Định mức NVL làm biển quảng cáo

  • Thread starter vitbau_vs
  • Ngày gửi
V

vitbau_vs

Guest
18/5/06
8
1
1
Hà Nội
Chào các Bác
E là 1 thành viên mới toe của Webketoan. Hiện E đang làm tại 1 cty về quảng cáo. Do trình độ còn non kém nên E còn rất nhiều lúng túng.Rất mong các Bác chỉ bảo giúp đỡ.
Cho E hỏi nhé
Cty E thường mua sắt, thép, sơn, tôn vv..vv để làm các Biển QC nên E cảm thấy nó giống như 1 Cty SX vậy và Quy trình E làm như sau.
VD
Trong tháng 1/2006 cty E có Hợp đồng làm Biển QC với giá bán là 20.000.000 đồng
Thì E cứ căn cứ là cái biển này gồm những loại NVL nào, chẳng hạn biển này gồm tôn, sắt, sơn. Thì thông qua qua đó mình cứ cho sơn, tôn, sắt 1 tỷ lệ nào đó (theo cảm tính và cũng dựa trên cơ sở của phòng kỹ thuật) để nó chiếm khoảng 70% giá bán, lương NVSX khoảng 10%, CFSX chung 5% (nếu có) mà không có 1 định mức nào nhất định. Nếu làm như vậy thì có được các Bác thuế cho qua không. Hay các bác có cách nào thì chỉ giúp em với.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
ao2day

ao2day

User đã bị cấm truy cập
18/4/06
282
0
0
33
₪°ღ Cửa Phật ღ°₪
Bạn không cần tính giá thành của cái biển đâu
Vì đã có hợp đồng trả 20.000.000 rồi mà
Chỉ cần đẩy các chi phí đó vào giá vốn để tính lỗ lãi thôi
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bạn cần có đủ các chứng từ hợp pháp về các chi phí cho việc làm biển.
Các chi phí vật tư, nhân công, dịch vụ, khấu hao TSCĐ đều cần chứng từ.
Hạch toán: N621, 622, 627 (hoặc 154)/C TK liên quan.
Khi hoàn thành bàn giao cho khách
N632/C154.
Doanh thu: N111, 112, 131/C511, 33311
 
V

vitbau_vs

Guest
18/5/06
8
1
1
Hà Nội
Trước tiên em xin cảm ơn các Bác
Nhưng cũng có khi cty em làm biển quảng cáo mà không có hợp đồng (chỉ thoả thuận qua điện thoại thôi). Như vậy thì có được không ạ
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
ao2day nói:
Bạn không cần tính giá thành của cái biển đâu
Vì đã có hợp đồng trả 20.000.000 rồi mà
Chỉ cần đẩy các chi phí đó vào giá vốn để tính lỗ lãi thôi
Khi cần thiết, theo mình là nên tính giá thành của từng chiếc biển để xem lãi lỗ tnừg chiếc (kế toán quản trị).
 
T

Tuấn Giang

Học lại từ đầu!!!
13/1/06
158
0
16
Mama said
vitbau_vs nói:
Trước tiên em xin cảm ơn các Bác
Nhưng cũng có khi cty em làm biển quảng cáo mà không có hợp đồng (chỉ thoả thuận qua điện thoại thôi). Như vậy thì có được không ạ

Bạn hãy nhớ điều này: Thuế, họ quản lý các doanh nghiệp qua giấy tờ sổ sách. Vậy bất cứ cái gì liên quan đến thuế thì phải có chứng từ. Nếu công ty bạn chỉ thỏa thuận miệng, hoặc qua điện thoại thì bạn khỏi ghi doanh thu và cũng đừng mong chi phí được chấp nhận.
 
T

TVmobile

Guest
Tuấn Giang nói:
Bạn hãy nhớ điều này: Thuế, họ quản lý các doanh nghiệp qua giấy tờ sổ sách. Vậy bất cứ cái gì liên quan đến thuế thì phải có chứng từ. Nếu công ty bạn chỉ thỏa thuận miệng, hoặc qua điện thoại thì bạn khỏi ghi doanh thu và cũng đừng mong chi phí được chấp nhận.
Với thỏa thuận miệng, việc ghi doanh thu và chi phí tại sao lại không được nhỉ? Việc mua bán lẻ thì cần gì đến hợp đồng.

Nếu bạn mua nguyên vật liệu theo số lượng lớn, khi sản xuất lẻ tẻ theo yêu cầu từng khách hàng (mỗi khách hàng có thể đặt làm hộp đèn cho cơ sở họ có 1 cái thôi), nếu không ghi doanh thu và chi phí thì sẽ thừa ảo nguyên vật liệu à.

Đối với cơ sở sản xuất thì thường phải có xây dựng định mức nguyên vật liệu nộp lên cơ quan thuế chứ sao lại định mức lung tung được.

Theo mình thấy thường thì các nơi làm hộp đèn thường tính giá theo m2 (mét vuông). Vậy thì mình có thể xây định mức theo m2 được không?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
K

kimhongyen

Guest
10/2/06
25
0
1
Sai Gon
TVmobile nói đúng đó, tính theo m2 là ổn nhất, có cả bản định mức nữa là ổn thôi, đừng lo,theo cách này thuế sẽ ok thôi mà.
 
V

vitbau_vs

Guest
18/5/06
8
1
1
Hà Nội
Vâng, lúc đầu em cũng nghĩ chắc là sẽ có 1 định mức. Nhưng em không hiểu là phải nộp trước kỳ sản xuất hay là khi quyết toán mới phải trình bản định mức.
Bởi nếu Cty em sản xuất biển quảng cáo thì có thể đưa ra 1 định mức trước được. Nhưng trong năm có thể cty em sản xuất một số vật dụng khác theo đơn đặt hàng của khách hàng (bởi Cty em là cty quảng cáo mà). Như vậy thì làm sao mà em biết được mức định mức cho những vật dụng đó. Bởi vì nếu nộp bảng định mức lúc đầu kỳ thì em cũng chưa biết là mình sẽ phải định mức cho những gì mình sẽ phải làm trong kỳ sản xuất . vậy thì bây giờ em phải làm sao đây các anh chị ơi.Hu hu hu hu đau đầu quá
 
M

minhnghia

Guest
8/4/06
10
0
0
54
Ha Noi
Ta có thể diễn giải như sau:
1.Về nguyên tắc: chi phí SXSP nào thì phải được tập hợp cho đối tượng là SP đó. Có nghĩa là bạn phải tập hợp CPSX trực tiếp theo từng hợp đồng cụ thể 1 cách có cơ sở. Thực tế nếu bạn tập hợp được CPSX theo hướng này thì có cơ sở thuyết phục cao nhất đối với CQ thuế.
2.Nếu các sản phẩm có mẫu mã khác nhau nhưng gần giống nhau về kết cấu chi phí hoặc quy cách, thì có thể quy đồng thành nhóm SP để tính giá thành cho đơn giản. Khi đó bạn vẫn phải đưa ra cho CQ thuế 1 bộ định mức chi phí SXSP do DN tự lập cho nhóm SP đó.
Lưu ý: Câu cửa miệng của CB kiểm tra phần giá vốn hàng bán là: ông (bà) tính giá vốn hàng bán năm 200... như thế nào? cho xem bảng tính...
 
V

vitbau_vs

Guest
18/5/06
8
1
1
Hà Nội
SP về quảng cáo của Cty em không giống nhau về kết cấu chi phí hay quy cách gì đâu. Lung tung lắm. Lúc thì vẽ tranh, làm biển, trang trí nội thất, làm mô hình và cả những sản phẩm mà bây giờ em cũng chưa biết nữa. Vì có thể trong năm khách hàng mới đặt Cty em làm.
Vậy em muốn hỏi Bác là bảng định mức đó em phải nộp đầu kỳ hay tháng nào phát sinh làm cái gì thì lại phải nộp bảng định mức cái đấy hay là chỉ khi nào thuế yêu cầu giải trình thì mình mới đưa ra.
Các Bác hồi âm sớm giúp em với. Em đang cuống hết cả lên nhưng lại chẳng biết làm gì cả.
 
M

minhnghia

Guest
8/4/06
10
0
0
54
Ha Noi
Việc gì mà phải cuống cả lên. Nếu các sản phẩm SX mà không giống nhau, không lập được định mức tiêu hao vật tư chung thì phải lập bảng tính gía thành cho từng SP cụ thể theo hợp đồng. Càng tốt chứ sao, càng có cơ sở để người ta chấp nhân. Tuy nhiên vẽ ntn để cho nó hợp lý là việc của bạn. Nếu có thể, cứ mạnh dạn hỏi cán bộ chuyên quản họ tư vấn cho phù hợp với ý người ta.
 
T

TVmobile

Guest
Mình nghĩ rằng, dẫu sao thì cũng phải túm lại rằng: Trong vấn đề kinh doanh thì luôn luôn có một khung giá hoặc bảng giá cho mọi sp hay dịch vụ mà cty bạn đang làm. Chỉ có điều là hiện nay cái bảng giá hoặc khung giá đó đã có chưa hay nó chỉ nằm trong đầu của sếp mà không thể hiện bằng văn bản, bởi vì nếu không có khung thì làm sao mà sếp của bạn có thể ra giá cho một sp hay dịch vụ mà khách hàng yêu cầu (ổng có cách tính toán của ổng đó bạn ơi). Bạn cần phải nắm được cái đó bằng cách gợi ý cho sếp nói ra cách tính. Vẽ thì cũng phải có giá của vẽ, trang trí cũng có giá của trang trí, vấn đề là sếp bạn ra giá dựa trên cơ sở nào mới là điều cần quan tâm.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Việc tính toán chi phí bao giờ cũng phải tính trên số thực tế phát sinh + khoản chi phí khấu hao phân bổ + khoản trích trước đáng tin cậy. Chi phí phải tập hợp theo đối tượng và hạch toán theo đối tượng.
Trường hợp có những khoản chi phí phát sinh không thể theo dõi được trên đối tượng thì phải phân bổ theo 1 tiêu thức nào đó. Xây dựng định mức và phân bổ trên định mức chuẩn là 1 trong những cách đó.
Chi phí vẫn phải tính trên số thực tế PS. Ví dụ SX SP A có định mức NVL X là 100, trong khi thực tế xuất dùng có 90 thôi thì bạn phải hạch toán là 90 chứ không thể là 100 được.
Trở lại với việc thi công biển quảng cáo, thật khó có thể giải thích là bạn không thể theo dõi được chi phí theo từng hợp đồng được, họa chăng chỉ là khấu hao các công cụ dụng cụ thôi, do đó xây dựng định mức là rất vô lý và khó thuyết phục.
Bạn phải theo dõi theo đúng đối tượng, hoặc cứ cho như là bạn đã có theo dõi đấy, chẳng ai biết được thực tế có xuất như vậy hay không nếu các loại NVL sử dụng là hợp lý và vẫn đảm bảo có lãi 1 cách chấp nhận được.
Thi công hộp người ta chỉ tính mét vuông để tính giá bán thôi, người trong nghề có thể tính nhẩm được. Tính định mức cho 1 mét vuông rất sai lệch rất nhiều, thí dụ 1 hộp đèn sử dụng rơ-le tự động bật sáng khi đến giờ hoặc cảm ứng sáng, hàng VN giá khác, hàng Nhật giá khác, hộp 4 đèn cũng sử dụng 1 cái, hộp 100 đèn cũng 1 cái....
 
V

vitbau_vs

Guest
18/5/06
8
1
1
Hà Nội
Em rất cảm ơn những lời đóng góp của các Bác. Nhưng thực chất đầu óc của em chán lắm nên chưa hiểu được hết ý kiến của các Bác. Thôi thì em sẽ trình bày kiểu này để mong các Bác giúp đỡ vậy.
Khi em chế biến thì em cũng dựa 1 phần vào ý kiến của sếp.nên khối lượng nguyên vật liệu em đưa vào nó cũng tương đối đúng tỷ lệ với nhau(và phòng kỹ thuật cũng có thể vẽ được những bản vẽ hợp lý) chỉ có điều là số lượng NVL thực chất làm nhỏ hơn so với NVL em chế biến rất nhiều.
VD: Cty có 1 hợp đồng làm biển QC với giá 10 triệu
Theo ý kiến của sếp thực chất ông ấy làm thì NVL bao gồm
Sắt:3 triệu
Sơn:500 nghìn
Lương trả: cho NV thiết kế và nhânn viên lắp đặt 1 triệu 500
CF máy móc khấu hao: 500 nghìn
Nhưng sếp muốn lãi ít thôi nên muốn kế toán chế biến thành
Sắt:5 triệu
Sơn: 800 nghìn
Lương : 2 triệu
CF máy móc khấu hao: 500 nghìn
Và ông ấy cũng đảm bảo rằng sẽ đưa ra được những bảng thiết kế hợp lý để khi các bác thuế xuống quyết toán mà thắc mắc thì sẽ đưa ra để giải thích.
Nhưng chế biến kiểu này là đối với những trường hợp hợp đồng từ 10 triệu trở xuống nhưng chỉ thoả thuận bằng miệng chứ không có trên giấy tờ
Còn những hợp đồng lớn hơn thì trong hợp đồng đã ghi rõ là dùng NVL loại nào bao nhiêu rồi thì em cứ như thế mà làm thôi.
Vậy em làm như thế có đúng không a
Giúp em với nhé. Làm kế toán nhưng em vẫn mù mờ lắm mong các bác giúp em trở thành 1 kế toán thực thụ !
 
T

tungson

Guest
23/7/05
674
1
0
Tp.HCM
Tuấn Giang nói:
Nếu công ty bạn chỉ thỏa thuận miệng, hoặc qua điện thoại thì bạn khỏi ghi doanh thu và cũng đừng mong chi phí được chấp nhận.

Thuế nói vậy à? Mừng quá, khi làm cho các cá nhân, họ không thích lằng nhằng hợp đồng mà cũng chẳng cần hoá đơn =====> mình khỏi lấy Hđ đấu vào, khỏi xuất hoá đơn đầu ra. Tha hồ lách 28%. Thế cũng hay đấy nhỉ.

(Hợp đồng sẽ phải lập cho một số hình thức kinh doanh SX nhất định như gia công.)

Tuy nhiên, hợp đồng không phải là căn cứ để hạch toán doanh thu chi phí.
 
V

vitbau_vs

Guest
18/5/06
8
1
1
Hà Nội
Các Bác ơi giúp em thì giúp đến cùng đi. Trả lời giúp em đi mà
 
T

tungson

Guest
23/7/05
674
1
0
Tp.HCM
vitbau_vs nói:
Em rất cảm ơn những lời đóng góp của các Bác. Nhưng thực chất đầu óc của em chán lắm nên chưa hiểu được hết ý kiến của các Bác. Thôi thì em sẽ trình bày kiểu này để mong các Bác giúp đỡ vậy.
Khi em chế biến thì em cũng dựa 1 phần vào ý kiến của sếp.nên khối lượng nguyên vật liệu em đưa vào nó cũng tương đối đúng tỷ lệ với nhau(và phòng kỹ thuật cũng có thể vẽ được những bản vẽ hợp lý) chỉ có điều là số lượng NVL thực chất làm nhỏ hơn so với NVL em chế biến rất nhiều.
VD: Cty có 1 hợp đồng làm biển QC với giá 10 triệu
Theo ý kiến của sếp thực chất ông ấy làm thì NVL bao gồm
Sắt:3 triệu
Sơn:500 nghìn
Lương trả: cho NV thiết kế và nhânn viên lắp đặt 1 triệu 500
CF máy móc khấu hao: 500 nghìn
Nhưng sếp muốn lãi ít thôi nên muốn kế toán chế biến thành
Sắt:5 triệu
Sơn: 800 nghìn
Lương : 2 triệu
CF máy móc khấu hao: 500 nghìn
Và ông ấy cũng đảm bảo rằng sẽ đưa ra được những bảng thiết kế hợp lý để khi các bác thuế xuống quyết toán mà thắc mắc thì sẽ đưa ra để giải thích.
Nhưng chế biến kiểu này là đối với những trường hợp hợp đồng từ 10 triệu trở xuống nhưng chỉ thoả thuận bằng miệng chứ không có trên giấy tờ
Còn những hợp đồng lớn hơn thì trong hợp đồng đã ghi rõ là dùng NVL loại nào bao nhiêu rồi thì em cứ như thế mà làm thôi.
Vậy em làm như thế có đúng không a
Giúp em với nhé. Làm kế toán nhưng em vẫn mù mờ lắm mong các bác giúp em trở thành 1 kế toán thực thụ !

Em phải nói với sếp là chỉ có thể "chế biến" như thế với những món hàng nhỏ không ký hợp đồng thôi.
Hàng hoá có ký hợp đồng thì không làm thế được. Vì nếu đối chiếu giữa định mức và hợp đồng thì khối lượng sẽ bị sai.


**** Nhắc nhỏ :Cứ mải mê "chế biến" coi chừng rơi vào tình huống " Vật liệu đầu vào hết mà vẫn có đầu ra"
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA