại có quy định cứng nhắc như vậy?:wall:

Tuy nhiên, khi so sánh kết quả tháng 12 với các tháng trong năm, bác có thể loại trừ chi phí này ra để tránh sai lệch.


a. Việc gì lại ko trích theo 1-3% :p
b. (cái này thì dễ rồi):biggrin:
c. Trích theo số thực tế, phần vượt sẽ ko đc tính vào CPHL khấu trừ thuế.
Bởi vậy mình mới đưa ra để cùng nhau thảo luận,

Vấn đề thứ 1: Thời gian trích cuối năm, nghe có vẻ không hợp lý lắm, và cũng gây khó khăn cho việc lập kết quả hoạt động kinh doanh.

Vấn đề thứ 2: ở phần a ( <1%) biết là việc gì mà không trích theo quy định. Tuy nhiên trong thực tế, nếu cty ổn định nhân sự thì phát sinh thực tế đâu tới mức trích.
Giả sử việc trích vượt này năm này qua năm khác thì sao? Hay là nếu số trích dư chuyển qua năm sau thì cũng phải tính vào mức trích của tỉ lệ % theo quy định cho những năm sau? nói cách khác thì lúc đó tài khoản 351 sẽ có số dư khá lớn ( xét về tính hợp lý và trung thực của BÁO CÁO TÀI CHÍNH thì có vẻ hơi có vấn đề)

Phần thứ 3 ( trường hợp 3) thì đồng ý hoàn toàn với Lannhư rồi.
 
Sửa lần cuối:
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
AC3K nói:
Bởi vậy mình mới đưa ra để cùng nhau thảo luận,

Vấn đề thứ 1: Thời gian trích cuối năm, nghe có vẻ không hợp lý lắm, và cũng gây khó khăn cho việc lập kết quả hoạt động kinh doanh.

Vấn đề thứ 2: ở phần a ( <1%) biết là việc gì mà không trích theo quy định. Tuy nhiên trong thực tế, nếu cty ổn định nhân sự thì phát sinh thực tế đâu tới mức trích.
Giả sử việc trích vượt này năm này qua năm khác thì sao? Hay là nếu số trích dư chuyển qua năm sau thì cũng phải tính vào mức trích của tỉ lệ % theo quy định cho những năm sau? nói cách khác thì lúc đó tài khoản 351 sẽ có số dư khá lớn ( xét về tính hợp lý và trung thực của BÁO CÁO TÀI CHÍNH thì có vẻ hơi có vấn đề)

Phần thứ 3 ( trường hợp 3) thì đồng ý hoàn toàn với Lannhư rồi.
Vấn đền thứ 1: có lẽ phải đưa vào mục thảo luận và góp ý văn bản pháp quy bác ạ:biggrin: Tuy nhiên như hiện nay em cung ko thấy khó khăn gì cho việc lập và phân tích kết quả cả.

Vấn đề thứ 2: thực tế là phản ánh những cái gì đã qua, còn dự phòng là cho tương lai. Nhưng tương lai thì mù mờ lắm,:cool2: làm sao biết chắc nhân sự sẽ ổn định đc ạ.

nói cách khác thì lúc đó tài khoản 351 sẽ có số dư khá lớn ( xét về tính hợp lý và trung thực của BÁO CÁO TÀI CHÍNH thì có vẻ hơi có vấn đề)
Vấn đề là vấn đề gì hả bác? :biggrin:
 
A

Acc242

Cao cấp
4/5/04
285
1
18
HCMC
Truy cập trang
Theo mình nghĩ nếu Tk 351 có số dư khá lớn thì cũng không vấn đề gì cả. Dù hiện tại cty bạn ổn định về nhân sự nhưng tương lai nếu nhân sự nghỉ việc thì phải trợ cấp từ thời gian người này bắt đầu làm việc nên việc trích lập là hợp lý. Có chăng thì đối với một số doanh nghiệp mức khống chế 3% có thể chưa phù hợp.

TO Lannhu: Anh chỉ đề cập là việc gì phải trích vượt mức 3% để không được tính vào chi phí hợp lệ để rồi khi chi thực tế vượt mức thì được chấp nhận. Việc trích lập dự phòng là hợp lý đấy chứ
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Acc242 nói:
TO Lannhu: Anh chỉ đề cập là việc gì phải trích vượt mức 3% để không được tính vào chi phí hợp lệ để rồi khi chi thực tế vượt mức thì được chấp nhận. Việc trích lập dự phòng là hợp lý đấy chứ
Hi`, việc trích là tùy theo nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp. Nếu năm nay DN có nhu cầu trích 5%, ko lẽ vì cái phức tạp đó mà DN chỉ trích theo tỉ lệ quy định. Cái DN cần là thông tin số liệu đc phản ánh chính xác đúng theo nhu cầu thực tế của DN, chứ ko lệ thuộc vào ràng buộc của thuế.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA